Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III.- Đặc tính con người

13/05/201317:27(Xem: 3906)
III.- Đặc tính con người

ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI

HT. Thích Tâm Châu
Tổ Đình Từ Quang, Canada, 1982
---o0o---

III.- ĐẶC TÍNH CON NGƯỜI

" Hết thảy kết quả giác ngộ đều được bởi thân con người "

Luận Di Tôn Luân

Con người sẳn có cá tính đặc biệt hơn sinh vật khác

" Con người luôn luôn đối diện với mình và đứng trước sự cố gắng tìm hiểu, thực hành để tiến tới chổ hoàn thiện, đem lại sự thăng bằng và sự giải thoát ".

Con người thường được đề cao hơn hết trong các cuộc thuyết pháp hồi dương thời đức Giáo chủ Thích Ca Mâu Ni.

Con người được thừa hưởng vinh dự ấy, không phải là thiên vị mà do đặc tính của nó, mặc dầu nó cũng có những thú tính : dục vọng, lầm lỡ và các tội ác như các loài động vật khác.

Căn cứ vào luận Đại Bà Sa nói thì đặc tính ấy nơi đây có thể tóm tắt làm ba thứ :

1.- TƯ TƯỞNG LINH LỢI

" Tất cả phẩm giá con người đều do nơi tư tưởng "

Pascal

Ý nghĩa

Trước vũ trụ bao la và huyền bí, trước những tác động vô hình nhưng linh hoạt, trước những công thức cần thiết của sự sinh hoạt, đã làm cho con người phải ghi vào đấy rất nhiều thắc mắc. Đã thắc mắc tất nhiên không thể để cho dòng sông mặc sức trôi chảy, nên phải có ra nhiều ý nghĩa, suy tưởng, sáng kiến hầu mong vén màn bí mật, đem lại nguồn sống hợp lý cho con người về tinh thần cũng như về vật chất, sau khi đã trải qua những kinh nghiệm đặt trên cơ sở vững chắc mới đầy đủ ý nghĩa của " tư tưởng ".

Với những sự kiện ấy, dưới con mắt giác ngộ của đức Phật, Ngài đã công nhận con người có nhiều tư tưởng hơn muôn loài. Song, tùy theo trình độ hay hoàn cảnh của cá nhân, nên cũng có nhiều loại, hoặc đúng hay không đúng :

Mấy thứ nhận xét

    • Nhận xét về vũ trụ. Có người phát sinh ra tư tưởng thần tạo, nguyên tử, nhân duyên v.vv...
    • Nhận xét về hình thể trái đất. Có người phát sinh ra tư tưởng hình vuông, hình dẹp, hay hình tròn v.vv...
    • Nhận xét về chủ nghĩa.Có người đề xướng ra chủ nghĩa duy tâm, duy vật, duy thức, tư bản, vô sản, đế quốc, thực dân, phát xít, quốc gia, quốc tế v.v...
    • Nhận xét về sự nghiệp.Có người có tư tưởng làm vua, làm quan, làm ruộng, đi buôn, chài lưới, công nghệ, kỹ nghệ, ẩn dật hay tu dưỡng v.v...
    • Nhận xét về luân lý.Có người có tư tưởng trọng về hiếu, đễ, trung, tín. Có người thích về tự do phóng khoáng v.v...
  • Nhận xét về hiến pháp.Có người có tư tưởng về hiến pháp quân chủ, quân chủ lập hiến, dân chủ v.vv...

Nghĩa là, tư tưởng tập trung nơi con người rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ biết : " Tư tưởng là hiện tượng về ý thức, do kinh nghiệm và tư lự phát sinh. Chỉ khi nào nó là kết quả của sự nhận xét đầy đủ, đúng đắn, có bằng cớ về một ý kiến nào, thì lúc đó mới là tư tưởng chính đáng ".

Một kết quả mỹ mãn không thể thiếu tư tưởng chân chính làm chỉ đạo.

2.- NĂNG LỰC DỒI DÀO

" Muốn thành công và hưởng hạnh phúc trên đường đời cần phải có nhiều năng lực thực tiễn "

Victor Paucher

Ý nghĩa

Đã có một hình thể rõ rệt, tất nhiên trong đó phải có một sức lực tiềm tàng để giúp đỡ cho sự sinh trưởng, tồn tại... của lẻ sống còn của sinh vật. Nghĩa là sức lực ấy, luôn luôn chuyển vận theo với sự sẳn có và huân tập của hiện tại rồi chi phối cho sự hành động dưới bất cứ tác dụng nào. Cho nên nhà vật lý học gọi chung những sức lực ấy bằng hai chữ " năng lực ". Năng lực ấy, theo sự nhận xét của đức Phật thì con người có một số lượng tương đối dồi dào hơn.

