Phật Giáo Với Con Người
Thích Như Điển
---o0o---
CHƯƠNG HAI. (2e)
Tinh thần Phật Giáo
đối với các dân tộc Á Châu và Âu Mỹ
Như từđầu chúng ta thấy, Phật Giáo không đi truyền giáo. Đạo Phật cũng không đi dụdỗngười khác bỏđạo đểtheo Đạo Phật, nên Phật Giáo ngày nay là một tôn giáo chỉđứng hàng thứ4 trên thếgiới sau Thiên Chúa Giáo, Ấn ĐộGiáo và Hồi Giáo. Ai muốn vào đạo thì cứtựnhiên, ai không muốn ởtrong đạo nữa thì xin ra, không bịgò bó bởi một luật lệnào cả. Nên gọi Phật Giáo là một tôn giáo phóng khoáng cũng không ngoa chút nào.
Ngày xưa người Âu Mỹkhông tin có luân hồi. Họtin rằng: Chết là hết. Nếu tin Chúa, sẽđược Chúa đưa vềThiên Đàng. Nếu không, sẽđi vào địa ngục. Người tin Chúa, chỉcó hai con đường ấy đểchọn; nhưng theo thống kê mới đây cho thấy hơn 40% dân Âu Mỹtin rằng có luân hồi, sau khi chết không phải là hết mà còn một cái gì đóhiện hữu sau hơi thởcuối cùng. Điều đócũng dễhiểu. Vì khoa học càng ngày càng tiến bộthì ánh sáng chân lý của Đạo Phật càng hiển bày rõ ràng hơn. Hiện nay (1996) tại xứĐức nầy theo thống kê của Giáo sư Martin Baumann trong quyển Deutsche Buddhisten tái bản năm 1995 có khoảng 200 Hội Phật TửĐức theo các Tông phái Đại Thừa cũng như Tiểu Thừa. Đây là một thành quảcó được sau 200 năm Phật Giáo tại Phương Tây. Hy vọng giáo lý Phật Giáo là một toa thuốc mới sẽchữa lành các căn bịnh ung thư thời đại cho mọi người và từđóĐạo Phật ngày càng triển khai ởnhiều phương diện khác như văn học, hội họa, âm nhạc, điêu khắc, nghệthuật v.v...
Vậy thì Phật Giáo Việt Nam đãđóng góp được gì cho xứĐức nầy? trong đókểcảNgười TỵNạn Việt Nam ởđây và người Đức bản xứ?
Những ngườiViệt Nam đến Đức trước năm 1975 đểdu học độchừng 2000 Sinh viên. Cho đến năm 1978 chính phủĐức mới bắt đầu nhận Người Việt TỵNạn chính trịtừcác trại tỵnạn Đông Nam Á. Đến năm 1989 hai nước Đức Đông Tây thống nhất, sốngười Việt từĐông Đức và Đông Âu sang Tây Đức xin tỵnạn độchừng 40.000 người nữa. Cho đến nay, năm 1996 sốngười cảhai miền Tây và Đông Đức tổng cộng là 100.000 người. 60.000 người từphía Tây là những người tỵnạn chính thức và đa sốra đi từmiền Nam Việt Nam, khoảng 80% là Phật Tử. Còn 40.000 đến từĐông Đức và Đông Âu đa dốxuất thân từmiền Bắc Việt Nam. Họlà những người sinh sau năm 1954 nên ít biết vềPhật Giáo là gì. Tuy họkhông là Phật Tử; nhưng cũng không thểgọi họlà những người thuộc đạo khác được. Vì họvẫn đi chùa và cúng lễ. Ởmiền Bắc trong thời gian Cộng Sản nắm chính quyền, họkhông cho tựdo tôn giáo, nên mọi người chỉđi Đền hoặc Miếu đểlễ, chứít đi lễchùa; nên phong tục và tập quán giữa hai miền Nam Bắc khác nhau rất nhiều. Tuy nhiên đây cũng là cơ hội, khi nước Đức thống nhất, đểngười Việt Nam giữa Nam và Bắc hiểu nhau nhiều hơn, cũng giống như người Tây Đức và Đông Đức có cơ hội hiểu nhau sau 40 năm chia cắt vậy.
Khi người Việt Nam đến Đức nầy đa sốđãchẳng mang theo được gì, ngoại trừniềm tin và ý chí cũng như nghịlực đểhội nhập vào xã hội mới nầy. Sau một thời gian làm quen với cuộc sống nơi đây, họphải nhớlại cội nguồn và tôn giáo của họ; nên đãtổchức thành từng nhóm người, thành lập Niệm Phật Đường đểlễbái nguyện cầu và thực hành giáo lý của Đức Phật. Đây là động cơ chính mà Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất - ChịBộtại Đức cũng như Hội Phật Tửđược thành hình và ngôi Chùa Viên Giác đãđược hoạt động liên tục từnăm 1978 đến nay qua hình thức thuê mướn cho đến tạo mãi vĩnh viễn như hiện nay. Người Việt Nam tuy nghèo vềvật chất so với người bản xứ; nhưng rất giàu vềtinh thần, nên họđãchung đụng cùng nhau đểtạo thành niềm tin và cơ sởtín ngưỡng ấy. Trong đó, phải nói rằng nếu không có sựgiúp đỡcủa chính quyền Đức vềmặt vật chất cũng như tinh thần thì khó mà hội nhập nhanh như vậy. Ngoài Chùa Viên Giác ra, tại Đức còn có các Chùa tại Hamburg, Barntrup, Mönchengladbach, Aachen và các Niệm Phật Đường tại Berlin, München cũng như Bremen và 7 Gia Đình Phật Tửcũng đãđược thành lập (Xin xem thêm quyển Mười Năm Phật Giáo Việt Nam tại Đức và quyển Chùa Viên Giác của cùng tác giả).
