Phật Giáo Với Con Người
Thích Như Điển
---o0o---
CHƯƠNG HAI. (2d)
Tinh thần Phật Giáo
đối với các dân tộc Á Châu và Âu Mỹ
Trong chương hai nầy phần lớn chúng tôi đãtrình bày cho quý vịhiểu qua vềPhật Giáo các nước theo Đại Thừa, bây giờxin mời quý vịkhảo sát qua ảnh hưởng của Phật Giáo đối với con người qua các xứPhật Giáo Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Cam Bốt v.v... Lẽra phải đi vào nội dung từng nước một; nhưng các nước Phật Giáo Nam Phương đều dùng ngôn ngữPali là ngôn ngữchính, do đócó nội dung hành đạo gần giống nhau, trong khi các nước theo Phật Giáo Đại Thừa, mỗi nước dùng một ngôn ngữriêng, nên Đạo Phật tại đócũng bịảnh hưởng ít nhiều với nền văn hóa tại xứđó, khi Đạo Phật được truyền vào.
Nam Phương Phật Giáo là những quốc gia giữđược nguyên vẹn tinh thần truyền thống kểtừthời Đức Phật còn tại thếcho đến ngày nay, nhất là khi Phật Giáo được truyền thẳng từẤn Độqua Tích Lan vào thời vua A Dục và sau đótiếp tục truyền vào các nước Đông Nam Á Châu khác. Tại đây chư Tăng và ngay cảPhật Tửcó thểtụng chung cùng một ngôn ngữPali khi hành lễ.. Trong khi đócác xứtheo Đại Thừa Phật Giáo thì không có thểlàm như thếđược. Cho đến ngày nay chư Tăng các nước Nam Phương Phật Giáo vẫn còn đi khất thực hằng ngày và mỗi ngày chỉăn một bữa trưa. Mỗi năm đều có an cư kiết hạvào 3 tháng mùa mưa. Đời sống chư Tăng vẫn 3 y và 1 bình bát, đi chu du giáo hóa khắp nơi. Họthực tập thiền định và sống đời tĩnh thức. Việc tu gieo duyên như là bổn phận của một người nam trong một thời gian ngắn từ3 tuần lễđến 3 năm được thịnh hành tại Thái Lan, Lào và Cam Bốt. Đây cũng là một cơ hội tốt đểmọi người hành trì giáo lý của Đạo Phật. Người Phật Tửtại gia thường áp dụng Tam Quy NgũGiới, TứDiệu Đế, Bát Chánh Đạo và Thập NhịNhân Duyên vào trong cuộc sống hằng ngày. Vì vậy đi đến các xứnầy, tuy thấy họnghèo nàn hơn các xã hội vật chất Âu Mỹ; nhưng tâm hồn ai cũng rạng rỡvui tươi. Nụcười nào cũng tròn xoe trên đôi gò má, nam cũng như nữ, khi giao tếvới những người chung quanh. Đây cũng là một trong những cách sống của Đạo Phật, thà an bần lạc đạo, còn hơn là giàu sang mà không có được một nụcười. Tiền bạc vốn là phương tiện của cuộc sống, chẳng phải là mụcđích của con người. Vảlại tiền bạc cũng không mua được hạnh phúc và sựan lạc của tâm hồn. Chỉcó những người sống đúng tinh thần của Đạo thì kẻấy sẽđược an nhiên tựtại.
Các xứNam Tông Phật Giáo, chùa viện là nơi đào tạo tăng tài và trong khuôn viên chùa lúc nào cũng có trường học cho dân trong làng đến học, từlớp thấp cho đến lớp cao. Trong khi đóchư Tăng là những giáo sư vềtâm linh lẫn ngôn ngữvà thếhọc cho người đời. Chư Tăng hiến dâng sởtu sởhọc của mình cho quần chúng Phật Tử. Người tại gia có cơ hội làm ăn, buôn bán, nên họđãsẵn sàng cung phụng cúng dường vật chất lên chư Tăng. Như vậy giữa đời sống tinh thần và đời sống vật chất có cơ hội gắn bó nhau. Dĩnhiên một trong hai lãnh vực, mỗi bên phải chấp nhận lấy một, không ai có thểtrọn vẹn cảhai lãnh vực cùng một lúc. Người Tăng sĩkhông thểlàm nhiệm vụcủa người Cư sĩvà ngược lại cũng thế.
Có nhiều người bảo, cứtheo Phạt Giáo Nam Tông mãi như vậy, kinh tếkhông phát triển phồn vinh như các xứPhật Giáo Bắc Tông. Điều nầy chưa hẳn đúng. Vì ngày nay Thái Lan cũng đang phát triển mạnh và nước nầy cũng theo Phật Giáo Nam Tông. Hoặc giảnay mai Miến Điện và Tích Lan cũng trên đàphát triển ấy. Điều ấy chứng tỏrằng văn hóa của Phật Giáo không phải cản trởsựphát triển của nhân loại, mà Phật Giáo giống như một dòng nước, chảy đến đâu sẽhội tụđến đóđểkhếhợp với hoàn cảnh tại mỗi nơi.
