Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần II: Tu tập về Ngũ uẩn - Quán phá Ngũ uẩn

14/05/201312:25(Xem: 8514)
Phần II: Tu tập về Ngũ uẩn - Quán phá Ngũ uẩn

Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam

Trường Cao Cấp Phật Học Việt Nam

TP Hồ Chí Minh

Khóa III (1993-1997)

Nhân sinh quan Phật giáo

(Luận văn tốt nghiệp)

---o0o---

GSHD:TT Thích Trí Quảng

Ni sinh:Thích nữ Như Ngọc

---o0o---

Phần II: tu tập về ngũ uẩn - quán phá ngũ uẩn

Các triết gia phương Tây thường hay bí lối sau khi thuyết minh được hiện tượng giới, vì bản thân họ sau khi trực nhận khổ đau đang xảy ra trước mắt hoặc thầm kín trong tâm hồn, liền tuyên thuyết lên một sự thật cuộc đời thế thôi. Họ luôn tìm sâu trong lý luận, ngôn thuyết chứ không có phương thức nào để thấy được bộ mặt thật đằng sau hiện tượng giới. Héraclite, triết gia nổi tiếng của Hy Lạp cũng dừng lại ở phạm trù triết lý khi tuyên bố cảm nhận về vô thường bằng câu :’A man can not step twice in the same river’ (Không ai có thể bước hai lần trong một giòng sông).

Ðạo Phật chủ trương sau khi dùng ý niệm chân xác để chấn chỉnh những tư duy sai lạc ban đầu, hành giả phải đi vào thực tập thiền quán để tạo sự định tâm. Từ chỗ định tâm ấy, hành giả nhìn rõ vạn pháp và những chấp thủ sai lầm sẽ vỡ tan. Ðến đây hành giả dấn thân vào đời đem an lạc hạnh phúc cho nhiều người. Chúng sẽ tuần tự đi từ những ý niệm chân xác trong phần tu tập quán phá ngũ uẩn trên cơ sở vô thường, vô ngã của Kinh tạng Nikãya và A hàm tức là nghĩa KHÔNG về mặt hiện tượng giới, đi vào cái KHÔNG bản thể, vượt khỏi ngôn từ lý luận, thuộc Kinh tạng Ðại thừa. Qua đó, nêu bật ý nghĩa Phật giáo Ðại Thừa và Phật giáo Nguyên Thủy là một thể thống nhất, và Phật giáo Ðại thừa là sự phát triển tư tưởng Phật giáo đến mức hoàn thiện trên nền tảng Phật giáo Nguyên Thủy đã đem đến cho đời những bông hoa tròn đầy hương sắc.

Ngũ Uẩn và Vô Ngã:

Vạn vật xoay vần theo năm tháng, con người sanh ra với hai bàn tay trắng, đến khi nhắm mắt lìa đời đi cũng chỉ trắng tay. Suy rộng ra, vạn vật có sanh rồi diệt biến hoại theo thời gian, thoạt có, thoạt không, không vật nào tồn tại lâu dài, không có một cái ngã nào chắc thật.

Thảo nào khi mới chôn nhau

Ðã mang tiếng khóc ban đầu mà ra

Khóc vì nỗi thiết tha sự thế

Ai bày trò bãi bể nương dâu

Trắng răng đến bạc mái đầu

Tử sinh khinh cụ làm nao mấy lần.’

(Cung Oán Ngâm Khúc - Ôn Như Hầu)

Sự thật là thế. Nhưng con người đau khổ vẫn hoàn khổ đau. Vì có mấy ai nhận ra chân tướng của cuộc đời? Ðức Phật dạy:

‘Ví như này các Tỳ kheo, sông Hằng này vẫn chảy mang theo một đống bọt nước lớn. Có người có mắt nhìn đống bọt nước ấy, chuyên chú, như lý quán sát. Do nhìn chuyên chú như lý quan sát nó, đống bọt ấy hiện ra rõ ràng là trống không, không có lõi cứng. Làm sao, này các Tỳ kheo lại có lõi cứng trong đống bọt nước ấy được?

