Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phần I

13/05/201320:24(Xem: 3477)
Phần I

Hương Sen Tinh Khiết

Thích Nhuận Châu biên dịch

Phần 1

TÓM TẮT TIỂU SỬ

Đức Đạt-Lại Lạt-Ma thứ 14 sinh vào ngày 6 tháng 7 năm 1935, tên là Lhamo Thondrup, trong một gia đình nghèo ở Taktser, tỉnh Amdo. Từ Lhamo Thondu có nghĩa là “Thần ban phước cho lời ước nguyện”. Còn Taktser là tên làng, (có nghiã là “hổ gầm”, một ngôi làng nhỏ và nghèo nằm trên đồi, nhìn xuống một thung lũng bao la. Đồng cỏ ở đây còn mênh mông, chưa có nhà ở hoặc trang trại, chỉ có dân du mục qua lại. Lý do là vì thời tiết thất thường ở vùng này. Như Đạt-Lại Lạt-Ma viết trong tự truyện của mình Tự do trong lưu đày[1]như sau: “Hồi thơ ấu, gia đình tôi là một trong 20 gia đình có đời sống rất bếp bênh trên mảnh đất nghèo đó”.

Cha mẹ của Đạt-Lại Lạt-Ma là những nông dân nghèo, hầu như chỉ trồng hai loại lúa mạch chính mà dân Tây Tạng thường dùng, xen lẫn khoai tây. Cha của Đạt-Lại Lạt-Ma là một người tầm thước, tính tình nóng nảy. “Tôi nhớ có một lần tôi kéo râu ông và bị một trận đòn rất nặng”. Đạt-Lại Lạt-Ma nhớ lại: “Tuy nhiên, ông là người rất nhân từ và không bao giờ thù hận ai”. Đạt-Lại Lạt-Ma nhớ lại về mẹ mình: “Mẹ tôi có lẽ là người phụ nữ nhân đức nhất đời mà tôi biết được”

Đức Đạt-lại Lạt-ma có một người chị và ba người anh. Dolma là người chị cả, lớn hơn Đạt-lại Lạt-ma 18 tuổi. Đạt-lại Lạt-ma viết kể: “Khi tôi được mẹ sinh ra, chị Dolma đã giúp mẹ tôi hầu hết mọi việc trong nhà và còn làm cô mụ đón tôi ra đời nữa. Lúc vừa lọt lòng mẹ, thấy tôi chỉ mở một mắt, không chút do dự, chị lấy hai ngón tay banh hai mí của con mắt còn nhắm kia ra. Rất may, chị đã không làm hại gì mắt tôi cả”.

Người anh lớn Đạt-lại Lạt-ma là Thupten Jigme Norbu, được xem là hóa thân của một vị Lạt-ma cao cấp, Taktser Rinpoche[2]– Gyalo Thondrup hơn Đạt-lại Lạt-ma 8 tuổi và người anh thứ hai, Lobsany Samten hơn Đạt-lại Lạt-ma 3 tuổi. “Dĩ nhiên, không ai trong gia dình tôi nghĩ rằng tôi là một đứa trẻ khác thường. Hầu như người ta khó có thể nghĩ rằng trong một gia đình mà sinh ra hai vị Tulku (hóa thân) và chắc chắn cha mẹ tôi cũng không bao giờ ngờ tôi sẽ được tôn làm Đạt-lại Lạt-ma”.

Dù sự kiện cha của Đạt-lại Lạt-ma khỏi bịnh khi ngài ra đời được xem là một điềm lành, nhưng chẳng ai ghi nhận đó là một dấu hiệu gì trọng đại. “Tôi cũng không hay biết gì về những chuyện sẽ xảy ra”. Đức Đạt-lại Lạt-ma hồi tưởng lại ký ức thời tuổi nhỏ.