Đứng trên quan điểm của Phật Giáo Nam Tông, họnhìn Bắc Tông đều sai với nguyên tắc ban đầu của Đức Phật đãđặt ra, vì phương tiện mà đãsửa đổi phần nội dung của giáo lý. Trong khi đóđứng trên quan niệm của Phật Giáo Bắc Tông thì thấy rằng Nam Tông bảo thủ, không chịu khếhợp với căn cơ của chúng sanh đểphát triển xã hộivà nhất là vấn đềtâm linh của con người. Nhìn từphía nào thì nó cũng đều có cái đúng, cái sai của nó, do vấn đềhoàn cảnh, địa phương hay tập tục gây nên; nhưng chúng ta cũng chớquên một điều là giáo lý của Đạo Phật là vì con người mà tồn tại, chứkhông phải tồn tại vì sựcá biệt nầy hay cá biệt khác của mỗi quốc gia. Giờđây đãnhiều lần trên diễn đàn của Hội NghịPhật Giáo ThếGiới các nhà lãnh đạo tinh thần của hai phái Đại Thừa và Tiểu Thừa đều gọi chỉcó một Thừa. Đólà Bouddhayana (Phật Thừa) chứkhông còn Đại hoặc Tiểu nửa. Cũng có nhiều đềnghịđáng ghi nhớlà: Tất cảchư Tăng Nam Tông nên ăn chay và phía Bắc Tông nên mặc y nguyên thủy. Nếu ThếGiới Phật Giáo chấp nhận được điều nầy, quảlà điều rất lợi ích và thiết thực cho ThếGiới Phật Giáo ngày mai, nhìn đâu đâu cũng chỉthấy một bóng y vàng và cùng với tha nhân đồng loại tôn trọng sựsống của các sinh vật khác bằng lòng từbi, nên không ăn thịt của chúng, dầu cho đólà loại tam tịnh nhục, như thời Phật còn tại thếđãcho phép chư Tăng dùng đến.
Đạo Phật đãgắn liền với vận nước của các dân tộc nầy từhơn 20 thếkỷqua, nên mỗi bước đi, nhịp thởcủa dân tộc cũng là mỗi tiến trình chuyển tiếp của Phật Giáo đối với sựsống còn của mỗi dân tộc Nam Phương. Ngày nay mặc dầu tại Đông Nam Á Châu có nhiều xứPhật Giáo không còn là quốc giáo nữa, mà có nhiều người đãbỏPhật Giáo đểlàm tín đồcủa các tôn giáo khác. Điều ấy nói lên sựtựdo, mởcửa và tựdo tín ngưỡng của con người, chứquyết rằng chẳng phải Đạo Phật không còn hấp dẫn với con người nữa, nên người ta mới theo đạo khác. Phải nhìn lại bối cảnh lịch sửvềchính sách thực dân địa của Phương Tây đối với các xứĐông Nam Á Châu nầy thì ta hẳn rõ.
Việt Nam là một quốc gia mà ảnh hưởng được cảhai nền văn hóa Phật Giáo Bắc Phương cũng như Nam Phương. Vậy chúng ta thửkhảo nghiệm xem Phật Giáo đãđóng góp gì cho dân tộc nầy trong suốt dòng lịch sửmấy mươi thếkỷqua ?
Có 2 giảthuyết cho rằng Phật Giáo Việt Nam phần lớn được truyền sang từphương Bắckểtừthời Bắc thuộc lần thứnhất do các vịSư người Trung Hoa mang sang; nhưng cũng có thuyết cho rằng: Các nhà Sư Ấn Độdi chung với các thương thuyền của người Ấn trước khi qua buôn bán với Trung Hoa thì những vịSư nầy đãghé qua Việt Nam. Nên có thểnói rằng Phật Giáo đến Việt Nam trước khi đến Trung Hoa. Đây có thểcũng là một giảthuyết, còn đúng hay sai, nhiều người sẽtìm kiếm thêm nữa. Khi các vịSư Ấn Độđến đây có lẽhọnghĩrằng chỉghé qua Việt Nam đểdừng chân thôi; nên những năm tháng đầu tiên họđãchẳng xây dựng một cơ sởnào đểlại xứGiao Chỉlúc bây giờ, mà chỉthấy ảnh hưởng của Phật Giáo Trung Hoa mạnh hơn, có lẽdo sựđôhộcủa người Trung Hoa mà dân tộc Việt ảnh hưởng văn hóa Hán nhiều hơn, nên dễchấp nhận những tư tưởng và học thuật đến từphương Bắc chăng? Còn Phật Giáo đến từẤn Độcòn xa lạvới ngôn ngữcũng như phong tục tập quán của người Việt Nam thì phải ?
Nhưng dầu đến từphương nào đi chăng nửa thì Phật Giáo Việt Nam cũng đãđóng góp cho dân tộc Việt Nam rất nhiều qua các thời kỳdựng nước và giữnước trong suốt dòng lịch sửcủa 18 thếkỷqua. Những thếkỷđầu khi Phật Giáo mới vào Việt Nam cũng chưa có gì khởi sắc; nhưng điều đặc biệt ởđây là nhân dân Việt Nam cũng đãchấp nhận tư tưởng, nghi lễcủa Phật Giáo một cách dễdàng. Vì lẽnền tôn giáo ấy không phản lại những gì mà dân tộc Việt Nam lúc ấy đang tôn thờ. Đólà đạo làm người; có bổn phận phải hiếu thuận với cha mẹvà giữđúng lễnghĩa với anh em, bà con thân thuộc. Đi xa hơn nữa, dân Giao Chỉlúc bấy giờchỉthờnhững vịthần như: Thần núi, Thần sông, Thần biển, Thần lửa, v.v... Đây cũng là những tôn giáo cổtruyền của các dân tộc thời tiền sửvậy. Họsống và tin rất đơn thuần vào những đấng chúa tểcủa mỗi loài đểhọan tâm mà làm ăn sinh sống. Trong khi đóPhật Giáo cũng mang đến cho họmột sựan lạc của nội tâm; nên họđãchấp nhận Phật Giáo một cách đơn thuần như các loại thần vừa kể.
