Các vấn đề của xã hội hôm nay
Human Life and Problems
Hòa thượng K. Sri Dhammananda
Thích Tâm Quang dịch
---o0o---
[04]
Luân lý suy đồi đã xuất hiện trong cuộc sống của chúng ta với các vấn đề, ma túy, đàng điếm, văn hóa đồi trụy và không lành mạnh giữa giới trẻ, tình dục bất hợp pháp vân vân.. .
Bản nghiên cứu của Bộ Thanh Niên và Thể Thao về 5860 thanh thiếu niên, cho thấy 71% hút thuốc, 40% xem phim khiêu dâm, 28% cờ bạc, 25 % uống rượu và 14% dùng ma túy. Mười một thanh niên phạm pháp giam giữ tại các trung tâm cải huấn trong nước mang vi trùng HIV gây bệnh AIDS. Mười đứa trong số này dưới 20 tuổi.
Nhà chức trách lo ngại về thanh thiếu niên mang vi trùng HIV, và đang giám sát chặt chẽ vấn đề. Khám phá khởi thủy cho thấy một số trẻ em không ghiền ma túy nhưng dính líu đến ma túy. Đa số các trường hợp được phát hiện qua tư vấn và thử nghiệm y tế tự nguyện.
Xu hướng không lành mạnh này chỉ có thể ngăn chận do ảnh hưởng trực tiếp của cha mẹ. Cha mẹ nên giám sát các hoạt động của con cái để chúng khỏi phải dính líu vào những hoạt động vô luân và bất hợp pháp.
Không sớm có sự giám sát và kiểm soát, con cái rất dễ dàng sa vào ảnh hưởng không lành mạnh. Nếu không kịp ngăn chặn, đứa trẻ sẽ đi đến phạm tội nghiêm trọng hơn. Sự cấp bách của nhiều vấn đề xã hội phải được nêu lên ngay. Cho nên cha mẹ phải củng cố thể chế gia đình hầu phù hợp với những đòi hỏi của sự thay đổi xã hội.
Theo hình luật Mã Lai, bất cứ tội gì gây ra bởi đứa trẻ dưới 10 tuổi đều coi như không phạm tội đối với trẻ trên 10 tuổi nhưng dưới 12 tuổi chưa hiểu biết để suy xét về bản tính và các hậu quả trong hành vi của nó vào lúc phạm tội.
Trong luật người ta cho là hết sức đúng và có sức thuyết phục rằng đứa trẻ dưới 10 tuổi không thể biết phân biệt phải trái mặc dù thực ra, đứa trẻ có thể vi phạm hành động cấm đoán với chủ tâm.
Loại trẻ em thứ hai giữa 10 và 12 tuổi, ở trong 'khu vực tranh tối tranh sáng' được miễn kết tội trừ phi công tố viện chứng minh được đứa trẻ có khả năng tinh thần bình thường nhưng có xu hướng gây tác hại chứng minh được.
Măc dù đứa trẻ dưới 10 tuổi phạm tội ác, có thể không bị truy tố, nó cũng không thể tránh hết được tất cả hậu quả. Tuy không có trừng phạt, nhưng tình trạng tương lai của nó có thể bị giới hạn. Người điều tra xúi dục đứa trẻ phạm tội, sẽ bị coi là kẻ phạm tội chính, và đứa trẻ được đối xử như vô tội. Tòa Án Thanh Thiếu Niên là điểm then chốt điều khiển bộ máy đối xử với thanh thiếu niên phạm pháp. Luật về thanh thiếu niên được thể hiện qua Đạo Luật về Thanh Thiếu Niên Năm 1947 và Đạo Luật về Thiếu Nhi và Thanh Thiếu Niên Năm 1947. Thanh thiếu niên được định nghĩa là một người khoảng 10 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Tòa Án Thanh Thiếu Niên không cho công chúng tham dự. Mặc dù phóng viên báo chí có thể tham dự nhưng không được nêu rõ chi tiết có thể nhận dạng kẻ phạm tội. Nếu có tội, tòa không dùng thuật ngữ như "bị kết án' hay 'phán quyết' đối với tội phạm.
Tòa do vị chánh án hạng nhất chủ tọa quyết định tội trạng. Có hai vị bồi thẩm, có thể một trong hai người này là phụ nữ để phụ giúp viên chánh án quyết định bản án'. Trước khi quyết định, tòa xét hạnh kiểm, môi trường nhà cửa, học bạ và hồ sơ y tế của kẻ phạm pháp.
Tòa có thể khiển trách hay tha bổng, phán quyết tha bổng cho kẻ phạm pháp cam kết có hành vi tốt, phải thi hành đúng lệnh ban ra hay được giao cho thân nhân hay một người nào đó trông coi, và lệnh cho cha mẹ hay người giám hộ phải thi hành điều kiện ghi trong bản cam kết, lệnh tạm tha, lệnh thi hành cho nhà trường hay Trường Gurney, để giáo hóa sửa chũa, thi hành lệnh phải trả tiền bồi thường hoặc án phí.