Để chứng minh cho sự nhận xét ấy, trong sự sinh hoạt hằng ngày của xã hội loài người đã cho chúng ta thấy :

Những năng lực trong thực tế

_ Nhà chính trị có những năng lực điều khiển guồng máy hành chính, lãnh đạo quần chúng, giao tiếp nước ngoài, để đem lại sự an cư lạc nghiệp cho nhân dân.

_ Nhà quân sự có những năng lực chỉ huy, tổ chức và điều khiển quân đội, khiến sự an ninh được thường thường, quốc giới không bị xâm phạm.

_ Nhà văn hóa có những năng lực xuất phát ra những chính ngôn, những văn phẩm do nơi tài ba của mình để cung cấp cho quần chúng những món ăn tinh thần tùy theo nhu cầu của quần chúng và, để hấp dẫn quần chúng theo đà tiến hóa của quốc gia, nhân loại.

_ Nhà kinh tế học có những năng lực nghiên cứu, tìm tòi, sản xuất và phân phối nền kinh tế cho hợp với sự cung cầu của quần chúng.

_ Nhà xã hội học có những năng lực nghiên cứu và thực hiện một xã hội đầy đủ, tiến bộ khiến không còn những thành tích lạc hậu, bất bình, bất công và thiếu thốn.

Như thế, chúng ta đã thấy ở nơi con người không quá thiếu thốn về năng lực. Nhưng, chúng ta cũng phải nhận nó là một sức mạnh được phát minh bởi sự dự trữ, tích tập và phát hiện cho cuộc sống chung cùng. Và, nó chỉ có giá trị khi nào năng lực ấy biết phụng sự lẽ phải.

Sự thật chân chính là phản ảnh trung thành của năng lực thuần túy.

3.- HÀNH ĐỘNG QUẢ CẢM

" Mục đích tối cao trong đời người là sự hành động, không phải là sự hiểu biết suông "

Huxley

Do tư tưởng, năng lực phát hiện ra hành động.

Nếu chỉ có tư tưởng linh lợi, năng lực dồi dào mà không có hành động quả cảm, thì tư tưởng ấy chỉ là tư tưởng trống không, năng lực ấy cũng chỉ là năng lực tiêu hoại.

Hành động quả cảm là một cử động quyết tín, hình dung của tư tưởng linh lợi, năng lực dồi dào và hướng về công việc làm chân chính. " Có trí óc minh mẫn chưa đủ, nguyên tắc chính là phải biết áp dụng bằng cách khôn khéo ".

Giá trị hiện thực

Chỉ có hành động quả cảm mới có giá trị. Giá trị ấy trên thực tế và lịch sử đã đem lại cho chúng ta một bài học rất rõ rệt :

_ Công chức trong các ngành được hưởng vinh danh và số lương xứng đáng không phải kết quả của may rủi, trái lại là sự cố gắng của họ trong thời gian khá lâu, nếu là những công chức biết làm đúng chức vụ của mình.

_ Một người được xưng hô là Đại tướng, phải chăng đã trải bao công lao vào sinh ra tử mới được cái danh nghĩa ấy

_ Được kho thóc đầy, được nhiều hàng tốt là đã tốn bao sinh lực của người nông phu và người làm thợ.

_ Bà Trưng Trắc, bà Trưng Nhị, Ngài Trần Hưng Đạo, vua Lê Lợi, vua Quang Trung được nêu cao tên tuổi trong trang sử bất diệt của Việt Nam, là do các Ngài đã quên mình, hướng theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, quyết chiến với những bạo quân của nhà Hán, nhà Nguyên, nhà Minh, nhà Thanh bên Tàu để giữ vững giang sơn, gấm vóc.

Ông Kha luân bố ( Christophe Colomb ) nước Ý được tiếng tăm trên hoàn cầu là do ông cương quyết đi vòng quanh thế giới, để tìm hình thể trái đất.

Ông Démosthène nước Hy Lạp trở nên một nhà hùng biện nhất, là nhờ ở nghị lực của ông, ngày ngày ra bãi biển ngậm sỏi, tập diễn thuyết trong tiếng sóng ầm ầm, mặc dầu hồi nhỏ ông chỉ là một đứa bé ngọng nghịu, vụng về.

_ Đạo hữu Tensing Hội trưởng Hội Phật giáo Sherpa ( Népal, Ấn Độ ) trong đoàn thám hiểm nước Anh được hoan nghênh đặc biệt, phải chăng do hành động quả cảm của đạo hữu đã tới ngọn núi Everest, giữa ngày " Đăng Quang " ( 02-06-1953) của Nữ hoàng Anh. Không những thế, hành động quả cảm ấy lại còn được thốt ra bằng những lời nói hoan hỉ và đượm bao ý nghĩa sâu sa của đạo Phật : " Chiến công vĩ đại ấy thuộc cả đoàn thể, chứ không phải của riêng mình... Chỉ có chiến công oanh liệt nhất là tự chiến thắng mình ".