Đến thếkỷthứ9, nước Việt Nam vẫn còn lệthuộc người Trung Hoa, cho đến khi Ngô Quyền dựng nước, xưng vương năm 968 thì Việt Nam mới chính thức đi vào nền tựchủcủa dân tộc và nền tựchủấy kéo dài cho đến thếkỷthứ19; gần 1.000 năm sống trong hạnh phúc ấm no. Tuy cũng có một sốthời nhiễu nhương như Hậu Lê và Trịnh-Nguyễn phân tranh; nhưng so với các thời thựcdân đôhộcủa phương Bắc hoặc phương Tây, Việt Nam vẫn còn tiếng nói độc lập của giống nòi.
Từnăm 1010 đến 1222 và từnăm 1222 đến năm 1400, gần 400 năm qua hai triều đại Lý-Trần. Đây là thời lịch sửvàng son nhất của dân tộc, trong đóPhật Giáo đãđóng góp rất nhiều nhân lực cũng như vật lực cho Quốc gia, Dân tộc và Đạo Pháp. Vua Lý Thái Tổtức Lý Công Uẩn xuất thân từcửa Thiền và Thầy của mình lại làm Quốc sư cho đầu triều Lý, thì đây là một cơ hội rất tốt đểnhà vua thực hiện ý nguyện của mình. Đólà quang phục tổquốc và trùng hưng Phật Giáo. Với tư cách là một Phật Tử, vua Lý Thái Tổvà Hoàng Hậu sau khi lên ngôi đãcho dựng rất nhiều chùa và giúp đỡhỗtrợcho chư Tăng khắp nước, mởkho chẩn thí khắp những miền đói kém và giảm thuếtô cho những người không có khảnăng đóng góp cho chính quyền. Một ông vua như thế, không những chỉngười có đạo được nhờ, mà khắp cảbá tánh trong thiên hạđược hưởng phước lây. Điều ấy từđâu mà có được, nếu không nói nhờảnh hưởng của Phật Giáo lên ông vua mà có. Đây chính là lòng từbi vịtha của một bậc quân vương, lại là một Phật Tử. Có nhiều người phê bình rằng khi Lý Thái Tổlên ngôi chỉbiết có chùa chiền, còn không lo đến các việc khác. Điều ấy hẳn nhiên là hoàn toàn không đúng. Vì lẽ, trong nước lúc bấy giờchưa có đạo gì khác ngoại trừĐạo Phật. Khổng Giáo và Lão Giáo cũng dựphần vào đó, vì các nhà vua triều Lý và triều Trần đều cho hai tôn giáo kia phát triển; nên thời kỳnầy gọi là thời kỳTam Giáo đồng quy mà. Nghĩa là ba tôn giáo cùng trởvềmột nẻo đạo.Đóchính là con đường hướng dẫn tha nhân biết ăn hiền ởlành và biết lo cho nước cho đạo khi quốc gia, đạo pháp cần đến sựhy hiến của nhân dân.
Thiền Sư Vạn Hạnh là một vịQuốc sư cảhai triều, triều Lê cũng như nhà Lý. Ngài đãcó cái nhìn rất khoán đạt khi thấy vận nước đãsuy, cần phải chấn chỉnh, nên đãkhông vì tình riêng mà nhân nhượng sựlỗi đạo của vua Lê, nên đãhết lòng khuyên vua, mà vua không nghe, vì vậy triều Lý mới được thành hình. Khi làm Quốc sư cho triều Lý chắc là bổng lộc nhiều lắm; nhưng Vạn Hạnh Thiền Sư đãchẳng màn đến lợi danh, mà Ngài sau khi làm quốc sựlại lui vềchốn am thiền. Theo thơ văn của Ngài chúng ta biết được điều đó.
"Thân như bóng xếchiều tà
Cỏxuân tươi tốt thu qua rụng rời
Sá chi suy thạnh cuộc đời
Thạnh suy như hạt sương rơi đầu cành"
Đọc 4 câu thơ nầy chúng ta đãhiểu tâm trạng của Quốc sư. Đây chính là giáo lý căn bản của nhà Phật, dạy vềsựvô thường của nhân thế. Không nên vì bảlợi danh, mùi phú quý mà quên đi cảnh sống khổcực của dân lành và hãy ý thức rằng cuộc đời không có gì là chắc thật cả, vì nó sẽbiến thiên theo sựđổi thay của lịch sử. Chỉcó những người hiểu đạo mới làm được việc ấy mà thôi.
Qua triều Trần có nhiều ông vua rất hiểu đạo Phật, như vua Trần Thái Tôn hay Trần Nhân Tôn, chính nhà vua cũng đãđi xuất gia cầu đạo, hay Huyền Trân Công Chúa, có thểnói rằng một hiện thân của Quan ThếÂm BồTát cũng không ngoa. Đặc biệt lịch sửvẫn nhắc mãi vềchiến công oanh liệt của Hưng Đạo Vương qua Hội NghịDiên Hồng, lấy tinh thần Phật Giáo đểđuổi tan giặc Mông Cổ. Đây có thểnói là điều có một không hai trong lịch sửnước nhà.
Lâu nay chúng ta học lịch sửvẫn nghe nhắc tới Hội NghịDiên Hồng; nhưng rất ít thấy sửxanh nào nói vềtinh thần của Phật Giáo ởtrong đó. Nơi đây chúng ta cũng nên làm rõnét hơn vềcông việc đại phá quân Mông Cổcủa tiền nhân chúng ta. Giảthiết rằng, quân Mông Cổđến Việt Nam vào thuởcuối Trần đầu Hồ, chắc chắn Việt Nam chúng ta đãthua trận; nhưng quân Mông Cổđãđến Việt Nam vào lúc mà Phật Giáo đang thịnh hành, tinh thần Phật Tửrất cao đểlo dựng nước và giữnước, nên quân Mông Cổthua là phải. Các tướng tài như Hưng Đạo Vương và những người con trai của ông đều là những người Phật Tửthuần thành của Phật Giáo. Các tướng Yết Kiêu, Dã Tượng cũng là những người đãlàm cho quân Mông Cổthất điên bát đảo. Các bô lão, các phụnữvà ấu nhi lúc bấy giờ, ai ai cũng vì sựmất còn của dân tộc mà đứng lên gìn giữnon sông, tay trong tay, lòng trong lòng, quyết chí đánh tan giặc ngoại xâm. Tinh thần ấy là tinh thần tựchủcủa dân tộc và có thểkhẳng định rằng, chỉcó thểphát sinh ra khi Phật Giáo đang vững mạnh.