Cũng vậy, này các Tỳ kheo, phàm có sắc gì .. thọ gì... tưởng gì ... hành gì .. thức gì, Tỳ kheo nhìn chuyên chú, như lý quan sát, thức ấy hiện ra trống không. . Thấy vậy, này Tỳ kheo, vị đa văn Thánh đệ tử nhàm chán đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Do nhàm chán vị âý ly tham. Do ly tham vị ấy giải thoát’[1]

Chỉ cần nhìn kỹ nhiều lần từng uẩn, ta sẽ thấy nó do vạn duyên kết hợp. Thí như ngôi nhà do cát, đá, ciment, nhân công .. hợp thành. Gạch ngói đó lại do công thợ, đá, đất, núi non .. tao ra,suy mãi ta sẽ thấy nó là trùng trùng duyên khởi. Con ngưòi cũng thế:

‘Từ vô thỉ đến nay, kẻ nam người nữ thương yêu nhau, đầu tiên là do hình sắc dung mạo. Ðối với các hình sắc đó mà phát sanh ái lạc.. mong cầu được lạc thọ sắc đó. Tho ấy do ý tưởng điên đảo mà sanh ra. Ý tưởng điên đảo lại sanh từ nghiệp phiền não (Hành uẩn) và nghiệp phiền não ấy lấy thức làm chỗ nương dựa. Do đó có thứ lớp từ sắc, thọ, tưởng, hành, thức.’[2]

Cái gọi là tự ngã của sắc, thọ, tưởng, hành, thức hay cái ‘Ta’ thực sự là mộng mị, trống rỗng. Nếu có sự cảm nhận hạnh phúc của con người chỉ là cảm thọ thuộc thọ uẩn, mà con người lầm tưởng là mục tiêu lý tưởng cho các ngành xã hội, giáo dục đã làm chết đuối con người trên đường tìm hạnh phúc cho mình:

‘Trẻ tạo hóa đành hanh quá ngán

Chết đuối người trên cạn mà chơi

Lò cừ nung nấu sự đời

Bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương’

(Cung oán ngâm khúc - Ôn Như Hầu)

Chính tư duy hữu ngã của con người đã làm sanh khởi bao dục vọng, tham lam, ích kỷ, sân hận.. đã tạo ra nền văn hóa, văn minh nhân loại hiện nay với các khủng hoảng môi sinh, đạo đức xã hội và chiến tranh triền miên. Ðạo Phật không giải phóng con người ra khỏi vỏ bọc vật chất đang hiện hữu, chỉ muốn giải phóng chúng sinh ra khỏi các tư duy hữu ngã đang trói buộc chúng sanh mà thôi.

Thế giới hữu tình cũng như vô tình là sự chuyển dịch theo quy luật nhất định. Cho nên, các pháp phải vô thường, vô ngã. Tư duy hữu ngã bắt nguồn từ vô minh, tham ái choàng phủ lên sự vật kéo nó về làm ngã và ngã sở của chính mình. Khi ấy con người tưởng mình là chủ nhân của thế giới, nhưng thật ra đã là nô lệ ngay từ giây phút ban sơ của tư duy hữu ngã. Bi kịch cuộc đời phát sanh từ đây. Cái gì phát sanh từ hữu ngã thì luôn có giới hạn. Do bản chất năm uẩn là vô ngã nên chúng ta có thể tự cải tạo bản thân, nhưng phải hiểu rõ và quyết tâm thoát ly chúng. Cần luôn duy trì ý niệm năm uẩn là duyên sanh, không thật có, xa lìa những duyên tạo ra chúng thì chúng sẽ tự tiêu. Ðức Phật dạy:

