Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3- Làm Việc với Những Người Đau Khổ

14/05/201317:50(Xem: 3908)
3- Làm Việc với Những Người Đau Khổ


THẾ GIỚI HÒA ĐỒNG

HỘI LUẬN GIỮA H.H THE DALAI LAMA& TÁM NHÀ TÂM LÝ HOA KỲ

Bản dịch:Chân Huyền

Nhuận sắc: Chân Văn

CHƯƠNG 3

LÀM VIỆC VỚI NHỮNG NGƯỜI ĐAU KHỔ

Stephen Levine:

Thưa ngài, trong vài hoàn cảnh, sự đau khổ lớn lao tới nỗi, dù chúng ta tạo ra những phương cách thật tài tình để lẫn tránh, thì “sự thật” tức nỗi đau khổ cũng vẫn xâm nhập và chúng ta không thể tránh né được. Khi tôi và vợ tôi làm việc với trẻ con sắp chết, một lần ngồi bên giường một em gái 13 tuổi hấp hối vì bị ung thư máu, em có bộ tóc và cặp mắt rất giống con gái chúng tôi, thì chúng tôi sinh lòng quyến luyến và sợ hãi. Làm sao, trong sự chấp chước và khổ đau đó, chúng ta có thể giữ được lòng từ bi khiến cho cái sợ không hạn chế việc phục vụ của chúng ta?

Đạt lai lạt ma:

Khi muốn làm cho một người nào đó bớt khổ, chính bạn có thể phải chia sẽ nỗi khổ với họ thì mới làm dịu bớt nỗi đau buồn. Khi tôi nghe thấy người nào than khổ, tôi chia sẽ với họ: “bạn không cô đơn đâu, nhiều người, kể cả tôi cũng cảm thấy như vậy”. Đây là vấn đề thực tập. Trong đạo Bụt có nhiều thí dụ về những vị Bồ Tát lớn có khả năng nhìn và cảm được nỗi đau của người khác có khi còn hơn chính nạn nhân. Thí dụ như Thầy Langri Thangpa đã hiểu sâu về bản chất của khổ đau tới nỗi suốt đời ông chỉ cười có ba lần!

Stephen Levine:

Thưa ông ta cười cái gì vậy?

Đạt lai lạt ma:

Tôi không nhớ. Một câu chuyện có liên can tới chuột. Người ta gọi là “Thầy Lang-ri hay khóc” vì ông ta nhỏ nhiều nước mắt quá. Khi bạn thực tập nghiêm mật để phát triển trí tuệ và từ bi, bạn sẽ luôn luôn đối diện khổ đau của người khác. Bạn sẽ có khả năng nhận diện và phản ứng với lòng từ bi rộng lớn, thay vì làm ngơ hay bất lực. Khi quán chiếu về khổ, đừng để mình rơi vào tình trạng chán đời. Khi quán về hạnh phúc, đừng để mình vướng vào cảm tưởng mình quan trọng quá hay tự mãn quá. Tu dưỡng trí tuệ giúp chúng ta tránh được hai cạm bẫy này. Nhưng thật khó mà nói chung chung được vì lòng can đảm và khả năng chịu đựng của mỗi người mỗi khác biệt. Đây là những đặc tính giúp chúng ta nhận diện được và có phản ứng trước khổ đau của người khác.

Stephen Levine:

Chúng tôi dùng danh từ Kiệt lực “Burnout” để chỉ tình trạng mệt mỏi quá sức khi gặp cảnh quá khổ, khi có cảm giác vô vọng và bất lực vì không thể giúp người khác hết khổ. Hình như sự Kiệt lực đó là một cách đối kháng với đau khổ. Làm sao chúng ta tự cởi mở để cho khổ đau có đường đi vào trong ta? Khi làm việc với trẻ em sắp chết, nếu các em quá đau đớn, tôi sẽ ngồi bên cạnh giường cầu nguyện cho các em được thoát nỗi khổ đớn đau đó. Tôi ngồi như vậy cả năm, cho tới khi trong tôi, tôi biết cầu nguyện nữa cũng vô ích. Hy vọng duy nhất là chúng đỡ đau chừng nào hay chừng ấy. Hy vọng có cái gì trong trẻ sẽ phát triển, chữa lành chúng. Chúng ta phải làm sao đối diện với khổ mà không chống lại nó.