Đọc sách sửPhật Giáo Trung Hoa, Đại Hàn, Nhật Bản chúng ta thấy những bậc Đại Sư như Huyền Trang, Dogen v.v... trong đócũng có sựhóa thân của Quan ThếÂm BồTát đểđộsanh như Quan Âm Thiện Sĩ, Ni Cô Diệu Thiện, Quan Âm ThịKính v.v... nhưng ít ai nhắc đến Huyền Trân Công Chúa, con của vua Trần Nhân Tôn trên lịch sửthếgiới. Nàng vì nợnước tình nhà mà chịu đi làm dâu Chiêm Quốc đểmang vềcho nước mình một bờcõi rộng rãi hơn. Nếu đókhông phải là tấm lòng của kẻbiết hy sinh vì kẻkhác trong tinh thần BồTát Đạo thì chắc rằng nàng đãkhông thực hiện lời dạy bảo của vua cha. Sau khi chồng chết, nàng vềlại với cốquốc đểcư tang cho chồng và lobáo đền công đức sanh thành của phụvương và hoàng hậu. Cuối cùng rồi nàng cũng đi tu đểgiũsạch bụi trần và suốt bao nhiêu năm tháng trong cuộc đời còn lại Huyền Trân Công Chúa đãtrởthành một Ni Cô tại Ngọa Vân Am trên núi Yên Tửđểlo bềkinh kệ. Đây cũng có thểgọi là một Quan Âm tái thếcủa Việt Nam, sinh vào nhà hoàng tộc đểđộcho gia đình cũng như người khác chủng tộc. Gương sáng ấy của Huyền Trân Công Chúa mãi đến bao giờsửsách vẫn còn ghi.
Lịch sửvẫn là lịch sử, dầu cho ai đócó bẻcong ngòi bút đểviết thiên vịcho một mục đích nào cũng không thểnói sai sựthật được. Cuối cùng rồi sựthật phải trảvềcho sựthật mà thôi. Có nhiều sửgia sau nầy vì không thích Phật Giáo nên đãvô tình hoặc cốý cho rằng các vua tôi đời Lý hay đời Trần chỉcốtình nâng đỡPhật Giáo mới được như vậy và trong khi chưa lo xây lăng tẩm, đãcho dựng chùa chiền khắp nơi khắp chốn. Nhưng xét cho cùng trong 1.000 năm tựchủtừđầu thếkỷthứ10 đến cuối thếkỷthứ19 chỉcó 400 năm nầy là đáng nói hơn cảmà thôi. Trong 400 năm lịch sửấy bên trong yên ổn, bên ngoài giặc đến phải run; văn hóa, học thuật, kinh điển, văn nghệv.v... tất cảđều được phát triển một cách mãn khai và ngày nay văn hóa Phật Giáo của hai triều đại nầy vẫn còn sót lại tại miền Bắc Việt Nam qua các hình ảnh chùa chiền hay chuông, trống, pháp khí v.v... Đólà do ảnh hưởng của Phật Giáo vậy.
Khi đất nước suy vong, Đạo Phật cũng phải nép mình vào nơi uyên nguyên của nó. Vì những người chăn dân trịnước không biết đạo và chính họlà những người thiếu đạo đức của tôn giáo thì làm sao dân chúng có thểnoi theo và tôn thờhọ. Đạo Phật trong những thời kỳnầy dường như thờơ với thếsự. Các vịĐại Sư đều lánh xa chốn thịthành, đi tìm núi cao rừng thẳm đểtu hành. Vì cuộc thếquá đổi thay. Điều đáng nói ởđây khi Phật Giáo thịnh, Phật Giáo vẫn cho các tôn giáo khác phát triển đồng thời. Trong khi đócác tôn giáo khác mạnh, họlại tìm cách tiêu diệt đối phương. Vảchăng cái từbi của Đạo Phật đãhóa giải được hận thù và tấm lòng vị tha nầy, Đạo Phật đã đi vào thiên thu của lịcn sử?
Khi người Pháp đến, mang tới cho Việt Nam một đạo mới. Đó là Thiên Chúa Giáo. Trên nguyên tắc, mỗi đạo giáo sẽ giúp cho con người tìm về nẻo chân thiện mỹ. Nhưng đạo nầy ở thế kỷ thứ 18, 19 đã toa rập với các thế lực của đế quốc La Mã mà bành trướng với chủ nghĩa thực dân địa của Phương Tây, nên khi đến Đông Phương rất khó được chấp nhận. Thuở đương thời, như cô dâu bị ép gả về nhà chồng, cho một chàng rể chưa bao giờ quen biết. Văn hóa giữa Đông và Tây rất khác nhau. Vì người Phương Đông hướng về nội tâm, còn người Phương Tây hướng ra bên ngoài để tìm kiếm một vật gì đó, nên không gặp nhau là phải.