Riêng tôi đãđến Đức từnăm 1977 đểthăm bè bạn nơi đây và lúc ấy cũng đãchẳng nghĩrằng phải ởlại xứĐức nầy cho đến ngày hôm nay, đãgần 20 năm rồi. Có lẽđólà do nhân duyên mà Phật đãbổxứ. Những thành quảmà ngày nay có được đều do Tam Bảo gia hộvà sựhỗtrợhết mình của Phật Tửkhắp nơi mới thành tựu được. Ởtrong cuộc sống nầy có những điều rất nghịch lý. Có nhiều điều mình mong muốn nhưng chảthành tựu. Ngược lại, có những điều không nghĩtới, mà nhân duyên đãsắp đặt sẵn; nên rồi việc đâu cũng vào đó. Tôi là người nằm trong trường hợp nầy. Hai mươi năm là một thếhệ, qua một thời gian ấy cũng đủdài đểthẩm định lại giá trịtâm linh của cuộc sống, của chính mình và của những người chung quanh.
Đạo Phật của người Việt Nam mang theo êm đềm đi vào xứĐức nầy bằng con đường chạy loạn, cũng giống như 18 thếkỷtrước, khi các vịThiền sư Trung Hoa sang Việt Nam tỵnạn như thế. Mặc dầu Trung Hoa lúc bấy giờđôhộViệt Nam; nhưng chính quyền của SĩNhiếp đương thời không phải là chính quyền có ảnh hưởng mạnh của Phật Giáo, nên đãkhông giúp gì trong lãnh vực tinh thần nầy cả. Các nhà Sư Trung Hoa và Phật Tửđến Việt Nam thuởbấy giờ, cũng như cuối thếkỷthứ20 nầy người Việt Nam đãđến tỵnạn tại xứĐức nầy vậy.
Tuy xứĐức có giúp cho người tỵnạn Việt Nam, nhưng xứĐức là một xứcó nền văn hóa lâu đời ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo; nên họgiúp đỡngười Việt Nam với tính cách nhân đạo mà thôi, chứkhông phải giúp đỡđểtruyền đạo tại xứnầy như các Linh Mục Thiên Chúa Giáo vào thếkỷthứ16, 17, 18 đãđến Việt Nam qua chính sách thực dân của Pháp. Tôi vẫn thường hay ví rằng: Giáo lý của một Tôn Giáo giốngnhư bông hoa đẹp, hay một vịthuốc hay đểchữa bịnh gầy. Trong vườn hoa tâm linh của xứĐức đãnởnhiều bông hoa rồi. Giờđây Phật Giáo mang đến cho họmột bông hoa khác, có hương và sắc khác hơn những loại hoa cũ, hòa chung vào với vườn hoa muôn màu kia,đểxây dựng một vườn hoa tâm linh đẹp đẽhơn; chắc xứĐức cũng không từchối. Ngoài ra người Đức hay người Âu Mỹlâu nay đãdùng một loại thuốc duy nhất đểchữa bịnh tâm linh, nay Phật Giáo mang đến một loại thuốc khác mạnh hơn và hiệu nghiệm hơn, vì vậy nên có nhiều người Đức muốn thay đổi thuốc men, nhằm đểchữa lành thân cũng như tâm bịnh của mình.
Trong 20 năm qua người Việt Nam đãđóng góp vào xã hội của Đức cũng không ít, ví dụsựlàm việc, sựhọc hỏi, đóng góp văn hóa, tôn giáo v.v... Đầu tiên những người Việt Nam chịu ơn của chính phủĐức đểđi học, sau khi thành tài, họvào giảng dạy trong các trường của Đức hay làm trong các hãng xưởng v.v... kểra nước Đức không phải là xứdi dân; nên cánh cửa không mởnhư Mỹ, Canada hoặc Úc; nhưng Đức có thểtrởthành một xứđa văn hóa khi có 8% dân sốlà người ngoại quốc sống tại xứnầy. Chỉtrừngười nào già yếu, không thích nghi vào xã hội Đức mới xin tiền xã hội đểsống; ngoài ra rất ít người Việt Nam muốn ngồi không ngửa tay xin tiền xã hội cả. Vì họquan niệm rằng: Có làm có ăn và phải có bổn phận đóng thuếcho chính phủnữa. Những người thợtuy không đóng góp được gì nhiều cho xã hội nầy; nhưng nếu không có họ, nền kinh tếcủa Đức cũng không thểphồn thịnh như ngày hôm nay. Đa sốngười tỵnạn lúc ban đầu phải nhờvảvào tiền trợcấp của chính phủ. Bởi lẽhọphải làm quen với đời sống nơi đây. Vảlại ngôn ngữ, tập quán v.v... chưa thành thạo thì không thểđi tìm việc làm được.