“Tôi nhớ có lần mình chứng kiến hai nhóm trẻ đánh nhau, tôi chạy đến giúp vào nhóm đang bị yếu thế…Một việc tôi nhớ rất rõ thời nhỏ tuổi là lần theo mẹ tôi ra chuồng gà lượm trứng rồi nán lại ở đó. Tôi rất ưa ngồi vào trong ổ gà và miệng kêu tục tác giả tiếng gà mái kêu lúc đẻ trứng! Một trò chơi khác lúc còn nhỏ là tôi rất thích xếp đồ đạc vào trong một túi xách, làm như thể mình sắp đi xa. Miệng lại nói: ‘Tôi sắp đi Lhasa, tôi đi Lhasa đây’. Chuyện này, cùng với chuyện tôi luôn luôn đòi ngồi đầu bàn, sau được mọi người cho là những dấu hiệu chứng tỏ đời tôi chắc là đã được dành sẵn cho những việc hệ trọng”.

Đức Đạt-lại Lạt-ma được xem là hóa thân của vị Đạt-lại Lạt-ma Tây Tạng thứ 13 tiền nhiệm[3](vị đầu tiên[4]sinh năm 1951) dược xem là hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm[5], là Bồ-tát của lòng Từ bi vô lượng, còn được gọi là Liên Hoa Thủ Bồ-Tát (vị Bồ-tát tay cầm hoa sen trắng). Thực vậy, nếu tìm về 14 đời trước nữa, thì Đạt-lại Lạt-ma là một chú bé thuộc dòng dõi Bà-la-môn sống vào thời Đức Phật Thích-ca Mâu-ni. “Người ta thường hỏi tôi có thực tin như vậy hay không? Câu trả lời không giản đơn tý nào. Nhưng nay với tuổi 56, khi tôi đã quan sát được những kinh nghiệm từ cuộc sống đã cho tôi một niềm tin Phật pháp sâu sắc, tôi tin tưởng một cách dễ dàng rằng tôi có liên hệ tâm linh với 13 vị Đạt-lại Lạt-ma tiền nhiệm, với Bồ Tát Quán Thế Âm và với Đức Phật nữa”.

PHÁT HIỆN RA ĐẠT-LẠI LẠT-MA

Khi Lhamo Thondup chưa đầy ba tuổi, thì phái đoàn do chính phủ T6ay tạng cứ đi tìm kiếm hóa thân mới của Đạt-lại Lạt-ma tìm tới tu viện Kumbun. Họ đến đó là do một số điềm báo trước liên quan đến vị Đạt-lại Lạt-ma tiền nhiệm thứ 13, Thupten gyatso, chết năm 1933, lúc ngài 57 tuổi. Ngài thị tịch trong tư thế ngồi kiết già, người ta phát hiện mặt ngài hướng về phía Đông Nam. Sau đó ít lâu, vị phụ chính (regent) cũng là một vị Lạt-ma niên trưởng (senior lama), đã có được linh kiến (vision). Khi nhìn xuống hồ thiêng Lhamoi Lhatso ở phía nam Tây Tạng, ngài thấy rõ ràng ba chữ Tây Tạng Ah, Ka và Ma nổi trên mặt nước. Tiếp theo là hình ảnh một tu viện ba tầng, mái dát vàng, ma màu xanh hồ thủy, cùng một lối mòn nhỏ dẫn lên đồi. Cuối cùng, vị phụ chính còn thấy một ngôi nhà nhỏ có một máng xối với hình thù rất kỳ lạ. Vị phụ chính chắc chắn đó là chữ Ah, chỉ cho tỉnh Amdo, một tỉnh lỵ ở phía Đông Bắc Tây Tạng, nên một phái đoàn đã được phái đến đó tìm kiếm Lạt-ma tái sinh.

Khi họ tới Kumbun, các phái viên có cảm giác mình đã đi đúng đường. Nếu đúng chữ Ah hàm nghĩa là tỉnh Amdo, thì chữ Ka phải là tu viện Kumbun, vì quả thực tu viện này có ba tầng và có mái lợp màu xanh hồ thủy. Bây giờ họ chỉ cần xác định ngọn đồi và căn nhà nhỏ có máng xối kỳ lạ nữa mà thôi. Thế nên họ bắt đầu tìm kiếm qua khu làng bên cạnh. Họ nhìn thấy khúc thân cây đỗ tùng gồ ghề làm máng xối trên mái nhà của cha mẹ Đạt-lại Lạt-ma. Họ tin chắc chắn rằng vị Đạt-lại Lạt-ma tái sinh không thể ở một nơi nào khác ngoài nơi đây nữa. Tuy nhiên, thay vì nói thật mục đích cuộc viếng thăm của phái đoàn, họ xin nghỉ lại ngôi nhà nhỏ đó một đêm. Kewtsang Rinpoché, người trưởng phái đoàn, đóng vai thị giả, suốt buổi tối, quan sát và chơi với cậu bé nhỏ nhất trong nhà (tức Đạt-lại Lạt-ma).