Khi đạo Thiên Chúa đến Việt Nam, ở đây dân tộc Việt Nam đã có Đạo Phật, Lão và Khổng Giáo. Vì vậy giáo lý của Đạo nầy khó lòng mà vào sâu trong lòng dân tộc, vì vậy thực dân đã tìm mọi cách dụ dỗ những người có quyền thế đổi đạo để được hưởng bổng lộc và công ăn việc làm. Thời nào cũng thế, ở đâu cũng có kẻ xu thời vì địa vị, vì nồi cơm manh áo rồi sau đó mới đến niềm tin ; nên dần dà đạo mới nầy đã cóchân đứng trong đất nước Việt Nam. Người Việt Nam không thù ghét gì đạo Thiên Chúa, nhưng chỉtrách vì chủnghĩa thực dân của Phương Tây mà họđãlàm cho ít nhiều dân tộc tính của Việt Nam bịthay đổi. Ví dụnhư thuởbấy giờngười Việt Nam chúng ta thờcúng TổTiên; nhưng đạo Thiên Chúa thì không cho phép. Đạo Phật thì không có thờmột chúa;nhưng đạo Chúa chủtrương có một đấng tạo hóa v.v... So ra thì giữa hai giáo lý của hai tôn giáo nầy còn nhiều vấn đềdịbiệt lắm và vấn đềnầy vẫn còn kéo dài mãi cho đến thếkỷthứ20 nầy.
Thếkỷthứ18, 19 và đầu thếkỷthứ20 nầy, Phật Giáo Việt Nam đã không có một hoạt động tích cực nào cho quốc gia và xã hội, ngoại trừviệc thu mình trong am viện đểtụng kinh bái sám và chờthời. Nên chúng ta có thểnói rằng khi quốc gia hưng thịnh thì Đạo Phật cũng hưng thịnh. Khi quốc gia suy vong thì Phật Giáo cũng tàn lụi theo. Điều ấy chứng tỏrằng sựthịnh suy của Phật Giáo gắn liền với sựthịnh suy của Dân Tộc.
Mãi đến giữa thếkỷthứ20 những phong trào chấn hưng Phật Giáo mới thành hình nhưng rủi thay, đất nước bịchia đôi, nên nhân tâm ly tán và đạo pháp vẫn còn bịphân hóa giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam. Miền Bắc theo chủnghĩa Cộng Sản từnăm 1954 đến nay. Miền Nam theo chếđộCộng Hòa từnăm 1954 đến 1975 và sau đólại bịmiền Bắc thôn tính đểbiến Việt Nam trong hiện tại thành một nước Cộng Sản. Trong khi đóPhật Giáo tại hai miền vẫn khó nhọc lắm mới có thểngoi mình lên mà tồn tại, vì sựđộc tài đảng trịkhông cho các tôn giáo khác phát triển như của Cộng Sản, hoặc không có sựbình đẳng giữa các tôn giáo như dưới thời Ngô Đình Diệm tại miền Nam Việt Nam vào thời điểm 1963.
Nhưng lịch sửđãsang trang, khổđau và cừu hận đãbiến thành nước mắt.Chỉcòn lại dòng sửViệt và sửPhật Giáo phải viết tiếp những trang sửcòn lại lên giấy trắng mực đen đểngười đời sau chiêm nghiệm lại.
Đúng ra Phật Giáo Việt Nam đãthểhiện nơi việc ứng thếcũng như xuất thếqua 3 Tông phái chính. Đólà Thiền Tông, Tịnh ĐộTông và Mật Tông. Cả3 Tông phái nầy vẫn còn tồn tại ởViệt Nam tựngàn xưa đến nay; nhưng trong hiện tại Tịnh ĐộTông rất thịnh hành từthếkỷthứ18 cho đến ngày nay.
Ngoài ra Việt Nam là một quốc gia nằm cạnh hai lân quốc theo Nam Tông Phật Giáo. Đólà Cam Bốt và Lào. Có lúc Cam Bốt đãcảnh cáo rằng Việt Nam đãvi phạm chủquyền và lấn đất sang quốc gia của họ, nơi có nhiều người Khmersinh sống. Tại Cam Bốt Phật Giáo Nam Tông là quốc giáo đãnhiều đời. Trên từQuốc vương, Hoàng hậu cho đến hoàng thân quốc thích đều theo đạo Phật; nên ảnh hưởng của Đạo Phật tại xứnầy rất mạnh. Từđóhọsang Nam Việt Nam đểtruyền đạo cũng rất dễdàng. Ngoài ra Phật Giáo Nam Tông Việt Nam còn được truyền sang từTích Lan, hay chính những vịsư Việt Nam ra đi du học đến các nước Thái Lan, Tích Lan, Ấn Độ, Cam Bốt, Lào v.v... rồi mang Phật Giáo Nam Tông vào Việt Nam vào đầu thếkỷthứ20 nầy. Vì thếtại Việt Nam ngày nay có 2 Tông phái chính. Đólà Đại Thừa Phật Giáo và Nam Tông Phật Giáo mà ít có quốc gia Phật Giáo nào trên thếgiới có được điều kiện như vậy.
Có nhiều người hỏi: Đạo Phật là đạo TừBi. Tại sao ởViệt Nam và Cam Bốt vẫn xảy ra chiến tranh triền miên và huynh đệgiết nhau tương tàn, tương sát như vậy?
Mỗi một dân tộc có một cộng nghiệp và biệt nghiệp khác nhau. Ngay cảtrong gia đình, các anh chịem sinh ra cùng cha cùng mẹ, cùngđi học; nhưng khi ra trường, mỗi người làm mỗi nghềkhác nhau. Người giàu có,kẻnghèo nàn. Người sống một cuộc đời sung túc; nhưng cũng có nhiều người sống chật vật. Đến khi chết, mỗi người cũng chết khác nhau. Có cái chết rất êm thắm; nhưng cũng có lắm cái chết rất khổđau. Đólà anh em ruột mà còn như vậy. Còn ởđây là cảmột quốc gia, một dân tộc, thửhỏi có biết bao nhiêu vấn đề. Từđiểm nầy chúng ta có thểsuy ra rằng: mỗi người sinh ra trong cuộc đời nầy đều do nghiệp lực của chính mình ởđời trước mà thành. Trong hiện tại những gì chúng ta gặt hái được, chỉlà kết quảcủa kiếp trước mà thôi. Từđây vềsau nếu có gây tạo nghiệp gì, sẽlà nhân và quảcho kiếp kếtiếp nữa. Cứthếmà mãi trôi theo dòng luân hồi sanh tử.