Một thếhệ20 năm của người Việt Nam đãtrôi qua. Vấn đềhội nhập xem như đãlui vềdĩvãng. Bây giờđây còn lại là vấn đềcủa những thanh thiếu niên sinh ra và lớn lên tại xứnầy. Đối với thếhệtrẻ, họkhông có vấn đềvới người bản xứ; nhưng ngược lại đối với gia đình và cốquốc lại có vấn đề. Vì họcó thểnói tiếng Đức giống người Đức, suy nghĩcũng như người Đức; nhưng ngược lại họlại sớm quên cội nguồn, văn hóa và ngôn ngữtiếng mẹđẻcủa mình. Ởđây phải hiểu sựhội nhập vào một xã hội không có nghĩa là bịđồng hóa vào xã hội đó. Do đócó nhiều bậc cha mẹvà hội đoàn, trong đócó tôn giáo, tìm cách đưa các thanh thiếu niên nầy vềcội nguồn bằng cách cho họhọc hỏi tiếng mẹđẻ, làm quen với văn hóa dân tộc của mình qua các buổi trình diễn văn nghệ, hội hè, Tết nhứt v.v...
Trong sốngười tỵnạn ấy cũng có một sốphần tửxấu, nhất là phía bên Đông Đức, đãlàm ảnh hưởng không ít trong cộng đồng người Việt tỵnạn tại nơi đây; nhưng ởđâu cũng có những phần tửnầy. Vấn đềấy luật pháp phải thẳng tay trừng trị. Dĩnhiên tôn giáo nào cũng không thểchứa chấp những tội lỗi ấy. Tôn giáo chỉcó bổn phận phải khuyên bảo, chỉdạy. Làm được hay không, chính cá nhân phải cốgắng sửa đổi và tôn giáo không chấp nhận những sai lầm khi cá nhân ấy không ăn năn sám hối.
Vềmặt thương mại, người Việt cũng đãđóng góp khá nhiều vào nước Đức nầy qua các nhà hàng, cửa tiệm, văn phòng du lịch, hãng xưởng v.v... Nhưng đa sốtập trung kinh doanh trong việc ăn uống và thực phẩm. Đây cũng có thểnói là một loại văn hóa khác mà ta đối diện hằng ngày. Thức ăn có hai loại, một thuộc vềtinh thần và một thuộc vềvật chất. Người Việt Nam cũng đãgiới thiệu những món ăn thuần túy của quê hương mình đến với người Đức. Đây là món ăn thuộc vềvật chất. Làm việc ai cũng phải tính đến sựlời lỗ. Trong sựlời lỗấyhọvẫn đóng thuếcho chính phủ. Đây cũng là một hình thức trảơn lại cho những người đãgiúp mình, hoặc giảmình phải có bổn phận giúp lại những người đến sau hoặc sinh ra sau mình nữa. Có nhiều người Đức quan niệm rằng: Người ngoại quốc đến đây đểgiành công ăn việc làm nên dân họtrởnên thất nghiệp. Đây là một điều suy nghĩsai. Vì những lý do sau đây: Người Đức cũng phải tựhiểu rằng những dụng cụ, xe cộcủa nước Đức sản xuất ra cũng phải gởi đi khắp nơi trên thếgiới đểbán, nhất là ởcác nước thuộc thếgiới thứ3. Vậy ai là người mua? Nếu không có những người mua nầy, chắc sựsản xuất của nước Đức sẽkhông có lợi nhuận và sẽkhông nuôi sống được dân tộc Đức nầy. Ngoài ra có rất nhiều người Đức ra sinh sống tại nước ngoài như Mỹ, Canada, Úc hay khắp nơi trên thếgiới, họphải đối đầu với những người địa phương ra sao đây? hay họphải quan niệm như người Đức ởtrong nước là xứĐức chỉđểcho người Đức ở, còn ngoại kiều thì phải cút đi? Nói như vậy thì những người Đức hiện sinh sống ởngoại quốcphải trảlời như thếnào vềcâu hỏi nầy?
Ngày nay chúng ta sống trong một xã hội văn minh vềmọi mặt, chúng ta phải sống cho nhau và vì nhau đểđược sinh tồn, không phải sống vì lý lẽcủa kẻmạnh đểđi uy hiếp kẻyếu.
Vậy vai trò của tôn giáo sẽgiúpđược gì trong sựcăng thẳng ấy? Phật Giáo hay đúng hơn các tôn giáo khác phải có bổn phận giúp đỡtín đồcủa tôn giáo mình ra khỏi những tranh chấp nhỏnhoi và phá hoại uy tín của cộng đồng. Phải xây dựng một cộng đồng, dầu là thiểu sốđi chăng nữa, ph��i lành mạnh và cốt làm cho người địa phương nểvì, chứkhông phải bịkhinh chê, miệt thị.
Xây những ngôi Chùa và những Niệm Phật Đường nơi đây mục đích đầu tiên là cho người tỵnạn; nhưng dần dà những người địa phương cũng đãđến thăm viếng, làmquen và học hỏi giáo lý rất nhiều. Những năm đầu, khi tôi mới đến xứĐức nầy, ít có người Đức đến Chùa; nhưng bây giờsau gần 20 năm ởĐức, sốngười đến tham quan và học đạo mỗi năm từ5 đến 7.000 người. Trong sốnầy,có người đãxin quy y Tam Bảo thọgiớivới tôi đểhọc Thiền và Tịnh Độ.
Trong 4 năm qua, nhất là sau khi đãxây dựng xong ngôi Chùa Viên Giác, tôi đãcó nhiều thì giờhơn đểlo cho người Việt và người Đức, nên những khóa giáo lý dạy cho người Đức mỗi tháng một lần và 2 tuần một lần vào các ngày Chủnhật đểhọc hỏi giáo lý căn bản cũng như kinh Di Đà, Vu Lan, Cầu An, Cầu Siêu, Pháp Hoa v.v... Khóa học chuyên khoa nầy cho người Đức trung bình từ10 đến 20 người; nhưng kết quảrất khảquan.