‘Nếu một người không nhìn sắc, thọ, tưởng, hành, thức là tự ngã thì khi năm uẩn biến đổi, ưu não không khởi lên nơi vị ấy và vị ấy không chấp thủ hay ưu não về bất cứ điều gì. Này các Tỳ kheo, sắc là vô ngã nên sắc dẫn đến khổ não và không thể mong rằng: sắc của tôi là như thế này; sắc của tôi không như thế này. Tương tự như vậy với thọ, tưởng, hành, thức’[3]

Về quán sâu và vô ngã, bài kinh số 9 của Kinh Tăng Nhất A Hàm có kể về chuyện Tôn giả Bà-kỳ-xá trên đường vào thành khất thực cùng Tôn giả A Nan, trông thấy có một cô gái đẹp, tâm liền rối loạn, mất bình tĩnh. Tôn giả liền thưa Tôn giả A Nan và được Tôn giả A-Nan hướng dẫn cách đối trị. Trên đường về, thấy cô gái kia nhìn mình mỉm cười. Tôn giả Bà-kỳ-xá liền sanh tưởng niệm: ‘Nay hình thể của người là xương đựng da bọc như cái bình vỡ bên trong chứa đồ nhơ nhớp, mê hoặc, khiến người đời cuồng loạn .. 36 vật (tóc, lông, máu, mủ..) thảy đều nhơ nhớp, cái vật này từ đâu sanh?’ Rồi Tôn giả lại quán tự thân :’Dục này từ đâu sanh? Từ địa.. thủy.. hỏa.. phong chủng sanh chăng?. Ðịa chủng cứng rắn không thể phá hoại.. Thủy chủng mềm yếu không thể giữ gìn.. Hỏa chủng không thể giữ được.. Phong chủng vô hình cũng không thể giữ’. Tôn giả bèn nghĩ dục chỉ từ tư tưởng sanh liền nói kệ:

‘Dục ta biết gốc ngươi

Chỉ do tư tưởng sanh

Ta không tư tưởng ngươi

Thì ngươi không hề có’ 

Nói kệ xong Tôn giả lại suy xét về bất tịnh, nhờ đó tâm hữu lậu được giải thoát. Sau khi nghe Tôn giả trình bày về chỗ tự giác của mình. Ðức Phật đã khen ngợi Tôn giả rằng: ‘Lành thay Bà-kỳ-xá! Khéo thay quán sát gốc ngũ ấm này. Ông nên biết, phận người tu hành phải quán sát gốc ngũ ấm này đều không bền chắc.. Vì khi Ta quán ngũ ấm dưới cội cây bồ đề thành Vô Thượng Chánh đẳng giác cũng như ông quán ngày nay vậy.’[4]

Một vài người xem ngã có nghĩa là cái gì thường được gọi là TÂM hay THỨC nhưng Ðức Phật dạy rằng chẳng thà người ta nên xem thân xác vật lý của mình như là NGÃ còn hơn. Vì tâm, ý hay thức thì biến đổi không ngừng, ngày cũng như đêm, còn mau chóng hơn cả thể xác.’[5]

Sự phủ nhận của Ðức Phật về cái ngã, linh hồn núp sau sự tập hợp của các uẩn không làm cho đời người Phật tử phiền muộn. Trái lại, một Phật tử chân chánh luôn hạnh phúc, an lạc và không hề lo lắng, sợ hãi, đảo điên.. vì đã biết mọi vật đúng như thật.

Thế Tôn dạy năm uẩn là vô ngã nhằm giúp chúng sanh nhổ ngay mũi tên độc chấp ngã và ngã sở, đoạn tận tham ái. Chính do nguyên nhân này, Ðức Phật không trả lời về những câu hỏi siêu hình như ‘Như Lai có hay không tồn tại sau khi chết..’ Vì chúng là sản phẩm của tư duy nhị nguyên đầy ngã tính. Ðức Phật dạy:

‘Người ngu có thể tìm kiếm cái ngã bằng cách nhấc các uẩn lên, nhưng họ không thể tìm thấy nó. Trong khi người trí nhìn thấy nó và nhờ đó mà được giải thoát.’[6]