Dân tộc Việt Nam hay Cam Bốt vốn thấm nhuần tinh thần của Phật Giáo; nhưng có nhiều người đãgiết hại biết bao nhiêu sinh mạng của con người trong chiến tranh như Pon Pôt chẳng hạn. Đólà do biệt nghiệp của ông ta và do cộng nghiệp của dân tộc Cam Bốt mà có. Còn Đạo Phật chỉdạy từbi,lợi tha cho kẻkhác chứkhông đi giết hại tha nhân. Chỉcó con người làm sai đạo, chứđạo dạy không sai. Việt Nam cũng vậy, là một quốc gia theo Phật Giáo lâu đời nhưng cũng do biệt nghiệp và cộng nghiệp của mỗi chúng sanh trong xã hội đó, nên Việt Nam đãbiến thành nồi da xáo thịt. Khi nghiệp báo đãtrảxong, đất nước sẽthanh bình. Cũng giống như một cơn giông bão qua mặt hồ, nước nơi ấy lại nổi sóng. Sóng ấy cũng chính từnước mà có; nhưng sóng sẽyên khi gió không còn xao động nữa. Ởđây gió nghiệp của dân tộc Việt Nam lâu hay mau là do nguyên nhân đời trước kết hợp mà thành vậy. Nhưng theo định luật nhân quảcủa nhà Phật thì không có một loại nhân nào tác thành mà không gặt hái một kết quả. Ví như một trái trên cành cây, khi thành hình,ắt phải lớn lên, già và chín, ủng thối. Cuối cùng rụng xuống lại nơi gốc, nếu không có người hái. Một chủnghĩa dầu hay đến đâu cũng phải thay đổi, vì lịch sửđãchứng minh điều đó. Một tôn giáo vẫn luôn luôn tồn tại qua mấy ngàn năm lịch sửtheo sựthăng trầm của nhân loại nhưng vẫn không bịtiêu diệt, vì tính cách phổcập của nó.
Suốt 25 thếkỷqua Phật Giáo đãcó mặt tại Á Châu và suốt dòng thời gian dài đăng đẳng ấy Phật Giáo đãđóng góp phần mình vào sựhưng thịnh cũng như chịu chung sốphận khi quốc gia bịsuy vong. Mong rằng với tinh thần nầy Đạo Phật đi đến đâu, sẽlà một chất liệu dưỡng sinh trong cuộc sống tâm linh của mọi người. Đạo Phật đi đến đâu không bằng binh hùng tướng dũng, mà chỉâm thần len lõi vào lòng người như nguồn suối thiên nhiên thấm dần vào ruộng đồng và cây cỏvậy. Con người ởđâu còn đau khổ, ởđócòn có sựhiện thân của Đạo Phật. Suốt 20 thếkỷqua, người Á Châu ít có cơ hội giao thương với người Âu Mỹnên ít có sựtrao đổi vềlãnh vực nầy. Sơ khởi là những người buôn bán bằng tàu biển từthếkỷthứ16, 17. Người Âu Châu đãđến Á Châu; nhưng họcũng mang theo những đoàn thương thuyền ấy một đạo khác, nhằm đểgiới thiệu với người Á Châu. Trong khi đóngười Á Châu thì không được cái cơ may đó. Trong những đoàn thương nhân và truyền giáo nầy cũng có lắm người tìm hiểu vềphong tục, tập quán và tôn giáo tại Á Châu; nên cũng đãcó lắm người say mê theo nghiên cứu Đạo Phật. Sau khi vềnước, họphổbiến những giáo lý căn bản cho người địa phương tìm hiểu. Thuởban đầu của ba bốn trăm năm trước, mọi phương pháp học đạo hay truyền đạo nó không nhanh chóng hoặc khoa học như ngày hôm nay, nên sựtrao đổi, thông cảm giữa các tôn giáo vẫn còn dẫm chân tại chỗ. Cách đây 200 năm vềtrước, một triết gia người Đức, tên là Schopenhauer đãcảm nhận được giáo lý của Đạo Phật và cho đến đầu thếkỷthứ20 nầy giáo lý của Đạo Phật đãảnh hưởng rất mạnh đến các học giảngười Âu Mỹtrên phương diện nghiên cứu khoa học. Ví dụnhà Bác học Albert Einstein là một người Đức gốc Do Thái sau khi tìm hiểu các tôn giáo, ông ta nói rằng:
"Tôi là người không có tôn giáo; nhưng nếu chấp nhận một tôn giáo nào đólàm tín ngưỡng cho mình thì tôi sẽchấp nhận Đạo Phật".
Một nhà Bác học ởthếkỷthứ20 nầy đãthốt ra được điều đó, thì đủđểchứng minh rằng giáo lý của Đức Phật vẫn còn tồn tại với không gian và thời gian dài lâu hơn nữa.
Trong thếkỷthứ20 nầy tại Âu Châu đãcó 3 nguồn phát nguyên chính của Phật Giáo đến từÁ Châu. Đólà Nam Phương Phật Giáo, Thiền, thuộc Đại Thừa Phật Giáo; Tịnh Độthuộc Đại Thừa Giáo và đặc biệt Mật Tông thuộc Phật Giáo Tây Tạng cũng thuộc vềĐại Thừa Phật Giáo. Nói chung, có 2 phái chính được truyền vào đây. Đólà Nam Tông và Bắc Tông Phật Giáo.