Trên lầu nhà Đông, chúng tôi có đểmột căn phòng tuơng đối rộng cho người Đức theo Phật Giáo Tây Tạng xửdụng ngồi thiền, thuyết giảng, hội họp v.v... Hội Chöling nầy sinh hoạt rất đều đặn, hầu như hằng ngày đều có ngồi thiền và tụng kinh. Ngoài ra các Tông phái khác của Mật Tông hay Nam Tông vẫn được tổchức các buổi hội thảo tại Chùa, không có sựphân biệt Tông nầy hay phái nọ. Vì tất cảcũng sẽdẫn con người vào chỗgiác ngộmà thôi.
Những ngày lễlớn như Phật Đản, Vu Lan v.v... những người Phật TửĐức đãtựđộng đến Chùa giúp đỡtrong vấn đền trai soạn,hướng dẫn người Đức làm quen với Đạo Phật, giới thiệu cách cấu trúc của Chùa Viên Giác và phụvào các công việc điều hành Chùa v.v... Khi xây ngôi Chùa nầy, chúng tôi cũng không nghĩlà chỉdành riêng cho người Việt Nam, mà đây là một sựcống hiến nền TônGiáo Dân Tộc của mình cho xã hội Đức, vì vậy người Đức cũng cảm thấy không xa lạ, nên đãđến đây thường xuyên hơn. Có người còn phụtrong công việc dọn dẹp, quét tước, nấu nướng, chăm sóc hoa trái, sách vởv.v... như chính chăm sóc vườn hoa tâm linh của mình. Đólà một niềm vui. Vì người Đức đãtựđộng đến Chùa và xem đây là việc chung của mọi người cần phải làm, không phân biệt người Việt hay người Đức nữa.
Đólà những điểm đặc thù của Phật Giáo Việt Nam đãđóng góp cho xứĐức nầy. Ngoài ra Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản và Trung Hoa cũng đãđóng góp vào xã hội nầy vềphương diện tinh thần cũng không kém Phật Giáo Việt Nam. Phật Giáo Việt Nam tuy sốngười đông tại Đức; nhưng so với Phật Giáo Tây Tạng, người Đức lại theo đông hơn, mặc dầu người Tây Tạng ởĐức không có bao nhiêu, Ngày xưa người ta phải khổcông tìm kiếm đến các xứÁ Châu xa xôi hẻo lánh đểhọc đạo. Ngày nay thì họkhông cần làm thếnữa. Vì tại xứĐức nầy hay ngay cảÂu Châu, vấn đềgiao thông rất tiện lợi nên đãcó nhiều tổchức, các vịdanh Tăng cũng có mặt nơi đây, nên họhọc hỏi một cách dễdàng và thoải mái. Ngay cảngày nay sau khi tốt nghiệp Trung Học các sinh viên muốn học vềTôn Giáo hoặc Phật Giáo, các Đại Học lớn ởĐức như Hamburg, Berlin, Hannover, Göttingen, Passau v.v... đều có dạy đầy đủ. Đây là một niềm vui mà người Đức nên đón nhận lấy. Người Đức là một dân tộc có nền văn hóa cao, nên họrất đắn đo đểchọn lựa cho mình có một lối đi thích hợp. Văn hóa ngoại quốc rất khó bành trướng nơi đây. Tuy nhiên tinh thần Phật học, với dân tộc Đức có thểchấp nhận một cách dễdàng không khách sáo.
Ngày mai Đạo Phật ởxứĐức sẽnhư thếnào, khó ai biết được. Nhưng nếu xem hiện tại đểbiết tương lai thì chúng ta có thểnghĩrằng: Đạo Phật ngày mai sẽđược người Đức chấp nhận không những chỉngười trong hàng ngũthượng lưu trí thức, mà đa sốnhân dân, những người có một trình độhiểu biết thông thường cũng có thểgần gũi với Đạo Phật như người Phật TửÁ Châu đãgần gũi suốt hơn 25 thếkỷ.
ỞÂu Châu, Áo làxứPhật Giáo được công nhận là một Tôn Giáo. Nhưng làm thếnào đểđược công nhận là một Tôn Giáo? Sau đây là những điều kiện:
Người theo Phật Giáo trong nước đóphải chiếm một phần ngàn dân số. Nghĩa là cứ1.000 người Áo hoặc Đức phải có một Phật Tửngười địa phương hoặc người Á Châu có quyền cư trú tại địa phương đó. XứÁo độchừng 6 triệu dân thì chỉcần 6.000 người theo Phật Giáo là đủ.
Điều thứhai không kém phần quan trọng hơn là Hội phải hoạt động trên 15 năm không được thay đổi địa phương, và
Điềuthứba là tài chánh có ổn định không và có góp phần xây dựng đất nước sởtại không?