Có thể bị cầm tù nếu kẻ phạm pháp ở vào lứa tuổi giữa 14 vá 18. Việc giam giữ này chỉ là biện pháp cuối cùng phải sử dụng đến vì không còn đường lối nào thích hợp hơn nữa.
Đứa trẻ giữa 10 và 14 tuổi không thể bị giam cầm về bất cứ tội ác nào. Cũng không thể bị tù, dù rằng không trả được tiền phạt, tiền làm thiệt hại hay phí tổn. Theo Mục 16 của Đạo Luật Tòa Án Thanh Thiếu Niên, một thiếu nhi khổng thể bị kết án tử hình. Tuy nhiên luật này trở thành vô hiệu hóa khi môt thiếu nhi bị buộc tội theo luật Thiết Yếu ( Trường Hợp về An Ninh). Điều Luật năm 1975 loại trừ Luật Tòa Án Thanh Thiếu Niên. Tòa Án chỉ có thể xử một thiếu nhi khi nó tòng phạm với một người lớn bị kết án tử hình. Có thể trong trường hợp này, nó có thể được tha bổng hay vào Trường Cải Huấn Henry Gurney.
Một đứa trẻ dưới 10 tuổi tinh quái không thể tha thứ được hay một nói một cách khác cần đến trông nom và bảo vệ nhưng không ai có thể kiểm soát nổi nó, Tòa Án Thanh Thiếu Niên ra lệnh đem nó vào một cơ sở cải huấn.
Một trong những biện pháp thường được áp dụng nhất bởi Tòa Án Thanh Thiếu Niên là cho tạm tha có theo dõi. Một đứa trẻ phạm pháp đặt dười sự kiểm soát của một nhân viên theo dõi có bổn phận làm bạn để giúp đỡ nó cải tạo phục hồi. Tạm tha có theo dõi là một việc cần thiết xã hội vì đó là nhiệm vụ của nhân viên theo dõi thi hành án lệnh và giúp đỡ đứa trẻ về vấn đề gia đình khi cần thiết.
Tinh thần đằng sau luật liên quan đến thiếu nhi là chúng phải được đối xử khác người lớn, đó là đối xử với chúng bằng tình thương và hiểu biết, chỉ cho chúng thấy rõ con đường chính đáng phải noi theo mà chúng đã lạc lối không hề do lỗi của chính chúng.
Lời khuyên cho các gia đình có các em nhỏ là hãy bỏ nhiều thì giờ gần gũi chúng, nghe xem điều gì đang xẩy ra, và điều gì đứa trẻ thực sự muốn nói.
"BOSHIA VÀ "LEPAK" - VĂN HÓA GIỮA CÁC THANH THIẾU NIÊN
Do công nghiệp hóa nhanh trong nước, nhiều trẻ tại vùng quê đổ vào các đô thị lớn để tìm việc tại các hãng xưởng. Các thiếu nữ vùng quê vào các đô thị rất đông để kiếm việc làm tại các hãng điện tử. Sự cám dỗ của đời sống hấp dẫn tại thành thị với những trung tâm buôn bán, siêu thị và ánh đèn chói sáng lôi cuốn thanh thiếu niên vùng quê, sau những giờ làm việc chúng đã bỏ nhiều thì giờ rảnh rỗi chúi mũi vào các của kính bầy hàng hoặc lang thang từng đám tại những nơi ấy. Đầu óc của chúng chỉ còn nghĩ đến tiền, chúng nghĩ chỉ có tiền mới giúp có một cuộc sống hợp thời trang tại đô thị.
Kiểu sống của giới trẻ trong một thời gian đã khiến dân chúng (MãLai) dùng từ ngữ Bohsiavà Lepak(tiếng Mã) để chỉ họ. Boshia căn nguyên từ tiếng Hoa Kiều có nghĩa là "mất tiếng". Không biết ra sao, từ ngữ đó có ý nghĩa căn nguyên tối nghĩa như thế lại dùng để chỉ thanh thiếu niên lang thang tại các đô thị lớn. Tiếng Mã Lai Bahasa có nghĩa tương đồng Lepak.
Với một số tỷ lệ lớn các thiếu nhi rời xa sự kiểm soát xã hội đối với cuộc sống gia đình thường ở vùng quê, lẽ dĩ nhiên không ngạc nhiên gì thấy một số thanh thiếu niên tham gia vào các hoạt động không lương thiện trong các đô thị lớn, và dính líu vào lối sống thường không được chấp thuận tại các châu thị vùng quê của chúng. Không tránh được sự thoái hóa của đạo đức vì không có hình phạt của cha mẹ và xã hội nơi làng quê của chúng.
Đã đến lúc các thiếu nữ họp thành nhóm nhỏ, đầu tư chính mình làm 'gái làng chơi' đứng ở các địa điểm chiến lược như siêu thị, tòa nhà công cộng hay góc đường, để giới trẻ địa phương sử dụng. Những thiếu nữ này quá ư ngây thơ nên rất dễ trở thành các con mồi của những kẻ buôn hương bán phấn.