Khi những người Tây Phương qua Á Châu tìm hiểu đạo Phật, họvềlại xứ, viết lại những điều mắt thấy tai nghe, và học hỏi được đểcho dân địa phương tìm hiểu. Thếlà trong đócó nhiều người phát nguyện tin theo giáo lý nầy. Do vậy họphải tìm đến ngọn ngành. Ví dụBác sĩPaul Dahlke ởBerlin đãbăng bộđến Tích Lan vào đầu thếkỷthứ20 nầy đểtìm sư học đạo. Dr. Petri tức Thượng Tọa Anurudha đãđến Việt Nam trong 10 năm từ1969 đến 1979 xuất gia học đạo và hành đạo tại đó. Ngoài ra có vịLạt Ma danh tiếng người Đức tên là Govinda cũng đãđi vào lịch sửcủa người Đức ởđây. Ngài đầu tiên tu theo Nam Tông, sau đóqua tham cứu với Phật Giáo Tây Tạng và cuối cùng đãchọn ra con đường của mình. Những sách vởcủa Ngài viết vềPhật Giáo đãcó một tầm ảnh hưởng sâu sắc trong dân tộc Đức cũng như các người Âu Mỹkhác. Ngài là một người Âu Châu nên dưới nhãn quan của Ngài, nhận xét vềPhật Giáo cũng có nhiều điều khác lạhơn người Á Châu.
Ảnh hưởng thứ2 đối với Phật Giáo Âu Châu là Thiền của Nhật Bản từđầu thếkỷthứ20 nầy. Thiền tiếng Nhật gọi là Zen, cũng cùng với ý nghĩa Dhayna hay Ch'an vậy. Nhưng ngày nay nhiều người Âu Mỹhiểu rằng: Zen là Đạo Phật hay một tông phái to lớn lắm trên thếgiới: nhưng thực ra thì trái ngược lại. Ngày nay ởNhật Bản những người theo Thiền học ít hơn là Tịnh ĐộTông. Thiền Nhật Bản cũng từTrung Hoa mà sang, Thiền Trung Hoa cũng từẤn Độmà có; nhưng khi Thiền đến xứNhật đãtrởthành Thiền của Nhật. Ngoài ra ít có người lưu ý đến sựxuất xứcủa nó tựngàn xưa.
Khi Daietsu Suzuki đến Âu Châu, đãgiới thiệu Zen của Nhật Bản cho người Anh đầu tiên. Sau đóngười Pháp, người Đức và ngày nay khắp cảÂu Châu rất hiếm Phật Tửđịa phương mà không biết đến Daietsu Suzuki. Ông ta là một học giảcủa Thiền. Không phải là một Thiền sư, vì ông không xuất gia, mà chỉlà một tại gia Cư sĩ, có vợngoại quốc người Anh và hầu hết các tác phẩm của ông đãđược vợông ta hiệu đính đểkhông xa lạvới người Âu Mỹmấy, khi đọc sách của ông.
Đức Phật dạy rất nhiều pháp môn, trong đócó Thiền là một, chứkhông phải Phật chỉ dạy có pháp môn Thiền. Tùy theo căn cơ của mỗi chúng sanh thích hợp với ngành nào thì theo ngành ấy. Ví dụcó người thích Tịnh ĐộTông hơn mà không thích Thiền, thì có thểtu Tịnh Độ. Đối với người Âu Mỹhọthích Thiền hơn. Vì Thiền là khai quật khảnăng nội tại, chính tựlực của mình làm nên Phật, Thánh. Còn Tịnh Độnương vào tha lực của chư Phật, nhất là của Đức Phật A Di Đàđểđược vãng sanh vềthếgiới Cực Lạc. So ra trên thực tế, người Âu Châu thấy giống Thiên Chúa Giáo trên hình thức cứu rỗi linh hồnvà tội lỗi. Nên họít theo. Nhưng nếu hiểu đúng theo tinh thần Tịnh ĐộTông như có lần đãgiải thích bên trên thì Tịnh Độcũng phải cần tựlực chứkhông phải hoàn toàn nương vào tha lực. Ví dụnhư khi được Đức Phật A Di Đàvà hai vịBồTát Quan ThếÂm và Đại ThếChí tiếp dẫn vềthếgiới Cực Lạc thì chính mình phải tu mới có thểchứng được những quảvịtiếp tục. Nếu không, cũng mãi mãi là một chúng sanh ởcõi Cực Lạc mà thôi. Ởđóchỉlợi một điều là không bịđầu thai trởlại cõi Ta Bà nữa; chỉđơn giản thế thôi. Còn Phật và chư vịBồTát chỉtrợduyên cho chúng sanh. Nguyên tắc là như vậy nhưng lắm người lầm tưởng, cầu Phật đểđược Phật độrồi giao thân tâm nầy cho Phật, thếlà xong. Đólà ý niệm của đa sốngười ởcác nước Á Châu theo Phật Giáo Đại Thừa. Vìvậy Tịnh ĐộTông rất khó phát triển ởnhững xứÂu Mỹnầy.
Trong khi đóMật Tông Đại Thừa Giáo được rất nhiều học giảTây Phương học hỏi, nghiên cứu đến cũng như quy y Tam Bảo với Tông phái nầy. Trước khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đi tỵnạn (1959), ảnh hưởng của Phật Giáo Tây Tạng không có nhiều ởPhương Tây, mặc dầu trước đóngười Phương Tây cũng đãtìm cách vào sâu trong đất nước Tây Tạng đểtìm hiểu và sau đóvềÂu Châu viết sách kểlại những chuyến du hành mạo hiểm nầy.