Trên đây là 3 điều kiện căn bản đểđược công nhận là một Tôn Giáo sinh hoạt có tính cách công ích từthiện xã hội. Tiếng Đức gọi là: Offenliche Recht. Nói nôm na là quyền đương nhiên. Khi nhận được quyền nầy rồi thì Tôn Giáo đócó nhiều quyền lợi hơn là một hội đoàn hay một hiệp hội. Ví dụtrong một trường học nọcó học sinh khai là theo Phật Giáo, thì em nầy sẽđược học vềtôn giáo của mình, thay vì như lâu nay ởcác trường Âu Mỹchỉdạy cho học trò vềgiáo lý của Thiên Chúa Giáo, Tinh Lành Giáo. Nếu không, họsắp các em vào những người không có Tôn Giáo. Nhưng ởđây một vấn đềkhác cũng được đặt ra là vấn đềgiáo viên đểdạy cũng như sách giáo khoa. Phải cần có những người vững vàng vềgiáo lý mới soạn thảo được vấn đềnầy, cũng như phải được huấn luyện trước khi ra dạy.
Mặt khác vềQuan, Hôn, Tang, Tếcũng được tổchức công khai và vịTăng sĩđứng ra chủsựcác lễlộc ấy có quyền ký giấy tờnhư là một vịLinh Mục. Ngoài ra, tại nghĩa địa không những chỉcó hai phòng cho 2 Tôn Giáo lớn tại đây mà còn cho Phật Giáo nữa. Hình tượng Phật cũng phải được tôn thờởnhững nơi tôn nghiêm nầy.
Khi được công nhận là một tôn giáo như thếthì người tín đồphải có bổn phận đóng thuếđểbảo vệtín ngưỡng của mình. ỞĐức, thuếnhà thờlà 3% trên tổng sốtiền lương. Thuếnầy chiếc khấu ngay trong tiền lương của tín hữu ấy. Không biết bên Phật Giáo Áo đã làm chưa? Nếu đãthực hiện, chắc không tránh khỏi nhữngsựchống đối. ỞĐức, các nhà thờbịchống đối nhiều nhất vềvấn đềnầy. Nên hằng ngày đãcó hằng ngàn người bỏđạo cũng chỉvì quyền lợi riêng tư của họ. Các thếgiới thứ3 khi nhận được sựgiúp đỡtừcác tổchức từthiện Tôn Giáo nầy nghĩrằng: Tôn Giáo nầy sao mà giàu có và giúp đỡtận tình, còn Phật Giáo thì nghèo nàn quá; nhưng họkhông biết rằng, tiền và của cải đólà do người tín hữu địa phương đóng thuếmà có được. Ngoài ra còn những khoản tiền Bác ái, Tình thương kêu gọi sựgiúp đỡcủa mọi người, nên sựchi viện thoải mái hơn. Vảlại các nước Phương Tây giàu có, so với các nước Á, Phi; nên khi đóng góp giúp đỡlà các nước nầy sẽgiúp, đểcon chiên theo đạo càng ngày càng đông. Và một định luật tất nhiên của tư bản chủnghĩa là: Tiền sẽsinh ra tiền, nếu biết kinh doanh. Khi sốvốn đãcao thì sốlời lại lớn, ngoài ra họkhông bịđánh thuếvào sốtiền cúng dường, chỉbịđánh thuếvào việc sinh lợi trên một giới hạn nào đóthôi.
Vậy thì người tín hữu của Tôn Giáo đósẽhưởng được quyền lợi gì?
Ví dụnhư những thanh niên ngày nay khi đi nghĩa vụquân sựkhông muốn cầm súng, thì họcó thểghi tên thực tập tại các trung tâm từthiện của Tôn Giáo ấy trong thời gian một năm hay hơn nữa, dĩnhiên là được hưởng lương tượng trưng từchính phủvà chỉcó cơ sởnào được công nhận là một Tôn Giáo mới được thu nhận những người tình nguyện nầy. Khi sống cũng như khi chết, người tín hữu của Tôn Giáo đóđược quan tâm và bảo vệcũng như chăm sóc v.v...
ỞĐức thì có vấn đềđóng thuếlên tín hữu; nhưng các nước Pháp và Hòa Lan cũng như Thụy Sĩvà một sốnước khác ởÂu Châu không có.
ỞĐức cách đây 10 năm vào khoảng năm 1986 một Hội Nghịlớn tập trung hết tất cảcác Tông phái có mặt tại Đức đểđi đến vấn đềthống nhất thành một tổchức lấy tên là BRG (Buddhistische Religion Gesellschaft); nhưng nội bộcó nhiều vấn đềchưa giải quyết được. Ví dụnhư có nhiều hội chưa đủtúc sốđểghi tên nơi Tòa án e.V (eingetragen Verein) và lúc bấy ghiờcũng chưa có hội nào được công nhận là gemeinnütziger Verein, có nghĩa là một Hội Công Ích và TừThiện. Với tư cách nầy, người đóng tiền cúng dường cho Phật Giáo có thểnhận được giấy chứng nhận đểcuối năm xin lại thuếlợi tức của mình. Đây cũng là một quyền lợi; nhưng có lẽlúc đóchẳng ai đểý tới. Mãi đến năm nay (1996) cũng có hơn 10 Hội Phật Tửcủa người Đức có được tư cách nầy.