Cậu bé (tức Đạt-lại Lạt-ma) nhận ra ông ta và gọi: “Sera Lama, Sera Lama!”[6]Sera chính là tu viện của Kewtsang Rinpoché. Ngày hôm sau, họ rời khỏi ngôi nhà nhỏ. Rồi sau đó, họ trở lại như một phái đoàn viếng thăm chính thức. Họ mang theo rất nhiều đồ dùng và pháp khí của vị Đạt-lại Lạt-ma tiền nhiệm thứ 13, cùng một số đồ dùng khác giống hệt nhau nhưng không phải là vật của ngài. Lần nào, vị Đạt-lại Lạt-ma nhỏ tuổi cũng nhận ra đồ vật của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13 tiền nhiệm: “Cái này của tôi! Nó của tôi!”

Điều này làm cho phái đoàn tin chắc rằng họ đã phát hiện ra hóa thân mới của Đạt-lại Lạt-ma thứ 13. Chẳng bao lâu sau đó, cậu bé ở làng Taktser được công nhận là vị Đạt-lại Lạt-ma mới tái sinh.

Vị Lạt-ma mới phát hiện được đưa đến tu viện Kumbum. “Có chút gì đó không vui trong suốt thời kỳ phải xa cha mẹ tôi”. Sau này, Đức Đạt-lại Lạt-ma viết lại từ hồi ức về việc lìa xa gia đình và không khí nơi tu viện.

Tuy nhiên, có hai điều an ủi cho tôi khi sống trong tu viện. Trước hết là anh kế tôi, Lobsang Samten, cũng đang ở đây. Niềm an ủi thứ hai là vị sư già, thầy của anh tôi, ngài rất hiền từ, thường bọc tôi trong chéo áo của ngài.

Cuối cùng Đạt-lại Lạt-ma trẻ Lhamo Thondup được đoàn tụ với gia đình và sẽ cùng đi đến thủ đô Lhasa. Nhưng chuyến đi này phải chờ đến 18 tháng sau, vì ông tỉnh trưởng Ma Bufeng từ chối không cho cậu bé Lạt-ma tái sinh ra đi nếu không nộp cho ông ta một số tiền rất lớn. Cho đến mãi tới mùa hè năm 1939, vị Lạt-ma trẻ mới đi đến được thủ đô Lhasa, gặp được đầy đủ cha mẹ, cả anh trai Lobsang Samten, cả phái đoàn trước đây đã phát hiện ra Đạt-lại Lạt-ma tái sinh cùng nhiều Phật tử đi hành hương.

Cuộc hành trình đến Lhasa cần đến ba tháng. “Tôi nhớ rất ít các chi tiết. Chỉ nhớ là rất ngỡ ngàng trước những điều mà tôi được thấy: đàn bò rừng lông dài (drong) chạy nhốn nháo trên cánh đồng, những bầy lừa hoang (kyang) và thỉnh thoảng có bóng dáng những con nai nhỏ (gowa, nawa) chạy vụt qua thật nhanh như những bóng ma. Tôi cũng rất thích những đàn ngỗng lớn thường kêu lên inh ỏi mỗi khi chúng bay qua”.

Phái đoàn của Đạt-lại Lạt-ma Lhamo Thondup được một phái đoàn của chính phủ đón tiếp khi còn cách thủ đô Lhasa vài ngày đường, được hộ tống đến vùng bình nguyên Doeguthang, cách thủ đô chừng hai dặm đường. Nghi lễ tấn phong Đạt-lại Lạt-ma thứ 14 làm vị lãnh đạo tinh thần cho cả nước Tây Tạng kéo dài suốt một ngày. Sau đó, đức Đạt-lại Lạt-ma được đưa đến Norbulingka cùng với người anh Lobsang Samten, đó là cung điện mùa hè của các vị Đạt-lại Lạt-ma, nằm ở phía Tây thủ đô Lhasa.