Ðức Phật được tôn xưng là Ðấng Pháp Vương vì Ngài tự tại đối với tất cả Pháp, Dù ở đâu Ngài cũng không bị dính mắc vào cảnh trần, không bị lệ thuộc vào năm uẩn. Là hàng đệ tử Phật, muốn noi gương Ngài chúng ta thường xuyên quán vô ngã. Có vậy, những phiền não khổ đau sẽ là chất liệu giải thoát cho sự tu tập, hoặc sẽ được coi là chuyện bình thường không có gì bận tâm. Khi chưa thuần thục, tâm ta còn nhiều ngã chấp thì dễ đau khổ vì lời nói độc; Khi hết ngã chấp thì khổ đau không còn, nên Ðức Phật dạy:

‘Như ngọn núi kiên cố

Không gió nào lay động

Cũng vậy, giữa khen chê

Người trí không giao động’ 

(Pháp Cú 81)

Con đường chân chánh đưa đến hạnh phúc vốn ở ngay trong mỗi chúng ta, trong cái nhìn của chúng ta về sự vật. Ðó chính là chánh kiến nhìn thấy mọi hiện hữu,ngũ uẩn là vô ngã, đưa con người đến chỗ giải thoát, thanh tịnh, an vui như lời Phật dạy:

‘Tất cả Pháp vô ngã

Với tuệ quán thấy vậy

Ðau khổ được nhàm chán

Chính con đường thanh tịnh’

(Pháp Cú 279)

Ngũ uẩn giai không:

Kinh tạng nguyên thủy đã đưa ra một giá trị chân xác về con người và cuộc đời nhằm chấp ngã và ngã sở do con người mê muội nhận lầm sanh khổ đau. Ðó là Vô ngã luận với Niết Bàn là lý tưởng tối cao. Qua thời kỳ Phật Giáo phát triển, Kinh tạng Ðại Thừa mở đầu bằng Kinh Bát Nhã vẫn chú trọng đến vấn đề thoát khổ của nhân sanh. Những vấn đề này được tóm lược thành Bát Nhã Tâm Kinh với phần trọng tâm nằm ở câu đầu: ‘Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã BaLa Mật Ða thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.’ Bát Nhã đã hướng dẫn con người dùng trí huệ quán chiếu năm uẩn là không. Mặt khác, người tu học theo tinh thần Bát Nhã có thể trực nhận được chân tâm của mình và tất cả những nỗi thống khổ trong cuộc đời sẽ được hóa giải nhẹ nhàng.

Trước hết, ngũ uẩn giai không xét về mặt hiện tượng, cũng chính là ngũ uẩn vô ngã. Ðó chính là tính nhất quán của Phật giáo nhẳm mục đích ‘Chuyển mê khai ngộ’ cho chúng sanh. Năm uẩn là không là vô ngã và năm uẩn là ‘Duyên sanh vô tính’ do mối tương quan của các nhân duyên hợp thành, vận hành theo công thức:

‘Khi cái này có mặt thì cái kia có mặt’

‘Khi cái này không có mặt thì cái kia không có mặt’[7]

Có thể nói duyên sanh là mối quan hệ nhân quả bất khả phân giữa mọi sự vật. Mối quan hệ nhân quả này đã được Bồ tát Long Thọ dùng để giải thích lý duyên sanh vô tính của ngũ uẩn trong phẩm Phá Ngũ Uẩn của Trung Luận.

Ngũ uẩn hòa hợp tạo nên thân người, trên cơ sở đó con người trở lại chấp ngã và ngã sở. Do đó, cần tu tập ngay nơi thân ngũ uẩn, phát triển trí huệ quán năm uẩn là không thì sự chấp ngã và ngã sở không còn lý do tồn tại; Khi không còn nhân tạo nghiệp, thì không còn quả khổ.