Thuởđóchính cá nhân tôi có hai đềnghịmà ông Martin Baumann trong quyển sách Deutsche Buddhisten đãdẫn chứng rằng: ỞĐức phải có hai cơ sởcủa Phật Giáo. Một cơ sởdo Tăng Già lãnh đạo, chỉgồm Tăng Ni lo vềlãnh vực tinh thần. Một cơ sởthứhai do Phật Tửlãnh đạo, dưới sựhướng dẫn tinh thần của chư Tăng. Nhưng Đại Hội đãkhông tán thành ý kiến nầy, vì họsợrằng chư Tăng sẽthao túng quyền lực lên Hội, họsợbịlệthuộc, nên không chấp nhận ý kiến đó. Khi tôi đưa ra ý kiến nầy tôi có lý luận rằng: Người Tăng sĩcó giới luật của Tăng sĩ, Cư sĩcó giới luật của Cư sĩ. Không thểngồi ngang hàng đểlàm việc được. Dĩnhiên ai cũng có Phật tánh giống nhau; nhưng ởmột hình thức nào đónhư trong gia đình phải có cha mẹ, con cái, huynh đệ, chứai cũng ngang hàng với nhau thì ai nói ai nghe v.v... Vảlại lúc bấy giờhàng ngũTăng sĩcủa nước Đức chẳng có là bao, nên hầu như không có ai chấp nhận ý kiến của tôi, đểcho đến bây giờvẫn chưa thành lập được một Offenliche Recht của Phật Giáo tại xứnầy.
Điều thứhai là không chấp nhận có Cộng Sản tham dựvào trong tổchức nầy; nhưng họphớt tỉnh và lý luận rằng: Đạo Phật là Đạo TừBi, cánh cửa mởrộng, nên phải thâu nhận mọi Tông phái và chính kiến khác. Điều đórất đúng với một xã hội như Đức; nhưng thửhỏi, tại sao dân Tây Tạng và dân Việt Nam phải lưu vong? Có phái vì nạn Cộng Sản không? Ởtrong nước Giáo Hội bịđàn áp, Thầy Tổ bịbắt cầm tù thì ởtại xứĐức nầy chúng tôi không thểngồi chung với những người Cộng Sản đến từÁ Châu trong Hội nầy đểlàm việc được. Thếlà cuộc họp không thành công, tổchức nào vềtổchức ấy đểlàm việc lại. Phật TửViệt Nam có cái lợi thếlà đông đảo gấp 10 lần các Hội Phật Giáo Đức; nhưng người Việt Nam chỉlà khách ởxứnầy, nên người bản xứhọmuốn quyền lợi của họphải nằm trong tay họ. Điều đócũng đúng; nhưng xét vềphương diện chung thì không lợi được chút nào cả. Trong tương lai Phật Giáo Việt Nam phải đi con đường của mình đãchọn. Nghĩa là có hai tổchức rõ ràng như hiện nay của Chi BộĐức Quốc và của Hội Phật Tử; thì hoạt động Phật sựmới có thểtiến triển một cách tốt đẹp được.
ỞÁo cũng thế,chư Tăng ít, chưa có vấn đề; nhưng nếu một mai đây, không biết khi người xuất gia đông đảo, nhóm Cư sĩnầy sẽgiải quyết ra sao, chờthời gian sẽtrảlời.
Một sốchư Tăng Ni người Âu Mỹqua Á Châu xuất gia, sau đóhọởluôn tại các nước nầy đểhọc đạo và hành đạo tiếp, rất ít người vềlại quê hương của họ. Có lẽtại đây môi trường sinh sống và hoạt động không giống như Á Châu. Tại Á Châu, người ngoại quốc rất được trọng vọng và ưu đãi, nhất là người tu đến từÂu Châu lại càng được kính trọng hơn. Trong khi đó, nếu vềlại quê hương của họ, có thểtrởnên xa lạ. Vì vậy cho đến bây giờtại xứĐức nầy có không quá 20 Tăng sĩngười Đức. Trong khi đósốCư sĩPhật TửĐức độchừng 50.000 người.
Nhìn khắp Âu Châu nước nào cũng có Phật Giáo như ởAnh, Pháp, Hòa Lan, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Sĩ, Ý, Bỉ, Tây Ban Nha, BồĐào Nha, Nga, Tiệp, Ba Lan, Na Uy, Lục Xâm Bảo v.v... nơi nào kinh sách cũng đãđược dịch ra tiếng địa phương, nhất là Tam Tạng Kinh Điển bằng tiếng Pali đãđược dịch ra tiếng Anh và tiếng Đức cũng như tiếng Pháp rất nhiều. Trong khi đó, bên Đại Thừa Phật Giáo Tam Tạng kinh Điển vẫn chưa được dịch hết. Chỉcó kinh Pháp Hoa, Bát Nhã, Dược Sư, Di Đà, Kim Cang là được dịch sang tiếng Đức và tiếng Pháp cũng như một sốtiếng tại Âu Châu. Một Đại Tạng kinh Đại Thừa g��m 100 quyển. Mỗi quyển độ2.500 trang. Như vậy với 250.000 trang Kinh, Luật và Luận, không thểsức của một người, một nhóm người mà làm được. Phải có những nhà nghiên cứu học giả, các Đại Thiền Sư, Đại Pháp Sư hiệp lực và giỏi ngôn ngữcũng như Phật Pháp mới có thểdịch được và phải trải qua nhiều thếhệchứkhông phải chỉtrong một vài năm. Ngay như Việt Nam, Phật Giáo đãcó mặt nơi đây đã18 thếkỷrồi; nhưng Tam Tạng Thánh Điển vẫn chưa dịch ra trọn vẹn bằng tiếng Việt, không phải vì thiếu danh Tăng nhưng vì điều kiện an ninh của quốc gia và vấn đềtài chánh. Đây là những yếu tốchính. Có những bài kinh Bát