Vào mùa Đông năm 1940, Đạt-lại Lạt-ma Lhamo Thondrup được đưa qua cung điện Potala để chính thức nhận chức vụ lãnh đạo tinh thần của Tây Tạng. Sau đó ít ngày, Đạt-lại Lạt-ma Lhamo Thondrup được đưa đến chùa Jokhang, để được làm lễ xuống tóc (taphue) và hành điệu ở đó. “Từ nay, tôi được cạo đầu và đắp y ca-sa màu vàng’.

Đức Đạt-lại Lạt-ma bắt đầu được trang bị cho những kiến thức cơ bản gồm những chương trình bắt buộc cho tất cả các tăng sĩ để đạt được học vị Tiến sĩ Phật học (geshe), như văn hóa, tư tưởng Phật giáo, nghệ thuật Tây Tạng, tiếng Sanskrit và y khoa. Đây là môn học quan trọng nhất, gồm tư tưởng học thuật của năm ngành:

-Prajna paramita: trí tuệ bát nhã

-Madhyamika: Trung quán luận, học thuyết của Trung quán tông.

-Vinaya: Giới luận của người xuất gia

-Abhidharma: A-tỳ-đạt-ma, vi diệu pháp, luận tạng, các luận giải kinh điển Phật giáo[7].

-Pramana: nhân minh học[8]

THỜI THANH NIÊN CỦA ĐẠT-LẠI LẠT-MA

Một ngày trước khi đại hội ca kịch mùa hè năm 1950 bắt đầu, Đạt-lại Lạt-ma vừa bước ra khỏi phòng tắm ở tòa nhà Norbulingka thì bỗng thấy mặt đất dưới chân rung chuyển. Khi hiện tượng tự nhiên này lan rộng, mọi người bắt đầu cho đó chẳng qua là một trận động đất mà thôi. Thực ra, đó chính là điềm báo trước những xáo trộn sẽ xảy đến.

Hai ngày sau, viên phụ chính Tathag nhận được một điện thư của chính quyền tỉnh Kham, ở vùng Chamdo, báo tin bị tấn công.

Khi mùa Đông đến thì tin tức càng xấu hơn. Người dân Tây Tạng đòi hỏi Đức Đạt-lại Lạt-ma phải nắm quyền nhiếp chính ngay[9]. Chính phủ quyết định thỉnh ý thần linh qua Cốt thánh (nechung oracle). Người nhập cốt (kulen) bước đến chỗ Đức Đạt-lại Lạt-ma đang ngồi, đặt một tấm khăn lụa trắng lên đùi của Ngài rồi nói: “Thu-la-bap” có nghĩa: “Thời của ông đã đến!”

Vào lúc 15 tuổi, Đức Đạt-lại Lạt-ma chính thức đăng quang, làm vị lãnh đạo tinh thần của đất nước Tây Tạng. Đó là ngày 17 tháng 11 năm 1950.

Đầu tháng 11, khoảng hai tuần lễ trước ngày nhậm chức, người anh lớn của Đức Đạt-lại Lạt-ma tới Lhasa. “Khi nhìn thấy anh tôi, tôi biết anh đang đau khổ vô cùng. Vì vùng Amdo, nơi chúng tôi sinh ra và nơi có tu viện Kumbun, nằm gần ngay biên giới, đã bị Trung Hoa chiếm đóng rất nhanh… Anh bị giam lỏng trong tu viện như tù nhân. Chính phủ Trung Hoa vừa thuyết phục anh theo đường lối chính trị của họ, vừa tìm cách hạ bệ anh. Họ có dự tính để anh tự do trở về Lhasa, với điều kiện là anh chịu thuyết phục tôi công nhận sự cai trị của Trung Hoa. Nếu tôi từ chối thì anh phải giết tôi. Anh sẽ được họ tưởng thưởng”.