Ta có thể tới gần và làm quen với bất cứ một nữ công nhân nào lang thang nơi gần các siêu thị, và rất có thể, thiếu nữ đó nhận lời mời đi giải khát hay ăn qua loa ở tiệm ăn, rồi di dạo chơi, đi nhẩy disco, hay hò hẹn đến một chỗ thỏa thuận nào đó.
Sau này, các thiếu nữ này trở thành già dặn hơn, khôn ngoan hơn, có ý đồ, tự mình kiếm khách, những người đứng tuổi giàu có đi trên các xe hơi sang trọng lảng vảng đi kiếm gái làng chơi cho có bầu có bạn. Những người đàn ông thuộc xã hội thượng lưu này thường phung phí tiền bạc vào thú vui với gái. Tình thế vượt khỏi tầm tay khi những trường hợp bị cảnh sát bắt, cảnh sát cũng nhận được những khiếu nại của những bà vợ về những người chồng dính líu vào những hoạt động tội lỗi. Nhờ các biện pháp cùng sự kiểm soát gắt gao của cảnh sát, vấn đề Boshia và Lepak, đã từng là những tin tức hàng đầu, nay đã dần dần phai mờ.
Để lấp khoảng trống đó, bọn con buôn vô lương tâm nắm lấy cơ hội đem tiền khuếch trương các phòng nhạc Karaoke và Video là nơi hò hẹn lý tưởng với ánh đèn mờ và nhạc bình dân cho các cuộc gặp gỡ của thanh thiếu niên nam nữ. Bất chấp luật lệ của chính phủ, những phòng Karaoke và Video vẫn cho các trẻ dưới 18 tuổi được lui tới, và giờ mở của của các phòng này kéo dài đến tận 3:00 hay 4:00 sáng. Cả hai giới nam và nữ tự do lẫn lộn trong ánh đèn mờ và hành vi của chúng quả thật đáng trách.
Trung tâm Karaoke dùng thiếu nữ trẻ hấp dẫn làm "những chiêu đãi viên" để lôi cuốn giới trẻ say mê vào các cuộc trình diễn, nơi đây thanh thiếu niên được khuyến khích bỏ ra những món tiền lớn để tiêu xài. Trên màn hình video, đàn ông và phụ nữ ăn mặc hở hang, lượn đi lượn lại một cách khiêu dâm trong âm nhạc khêu gợi. Người ta có thể tưởng tượng được đầu óc non dại bị ảnh hưởng đến như thế nào. Chỉ dạy luân lý tại nhà trường không thể tạo được một xã hội lành mạnh. Cha mẹ phải loại bỏ yếu tố tiêu cực, và giới truyền thông cũng phải đóng một vai trò tích cực trên phương diện này. Xã hội phải làm thui chột cái ung nhọt này để đầu óc thanh thiếu niên khỏi bị đầu độc bởi những màn trình diễn khiêu dâm trên video.
Chính phủ đã có hoạt động kiểm soát chặt chẽ những phòng Karaoke và trung tâm Video để kiểm soát căn bệnh xã hội đang lan tràn trong giới thanh niên. Nhiều trung tâm như vậy hoạt động trá hình để cờ bạc và buôn bán ma túy. Những hoạt động này được điện tử hóa cao độ và dùng máy kiểm soát tự động từ xa, chúng có thể nhanh chóng đổi lại ngay (cờ bạc) thành trò chơi khi có một cuộc khám xét bất thần chỗ lui tới của họ. Rất là khó khăn cho cảnh sát bắt quả tang họ nếu không giả dạng. Cảnh Sát biết những hoạt động tội ác trong những quán du hí Karaoke và Video.
Chúng tôi muốn củng cố giây liên hệ gia đình và khuyến khích giá trị gia đình lành mạnh. Chúng tôi không muốn con em của chúng tôi đem tiêu hao thì giờ rảnh rỗi và tiền bạc tại những quán Karaoke và Video. Bằng cách đóng các quán Karaoke và Video, thanh thiếu niên ít bị phung phí thì giờ vào những chỗ đó và như vậy chúng được khuyến khích tham gia vào các hoạt động lành mạnh hoặc ở nhà với gia đình.
Trong kinh Sigalovada, Đức Phật khuyến nhủ giới trẻ không nên la cà ngoài đường phố hay tại các nơi chốn mà thanh thiếu niên có thể bị ảnh hưởng bởi các hành động vô luân của người lớn.
Đầu thập kỷ 60, phong trào 'hippie' tràn ngập Phương Tây gây ảnh hưởng sâu xa trong văn minh nhân loại. Hippie điển hình là một thanh niên đầu tóc bù xù lôi thôi lếch thếch mặc quần áo lòe loẹt sặc sỡ, tóc để dài, chủ trương tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, bác bỏ tiêu chuẩn bảo thủ và giá trị của xã hội. Cần sa là loại thuốc chúng thích hút. Những thanh niên địa phương bắt chước kiểu sống của chúng đến một mức độ nào đó. Mặc dù nhận thức muộn chúng ta có thể nói phong trào hippie đã có một vài ảnh hưởng tích cực, sự dễ dãi của nó đã dọn đường tai họa chưa từng biết đến cho nhân loại: thói xấu dùng ma túy.
