Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẦN THỨ NHẤT

13/05/201317:25(Xem: 4044)
PHẦN THỨ NHẤT

ĐẠO PHẬT VỚI CON NGƯỜI

HT. Thích Tâm Châu
Tổ Đình Từ Quang, Canada, 1982
---o0o---

PHẦN THỨ NHẤT

" Do sự lành, sự ác của mỗi người đã làm từ trước nên có quả báo về sau. Trong sự luân hồi của con người, duyên nghiệp quản trị mình, ban thưởng, trừng trị mình ".

Kinh Na Tiên Tỳ Khưu

KHÁI NIỆM VỀ CON NGƯỜI

" Con người là con người với tất cả ý nghĩa của nó "

Tìm trong đạo " Con người " để hiểu rõ con người.

Con người là mục tiêu chính trong sự nghiên cứu của các học thuyết.

Con người cũng là nạn nhân trong những cuộc chiến tranh " nóng " hay " lạnh ". Con người đã, đang và còn bị bao trùm dưới sự bất an, khốn cùng, càng ngày càng tăng trưởng bởi sự tranh chấp tự con người tạo ra. Đã do con người tạo ra, tất nhiên cũng phải do con người mới giải quyết nổi.

Con người phải chịu lấy trách nhiệm đè nặng trên vai con người trong sự định đoạt lấy một đạo sống tích cực. Một đạo sống không trái với đời và không hại nhân cách.

Để bổ túc cho vấn đề cấp bách ấy chúng ta hãy nhìn sâu vào đạo Phật, một đạo được gọi là ĐẠO SỐNG, ĐẠO CỦA CON NGƯỜI, để tìm hiểu rõ ràng về danh nghĩa, sự cấu tạo cùng đặc tính và giá trị của nó.

Song, sự tìm hiểu ấy không thể có được nơi ngoài con người. Nó cần đòi hỏi tại bản thân con người muốn biết nó, theo quan niệm đạo Phật.

" Thắng lợi chỉ về phần những ai có sáng kiến và cương quyết theo đuổi sáng kiến "

I.- DANH NGHĨA CON NGƯỜI

"Con người là hơn cả..."

Kinh Hoa Nghiêm

Tất cả sự vật trong vũ trụ đều sẳn có đặc tính và hình thể của nó.

" CON NGƯỜI" là một danh từ , một danh từ bao hàm tất ca ?hững sinh vật cùng một loại, mà danh từ ấy có thể chỉ định được, hay tất cả những đặc tính phân biệt loài người với các loài sinh vật khác ".

Thực tế cho chúng ta biết

    1. Con người là một sinh vật, cũng như những sinh vật khác

Con người cùng trong công lệ cấu tạo, sinh trưởng, sinh hoạt, suy giảm và tiêu diệt như những loài sinh vật khác, nghĩa là, trước khi có một hình thể quyết định, đâu phải là kết quả của tự nhiên, mà phải do sự tất yếu của nhiều phần tử tổ hợp. Sự tổ hợp ấy, phải trải qua một thời gian không hạn định, tùy theo đặc tính và hình thể của từng sinh vật, cho tới khi cơ duyên đầy đủ sẽ phát sinh. Phát sinh là điểm bắt đầu có mặt trong thế giới hữu hình, hạn cục trong thời gian tương đối, nhịp nhàng giữa không gian vô biên và thời gian vô tận để hòa theo với lẽ sống của cuộc sống. " Sống " là cả một chương trình hoạt động đầy thử thách, làm nẩy nở thân mệnh, bảo vệ sự sống và truyền tiếp sự sống. Nhưng, sự sống ấy không phải là vật thể cố hữu, trường tồn, mà nó luôn luôn chuyển biến trong từng tích tắc, lệ thuộc vào hoàn cảnh, chi phối bởi từng tâm niệm mừng, giận, thương, vui, yêu, ghét, muốn... Do đó, sinh hóa, hóa sinh, bớt, thêm, thêm, bớt sẽ dần dần suy giảm và chấm dứt ở giờ phút cuối cùng trong thời gian nhất định là " tiêu diệt ".

" Cái gì đã sinh ra, cũng luôn luôn bị sự tiêu diệt hăm dọa. Bất cứ chiếc bình nào ra khỏi bàn tay người thợ làm đồ gốm rốt cục rồi cũng bị tan vỡ! Đời sống của chúng sinh cũng thế ". Đó là lời Phật nói để chứng minh cho định luật ấy, định luật " vô thường ".