Để đánh dấu ngày nhiếp chính, Đức Đạt-lại Lạt-ma ban lệnh đại ân xá, tất cả các tù nhân đều được trả tự do. “Tôi hài lòng vì có dịp để làm việc này, dù đã có nhiều lần tôi rất ân hận. Khi tôi đưa viễn vọng kính lên nhìn sang sân nhà tù, thấy trống không, chỉ còn các con chó đang sục sạo kiếm thức ăn thừa. Dường như tôi vừa bỏ qua một điều gì đó trong đời”.

Chẳng bao lâu sau khi nhận ra mình đã trở thành người lãnh đạo của sáu triệu dân, Ngài phải đương đầu với cuộc chiến tranh toàn diện. Việc đầu tiên là Ngài bổ nhiệm hai vị Thủ tướng[10]Tăng sĩ Lobsany Tashi và một cư sĩ, ông Lukhangwa, là một viên chức hành chánh có nhiều kinh nghiệm.

“Thế là xong. Tôi quyết định, sau khi thảo luận trong hội đồng nội các, phải gởi các phái đoàn sang Mỹ, Anh quốc và Népal với hy vọng họ sẽ can thiệp cho tình hình Tây Tạng. Gởi một phái đoàn khác sang Trung Hoa thương thảo, hy vọng họ sẽ rút quân. Các phái đoàn đều lên đường vào cuối năm đó. Sau đó ít lâu, quân đội Trung Hoa tăng cường nhiều ở khu vực phía Đông, nên tôi cùng các viên chức cao cấp quyết định dời xuống miền Nam Tây Tạng. Như thế, khi tình hình xấu đi, chúng tôi có thể dễ dàng vượt biên giới sang tỵ nạn ở Ấn Độ. Trong khi đó, hai thủ tướng Lobsany Tashi và Lukhangwa vẫn ở lại Lhasa thay tôi giải quyết mọi việc quốc sự”.

Trong khi Đạt-lại Lạt-ma cư ngụ ở Dromo, giáp ngay biên giới xứ Sikkim, Đức Đạt-lại Lạt-ma nhận được tin tức về các phái đoàn gởi đi nước ngoài. Chỉ có phái đoàn đi Trung Hoa là đến đích. Thất vọng vì những biểu lộ khác nhau về tình hình Tây Tạng của Anh và Hoa Kỳ. Đức Đạt-lại Lạt-ma, trong nổ lực cuối cùng đã phái viên thống đốc của tỉnh Kham, tên là Ngabo Ngawany Jigne đến Bắc Kinh để thương thuyết với chính phủ Trung Hoa.

THỌ GIỚI VÀ HÀNH ĐẠO

Vào mùa hè năm 1953, Đức Đạt-lại Lạt-ma được thọ giới Kalachakra[11]do Ling Rinpoché truyền cho. Đây là nghi lễ quan trọng nhất trong Phật giáo Mật tông Tây Tạng, rất có ý nghĩa đối với hòa bình thế giới. Nhưng không giống với các nghi lễ Mật tông khác, lễ này được cử hành trước đại chúng. Phải qua một thời gian từ một tuần đến 10 ngày để chuẩn bị và hành lễ suốt ba ngày liền. Một trong những nghi quỹ là phải dùng từng hạt cát có nhiều màu để làm một đồ hình mạn-đà-la[12]rất lớn, trình bày trên một mặt phẳng, có biểu tượng không gian ba chiều… Lần đầu khi thấy một trong những đồ hình mạn-đà-la này, tôi như bị ngây ngất vì đồ hình đẹp không thể tưởng tượng được.

Sau lễ Kalachakra, Đức Đạt-lại Lạt-ma nhập thất một tháng… Tôi nhớ, đó là một kinh nghiệm rất cảm động đối với tôi lẫn Ling Rinpoché. Tôi đặc biệt may mắn được tham gia vào một truyền thống từ ngàn xưa, mà bao thế hệ các vị đạo sư đã chứng ngộ tham dự. Khi tụng đến câu kinh cuối cùng, tôi cảm động đến nghẹn lời. Điều này, về sau tôi thấy là một điềm lành, dù lúc đó tôi không nghĩ gì cả.

Cũng trong năm 1953, vào Tết Monlam, Đức Đạt-lại Lạt-ma được thọ giới tỷ-khưu trong một đại giới đàn, trước tượng Bồ-tát Quán Thế Âm, tại tu viện Jokhang. Đây là một buổi lễ rất trang nghiêm và cảm động do Ling Rinpoché làm đạo sư truyền giới.

Mùa hè năm sau, 1954 do thỉnh nguyện của một số Phật tử, Đức Đạt-lại Lạt-ma truyền giới Kalachakra lần đầu tiên trong đời. Lúc đó Đức Đạt-lại Lạt-ma vừa tròn 18 tuổi.

“… Tôi vẫn nhớ đạo Phật dạy tôi, một người gọi là kẻ thù có khi còn quý hơn bạn. Vì kẻ thù dạy ta một số điều mà bạn không dạy, như sự nhẫn nhịn. Tôi cũng tin tưởng một cách chắc chắn là, dù tình trạng xấu đến đâu, thì rồi nó cũng khá hơn. Cuối cùng, ý hướng bẩm sinh của loài người là tìm sự thật, sự công bằng và hiểu biết sẽ thắng lướt ngu si và tuyệt vọng…”[13].

Khi nhận biết những đau khổ đó mênh mông như biển, tôi tuyên bố sẽ thi kỳ chót tại tu viện vào dịp lễ Monlam năm 1959.

“… cuối mùa hè năm 1958, tôi đến tu viện Drepung, sau đó đến tu viện Serra để bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp. tôi sẽ phải tranh luận nhiều ngày với các học giả thông thái của hai trung tâm tu học này. Ngày thứ nhất tại Drepung, hàng mấy ngàn tăng sĩ tụng kinh trong đại sảnh. Họ tụng kinh một cách nhịp nhàng, xưng tán chư Phật, Bồ-tát, và Tổ sư. Tôi rơi lệ vì cảm động”.

Đến năm 1957, tình hình càng trở nên bi đát, Ngài từ bỏ Lhasa, đào thoát sang Ấn Độ vào ngày 17 tháng 3 trong bí mật vì sợ bị giữ lại.

“… Sau khi gạt lệ chia tay với mọi người, tôi ra đi trên lưng con bò dzomo lớn. Tôi quá yếu, không thể đi ngựa được. Tôi rời quê hương bằng phương tiện khiêm nhường ấy…”.

LƯU VONG

Ngài và 100.000 người dân Tây Tạng đến Dharamsala vào tháng 5 năm 1960. Đó là một vùng đất thuộc phía Bắc Ấn Độ, cách thủ đô New Delhi chừng một ngày đường, cách biên giới Ấn – Pakistan khoảng 100 dặm.

Tại đây Ngài thành lập chính phủ lưu vong để vừa điều phối công việc vừa hướng dẫn đời sống tâm linh của dân Tây Tạng.

Từ năm 1967, Ngài bắt đầu rời khỏi Ấn Độ để viếng thăm Nhật Bản, Thái Lan, rồi đi khắp nơi trên thế giới để truyền bá Phật pháp và vận động hòa bình.

Năm 1973, Ngài qua Châu Âu, đến Rome, tiếp xúc với Giáo Hoàng Phao Lô VI rồi đến các nước Đan Mạch, Thụy Điển, Hòa Lan, Anh quốc… Ngài được đón tiếp nồng hậu trong tinh thần Phật giáo đang được các nước Tây phương lưu tâm.

“Tôi lúc nào cũng hoan hỉ nếu có người được an lạc nhờ thực hành Phật pháp. Nhưng khi việc thực hành Phật pháp khiến họ phải từ bỏ tôn giáo của mình, thì tôi luôn luôn khuyên họ phải thận trọng. Thay đổi tín ngưỡng sẽ có thể gây xung đột nội tâm và hầu như lúc nào cũng khó khăn”.

THỜI KHÓA CÔNG PHU TRONG NGÀY

Ngài thực hành hạnh nguyện Bồ-tát. Theo tư tưởng Phật giáo Đại thừa, Bồ-tát là người nguyện sẽ thành tựu sự giác ngộ tối thượng, hy sinh chính mình để giúp tất cả chúng sinh thoát khỏi khổ đau. Vậy nên công phu hành trì của Ngài được ghi lại như sau:

“Tôi dùng năm giờ rưỡi một ngày để tụng kinh, niệm Phật, thiền quán và nghiên cứu. Ngoài ra, khi nào rảnh rỗi là tôi tụng niệm, chẳng hạn vào giữa bữa ăn và khi du hành. Có 3 lý do chính để tụng niệm khi du hành: thứ nhất, để hoàn tất bổn phận hàng ngày của một tăng sĩ. Thứ hai, để dùng thời giờ một cách hữu ích. Thứ ba, để bớt sợ hãi! Đối với hành giả Mật tông, thì việc hành trì ngay trong giấc ngủ hay lúc nằm mơ là các chuẩn bị hệ trọng cho lúc qua đời.

“…Giờ hành trì tốt nhất đối với tôi là sáng sớm…Tôi thức dậy vào lúc 4 giờ sáng…Tôi tụng các bài kệ mở đầu một ngày, sau đó tôi đảnh lễ chư Phật trong nửa giờ. Sau đó tôi ra ngoài đi bộ, vừa đi vừa tụng các bài kệ…

“Từ 5 giờ 45 đến 8 giờ, tôi ngồi thiền, nghỉ một lát vào lúc 6 giờ 30 để nghe bản tin của đài BBC. Từ 8 giờ đến 12 giờ, tôi nghiên cứu các tư tưởng triết học Phật giáo. Từ trưa đến lúc ăn cơm 12 giờ 30, tôi đọc công báo, báo chí. Từ 1 giờ đến 5 giờ, làm việc ở văn phòng chính phủ và tiếp khách. Nghỉ ngơi và dùng trà vào lúc 6 giờ. Từ 8 giờ 30 tụng kinh rồi nghỉ ngơi vào lúc 9 giờ 00.

“Thời khóa hàng ngày chỉ thay đổi khi an cư. Trong dịp đó, ngoài công phu hành trì thuờng nhật, tôi còn thiền quán các phép đặc biệt…”

Năm 1989, Đạt-lại Lạt-ma Tenzin Gyatso nhận được giải Nobel Hòa bình do nổ lực cống hiến cho phong trào bất bạo động và nhân quyền trên thế giới.

Đến nay Ngài vẫn còn tu tập và làm việc tại Dharamsala. Có rất nhiều ấn phẩm ghi lại các cuộc phỏng vấn, bài phát biểu, bài viết của Ngài được dịch từ tiếng Tây Tạng sang tiếng Anh như:

-Tự do trong lưu đày (Freedom in Exile) 1992.

-The World of Tibetan Buddhism 1994.

-The Meaning of Life from a Buddhist Perspective 1991.

-My people, my land.

-The Dalai Lama at Harvard, 1988 (Lectures on the Buddhist path to peace)

-The way to Freedom, 1997.



[1]Freedom in Exile.

[2]Rinpoche là danh hiệu dành cho các bậc Đạo sư, có nghĩa là “Người cao quý”.

[3]Thổ-đan Gia-mục-thố (Thubten Gyatso, 1876-1933).

[4]Đạt-lại Lạt-ma thứ 1: Căn-đôn Châu-ba (Gendun Drub, 1391-1475).

[5]Avalokitesvara, gọi theo tiếng Tây Tạng là Chenrezig.

[6]Có nghĩa: Vị Lạt-ma ở xứ Sera.

[7]Tây phương thường quen gọi đây là siêu hình học (metaphysics) Phật giáo.

[8]Nguyên nghĩa là Lượng học

[9]Theo quy định, còn hai năm nữa, khi Đạt-lại Lạt-ma được 18 tuổi, ngài mới được giao quyền nhiếp chính.

[10]Trong chính phủ Tây Tạng, mọi chức vụ đều do hai người đảm nhiệm, một là tăng sĩ và một là cư sĩ.

[11]Kalachakra: lễ điểm đạo

[12]S: mandala; Tb: dkyil-hkhor: chỉ tôn tượng Phật hoặc Bồ-tát, các chủng tự, hoặc các hình tượng tam-muội-da.

[13]Những phần được in chữ nghiêng trong bài là trích từ tập Freedom in Exilecủa Đạt-lại Lạt-ma thứ 14.


---o0o---

Vi tính: Quảng Thảo Lê Thị Hòa Hội
Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/12/2012(Xem: 13929)
Bát chánh đạo là con đường tâm linh có khả năng giúp cho người phàm trở thành bậc Thánh. Trước hết là Chánh kiến, tức tầm nhìn chân chính...
12/12/2012(Xem: 10222)
Đọc Bát Đại Nhân Giác để trải nghiệm các giá trị cao siêu trong từng nếp sống bình dị, theo đó hành giả có thể tự mình mở mắt tuệ giác, trở thành bậc đại nhân...
19/11/2012(Xem: 6892)
Tuy đức Phật không bàn chuyên vấn đề kinh tế, thế nhưng những ý kiến của Ngài phát biểu trong một số trường hợp cá biệt về vấn đề kinh tế, rất đáng được chúng ta lưu tâm, suy ngẫm. Đức Phật hết sức quan tâm đến động cơ và nội dung đạo đức của mọi chính sách và thực tiễn phát triển kinh tế, trong khi các nhà kinh tế học hiện đại lại rất coi nhẹ các vấn đề này.
19/11/2012(Xem: 10177)
Trước hết, Phật giáo không bác bỏ linh hồn, nếu linh hồn được hiểu đơn giản như là phần phi vật chất trong mỗi con người. Trong thuyết cơ bản của Phật giáo, như thuyết năm uẩn, phân tích người là một tập hợp năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong 5 uẩn thì chỉ có sắc uẩn là vật chất, còn 4 uẩn còn lại đều là phi vật chất, hay là thuộc phạm trù tinh thần.
16/11/2012(Xem: 5168)
Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo-ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống cung kính tùy thuận bậc Ðạo Sư; sống cung kính tùy thuận pháp; sống cung kính tùy thuận chúng Tăng; sống cung kính tùy thuận học pháp; sống cung kính tùy thuận không phóng dật; sống cung kính tùy thuận tiếp đón. Ðây là nhân, đây là duyên, sau khi Như Lai nhập diệt, diệu pháp được tồn tại lâu dài
30/10/2012(Xem: 4037)
Một điều hiển nhiên là chiến tranh và các cơ sở quân sự lớn là nguồn bạo lực lớn nhất trên thế giới. Cho dù mục đích của chúng là phòng thủ hay tấn công, các tổ chức bạo lực mạnh mẽ này tồn tại chỉ để giết người. Chúng ta nên suy nghĩ cẩn trọng về thực tế của chiến tranh.
23/10/2012(Xem: 7909)
Sau khi Trưởng lão Mahinda, con trai của vua A Dục, truyền bá Phật pháp đến Srilanka và thực hiện một số việc liên quan đến việc truyền bá Phật pháp, vị vua trị vì đảo quốc này đã hỏi Trưởng lão rằng, có phải Tăng đoàn đã được thiết lập vững chắc ở đảo quốc này rồi không.
20/10/2012(Xem: 4852)
Nghiệp báo của sự tàn phá môi trường được phản ánh trong cuộc thảm sát đẫm máu bạo tàn dòng họ Thích Ca (Sakyā) bởi lòng hiềm thù mê muội của vua Tỳ Lưu Ly (Vidūdabha), được ghi lại một cách chi tiết trong kinh Tăng Nhất A Hàm.
10/10/2012(Xem: 8591)
Tôi muốn nói một vài điều về sự hòa hợp tôn giáo. Đôi khi, sự xung đột liên quan đến niềm tin tôn giáo. Thí dụ, trước đây ở Bắc Ái Nhĩ Lan, mặc dù sự xung đột đơn giản chỉ là vấn đề chính trị, nhưng nó đã nhanh chóng trở thành một vấn đề tôn giáo... Tất cả chúng ta đều có tiềm năng của sự thiện hảo. Thế nên, hãy nhìn lại chính mình để thấy tất cả những tiềm năng tích cực ở trong ta.
08/10/2012(Xem: 9333)
Buông bỏ có nghĩa là “Nếu tôi có được những thức ăn mà tôi thích thì rất tốt. Nếu không có nó thì cũng không sao...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]