Nhã được trực dịch từchữHán hoặc chữNhật ra tiếng Đức, tiếng Anh và tiếng Pháp, tụng nghe rất hay. Người dịch vừa trực dịch vừa lột hếtđược ý nghĩa quan trọng theo ngôn ngữcủa địa phương mình. Nhưng đa sốngôn ngữcủa Âu Châu có nhiều tửâm hơn mẫu âm nên rất khó tụng. Trong khi đóngôn ngữÁ Châu đơn âm và mẫu âm nhiều hơn tửâm nên khi tụng lên dễnghe hơn là đọc. Tại Á Châu âm nhạc và lễnhạc của Phật Giáo rất thịnh hành trong khi tán tụng, cũng vì dựa theo cách cấu tạo của ngôn ngữtại đó. Riêng Âu Châu, tôi chưa từng thấy một bài kinh, bài tán nào được phổnhạc như Á Châu; nếu có trong tương lai, có lẽcũng na ná giống nhạc của nhà thờ, vì lẽtheo âm điệu của ngôn ngữtại đây. Tiếng Trung Hoa có 4 dấu giọng và nửa dấu giọng ởâm phụ. Trong khi đótiếng Việt Nam đến 5 dấu giọng, nên khi nghe người Việt Nam nói, gần như là một loại âm nhạc rồi. Trong khi đótiếng Âu Châu nói phải ngoẹolưỡi, gằng giọng, nuốt hơi vào trong bụng v.v... làm cho người ngoại quốc rất khó học. Ngày xưa người ta đãcoi trọng âm nhạc và ngày nay cũng thế, tiếng nhạc lời ca dễđi vào lòng người hơn, do đóbiết đâu một mai đây có những nhạc sư nổi tiếng như Mozart hoặc Beethovel sinh ra tại xứĐức hoặc xứÁo, nơi nổi tiếng vềâm nhạc, thì họlà những người phổlên những nốt nhạc Phật Giáo bằng vần điệu và âm thanh của tiếng nước họ.
Người Âu Mỹđang gặp khủng hoảng vềtinh thần, trong khi vật chất họrất dư thừa. Nên đa sốkhi đến Chùa hoặc các cơ sởPhật Giáo họđều tọa thiền hay học hỏi vềcác phương pháp trịliệu có tính cách tâm lý. Thiền là một cách tư duy, tập trung tư tưởng và phản quan tựkỷ; nhưng người Âu Châu nhiều khi cũng cần thiền đểtrịtâm bịnh của họ. Dưới mắt của Đức Phật, tất cảchúng ta đều là bịnh nhân. Vì vậy giáo lý của Đạo Phật chúng ta có thểhiểu, đólà những chất thuốc chữa bịnh bổdưỡng đểnuôi sống thân thểcũng như tâm thức của con người.
Tại Pháp, người Việt Nam sinh sống ởđây hằng trăm năm vềtrước; nhưng mãi cho đến năm 1975 Phật TửViệt Nam mới tạo dựng được 30 ngôi chùa. Họđến đây sinh sống, làm việc, đi lính, tỵnạn v.v... vì nước Pháp đãđôhộViệt Nam từcuối thếkỷthứ19 đến đầu thếkỷthứ20, gần 100 năm lịch sử. Do đóngười Pháp rất gần gũi với người Á Châu, người Anh cũng thế, trong khi đóngười Đức vẫn còn xa lạvới các dân tộc Đông Phương nầy. Người Pháp cũng là người Âu Châu, nhưng niềm nởhơn người Đức. Người Đức có nền văn hóa cao nhưng kín, lạnh lùng. Trong khi người Pháp cởi mởvà dễchịu, ít bịlệthuộc vềhành chánh như người Đức. Vì vậy khi người Việt Nam sống tại xã hội Pháp dễhội nhập hơn là tại các xứÂu Châu khác. Ngày nay nhiều người Pháp, Ý là Phật Tử, nhiều học giả, cầu thủ, ca sĩv.v... là những tín đồcủa Đạo Phật. Họăn chay, không ăn thịt, ăn cá đểcổvũcho vấn đềtừbi, lợi tha của Đạo Phật. Đây là một điểm thành công vượt bực của giáo lý Phật Giáo đối với những người Tây Phương nầy. Họchuộng Đạo Phật vì triết lý cao siêu ấy. Vì ngoài cõi sống, còn có cõi chết và khi chết không những chỉcó hai con đường đểchọn, mà có sáu đường đểđầu thai vào vòng luân hồi sanh tửhay thoát khỏi cảnh trầm luân đểvào Đại Định của Niết Bàn. Các chính trịgia của Đức, Pháp, Mỹ, Ý ngày nay cũng đãcó cảm tình với Đạo Phật. Có nhiều người ăn chay trường và ngồi thiền hằng ngày trước khi đi vào công sở. Nhờsách vởngày nay bày bán nhan nhản khắp nơi ởÂu Châu và truyền hình, báo chí, phim ảnh cũng đãtrình chiếu hằng ngày về các tin tức Phật Giáo. Đa sốlà những tài liệu rất hay, thỉnh thoảng cũng có một vài cuộn phim táo bạo, nhằm triệt hạuy tín Phật Giáo như của Đại Hàn hay một sốtin tức không nấy tốt đẹp của Phật Giáo Thái Lan cũng được trình chiếu tại các quốc gia Âu Châu nầy. Dĩnhiên cuộc sống và tôn giáo nào cũng có hai mặt của nó. Đạo Đời đều giống nhau. Vì là xứtựdo và phần phán xét công luận xin trảvềcho quần chúng, nên đãcho trình chiếu những phim ảnh như thế, xét thấy cũng công bằng thôi. Không như những xã hội Cộng Sản hoặc độc tài, cứbo bo che giấu, đểmột ngày nào đóbịđổbểra, nó lại càng tai hại hơn nhiều.