Cổ đức dạy:

‘Nếu không có gió quét mây mù, sao thấy được trời xanh vô tận’

Ðây là chỗ mà Kinh Lăng Già nói:

‘Khi các uẩn được phân tích, có cái nhận thức và có cái được nhận thức, do bởi hiểu khía cạnh này của tương đố tính, cái trí (cái biết) thật sự được sinh ra.’[8]

Pháp Dung thiền sư nói:

‘Sắc tâm không nuôi dưỡng

Tư không vốn vô niệm

Thọ ngôn do nghiệp sanh

Pháp sanh chưa từng có

Ðâu cần Phật chỉ bày’

Sắc tâm chính là ngũ uẩn, không thật có. Tư là hành uẩn, không thực thể. Thọ ngôn là cảm thọ và ngôn ngữ do phân biệt mà sanh. Còn các pháp xưa nay vốn tánh tịch diệt, dù có Phật ra đời hay không nó vẫn thế. Quán ngũ uẩn trên cơ sở nhân như thế sẽ thành tựu KHÔNG. Vì ngũ uẩn duyên sanh, thoạt có, thoạt không, nên cũng gọi là như huyễn.

Do đó cần quan sát:

‘Quán sắc như hòn bọt

Quán tưởng như nắng dợn

Quán thọ như bóng nước

Quán thức như trò huyễn hóa’[9]

Quán hành như thân chuối

Ðức Phật dạy các pháp hữu vi là không thật có, không lâu bền. Ngũ uẩn là pháp hữu vi nên sanh diệt hằng biến. Chỉ những ai còn trong vòng mê mờ trói buộc mới cho là thật tướng.

Theo Nam tạng, thấy rõ ngũ uẩn là vô ngã thì không còn chấp thủ uẩn là mình, của mình hay tự ngã của mình. Chấp thủ diệt thì ái diệt, khổ diệt. Ðấy là ngõ vào giải thoát. Tại đây, chúng ta có thể kết luận giáo lý năm uẩn là giáo lý nền tảng của các bộ phái Phật giáo Bắc tạng cũng như Nam tạng.

Và ý nghĩa ‘Ngũ Uẩn giai không’ trong Kinh Bát Nhã không dừng lại ở đây. Ðức Phật nói: ‘Ngũ uẩn vô ngã’ nhằm phá trừ kiến chấp hữu ngã trên thân ngũ uẩn, vì chữ VÔ đây đối với HỮU mà thành lập. Do lẽ đó, trong vô thường tính của hiện tượng chúng sanh giới, Phật nói Ngũ uẩn vô ngã. Còn ở trong bản thể không hằng hữu, Phật nói Ngũ uẩn giai không. Ðây là hai mặt của một vần đề không thể tách rời.

Chữ KHÔNG theo Ngũ uẩn giai không là chỉ cho pháp duyên sanh không thật thể. Về mặt tiêu cực, chữ KHÔNG này là phi hữu tính của mọi cá thể, đứg trên phương diện đối đãi. Về mặt tích cực, nó chỉ cho tình trạng biến dịch, chỉ cho dòng chuyển hóa liên tục của hiện tượng giới với chuỗi nhơn quả triền miên. Còn theo ‘Ðệ nhất nghĩa đế’, cái KHÔNG này chỉ cho sự đồng nhất bất biến của vạn hữu vũ trụ trong bản thể Chơn không gọi là ‘Ðương thể tức không’.

Cái KHÔNG của Bát Nhã là bản thể của tất cả các pháp, không thể dùng ngôn từ để suy lường vì nó vượt ra ngoài cái biết của con người. Nó phá bỏ mọi hình thức cuối cùng, ngay cả ý thức về giải thoát. Ðó là tính KHÔNG rộng lớn vô biên trùm cả mười phương pháp giới, không phải là không ngơ.