Đạt lai lạt ma:

Tập thiền cũng giống như vậy. Nếu bạn cố công tập, thì tâm trí bạn sẽ bị cứng ngắt, dao động hoặc trì trệ, chán nản. Bạn càng vùng vẫy, bạn sẽ càng bị mệt mỏi, kiệt sức. Tới lúc đó thì bạn không nên ngồi thiền nữa mà nên đứng dậy cho khỏe. Không còn lợi lạc gì khi bạn tiếp tục trong hoàn cảnh như vậy.

Khi gặp những người quá đau khổ mà bạn thấy bị kiệt lực, bị mệt mỏi và mất tinh thần, thì điều hay nhất cho tất cả mọi người là bạn nên rút lui để tự bồi dưỡng cho bạn. Điều quan trọng là phải nhắm vào đường dài. Dù trong một khoảng thời gian nào đó bạn phải rút lui, nhưng nếu bạn nghĩ tới tương lai, bạn vẫn có thể một ngày nào đó lại tiếp tục công việc phục vụ lâu dài.

Jean Shinoda Bolen:

Thưa ngài, tôi hơi lo lắng khi nghe ngài nói tới ông bạn chỉ cười có 3 lần trong đời, cho tới khi biết ông ta có tên là “người hay khóc”. Vì như vậy, có lẽ ông chính là người không sợ sẽ bị quỵ ngã hoặc khóc trước khổ đau. Chúng ta, những chuyên gia nhân danh là người đã trưởng thành, nhất là các nam nhân thường sợ để lộ tình cảm và nước mắt. Thật ra, khi ta cảm động về sự đau khổ của người khác, ta có thể khóc chứ.

Tôi xin được hỏi ngài về sự biểu lộ tình cảm, về khóc lóc, về những xúc động thấu tới tâm cang. Tôi có cảm tưởng như những người tập thiền thường hay rút lui trước đau khổ thay vì đi sâu vào nó để chia sẽ với nạn nhân. Ngài có khuyến khích người ta bày tỏ tình cảm không? Có khi nào ngài đã nhỏ lệ trước một cảnh đau khổ chưa?

Đạt lai lạt ma:

Như tôi đã đề cập tới hồi nãy, có hai thái độ chính đối với đau khổ: hoặc là bỏ qua nó, hoặc nhìn thẳng và đi sâu vào nó. Thái độ thích hợp cho người tập thiền hay không đều là đi vào chứ không phải lẩn tránh đau khổ.

Đối với cảm thọ của chính chúng ta cũng vậy. Dù là nó vui hay buồn, điểm chính là chúng ta phải tỉnh thức, nhận biết nó, và bày tỏ nó, tức nhiên. Bản thân tôi, dĩ nhiên đã có nhiều phen tôi khóc trước mặt người khác.

Jean Shinoda Bolen:

Thật là tuyệt diệu khi ngài có thể cười và khóc trước công chúng. Ngài là một tấm gương rất tốt.

Stephen Levine:

Thưa ngài, tôi hoàn toàn đồng ý với Jean, nhưng tôi muốn hỏi ngài: vị lạt ma hay khóc đó, có phải là vì còn vướng quá nhiều chăng?

Đạt lai lạt ma:

Có hai loại Tình Yêu và Lòng Từ Bi. Lòng Từ Bi đích thực cũng gọi là tình yêu có lý trí, còn tình yêu bình thường thì liên hệ nhiều tới ham muốn và vướng mắc. Tình yêu hay lòng thương người mà căn bản là vướng mắc thì bị giới hạn và không bền. Nó chỉ là một lối tự phóng.

Thí dụ khi có một người đẹp xuất hiện, và ta muốn người đó thuộc về ta. Loại tình yêu đó là một vọng tưởng. Ngay khi tình trạng thay đổi một chút, là thái độ ta cũng đổi ngay. Bữa nay ta có thể yêu, mai ta có thể ghét. Phải vậy không? Nếu ta có lòng từ bi thật sự, thì có thể thấy được nỗi đau khổ của người khác và tình thương nảy sinh từ đó. Với thứ tình yêu này, ta có thể trực diện lâu dài được với đau khổ của người kia. Đó không phải là một trường hợp phóng thể.

Yêu mà có vướng mắc không ích lợi chi cả. Nó chỉ đem lại cho ta sự kích thích. Nhưng tình yêu có trí tuệ là điều mà chúng ta cần. Với loại tình thương này, khi nói “kẻ thù tôi” hay “bạn tôi”, không có gì khác nhau. Bạn đau khổ, kẻ thù cũng đau khổ, có gì khác nhau đâu? Đây là chìa khoá không nên phân biệt giữa bạn và kẻ thù.