Khi ma túy bị lạm dụng, kết quả tai hại - cho người dùng nó, cho người quan tâm đến người bị nghiện, cho xã hội nói chung. Lạm dụng ma túy trở thành một trong những vấn đề của việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Việc leo thang dùng ma túy không thể chấp nhận được, phí phạm mạng sống, phá vỡ gia đình, gia tăng tỷ lệ tội ác, không kể đến kinh phí lớn lao dùng trong các chương trình nghiên cứu, trung tâm phục hồi, và các cơ quan chuyên môn hành pháp. Ghiền ma túy gây thiệt hại cho thân thể con người, khó khắc phục là điều tất yếu.
Dùng chất độc hoài hoài trở thành ghiền và phải tùy thuộc vào nó. Thể xác phải lệ thuộc vào ma túy như hê-rô-in (thuốc phiện) chẳng hạn biểu thị đặc điểm là sự gia tăng liều lượng, người dùng phải dùng liều lớn hơn, để có thể đạt được phớn phở hay ngà say. Đương nhiên dùng ma túy như vậy làm giảm những triệu chứng (Nhưng xẩy ra các phản ứng mạnh của cơ thể nếu người ghiền cai không dùng ma túy) càng trở nên tệ hại hơn. Theo truyền thống, ghiền ma túy được giải thích là sự ảnh hưởng đến sức khỏe v?t chất con người. Ngày nay từ "ghiền ma túy" thường liên hệ đến kiểu hành vi được biểu thị bằng việc sử dụng thuốc bắt buộc và mối ưu tư phải có nó.
Lạm dụng ma túy được đánh giá là một kẻ thù lón nhất của thế giới. Xã hội đổ cho nguyên nhân tai họa là do luân lý suy đồi của giới trẻ lầm đường lạc lối từ bỏ môi trường gia đình, là do bị cám dỗ bởi ảnh hưởng bên ngoài. Nhiều người đã dùng ma túy để trốn tránh hoàn cảnh gia đình bất hạnh. Cha mẹ quá bận đến đỗi không thể chăm lo các nhu cầu xã hội và tinh thần cần thiết cho con cái đang trưởng thành, thường cẩu thả không lưu ý đến mức để chúng đi tìm an ủi trong ma túy. Thiếu sự hướng dẫn và giám sát thích hợp của cha mẹ, và không mấy quan tâm đến giá trị của đời sống, như luân lý và tinh thần, đã gây nên, đến một mức độ rộng lớn,tình trạng tiêu cực. Nhiều người ghiền đầu tiên không ý định gì trở thành người ghiền, nhưng đã lầm lẫn để rồi trở thành nô lệ cho thói quen.
Điều đáng chú ý là lợi nhuận buôn lậu ma túy vượt qua cả việc buôn bán dầu xăng dầu, và chỉ đứng hàng thứ hai sau buôn bán vũ khí. Sự buôn bán ma túy đem nhiều lãi khiến việc phân phối ma túy đã lan tràn rộng lớn, gây những khó khăn nghiêm trọng về xã hội- kinh tế cho các quốc gia phát triển và các quốc gia đang phát triển. Những con buôn lậu ma túy đang sử dụng cơ cấu hội đoàn, móc nối các vụ làm ăn rắc rối, liên hệ với các ngân hàng, công ty quản lý tài sản, cơ sở tài chánh và địa ốc.
Kẻ lạm dụng ma túy tiến thành ghiền thực thụ và kẻ tiêm chích (tiêm thuốc vào mạch máu) sống không ngưng bị đe dọa bởi thuốc quá liều. Dùng chung kim chích để "đóng vào" hay chích thuốc vào hệ thống cơ thể qua mạch máu là một trong những nguyên nhân chính truyền nhiễm bệnh AIDS hiện đang đe dọa quốc gia (sẽ được bàn cãi chi tiết hơn trong chương kế tiếp).
Chính Phủ đang chi hàng triệu mỹ kim vào những chương trình phục hồi với những thanh thiếu niên ghiền ma túy và số trẻ dùng ma túy tăng trưởng tới mức báo động.
Điều đáng luu ý là những trẻ sanh ra từ những bà mẹ ghiền ma túy cũng trở thành ghiền. Vì mẹ chúng nhiễm độc ma túy nên chất này cũng thâm nhập vào cái chắn nhau (chỗ đệm giữa mạch máu và bào thai), và truyền trực tiếp vào bào thai, các bác sĩ cố gắng tìm ra người mẹ sắp sanh có ghiền ma túy không (nhiều người dấu) để kịp thời chữa trị ngay lúc đứa bé mới ra đời. Nếu bác sĩ không biết đến bệnh ghiền của người mẹ, đúa bé mới sanh sẽ rơi ngay vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng. Tình trạng này gồm có khó thở, co giật và run rẩy.
Theo bản tường trình, đa số người ghiền là đàn ông (98.8 %), trên 80% số này tuổi từ 20 đến 39. Trên 41 % bị ghiền vì áp lực của bạn bè tương đương, 36.8% tìm thú vui do chính mình và 15.6% do tò mò muốn biết rồi thành ghiền. Một số người trở thành ghiền vì muốn tinh thần khỏi bị căng thẳng (4.8%), do kết quả của điều trị y khoa (1%), vì tai nạn (0.4%) và 0.1% dùng để kích thích nhục dục.