Năm uẩn và các pháp từ cái KHÔNG này mà có. Bản chất các uẩn đã không tự có, do duyên hòa hợp nên không cố định. Sắc uẩn không cố định nên Bát Nhã nói ‘ Sắc tức là không’. Khi đủ duyên hợp thành sắc nên nói ‘Không tức là sắc’. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy. Như thế, để biết ngay nơi tánh của các pháp là không sanh không diệt mà tướng thì giả tạm sanh diệt. Tánh tướng như sóng và nước, không rời nhau. Biết tướng pháp như huyễn, tánh không như huyễn thì không chấp chặt chạy theo huyễn tướng của thân này nữa. Do đó, phá được ngã chấp và pháp chấp, thể nhập ‘Pháp môn bất nhị’ thấy các pháp trong vòng đối đãi đều là huyễn hóa. Kinh Lăng Nghiêm nói:’ Niết bàn sanh tử đẳng không hoa’.

Trong kinh Pháp Bảo Ðàn, phẩm Chúc Lụy, ngài Lục Tổ dạy đệ tử rằng:

‘Sau này có người đến hỏi đạo, phải đáp ngược lại câu hỏi, như hỏi:

- Thế nào là phiền não? - Ðáp: Mê bồ đề.

Hỏi : Thế nào là mê bồ đề? - Ðáp: Theo phiền não ... ‘ Như vậy để chúng ta thấy các pháp không hai, nghĩa là hết phiền não, tức là Bồ đề. Danh từ hình tướng đều là pháp huyễn’[10]

Qua đó chúng ta thấy Ðại Thừa chủ trương diệt vọng tưởng bằng cách biết ngũ uẩn đương thể tức KHÔNG thì phiền não tức bồ đề, sanh tử tức Niết bàn. Lý do không bi quan của đạo Phật là thấy ngũ uẩn là huyễn hóa để đạt được cái không huyễn hóa, chính là Pháp thân ngay trong thân huyễn hóa này và chỉ có người đạt đạo mới thấy được. Như Ngài Vĩnh Gia Huyền Giác trong Chứng Ðạo Ca:

‘Vô minh thật tánh tức Phật tánh

Ảo hóa không thân tức Pháp thân’

Từ chỗ ngộ lý KHÔNG này Bồ tát vào đời độ sanh với tâm từ bi vô hạn lượng:

‘Bồ tát giống Thanh Văn, thấy tất cả mọi vật trên cuộc đời đều hoàn không. Nhưng Duy Ma nhắc Văn Thù thăm bệnh Bồ tát nhân gian nên nói với họ rằng: Tất cả đều trở về không, thấy pháp giả, không bền chắc nhưng đừng bỏ hạnh Bồ tát, bỏ chúng sanh’[11]

Cũng thế, ngộ được lý KHÔNG rồi các vị thiền sư đối cảnh an nhiên tự tại, tùy duyên mà độ sanh. Sắc không chỉ là lẽ thường của cuộc đời:

‘Thân như tường bích dĩ đồi thì

Cử thể thông thông thục bất bi 

Nhược đạt tâm không vô sắc tướng 

Sắc không ẩn hiện nhậm suy di’

Dịch nghĩa:

‘Thân như tường vách đã lung lay

Ðau đáu người đời lắm xót thay

Nếu đạt tâm không không tướng sắc

Sắc không ẩn hiện mặc vần xoay.[12]

Vì Kinh Bát Nhã được xem là mẹ của các kinh điển Ðại Thừa, nên tư tưởng ;’Ngũ uẩn giai không’ cũng bàng bạc trong các kinh thuộc hệ thống Phật giáo Ðại Thừa như Lăng Nghiêm, Hoa Nghiêm, Duy Ma, Pháp Hoa... Những bộ kinh này với hình thức ‘Chơn không diệu hữu’đã hoàn thành tư tưởng hệ Bát Nhã về mọi phương diện, tạo nên hình thức phong phú của Phật Giáo hòa nhập vào dòng đời trôi chảy linh động, đem lại an lạc cho bất cứ ai tìm đến để mà thấy.