  • Con người thuộc về loài động vật

Con người là một loài có đủ quan năng, dùng quan năng làm động cơ tranh đấu, bảo vệ, duy trì sự sinh tồn nhưng, đặt trên phương châm hoạt động. Nghĩa là, loài sinh vật có đủ các cơ quan như : mắt để trông, tai để nghe, mũi để ngửi, miệng để ăn, thân để cử động v.v..., các cơ quan ấy luôn luôn chuyển động, chuyển động để giành lấy sự sống còn cho tự thân, làm cho sự sống có ý nghĩa và biết giúp đỡ, bênh vực giòng giống hơn các loài thực vật và khoáng vật. Vì, " Con người là sinh vật đã từng trải qua trình độ của giống động vật " theo quan niệm của Bác sĩ Paul Carton đã nhận định.

  1. Con người là loài động vật cao hơn cả

Con người có một dáng vóc uy nghiêm, ngay thẳng trong sự đi, đứng, nằm, ngồi. Con người có một tinh thần sáng suốt, không bị mù quáng trước những hiện tượng huyền ảo. Con người có một năng lực dồi dào, bền mạnh, trước những sự nên làm và phải làm. Con người có một hành động quả cảm, không lùi bước trước những trở ngại và nguy hiểm. Con người có một cảm tình thân mật, nồng hậu trong vòng luân lý đối với gia đình, quốc gia, xã hội... Như thế, cũng đủ chứng tỏ con người là loài động vật cao hơn loài động vật khác. Trong Khế kinh nói : " Con người là tối thắng, vì con người có thể thực hiện hết thảy mọi sự tốt đẹp ". Và, bà Hội trưởng hội Ái hữu Phật giáo Pháp cũng nhận định : " Trái đất không thống thuộc con người, chính con người thống thuộc trái đất ".

Tóm lại, danh nghĩa con người được đặt trên một địa vị đặc biệt. Địa vị ấy không phải là biệt lập, đơn độc hay cố định, mà nó có ở chổ chung cùng và đối tượng với danh nghĩa của những sinh vật khác. Nó có, do bao mối nhân duyên chuyển biến, tiếp nối và hổ trợ trên con đường chạy dài từ vô thủy tới vô chung. Nó có, do lý trí biết phân biệt nhận định và biết thể nhập với bản thể vũ trụ. Nó có, do hành động chân chính, hành động biết soi sáng cho mình và cho người, không bị nghiêng ngã theo chiều " si mê " hay " phóng dật " của thế giới gỗ đá và thú vật. Nghĩa là, nó có ở tất cả và trên tất cả, khả dĩ xứng đáng làm trung tâm điểm trong vũ trụ.

" Con người là kết tinh tất cả các nguyên tính sinh hoạt của loài khoáng vật, thực vật và động vật ".

---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/02/2011(Xem: 17856)
Thật là một nghịch lý khi hành tinh này ngày càng có đông người sinh sống hơn nhưng mối quan hệ giữa người với người lại ngày càng trở nên xa cách, nhợt nhạt hơn.
19/02/2011(Xem: 15088)
Phật Giáo hiện hữu trên thế gian nầy từ vô lượng kiếp và Phật Giáo đã được hình thành bằng hình thức khế lý khế cơ qua hơn 2.500 năm lịch sử trên quả địa cầu này...
18/02/2011(Xem: 10271)
Một buổi sáng thức dậy băn khoăn nghe tiếng chim rất lạ. Mỗi một nụ cười, ánh mắt, bước chân đi cũng dường như thay đổi. Lòng dạt dào những cảm xúc khó tả...
11/02/2011(Xem: 34092)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
10/02/2011(Xem: 18419)
Được thân người và gặp được Phật Pháp mà để cho thời gian luống qua vô ích thì quả là uổng cho một kiếp người. Xin hãy lắng nghe và phụng hành theo những lời khuyên dạy của Đức Từ Phụ...
06/02/2011(Xem: 16174)
Đạo Phật được đưa vào nước ta vào khoảng cuối thế kỷ thứ hai do những vị tăng sĩ và những thương gia Ấn Độ và Trung Á tới Việt Nam bằng đường biển Ấn Độ Dương.
25/01/2011(Xem: 13163)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
23/01/2011(Xem: 3609)
Trước đây người Việt đã có mặt trên khắp thế giới – đặc biệt tại Mỹ, Pháp, Đức, Úc, Nga, Đông Âu v.v… là do các chương trình du học hoặc làm việc trong các tòa đại sứ hoặc đi lính cho Pháp từ thời Thế Chiến I, nhưng con số không nhiều. Chỉ từ sau năm 1975 con số bỗng vọt lên tới trên 3 triệu do các đợt “di tản”, “thuyền nhân” (Boat People), “đoàn tụ gia đình” và “hợp tác lao động”.
18/01/2011(Xem: 5618)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
12/01/2011(Xem: 17729)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]