Bậc cha mẹ có thể nói với con cái như thế nào khi chúng ở vào lứa tuổi 12 đến 21 bị ghiền. Hàng triệu các bậc cha mẹ quan tâm vấn đề và lo lắng về sự lôi cuốn các con em vào ma túy. Điều mà họ lo lắng hiển nhiên là sự sử dụng mù quáng ma túy. Quý vị có thể nghi ngờ một đứa con dính líu đến ma túy khi thấy nó đột nhiên thay đổi tính nết. Đứa con trai hoặc con gái đó có thể tỏ ra rụt rè, nói năng ấp úng, trở nên hung hăng, mắc chứng hoang tưởng hay thất vọng, xuống cân, mắt đỏ, uể oải, cho thấy triệu chứng học hành kém ở trường học. vân vân... Nếu thấy bằng chứng không thể chối cãi được, không nên bi thảm hóa tình hình mà nên đem nó đến vị cố vấn, vị này biết cách làm sao đối phó với tình hình. Hành động tồi nhất là chối bỏ vấn đề đang có.
Một trong những cách thức giúp đỡ con cái tránh ma túy là nên gương mẫu trách nhiệm tại nhà - chính mình không nên dùng các chất say như thuốc lá và rượu. Nếu thấy con cái dính líu, không nên trực diện ngay với nó khi nó bị nhiễm. Từ từ nói chuyện và thảo luận với nó về vấn đề cùng bất cứ khó khăn cơ bản của tuổi hoa niên có thể liên hệ đến vấn đề.
Có hai mục tiêu lớn phải lưu ý: giao thiệp tốt đẹp với đứa trẻ, vì chính nó là người duy nhất có thể nói cho quý vị biết sự thể, và cho thấy một vài sự thật về dùng ma túy như - hút, nuốt, chích hay ngửi từ bao giờ và bao lâu phải dùng. Quý vị nên tham khảo vị bác sĩ gia đình, vị này sẽ giúp quý vị đường lối thích ứng nhất phải áp dụng. Nếu tình thế nghiêm trọng, vị bác sĩ có thể giới thiệu đến một trung tâm hồi phục hoặc bệnh viện.
AIDS (Acquired Immune Deficiency Syndrome, Liệt Kháng) bây giờ là chứng bệnh gây chết chóc nhiều nhất trong tất cả các bệnh lây nhiễm qua tình dục. Nguyên nhân Bệnh AIDS là do vi rút HIV, nó đánh phá và làm suy yếu hệ thống miễn nhiễm của cơ thể cho nên cơ thể không bao lâu còn có thể đối kháng được dễ dàng. Một người mang bệnh AIDS không thể sống sót được mặc dù không phải hiện nay vi rút AIDS thực sự giết người ấy. Nguyên nhân của cái chết có thể do bất cứ sinh vật truyền bệnh nào đó xâm nhập cơ thể, không đối kháng được, và càng ngày càng tăng trưởng khiến cho người mang bệnh AIDS mắc hàng loạt các chứng bệnh hiểm nghèo mà người có hệ thống miễn nhiễm bình thường chỉ bị rất nhẹ.
Người mang bệnh AIDS chết vì một căn bệnh thứ hai. Hai chứng bệnh thường thấy nơi người bệnh AIDS là bệnh viêm phổi và một loại ung thư ngoài da do kết quả sự suy sụp của hệ thống miễn nhiễm cơ thể.
Một khi vi rút xâm nhập cơ thể, nó nhằm đánh phá hệ thống miễn nhiễm cơ thể. Vi rút AIDS sống trong các chất lỏng của cơ thể người bệnh, nhất là trong máu và tinh dịch. Người mang bệnh có thể truyền vi khuẩn cho người giao cấu hay có thể lây sang người khác lúc truyền máu. Người mẹ bị bệnh AIDS có thể truyền vi rút giết người cho đứa con trong lúc sanh hay sau khi sanh.
Vi rút AIDS di chuyển trong máu nạn nhân. Chắc chắn đó là lý do những người ghiền dùng ma túy chích qua mạch máu và những người bị bệnh ưa chảy máu thuộc loại dễ bị lây nhất. Những người ghiền dùng chung kim chích, kim dùng bởi một người mang bệnh AIDS có thể lây ra người dùng cùng một kim ấy. Vì nhiều người hiến máu cho các ngân hàng máu, rất có thể máu bị nhiễm trùng vi rút AIDS truyền cho người cần máu, và đương nhiên một số người đã bị lây bằng cách ấy. Đương nhiên không thể nào bị bệnh AIDS khi cho máu vì những kim dùng để lấy máu đều đã được khử trùng và được loại bỏ sau khi sử dụng cho một người.
Cái nguy hiểm cố hữu của bệnh giết người này là bệnh AIDS chỉ phát hiện trong máu một vài tuần lễ, hay đôi khi một vài tháng sau khi bị lây. Thời kỳ ủ bệnh ở mỗi người rất khác nhau, và có thể rất lâu, có thể lâu tới 5 năm, bệnh mới phát hiện. Cho nên không thể tìm ra bệnh ngay sau khi bị lây. Chưa có cách chữa trị và thuốc trị được bệnh này nên vấn đề phòng ngừa bệnh là chủ yếu.
Những triệu chứng sau đây xẩy ra khi có bệnh AIDS: có các cục bướu xưng, sốt hồi quy, đêm đổ mồ hôi, đột nhiên xuống cân, mệt mỏi, tiêu chảy, da đỏ, và nhiễm trùng bất thường, dễ mắc bệnh truyền nhiễm.
Kết quả điều tra về việc truyền nhiễm bệnh AIDS cho thấy người cùng ở một nhà, dùng cùng đồ ăn thức đựng của một người bị lây nhiễm, không bị lây bởi vi rút AIDS. Cũng không bị lây do dùng chung hồ bơi, bắt tay nhau hay dùng chung nhà vệ sinh. Con đường duy nhất bị lây là do sự giao hợp, hay dùng kim chích có nhiễm vi rút hay máu có mang bệnh.
Gần nửa triệu người trên thế giới được ghi nhận bị bệnh AID. Đó chỉ là một phần ba của con số ước tính tổng số 11 triệu người mang vi rút HIV giết người này.
Tổng số người mang bệnh ước lượng là 446,681 người rải rác trên 163 quốc gia. Riêng tại xứ (Mã Lai) chúng tôi, con số người mắc bệnh này là 2,500 người và 31 trong số 37 người mang bệnh đã chết. Vào năm 2000, ước lượng có hơn 60,000 trẻ em có bệnh AIDS, và 120,000 trẻ em mồ côi!
Tỷ lệ mang bệnh tăng lên 440%, so với tỷ lệ cách đây 5 năm. Dữ kiện thâu thập bởi Liên Hiệp Quốc chúng minh sự nghiêm trọng của tình hình bệnh AIDS.
Chiến lược của quốc gia chống bệnh AIDS là kế hoạch phòng ngừa căn cứ trên tinh thần đạo đức. Kế hoạch quay về với căn bản, đó là tôn giáo, giá trị văn hóa và truyền thống vì giới trẻ ngày nay sa vào các hoạt động mà thế hệ ông cha không bao giờ mơ tưởng đến. Sự nguy hiểm của tà dâm được Đức Phật giảng dạy trong giáo lý của Ngài.
Thuốc lá bao gồm những sản phẩm chứa nhiều chất nicotin như thuốc lá, xì gà, thuốc hút bằng ống điếu (tẩu). Trong những loại trên, thuốc lá thịnh hành nhất. Theo thống kê cho thấy, ghiền chất nicotine thường bắt đầu nơi thanh thiếu niên, và những người nhiễm thói hút trong thời gian trưởng thành. "Buộc được chúng hút lúc chúng còn trẻ", bạn có chúng "suốt đời" (phải hút thuốc) dường như đó là chiến lược kinh doanh của ngành công nghiệp thuốc lá.
Hiện nay, Mã Lai hình như quên lãng vấn đề thuốc lá. Những cuộc trình diễn thể thao, nhạc rock của giới trẻ, phim ảnh và những chương trình hướng về ngày lễ đều được bảo trợ bởi các hãng thuốc lá. Các hãng này quảng cáo trên đài truyền hình, vô tuyến, trong các phim trình diễn, và trong các chương trình nghỉ lễ cũng do các hãng thuốc lá bảo trợ. Họ tự quảng cáo trên truyền hình, vô tuyến và các quảng cáo in cho đại chúng một cách hết sức khôn khéo qua hình thức tuyên truyền các sản phẩm và dịch vụ không liên quan đến việc buôn bán của họ. Mặc dù sản phẩm được nhằm vào - quan trọng nhất thuốc lá, không xuất hiện nhưng thông điệp và hình tượng họ muốn công chúng thấy lại rất rõ ràng. Dù bị công chúng phê bình, những nhà chức trách của chúng ta vẫn cho phép những hãng thuốc tên tuổi và các hình tượng trưng được quảng cáo cũng như cho phép phát miễn phí thuốc lá mẫu trong những cuộc hòa tấu nhạc rock.
Cái gì đã xẩy ra trong luật lệ chống thuốc lá của chúng ta, và ai là người phụ trách việc áp dụng? Có phải luật này chỉ áp dụng trong khuôn viên bệnh viện, tòa án, các trạm xăng, và một số cao ốc công cộng? Cả đến Quốc Hội cũng đã thông qua đạo luật qui định chất nicotine coi như chất ma túy. Hiện nay, thị trường rộng lơn của Hoa Kỳ đang quay lưng lại với các hãng thuốc lá, chúng ta sẽ thấy một chiến dịch tích cực được thiết kế chu đáo đối nhằm vào giới trẻ của các quốc gia thế giới thứ ba. Mã Lai, một nền kinh tế thành công, chắc chắn là 'mục tiêu chính'. Chúng ta đã sæn sàng đối phó vói cuộc tấn công dữ dội vào giới trẻ của chúng ta trong quốc gia này chưa? Những con buôn bất chính thuốc lá phải chấm dứt. Hay phải chăng chúng ta chấp nhận Tổng Thống Clinton của Hoa Kỳ quan tâm đến giới trẻ Hoa Kỳ nhiều hơn là chúng ta quan tâm đến giới trẻ của chúng ta.
Mã Lai là một qưốc gia có trách nhiệm, phải đoàn kết để bảo vệ sức khỏe của thế hệ tới của chúng ta. Cơ quan chính phủ, khu vực doanh nghiệp, và các tổ chức phi chính phủ, cùng nhau làm việc trong một đường lối duy nhất để phá tan chiến lược quỷ quyệt của các hãng thuốc lá quốc tế. Nhà chức trách phải đề ra một đường lối chỉ theo đuổi một mục đích duy nhất với những kế hoạch đầy đủ chi tiết để kiềm chế giới trẻ hút thuốc. Những hãng thuốc theo luật định phải in trên bao thuốc lời khuyến cáo về sự nguy hiểm hút thuốc, nhưng điều đó chỉ được in hết sức nhỏ, chỉ có tính cách tượng cho hợp lệ với luật pháp.
Hút thuốc là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim, một bệnh gây nhiều chết chóc nhất trong xứ này và việc chi phí về y tế và xã hội càng ngày càng gia tăng mỗi năm. Chúng ta không thể cho phép thói quen hút thuốc phá hoại s?c khỏe của thế hệ trẻ, cho nên chúng ta phải cùng nhau hành động ngay bây giờ như một xã hội.
Không có thuốc lá nào vô hại cả. Ít nhựa, ít chất nicotine trong thuốc lá, theo như thí nghiệm tại nhà máy, tuy có giảm thiểu phần nào nguy hiểm với người bị bệnh ung thư phổi và bệnh tim, vẫn là mối lo ngại. Những công cuộc thí nghiệm này chỉ thực hiện bằng máy móc, chứ không phải trên con người. Hơn nữa, thay đổi hút thuốc nhẹ hơn, không phải là một lựa chọn tin cậy để chừa thuốc, nhất là đối với những người hút nhiều thuốc hơn để giữ mức độ nicotine trước đây.
Cả đến mặc dầu không nuốt khói lúc hút, bạn vẫn giữ khói trong miệng, vậy nên sự nguy hiểm về ung thư đường miệng gia tăng. Thêm vào, bạn có thể nuốt khói mà bạn không ý thức được, và bạn hít vào chất glycoprotein (một chất liệu có thể làm thương tổn mạch máu) ngay trong thời gian đang hút và ít lâu sau đó.
Nếu bạn có thể ngung ngay không hút, và thấy rằng không thèm hút hay không có triệu chứng như dao động và đau đầu, thì bạn không bị liệt vào hạng ghiền. Nhưng rất ít có khi bạn có thể ngưng hút mà không có một vài triệu chúng, trường hợp này nếu có được mô tả là đúng bạn đã nghiện.
Ngưng hút thuốc không bao giờ trễ cả, cả đến sau 25 năm hút thuốc. Bỏ thuốc đem lợi ích ngắn hạn và dài hạn. Bạn sẽ nhận thấy có những thay đổi khi bạn bỏ thuốc. Bạn thấy ăn ngon hơn, thở dễ hơn, và bệnh ho do hút sẽ không còn.Tuy phổi sẽ không bao giờ trở lại bình thường như lúc chưa hút, tác hại sẽ không còn. Đương nhiên, tin vui là nếu bạn từ bỏ thuốc, phổi của bạn sẽ không bị hư hại.
Trước khi giải phẫu tim, bác sĩ thường hỏi xem bệnh nhân có là người hút thuốc không. Nếu trả lời "có", họ sẽ tẩy sạch các chất nhựa chất chứa trong phổi người hút thuốc trước khi giải phẫu.
Nhiều người lên cân khi bỏ thuốc. Tin mừng là những người ấy chỉ có thể lên được hai hai hoặc ba ki lô thôi. Nếu muốn tránh lên cân, điều trước tiên là phải bỏ thuốc đã. Nên nhớ rằng nhiều lợi ích to lớn về sức khỏe khi bỏ thuốc, đừng lo lắng gì về việc bạn lên cân. Bạn có thể làm cho xuống cân sau khi bạn bỏ thuốc, điều này thứ yếu.
Câu hỏi thường được nêu lên:"Khói thuốc có làm hại tôi không? Có, khói thuốc có thể làm hại. Bằng chứng khoa học cũng cho thấy hậu quả gia tăng nhanh chóng của người sống hay làm việc với người hút . Khoa học gia tìm thấy phạm vi ảnh hưởng cao độ về những bệnh về hô hấp của trẻ con nơi những cha mẹ hút thuốc. Những cuộc nghiên cứu cũng cho thấy những người ngửi thuốc làm hoạt động hô hấp giảm đi nơi những người lớn và trẻ con mạnh khỏe. Báo cáo cho thấy chất liệu gây tác hại thở ra bởi người hút tìm thấy nơi người ngửi, đôi khi đến mức độ lớn hơn những người không hút, vì ngửi khói của người hút đã đem những yếu tố nguy hiểm ấy vào phổi.