[1]Tương ưng III, sách đã dẫn, tr. 125

[2]Ðại cương Câu xá luận, HT Thiện Siêu, VNCPH, 1992, tr. 84

[3]Phật tử, HT Thiện Châu THPG TPHCM, 1996, tr. 132

[4]Kinh Tăng Nhất A Hàm, HT Thanh Từ dịch, bản ronéo, tr. 50

[5]Con Ðường Thoát Khổ, sđd, tr. 95

[6]Nghiên cứu Kinh Lăng Già, sđd, tr. 318

[7]Luận án Tiến Sĩ, TT Chơn Thiện, tr. 41

[8]Nghiên Cứu Kinh Lăng Già, sđd, tr. 315

[9]Trung Quán Luận, phẩm phá ngũ uẩn, giáo tài của TT Thiện Nhơn

[10]Bát Nhã Tâm Kinh gỉảng giải, HT Thanh Từ, THPG TPHCM, tr. 39

[11]Lược giải Kinh Duy Ma, TT Trí Quảng, THPG TPHCM, 1991, tr. 296

[12]Thiền sư Việt Nam, HT Thanh Từ, THPG TPHCM, 1992, tr. 68

---o0o---


Vi tính: Tâm Diệu

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 111430)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12848)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 6240)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
28/06/2018(Xem: 6309)
Kính thưa Chư tôn thiền đức Ni, Hôm nay Cali trời đẹp nắng ấm của ngày 26 tháng 06 năm 2018 tại Trường Hạ Điều Ngự, Đại tăng và Sư bà TN Nguyên Thanh sai con là TKN Giới Hương vì đại tăng mà nêu lên vài ý về Ni giới trong buổi thuyết trình hôm nay. Con xin y giáo phụng hành và mạn phép chia sẻ với đề tài: Tương lai- Cơ hội - Thách thức cho Ni giới Việt Nam tại Hải ngoại. Nam Mô A Đi Đà Phật
25/06/2018(Xem: 6729)
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta ngày càng tiếp thu được nhiều thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng, biết được hàng ngày hàng giờ có nhiều bạn trẻ tự tử mà nguyên do bị ức chế tình cảm, phiền não gia đình, thất vọng công danh, tự ti bản thân, buồn khổ cô đơn, trầm cảm bi khổ, bế tắc tiền tài, lo sợ bị đe dọa...
18/06/2018(Xem: 7850)
Đầu tiên Hiệp Hội Tương Trợ Người Đông Dương vùng Springvale được thành lập vào tháng 7/1983 nhằm phục vụ và giúp đỡ cộng đồng người Đông Dương trong vùng sớm hội nhập thành công vào xã hội mới với những sinh hoạt hoàn toàn khác lạ so với cuộc sống tại quê nhà của chúng ta. Song song với các hoạt động xã hội nhằm giúp đỡ đồng bào tị nạn trong vùng, Hiệp Hội nhận thấy nhu cầu cần thiết cho con em chúng ta lại tiếp tục duy trì tiếng Việt. Vì nhu cầu đó, trường Việt Ngữ Springvale được thành lập vào đầu năm 1983 do anh Trần Thiên Chưởng điều hành.
03/06/2018(Xem: 25184)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
03/03/2018(Xem: 27776)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
07/01/2018(Xem: 6707)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Bình Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi thay mặt cho Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng cảm ơn HT Viện chủ Tự Viện Bình Quang; cảm ơn quý vị đại diện Chính quyền sở tại; cảm ơn tất cả các Anh Chị Em BHDGĐPT Bình Định cũng như Bà con trong Xã nhà của chúng ta đã có mặt hôm nay, trong buổi lễ tặng quà bị thiệt hại do cơn bão số 12 đã gây ra cho Bà con chúng ta, và nhân nơi đây chúng tôi cũng xin chia sẻ đến Bà con một vài điều trước khi Bà con nhận món quà, bằng tất cả tấm lòng của Phái đoàn chúng tôi
15/12/2017(Xem: 87614)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]