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đi tỵnạn, cùng với Ngài đãcó hàng trăm ngàn dân chúng Phật Tửvà Tăng sĩđi theo. Đây là một điều cần thiết đểphát huy Phật Giáo Tây Tạng tại hải ngoại ngày nay. Những năm tháng đầu tiên, chính Đức Đạt Lai Lạt Ma và triều đình của Ngài cũng như Tăng sĩphải làm quen với đời sống ởngoại quốc, nơi đókhông phải quê hương của mình, thuộc vềmiền Bắc xứẤn Độ. Dần dà từDharamsara nầy, thủđôtạm của Tây Tạng lưu vong đãlàm cho thếgiới chú ý đến. Từđây đãcó những bậc Đại sư sang Âu Mỹđểhóa độcho dân bản xứ. Hoặc giả, dân Âu Mỹcũng có cơ hội trực tiếp đến Dharamsa đểhọc hỏi tôn giáo huyền bí nầy. Thật ra Tây Tạng cũng là Phật Giáo Đại Thừa như Trung Hoa, Nhật Bản hay Việt Nam thôi; nhưng họcó điều đặc biệt là chú tâm vào tái sanh. Vảlại giáo lý nầy có tính cách truyền thừa liên tục, nên họđãđược lưu tâm nhiều hơn các quốc gia Phật Giáo khác, cũng là điều dễhiểu. Một điều càng dễhiểu hơn nữa, chính Đức Đạt Lai Lạt Ma là một hóa thân của Đức Quan ThếÂm BồTát. Ngài là một vịThánh Tăng đương kim là Quốc vương của Tây Tạng. Đứng đầu trên thếquyền và pháp quyền; nên đây cũng là cơ hội tốt đểmang đạo Phật đến cho người Tây Phương.
Có nhiều vịSư Tây Tạng không rành ngoại ngữ; nhưng cũng có thểđến Âu Mỹđểgiáo hóa như thường. Họsẽkhông gặp khó khăn gì vềvấn đềnầy, vì người Âu Mỹhôm nay, có rất nhiều người giỏi ngôn ngữTây Tạng làm thông dịch cho các vịĐại sư nầy. Giáo lý họdạy là Bát Nhã, tánh không, luân hồi, khổ, không, vô ngã, v.v... nhưng đi sâu hơn vào vấn đềthực tu và thựcchứng; nên đãđược các học giảÂu Mỹthích thú nghiên cứu vềPhật Giáo Tây Tạng nhiều hơn là các nguồn Phật Giáo khác. Dĩnhiên Nam Tông với hệngôn ngữPali là Phật Giáo chính thống rồi; nhưng với ngôn ngữnầy và cách hành trì nầy người Âu Mỹít thích hợp hơn là ảnh hưởng của Phật Giáo Đại Thừa, nhất là Phật Giáo Tây Tạng. Bây giờởđâu, khắp Âu Châu, MỹChâu và Úc Châu hay ngay cảÁ Châu, ảnh hưởng của Phật Giáo Tây Tạng ngày càng mạnh dần.
Nhìn chung sựhội nhập của tư tưởng Phật Giáo cho người Âu Mỹrất nhanh và hợp với trình độhiểu biết cao của họ. Đa sốcác học giả, giáo sư, bác sĩ, kỹsư hay thành phần có học tại Âu Mỹchấp nhận Phật Giáo một cách rất dễdàng, trong khi đóđại đa sốquần chúng người Âu Mỹvẫn chưa làm quen với tôn giáo đến từÁ Châu nầy. Có lẽvì họdè dặt, hay vì lâu đời nay họđãcó một tôn giáo cổtruyền rồi? hay họnghĩrằng Phật Giáo chỉdành cho hàng thượng lưu trí thức? Hoặc giảhọcho rằng Phật Giáo không phải là một Tôn Giáo, mà là một triết học, một sựsống; nênhọcòn xa lạchăng?
Những điều xa lạnầy cũng rất dễhiểu. Vì một tôn giáo chỉcó 200 năm lịch sửtruyền giáo tại các xứÂu Mỹquảlà điều ít ỏi. Ngày xưa ngay cảcác dân tộc Á Châu như Việt Nam phải cần đến 700 năm, Phật Giáo mới đâm chồi nảy lộc tạixứnầy. ỞNhật Bản chỉcần 200 năm. ỞTrung Hoa cũng phải 400 năm Phật Giáo mới thịnh hành, kểtừthời vua Lương Võ Đế. Vì vậy có rất nhiều người Âu Mỹtò mò vềĐạo Phật nên đãđến chùa làm quen với các vịSư ởnơi đây đểtìm hiểu học hỏi. Có nhiều người lầm tưởng chùa là một nhà hàng; nên đãcó nhiều lần bịhỏi là hôm nay có bán đồăn không? Có lẽnhìn cách trang trí một ngôi chùa, không khác một tiệm ăn mấy, hay ngược lại một tiệm ăn trang trí không khác một ngôi chùa mấy, nên họlầm chăng? Hay còn lý do dễhiểu khác là: Khi người Trung Hoa đến các xứÂu Mỹđiều đầu tiên là mởnhững quán ăn Trung Hoa, đa sốcác tiệm ăn đều lấy tên PAGODE, chữPagode cũng có nghĩa là Tháp Chuông Chùa; nên đãcó nhiều người lầm chăng? Dĩnhiên, chúng ta phải cần có thời gian đểlàm quen với người bản xứ, không phải một sớm một chiều mà người ta có thểthay thếmột tôn giáo lâu đời mấy ngàn năm, đểchấp nhận một tôn giáo đến từPhương Đông dễdàng đến thếđược.
---o0o---
Trình bày: Nhị Tường