Người Anh đãtiếp xúc với Phật Giáo Nam Tông trước Phật Giáo Bắc Tông và họđãgần gũi nền giáo lý nguyên thủy nầy qua việc cai trịcác xứTích Lan, Ấn Độ. Vì vậy các kinh điển được dịch từPali sang Anh ngữđa sốđều được in, ấn tại Anh và từtiếng Anh nầy người Phương Tây mới dịch ra các tiếng của nước sởtại.
Đặc biệt các nước Bắc Âu như Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan có chính sách nâng đỡtôn giáo một cách cụthể. Có lẽvì họnghĩrằng người có tôn giáo là người không gây ra rắc rối trong xã hội, hay nói ít gây ra thì đúng hơn, đểhọdễcai trịvà sắp xếp đời sống an sinh xã hội. Thay vì họphải giúp đỡtrực tiếp cho người di dân, thì họgiúp qua các hội đoàn tôn giáo và từtừđểtừđây các tôn giáo tựlo cho tín đồcủa mình. Một mặt đỡtốn kém hơn. Mặt khác có được sựcảm thông sâu xa giữa người bản xứvà người ngoại kiều. Mặc dầu tôn giáo đãtách rời khỏi chính trịtừthếkỷthứ18 tại Âu Châu nầy; nhưng đây là hình thức nâng đỡtrong một cộng đồng đa văn hóa. Ngày xưa tại Âu Châu, tôn giáo và chính trịlà một, nhiều lúc tôn giáo có quyền hơn chính phủ; nên sau cuộc cách mạng Pháp 14.7.1789 hầu như các thểchếcai trịtại Âu Châu nầy đãđược sửa đổi rất nhiều.
Tại Bắc Âu đa sốnhững tôn giáo như Phật Giáo đều được giúp đỡdưới hình thức như cấp phát cơ sởđểthực hành nghi lễtôn giáo của mình. Tại các nước khác ởÂu Châu tín đồphải đóng góp hằng tháng cho Giáo hội của mình đểcó phương tiện sinh hoạt. Trong khi đótại Bắc Âu như Na Uy hay Thụy Điển căn cứvào sốtín đồcủa Tôn Giáo đóbao nhiêu đểchính phủtrợgiúp một ngân khoản cho mỗi năm, đểchi phí các vấn đềtôn giáo, văn hóa, văn nghệ, giáo dục v.v.... Dĩnhiên chính phủgiúp cho các tôn giáo tại đây không phải chỉthuần vếvấn đềTôn Giáo, mà trong tôn giáo ấy còn có các vấn đềvăn hóa khác như duy trì tiếng mẹđẻ, học thuật v.v...
ỞÂu Châu nầy tuy cùng một châu lục; nhưng thểchếcai trịởmỗi nước khác nhau. Có nước rập theo của Mỹ, có nước riêng biệt như Pháp, Anh, có nước theo chếđộquân chủv.v... nhưng tựu chung nước nào cũng cho tựdo Tôn Giáo. Đây là điều mà bản Tuyên Ngôn Quốc TếNhân Quyền đãđược long trọng ghi vào trong phần đầu của Hiến Chương ấy. Vì con người không phải chỉsống với phần thểxác, mà phải có một tâm linh minh mẫn, tráng kiện. Trong đóTôn Giáo góp phần chính vềviệc thăng hoa trong cuộc sống nội tâm nầy. Chỉcó một sốcác quốc gia Cộng Sản Đông Âu ngày xưa là loại trừTôn Giáo ra khỏi học đường và ngay cảđời sống cá nhân trong gia đình; nhưng ngày nay thì hầu hết các xứĐông Âu đều phục hồi lại giá trịtinh thần nầy một cách mau chóng sau bao nhiêu năm tháng bịchôn vùi trong chếđộCộng Sản.
Các xứBắc Âu ngày nay người địa phương cũng theo Phật Giáo rất nhiều. Bằng chứng là khi ra đường gặp các vịSư, họbiết chắp tay chào hỏi. Các Đại Học lớn tại các Thủđôcủa các xứnầy đều có phân khoa vềTôn Giáo học, trong đóPhật Giáo cũng đãđược dạy đến. Các Thư viện Quốc gia, sách báo Phật Giáo bằng nhiều ngôn ngữkhác nhau được lưu trữtại đây, ai muốn xem xét nghiên cứu đều có thểdễdàng mượn hoặc tham cứu tại chỗ. Cũng có những cuộc triển lãm vềnghệthuật Phật Giáo đến từcác xứÁ Châu hay các buổi hòa tấu lễnhạc Phật Giáo đãđượcnhiều người địa phương tham gia một cách tích cực.
Âu Châu là một xứvăn minh vềkỹnghệvà học thuật tư tưởng. Tại đây đãxuất hiện không biết bao nhiêu vĩnhân và siêu nhân, cống hiến cho thếgiới một cách đa dạng trong sựtiến hóa vềkỹthuật và triết học ngày nay. Trong khi đóÁ Châu cung ứng cho thếgiới những giá trịtinh thần cao cảnhất và các bậc xuất thếnhư Đức Thích Ca, Jesus, KhổngTử, Lão Tữvà Mohamed đãvì con người và cho con người, không phân biệt cội nguồn, chủng tộc, màu da, ngôn ngữv.v... đểnhững tinh thần ấy mãi mãi là gia bảo của nhân loại.
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường