Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3 Sơ Lược Lịch Sử Phật giáo Việt Nam

13/05/201314:18(Xem: 3712)
Chương 3 Sơ Lược Lịch Sử Phật giáo Việt Nam

CẨM NANG CƯ SĨ

Tâm Diệu

CHƯƠNG 3 

SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

VÀ PHÁT TRIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM

Có nhiều bằng chứng cho thấy Phật giáo được du nhập một cách hài hoà vào Việt Nam rất sớm, nhất là từ cuối thế kỷ thứ II đến đầu thế kỷ thứ III Tây Lịch qua hai ngả giao thương với các nhà buôn Ấn Độ bằng đường thủy và giao lưu văn hoá với Trung Hoa bằng đường bộ.

Do sự du nhập trực tiếp từ Ấn Độ nên danh từ Buddha, ngôn ngữ cổ Sanskrit đã được phiên âm thành chữ Bụt và được truyền khẩu trong dân gian. Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia, “Phật giáo Việt Nam lúc ấy mang màu sắc của Tiểu thừa, Bụt được coi như một vị thần chuyên cứu giúp người tốt, trừng phạt kẻ xấu. Sau này, vào thế kỷ thứ 4-5, do ảnh hưởng của Phật giáo Đại thừa đến từ Trung Quốc mà từ Bụt bị mất đi và được thay thế bởi từ Phật. Trong tiếng Hán, từ Buddha được phiên âm thành Phật đà, Phật đồ rồi được rút gọn thành Phật.

Trải qua gần 2000 năm tồn tại, Phật giáo đã bao phen thăng trầm, lúc thịnh lúc suy. Vào thời đại nhà Lý và nhà Trần, Phật giáo phát triển cực thịnh, được coi là quốc đạo, ảnh hưởng đến mọi khía cạnh trong cuộc sống của người dân. Đến thời nhà Hậu Lê rồi Nguyễn Triều, Phật giáo đi vào thời kỳ suy thoái, nhường vị trí quốc giáo cho Nho giáo. Ðến khi người Pháp đặt nền đô hộ trên đất nước này, thì đạo Phật lại càng suy đồi, mất hết cả những gì thuần túy, cao siêu, mà chỉ còn như là một tôn giáo thờ thần, mà nhiệm vụ chính là lo việc cúng bái. 

Vào những thập niên đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng phong trào chấn hưng Phật giáo trên thế giới, Phật giáo Việt Nam cũng chuyển mình phục hưng, khởi đầu từ các đô thị miền Nam rồi miền Trung với các đóng góp quan trọng của các nhà sư Khánh Hòa và Thiện Chiếu. Cho đến năm 1964, các hội đoàn Phật giáo miền Nam Việt Nam đã thống nhất dưới một mái nhà chung là Giáo Hội Phật Gíao Việt Nam Thống Nhấtvà sau 17 năm hoạt động giáo hội này đã ngưng mọi sinh hoạt vào năm 1981. Sau khi hai miền Nam Bắc thống nhất vào năm 1975, năm 1981 chín tổ chức Phật giáo trong cả nước đã tổ chức đại hội, thống nhất làm một và lấy danh hiệu là “Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam”. 

Dù Phật giáo bị thăng trầm, truân chuyên theo vận nước, nhưng Phật giáo đã hoà vào lòng dân tộc, tạo nên một sắc thái đặc biệt của riêng Việt Nam. Phật giáo đã đồng hành cùng dân tộc, đã đồng cam cộng khổ với dân tộc, cùng dân tộc đi qua bao khúc quanh của lịch sử, chịu đựng bao nỗi thăng trầm của thời cuộc trong công cuộc dựng nước và giữ nước. Điểm này chúng ta dễ dàng nhận thấy qua những thời đại cực thịnh của đất nước đều là những lúc Phật giáo cũng song hành hưng thịnh. Như thời nhà Đinh, Lê, Lý, Trần v.v... Tuy quyện mình vào lòng dân tộc nhưng giáo lý chứa đựng trong ba tạng kinh điển của Phật giáo vẫn giữ được vẻ tinh khiết vốn có của nó và dòng thiền Trúc Lâm đã được khôi phục vào cuối thế kỷ thứ 20, tiếp nối mạng mạch của lịch sử Phật giáo Việt Nam.


---o0o---

---o0o---


Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/07/2011(Xem: 5233)
Tôi có thể hiểu tâm thức và hành động của tôi có thể ảnh hưởng đến nhân duyên của tôi như thế nào. Chúng cũng có thể tác động đến những điều kiện của thế giới như đói kém, nghèo khó, và những khổ đau to lớn khác của con người ở khắp mọi nơi hay không? Như thế nào? Khởi đầu phải đến từ những cá nhân. Ngoại trừ mỗi cá nhân phát triển một ý thức trách nhiệm, bằng không cả cộng đồng không thể chuyển dịch. Vì thế, thật rất cần thiết là chúng ta không nên cảm nhận rằng nổ lực của cá nhân là vô nghĩa.
16/07/2011(Xem: 5899)
Lúc này chúng ta hãy quan sát điều gì đang thực sự xảy ra trong thế giới; có bạo lực thuộc mọi loại; không chỉ phía bên ngoài mà còn cả trong sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta.
15/07/2011(Xem: 7367)
Một cái trí chuyên biệt hóa không bao giờ là một cái trí sáng tạo. Cái trí mà đã tích lũy, mà đã đắm chìm trong hiểu biết, không thể học hành.
15/07/2011(Xem: 6187)
Khi năng lượng không bị hao tán qua sự tẩu thoát, vậy thì năng lượng đó trở thành ngọn lửa của đam mê. Từ bi có nghĩa đam mê cho tất cả. Từ bi là đam mê cho tất cả.
13/07/2011(Xem: 5558)
Có một khác biệt giữa không gian bên ngoài, mà vô giới hạn, và không gian bên trong chúng ta hay không? Hay không có không gian bên trong chúng ta gì cả và chúng ta chỉ biết không gian bên ngoài mà thôi?
12/07/2011(Xem: 5776)
Chúng ta là kết quả của những hành động và những phản ứng của mỗi người; văn minh này là một kết quả tập thể. Không quốc gia hay con người nào tách rời khỏi một người khác...
07/07/2011(Xem: 3826)
Chủ đề tối nay là quan điểm của Phật giáo đối với vấn đề đạo đức tình dục. Phổ thông mà nói, trong Phật giáo, chúng tôi luôn luôn cố gắng để đi theo con đường trung đạo, và vì thế sự quan tâm đến tình dục, chúng tôi muốn tránh hai cực đoan. Một cực đoan là thể hiện quá nghiêm khắc và khốc liệt. Quan điểm này nhìn tình dục như điều gì ô uế và, một cách căn bản là, xấu xa. Nhưng, rồi thì, chúng tôi cũng muốn tránh một cực đoan khác, đấy là thái độ đối với tình dục là bất cứ điều gì cũng tốt, cũng okay: “Cứ biểu lộ cá tính của bạn.”... Sự lèo lái của sinh lý học, mặc dù là một phần của điều mà phương Tây chúng ta gọi là “tự nhiên,” từ quan điểm Phật giáo, chính là một phần cơ cấu của luân hồi sinh tử.
29/06/2011(Xem: 5857)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó.
23/06/2011(Xem: 15216)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 10929)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567