Như thế, cũng đủ đem lại một bằng chứng cụ thể cho hành động quả cảm của con người là rất sung túc. Nếu con người biết hành động chân chính, nghĩa là biết hướng về lợi ích chung cho toàn thể, không theo tiếng gọi của dục vọng, ích kỷ, thì một hành động quả cảm và hợp lý là sự thành công rực rỡ.

Tóm lại, con người là hiện thân của ý thức, tiềm lực và việc làm. Con người sẳn có những cá tính đặc biệt hơn tất cả các loài sinh vật khác, cố nhiên đặc tính ấy sẳn sàng giúp đỡ con người tạo lập và duy trì một nhịp sống cho thuận với danh nghĩa của nó, làm vẻ vang cho trang sử nhân loại, làm tăng tiến trong sự sinh hoạt và bất diệt trong bản thể vô biên của của vũ trụ. Chỉ có con người tự tạo ra con người ngày nay và ngày mai trong sự vui vẻ hay đau khổ.

Chúng ta hãy thể nhận những đặc tính ấy. Chúng ta hãy quán tưởng thân tâm chúng ta. Chúng ta hãy ngoảnh mặt, quay lưng lại dục vọng và thẳng tiến trên đường về giải thoát.

" Đời sống giải thoát không đòi hỏi sự cố gắng gì ngoài những sự cố gắng về tư tưởng, năng lực và hành động chân chính để tạo lấy một đời sống trong sạch đầy ý nghĩa ".

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 10187)
Tất cả chúng ta đều mong ước sống trong một thế giới an lạc và hạnh phúc hơn. Nhưng nếu chúng ta muốn biến nó trở thành hiện thực, chúng ta phải bảo đảm rằng lòng từ bi là nền tảngcủa mọi hành động. Điều này lại đặc biệt đúng đối với các đường lối chủ trương về chính trị và kinh tế.
30/08/2010(Xem: 3913)
Trong thời gian gần đây, nhiều sách đã được viết về đề tài kinh tế và lý thuyết kinh tế, tất cả đều từ quan điểm Tư Bản hay Xã Hội chủ nghĩa. Không có một hệ thống nào lưu ý đến hay xét đến sự phát triển nội tâm của con người, một yếu tố quan trọng trong sự phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 63063)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7486)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 5720)
Ngay cả trong thời đại văn minh khoa học, xã hội phát triển theo xu hướng hội nhập toàn cầu, thì định hướng trung tâm của tính cách con người vẫn có phần thuộc đời sống hướng nội và phần thuộc đời sống hướng ngoại mà Phật giáo Thiền gọi là nội quán và ngoại quán, bao gồm trong Tứ niệm xứ với các đề tài thiền quán về thân, thọ, tâm, và pháp, theo đó, thân thì bất tịnh, thọ mang lại khổ đau, tâm thì vô thường, và pháp vốn vô ngã. Từ các pháp quán, con người có thể đứng về mặt nhận thức luận để biết bản chất cuộc đời, rồi từ đó, đứng về mặt đạo đức học, con người có những hành động phù hợp với nhận thức.
28/08/2010(Xem: 59231)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 10427)
Viết về Thế Tôn, các nhà nghiên cứu Phật học thường đề cập đến Ngài như một đấng Giáo chủ đã tìm ra con đường giải thoát và chỉ rõ con đường ấy cho nhân loại, hoặc đề cập đến Ngài như một nhà đại tư tưởng, một nhà cách mạng xã hội, v.v... Nhưng có rất hiếm những luận văn, công trình đề cập đến Ngài như một nhà giáo dục tư tưởng, và giáo lý của Ngài như là một hệ thống tư tưởng giáo dục toàn diện và tiên tiến.
27/08/2010(Xem: 24400)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
17/08/2010(Xem: 8607)
Tôi luôn luôn tự xem mình như một nhà sư Phật Giáo đơn giản. Tôi cảm thấy như thế mới là tôi thật. Tôi cảm thấy rằng Đạt Lai Lạt Ma với cương vị nhà cầm quyền thế gian là một định chế nhân tạo. Khi nào người ta còn chấp nhận Đạt Lai Lạt Ma, họ sẽ chấp nhận tôi. Nhưng, là một vị sư là một điều thuộc về tôi. Không ai có thể thay đổi điều đó. Tận sâu thâm tâm, tôi luôn luôn tự xem mình là một nhà sư, ngay cả trong các giấc mơ của tôi.
22/07/2010(Xem: 13396)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]