Câu hỏi của thính giả:

Làm sao cho chúng ta dễ chịu được trước những khuyết điểm và thất bại của mình? Khi nhận thấy mình bị con người lừa lọc trong mình nó kích thích, sai sử; làm sao chúng ta hoà hợp được với cái phần đen tối này của chúng ta?

Đạt lai lạt ma:

Trong đạo Bụt, trước hết hãy quán chiếu trên lỗi lầm của chính mình, nhìn coi về lâu dài nó ảnh hưởng nguy hại ra sao. Có nhiều cách quán tưởng về chân lý của khổ đau. Điều này có thể làm cho mình chán nản chút đỉnh, nhưng khi chúng ta thấy rõ lỗi lầm của mình, thì mình dễ có cơ hội thoát được chúng. Khả năng tỉnh thức liên hệ nhiều tới sử phản tỉnh, nhận ra những lầm lỗi của mình.

Theo quan điểm Phật giáo, không có lầm lẫn nào mà không thay đổi được. Bao giờ cũng có thể chuyển hoá. Nhận thức được trí thông minh của loài người, chúng ta có nhiều tin tưởng hơn khi đối diện với những khó khăn. Chuyện này rất quan trọng. Khi ta cảm thấy chán nản “tôi già quá rồi” hay “tôi ngu quá”, hay “tôi đã làm nhiều điều tệ hại trong quá khứ” hoặc chỉ là “tôi không đủ tốt”, thì đạo Bụt dạy ta nên xem lại gương những tiền nhân, vài người có lúc còn tệ hại hay điên rồ hơn ta, mà vẫn đạt tới giải thoát. Xem như vậy, ta thấy rằng nếu họ đạt tới giải thoát được, thì ta cũng sẽ làm được. Khi nhìn câu chuyện một cách tương đối, bạn sẽ không còn cực đoan như cho là “tôi quá già rồi” nữa.

Tôi xin mời quý vị trả lời câu hỏi này, quý vị nghĩ sao?

Stephen Levine:

Theo kinh nghiệm của chúng tôi: khi một con người quá đau khổ như mất một người thân hay hoàn cảnh quá khó khăn, họ sẽ được đỡ khổ rất nhiều nếu gặp được người đã từng sống qua những kinh nghiệm giống như vậy. Sự cỡi mở và lòng từ bi của người có kinh nghiệm sẽ giúp cho hoàn cảnh này rất nhiều. Tự thân con người này, khi vượt qua được nỗi đau vì bị ngược đãi, họ sẽ có một lòng thương rộng lớn và một năng lực mạnh mẽ để giúp những kẻ bị áp bức.

Những người có con đã chết, đã đau khổ, sẽ giúp được các phụ huynh cùng hoàn cảnh. Họ có chỗ cho niềm đau trong trái tim của họ, nên họ cũng có chỗ cho niềm đau của kẻ khác. Khả năng hàn gắn vết thương và sự thông cảm, lòng từ bi của họ cũng giống như một cái bơm mồi hơi cho người khác. Những người đó chỉ có một chút tâm từ bi, thì chính nạn nhân sẽ phát khởi được lòng thiện và từ ái trong họ. Chúng ta tự tin lên nhiều mỗi khi lòng thiện trong ta sống dậy. Dù nhiều lúc chúng ta cũng có thể không hoàn toàn lương thiện, chúng ta sợ hãi, cô đơn ngay với chính mình hay với người thân yêu nhất của mình. Nhưng khi có dịp giúp người khác, ta sẽ chấp nhận những khuyết điểm của mình, và sẽ sung sướng trở về được với con người toàn diện của mình.

Thưa ngài, điều này chạm tới một chuyện mà tôi cho là rất quan trọng: Khi một con người thiếu tình thương cảm thấy chán đời vì bị đàn áp hay chi đó, thì chính lòng thương người lại giúp họ vượt thoát được cơn chán nản. Nhiều khi, chính sự buồn chán lại là một dấu hiệu tốt. Vì họ sẽ thấy cái “lối cổ” (phân biệt ta với người khác) không sài được, và điều đó đúng. Khi sự phân biệt “ta” và “người kia” để cho mình tự mãn không còn làm cho họ sung sướng nữa, thì họ có cơ hội tìm thấy được hạnh phúc chân thật. Vậy nên khi tôi thấy người ta chán đời, tôi không bị nản lòng.

Đạt lai lạt ma:

Đúng, đúng, quả vậy, thật là tuyệt.

Câu hỏi của thính giả:

Ngày nay người ta chú ý rất nhiều tới những say sưa, nghiện ngập khác nhau - nghiền thuốc – mê quyền lực, cảm giác, kể cả chuyện mê an toàn nữa. Ngài có phương cách hay kỹ thuật nào đặc biệt để giúp cho con người đối phó với những say mê, ràng buộc này không?

Đạt lai lạt ma:

Trong đạo Bụt, chúng tôi không xét những chuyện này một cách tổng quát. Chúng tôi chú ý tới từng cá nhân gặp khó khăn, và áp dụng những phương cách đặc biệt cho từng trường hợp. Phương thức này rất quan trọng cho sự tu luyện tâm linh. Tôi nghĩ nó cũng có thể áp dụng cho những trường hợp nghiện ngập.

KHỔ ĐAU

CỦA CÁC CỰU CHIẾN BINH

Daniel Goleman:

Thưa ngài, tôi lại thấy một vấn đề khác liên quan tới chuyện nên trực diện hay không với khổ đau, khi chính ta là người hành động gây ra cái khổ đó. Câu hỏi là khi buông xả, thì ta có nguy cơ không nhận lãnh trách nhiệm của việc mình làm hay không?

Joel Eldeman:

Tôi xin chia sẽ vài kinh nghiệm tôi đã trải qua hồi đầu và giữa thập niên 60. Tôi tới Việt Nam cùng Daniel Ellsberg vào năm 1963, làm việc cho tổ chức Rand – công việc nghiên cứu, cố vấn và tìm hiểu, bay đi khắp nơi để tìm đối tượng tấn công. Tôi tham dự vào 25 phi vụ thả bom vào những mục tiêu đã chọn. Trong thời gian đó, tôi không có ý thức gì về những sự sợ hãi, sân hận trong tôi, ngay cả về những khổ đau gây ra bởi bom đạn. Sáu chín tháng như vậy, tôi không còn làm việc gì liên can tới quân sự nữa. Nhưng trong thâm tâm, tôi biết mình đã làm cái gì rất sai quấy và thật là vô cùng khó khăn khi muốn đối phó với nó. Vậy nên tôi loại trừ chuyện này, không để ý tới nó trong nhiều năm. Tôi từ chối, không xem bất cứ phim ảnh nào hay đọc cuốn sách nào về Việt Nam, và rất ít khi nói về chuyện chiến tranh. Đó là những chuyện quá sức tôi.

Cuối cùng, vài năm sau, tôi có dịp nhìn lại vấn đề một cách gián tiếp khi làm vài việc thiện nguyện. Tôi đã trở lại trường luật, và bắt đầu giúp những người nghèo, người thiếu may mắn cho họ đỡ khổ. Dần dà, tôi có thể nói chuyện về Việt Nam. Và tôi đi gặp bác sĩ tâm thần, để có thể tiếp xúc được với cái quá khứ rất nhiều sân hận và đau khổ đó. Sau đó tôi bắt đầu tu tập theo đạo Bụt. Do sự phối hợp của tâm lý Tây phương và sự tu tập đạo tỉnh thức, các nỗi đau khổ bị đè nén bắt đầu hiện khởi.

Nhiều lính Mỹ tham chiến tại Việt Nam cũng bị căn bệnh tê liệt tâm lý này. Họ nói hơn 100 ngàn cựu chiến binh đã chết bất đắc kỳ tử, đa số tự tử chết. Nghĩa là số cựu chiến binh sau khi trở về Mỹ đã tự giết mình nhiền hơn số binh lính bị giết tại Việt Nam (hơn 50 ngàn)

Đạt lai lạt ma:

Nếu ta nói một cách tổng quát thì, nguyên nhân chính của những vụ tự tử này là gì? Có phải vì mặt cảm phạm tội?

Daniel Brown:

Có nhiều nguyên nhân. Một là khi người ta ra chiến trường, bất cứ trận chiến nào, kể cả Việt Nam, binh lính thấy mình được phép giết người, và điều này làm cho họ thay đổi. Họ trở nên khác thường ngay trong cơ thể của họ, con người họ trở nên sôi nổi hơn. Trong khi chữa bệnh tâm lý cho họ, họ thường kể tới những vụ giết chóc kinh hoàng, kích động, là lúc cơ thể họ căng thẳng nhất…Khi trở về với xã hội bình thường, họ cố tình bỏ cái thái độ hung hãn, quá khích đó lại sau lưng, những thái độ mà chính họ và cả xã hội không chấp nhận.

Đa số các cựu chiến binh trở về sau các trận chiến đều được giúp để sống với bối cảnh văn hoá khác. Thường thì người ta diễn binh chào mừng và phong họ làm anh hùng, đã giết người vì chính nghĩa. Nhưng quá nhiều người Mỹ không chấp nhận trận chiến tranh Việt Nam, nên xã hội không có cách nào giúp cho các cựu chiến binh chấp nhận được những việc mình đã làm. Vậy nên họ phải tự mình đơn lẻ giải quyết những vấn đề tâm lý của mình, thay vì được xã hội, qua các nghi lễ, giúp họ chuyển hoá những hung tính đó thành ra thuần hoà hơn, để có thể sống bình an được.

Những cựu chiến binh này rất cô đơn. Họ sân hận nhiều và cảm thấy quá tội lỗi, và họ không muốn biết tới những cảm thọ này. Lâu lâu, tâm thức họ thay đổi, họ rơi vào tình trạng “tiêu tán”, hung tính hiện khởi lên mạnh mẽ, khiến cho họ bạo hành trên chính họ (tự tử hay hành xác), hoặc trên người khác (đánh hay giết người).

Khi nghiên cứu về các cựu chiến binh hay về những người bị bạo hành, bị tra tấn, điều làm chúng tôi sửng sốt là họ đều bị thay đổi về thể chất, về tâm lý và về cả tương quan với môi trường sống; nghĩa là họ thay đổi cả sự hiểu biết về các quy luật của xã hội. Mọi sự tiếp diễn, nhưng họ trở thành những con người khác hẳn. Làm việc để chữa trị cho cái sân hận có tầm vóc lớn lao này của họ thật là rất khó khăn.

Margaret Brenman-Gibson:

Khoảng cách đối với mục tiêu cũng khiến cho mọi sự khác đi. Tỷ dụ trong thế chiến thứ hai, các sĩ quan ra lệnh thường ở sau chiến tuyến, không tận mắt chứng kiến những cảnh tàn khóc nên họ làm nhiệm vụ dễ dàng hơn, và về sau ít có những xung đột trong nội tâm.

Đạt lai lạt ma:

Có ai so sánh cuộc chiến hung hãn và dữ dội này với thế chiến thứ hai chưa? Trong số các cựu chiến binh thế chiến, có bao nhiêu người đã tự tử?

Daniel Brown:

Ít hơn nhiều. Vì khi họ trở về, mọi người đều nói: “các anh là anh hùng, chiến đấu cho chính nghĩa”, trong khi đó, Việt Nam bị coi như một cuộc chiến không chính đáng.

Đạt lai lạt ma:

Trong cả hai cuộc chiến, sự hung hãn và kích động đều hiện diện, vậy thì không phải nó gây ra chuyện tự tử. Lý do của việc tự tử là phản ứng của xã hội đối với các cựu chiến binh khi họ từ mặt trận trở về. Khi họ thấy các hành động của họ không có kết quả mà còn sai lầm, họ hối tiếc và phải xét lại con người họ. Có lẽ mặc cảm tội lỗi cùng với sự chống đối, gây hấn tạo nên từ mặt trận, từ xã hội chung quanh chính là nguyên nhân của những cái chết này.

Joel Edelman

Tôi bị kích động rất nhiều khi còn ở Việt Nam, và chính sự kích động đó đã che dấu tâm tư mình khiến cho mình không có cảm giác gì cả. Nhưng sau đó thì cảm tưởng tội lỗi hiện ra, tôi nhận ra cảm thọ này, cùng với ý muốn tự huỷ để diệt luôn tội lỗi đó.

Đạt lai lạt ma:

Bạn có thấy gì khác biệt giữa người trực diện chiến tranh, nghĩa là nhắm bắn người khác khi nhìn thấy họ, với những người ở phía sau trận mạc không? Cả hai đều giết người, nhưng một trực tiếp, một gián tiếp?

Daniel Brown:

Trong các nghiên cứu, giết người trực tiếp hay gián tiếp không phải là yếu tố chính. Sự khác biệt tới từ sự tiếp xúc với những cảnh bạo tàn. Tỷ như khi phải chứng kiến đàn bà trẻ em bị giết hay bị tra tấn, hay các y tá đi lượm những mảnh vụn cơ thể rơi rớt sau trận chiến. Những người này đau khổ có khi còn nhiều hơn là các binh lính tham dự nữa.

Đạt lai lạt ma:

Những người lính là những tham dự viên có ý thức, còn những người kia chỉ là những chứng nhân bị động mà thôi.

Daniel Brown:

Chính những người bị động này lại có nhiều khó khăn tâm lý hơn, nhất là các y tá phải thu dọn chiến trường nhiều.

Đạt lai lạt ma:

Thật là thảm. Chúng ta phải chia sẽ nỗi đau buồn không thể gánh chịu này với họ. Những người tham dự trận chiến dù sao cũng đồng ý một phần việc chém giết, trong khi nhóm người chỉ quan sát kia không hề muốn việc này. Chúng ta có thể hiểu họ đau khổ tới đâu!

Daniel Brown:

Cuộc nghiên cứu cũng cho chúng ta biết là những người tải thương hay tải xác chết của binh sĩ, khi có súng trong tay, thì dù họ không dùng tới súng, họ cũng ít bị thương tổn tâm lý bằng những người không mang súng.

Đạt lai lạt ma:

Có sự khác nhau giữa phụ nữ và nam nhân trong nhóm y tá không?

Daniel Brown:

Tôi không được biết.

Đạt lai lạt ma:

Trong khi chữa trị cho những cựu chiến binh bị ám ảnh đau khổ vì tội lỗi, oán hận, hung bạo… Bạn thấy lời khuyên và cách hướng dẫn nào là tốt nhất cho họ? Tỏ ra thông cảm với những khó khăn họ đã trãi qua hay bài bát những khó khăn đó để chấm dứt ám ảnh?

Daniel Brown:

Vì đa số những khổ đau tới từ sự cô đơn, tội lỗi hay tính cách hung bạo của cuộc chiến, cũng như do sự sân hận thúc thủ vì bị xã hội bỏ rơi, phương cách tốt nhất là chữa trị từng nhóm các cựu chiến binh này. Trong nhóm, họ có thể được nói ra những kinh nghiệm mà không xấu hổ, không sợ bị buộc tội, và họ sẽ bớt cô đơn.

Đạt lai lạt ma:

Trong khi chữa bệnh, bạn có tỏ ra chấp nhận họ, điều mà xã hội không làm, hay chăng?

Daniel Brown:

Trong nhóm, họ tìm được ít nhiều giải toả cho những mặc cảm xấu hổ, bị khinh khi, và ít nhất, họ được nhóm chấp nhận. Từ đó, họ bắt đầu những kinh nghiệm mới có ý nghĩa hơn.

Jean Shinoda Bolen:

Chuyện căn bảnđầu tiên là mình phải có tương quan với người bệnh. Bác sĩ tâm thần phải bắt đầu bằng tình thương và lòng từ bi. Người này phải chấp nhận và có liên hệ tình cảm với người bệnh đau khổ để cho bệnh nhân được giao tiếp với một con người có lòng nhân. Điều này giúp cho bệnh nhân an tâm.

Chúng tôi cũng dùng nhiều thứ thuốc an thần tốt, có thứ thuốc chúng tôi gọi là “chất keo dán cái Ngã”, vì thuốc giúp cho người bệnh cảm thấy là mình có óc quan sát, biết chú tâm vào một chuyện gì đó. Người bị schizopheny không thể chú tâm vào cái gì được vì họ cứ nghe và để tâm tới từng mẩu nhỏ của mọi chuyện. Thuốc giúp họ bớt ảo tưởng và trở về với thế giới hiện thực. Thật là khó sống bình thường khi tai bạn cứ nghe thấy những âm thanh mà người khác không nghe. Họ cần có liên hệ với thế giới, qua người chữa bệnh cho họ. Đây là một phương pháp các tâm lý gia chữa bệnh nhân bị schizopheny.

Một cách khác giúp cho các bệnh nhân tâm thần là làm sao cho họ thấy là họ đang sống. Người bệnh đôi khi lạc vào thế giới mộng tưởng của tiềm thức, tỷ như họ nhìn thấy các vị thần linh hay ma quỷ, rồi đánh mất mình trong đó. Thầy thuốc cố gắng giúp họ hiểu những sự kiện đó.

Daniel Brown:

Chúng tôi là những người chữa trị các bệnh nhân bị bạo hành hay tra tấn, chúng tôi nhận thấy là họ trải qua những giai đoạn lành bệnh khác nhau, và mỗi giai đoạn cần một phương thức nào đó. Thưa ngài, với kinh nghiệm riêng, nhất là kinh nghiệm đối với dân Tây Tạng, là những người cũng đã rất đau khổ vì bạo hành hay tra tấn, ngài đã tìm được phương cách nào để giúp họ?

Đạt lai lạt ma:

Trường hợp dân tôi, tôi thường nói với họ rằng tấm thảm kịch này thật là quá khổ, quá bất hạnh. Đây là thời kỳ đen tối nhất trong suốt chiều dài lịch sử Tây Tạng. Nhưng chúng tôi cũng có thể nghĩ rằng đây là một cái duyên tốt để thử thách sức mạnh tâm linh và tinh thần đoàn kết của chúng tôi. Như vậy, thay vì bị vùi dập, chúng tôi có thể gia tăng sức mạnh và quyết tâm hơn.

Nhiều khi người ta hiểu lầm lý thuyết Nghiệp báo, cho rằng các việc hiện tại thường do nghiệp cũ. Thật ra, những chuyện đàn áp này xảy ra chỉ vì bất công xã hội mà thôi. Chúng ta phải phân biệt hai trình độ, nếu không sẽ hiểu sai thuyết Nghiệp báo. Có duyên chính và các duyên phụ. Trong trường hợp người ta quá đau khổ vì những bất công xã hội, ta có thể nghĩ rằng Duyên chính là nghiệp dĩ của các cá nhân liên hệ. Duyên phụ (hay tăng thượng duyên) khiến cho cái duyên chính chín mùi chắc phải là những bất công xã hội. Tỷ dụ như dân Tây Tạng: sự đau khổ của họ khởi đầu là do nghiệp dĩ của chính họ, từ những tiền kiếp nào đó. Nhưng các duyên phụ cho phép nghiệp chín mùi chính là sự áp bức của người Trung Hoa. Vậy thì, tranh đấu chống lại những điều kiện bất công xã hội đó là đúng.

Daniel Goleman:

Thưa ngài, có một câu hỏi là khi trải qua một kinh nghiệm quá khổ đau, con người có thể thay đổi, trở nên từ bi hơn chăng? Ngài quan niệm thế nào về chuyện niềm đau khổ lớn đôi khi lại hữu ích?

Đạt lai lạt ma:

Đúng thế, chắc chắn có thể như vậy. Đó là bản chất của khổ đau. Bất cứ vì nguyên do nào, sau khi ta thấy khổ, cùng với vài nhân duyên khác, nó sẽ có hệ quả là phiền muộn và chán đời. Khổ đau có thể đưa ta tới sự suy sụp tinh thần, có khi rất lâu. Nhưng nếu đau khổ được nối kết với các thiện duyên có tính cách tích cực hơn – nó lại giúp cho ta có nhiều can đảm hơn.

Daniel Brown:

Những duyên nào giúp ta có lòng can đảm hơn thưa ngài?

Đạt lai lạt ma:

Trước tiên ta phải xem coi ta có thể giải quyết được vấn đề hay chăng. Nếu có thể, vậy thì đâu cần âu lo nữa? Nếu không có cách nào giải quyết, thì tại sao ta lại chán đời? Lý do khiến cho ta khổ đau là vì ta muốn tránh không bị khổ. Nhưng nếu ta phiền não, bị lún sâu vào đó, thì ta đã bị đau khổ hơn rồi. Khi cái khổ xảy tới, cách giản dị nhất là ta để nguyên nó đó, như vậy ta không làm nó nặng thêm. Đừng gom góp những gì đã xảy ra trong quá khứ và làm cho nó nặng nề hơn. Giản dị nhất là ta để yên quá khứ, chỉ sống với hiện tại, làm những gì cần thiết để tránh khổ trong hiện tại và tương lai mà thôi.

----o0o---

Vi tính: Tường Chánh

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 5722)
Đạo Phật có sứ mệnh đem ánh sáng của Trí Tuệ và Tình Thương đến với muôn loài chúng sanh. Ánh sáng của tinh tú, của mặt trời. mặt trăng giúp cho con người thoát khỏi cảnh tối tăm mờ mẫm ...
01/04/2013(Xem: 7860)
“ Đức Phật dạy chư tỳ kheo có bổn phận suy xét hằng ngày 4 điều: Ân đức Phật, rãi tâm từ, niệm sự chết và quán bất tịnh!”. Hành giả cần phải: Hành 14 giờ chính thức mỗi ngày bằng thiền, trong tư thế ngồi và đi ...
01/04/2013(Xem: 3519)
Thế giới mà chúng ta đang sống luôn luôn nảy sinh những tranh chấp và bất ổn. Trong quá khứ đã từng xảy ra không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh tàn khốc, đẫm máu, làm thiệt hại vô số sinh mạng và tài sản. Hiện nay, tuy tình hình có hơi lắng dịu và hòa hoãn, nhưng chưa phải đã hoàn toàn ổn định.
29/03/2013(Xem: 3914)
Trước đây nhiều học giả Tây phương nghĩ rằng nhân quyền được quy định trong Hiến Pháp của các quốc gia và luật quốc tế của Liên Hiệp Quốc từ sau Thế Chiến II đều bắt nguồn từ truyền thống Âu Mỹ với luật Dân Quyền Anh Quốc năm 1689
20/02/2013(Xem: 5226)
Bertrand Arthur William Russell (1872-1970) là một triết gia, nhà lôgic học, nhà toán học người Anh của thế kỷ 20. Ông sinh trưởng trong một thời đại vừa có nhiều thành tựu rực rỡ từ những phát kiến khoa học kĩ thuật đi đôi với nhận thức ngày càng phong phú và vượt bậc của con người, vừa nhuốm màu đen tối thê lương từ hai cuộc đại thế chiến, bầu khí tôn giáo nặng nề, thảm trạng bất công và nghèo đói…
20/01/2013(Xem: 5689)
Hội đàm Tâm thức và Đời sống (Mind and Life) lần thứ 25 về chủ đề “Tâm thức, Bộ não và Vật chất- các đàm luận giữa tư tưởng Phật giáo và Khoa học” diễn ra tại tự viện Drepung ở Mundgod, karnataka, Ấn Độ từ ngày 17 đến 22
17/01/2013(Xem: 3556)
Khó khăn trong việc phát triển một mô hình lý thuyết cho Phật Giáo trong việc tham gia với các vấn đề xã hội đương đại bắt nguồn từ chính bản chất của Phật giáo như là một luận cứ bản thể học hướng đến sự cứu rỗi cá nhân thông qua sự chuyển đổi bên trong. Đó là luận điểm của tôi, tuy nhiên, khái niệm về lòng vị tha đó có thể trở thành cơ sở của một lý thuyết Phật giáo về sự Công bằng xã hội mà không gây nguy hiểm cho tâm điểm của Phật giáo về việc tự độ.
17/01/2013(Xem: 5244)
Trong hiện đời này, chúng ta phát tâm Bồ-đề hành Bồ-tát đạo nhằm mục tiêu xây dựng tương lai tươi sáng trong Phật pháp, hoặc xây dựng con đường đi về Tịnh độ của chư Phật, hay về Niết-bàn. Còn chúng ta xây dựng tương lai ở trần gian trong cuộc đời giả tạm này thì có sanh có diệt, chúng ta làm gì thì cuối cùng cũng hoàn không. Vì vậy, chúng ta không bận tâm đến xây dựng tương lai trong cuộc đời, mà lo xây dựng tương lai trong Phật pháp và nếu chúng ta thành công, tạo được tương lai tươi sáng trong Phật pháp thì cuộc đời này cũng sẽ tốt đẹp theo, vì chánh báo của chúng ta ở đâu thì y báo ở đó. Cho nên, lo xây dựng tương lai là xây dựng chánh báo, vì chánh báo xấu thì y báo không thể tốt đẹp.
28/12/2012(Xem: 14986)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
13/12/2012(Xem: 9375)
Chúng tôi nghĩ chúng tôi vừa trả lời điều ấy! Về mặt khác, chúng tôi không có câu trả lời đặc biệt đến câu hỏi của bạn. Tuy thế, chuyển hóa thái độ tinh thần là nhiệm vụ chính của chúng ta. Làm thế nào chúng ta có thể hoàn thành điều này: Làm thế nào chúng ta có thể mang việc làm này về trong gia đình và trường học?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]