Nghiện rượu là bệnh kinh niên gây nên tinh thần hỗn loạn. Đặc điểm của bệnh này là bởi uống rượu hoài hoài quá mức thông thường.
Từ ngữ 'nghiện rượu' rất khó để định nghĩa vì con người có những phản ứng khác nhau với rượu và cách thức họ dùng nó. Thường từ 10 đến 15 năm ưống năm ly hay hơn một ngày (ít hơn với phụ nữ) thì một người phát triển triệu chúng của người nghiện - đó là sự suy nhược ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe và các quan hệ xã hội của người đó. Thực chất, nghiện rượu không thể đo lường bằng số lượng rượu uống nhưng mà là cách thức người ấy uống để đối phó với khó khăn đời sống và hậu quả ảnh hưởng đến hạnh phúc vật chất con người.
Lạm dụng rượu lâu ngày có thể tác hại tất cả các cơ quan chính yếu của cơ thể. Bắt đầu nó có thể tác hại tế bào cơ tim, dẫn đến đau tim và chết. Vì rượu thấm nhập vào gan, cơ quan có công năng vô hiệu hóa và loại một số chất độc, gan rất dễ bị rượu gây tác hại.
Nghiện rượu có thể làm cho gan lớn ra, sưng lên, và phát triển bệnh ngặt nghèo gọi là bệnh sơ gan. Một trong những tác hại nhất là óc. Nghiện rượu có thể làm hư hại óc và làm tinh thần hỗn loạn.
Rượu uống vào những tháng mới mang thai có thể tác hại tim đứa trẻ chưa sinh. Phụ nữ mang thai uống rượu gây ra hàng loạt bệnh bất thường cho đứa trẻ chưa sinh (triệu chứng của rượu với bào thai).
Sự chịu đựng chất rượu có nghĩa là hóa chất trong cơ thể điều chỉnh dần dần phù hợp với lượng rượu uống vào. Kết quả là phải dùng thêm nhiều hơn nữa mới đáp ứng được. Do đó, có người ít khi uống rượu, có thể trở nên say dù chỉ uống có một ly rượu vang. Sự chịu đựng, thực ra, là một trong hai dấu hiệu then chốt của sự lệ thuộc vào rượu. Dấu hiệu thứ hai là sự phát triển các triệu chứng khi người ngưng không uống rượu. Khả năng uống nhiều tùy thuộc một số yếu tố, chẳng hạn như cơ cấu hóa chất của người ấy, tình trạng thể chất và tinh thần, thời gian uống bao lâu, số lượng đồ ăn trong dạ dày trong khi uống.
Một số tổ chức, trong các cuộc liên hoan hội họp, khuyến khích thanh thiếu niên tham gia vào thi đua uống bia treo những giải thưởng hấp dẫn cho những người thắng cuộc. Những tổ chức nhu vậy vô hình chung đã đẩy các thanh thiếu niên khờ dại, nhiều đứa chưa bao giớ biết uống một loại rượu nào, vào hàng người nghiện, đưa đến đủ loại khó khăn cho xã hội và gia đình và cho cộng đồng.
Có thể một người uống nhiều quá có thể chết không? Tuy hiếm nhưng vẫn xẩy ra, thường là trong các cuộc thi đua uống. Đó là vì trong những trường hợp như vậy có một số lượng lớn các loại rượu được đem ra uống và uống mỗi lần cạn ly. Uống một số lượng quá nhiều có thể làm cho hệ thống hô hấp không chịu nổi, và lại vừa bị nôn mửa, có thể dẫn đến tắt thở. Thêm vào, chất rượu quá nhiều có thể giảm thiểu chất glucose sản sinh, gây hôn mê. Rượu cũng có thể hạ thấp ngưỡng cảm giác đau đớn, và làm suy yếu khả năng đông máu.
Giới cuối cùng trong năm giới cấm của người Phật Tử là tuyệt đối không uống rượu và các chất say. Triệt để tuân hành giới cấm này rất quan trọng với người Phật Tử cho hạnh phúc về tinh thần cũng như thể chất của con người vì nếu không giữ giới này, giới này nó có thể làm hại giá trị của tất cả các giới kia.
Kết thúc một buổi liên hoan, một tiệc rượu, thói quen giữa người khách và chủ nhân là uống thêm một ly trước khi lên đường đi về, cần phải loại bỏ bằng bất cứ giá nào. Luật lệ của chính phủ hiện nay " lái xe không được uống rượu " phải được tuân hành, triệt để tuân hành để bảo đảm an ninh cho tất cả mọi người trên đường lộ.
Quán rượu mọc lên như nấm khắp các thành phố và lôi cuốn thanh thiếu niên lao vào thói quen uống rượu. Nhiều màn trình diễn thiếu đứng đắn được thấy tại các quán rượu và disco, ngược lại với giấy phép được cấp phát khiến các nơi này bị cảnh sát tấn công bắt bớ.
Đối với những người ở tầng lớp thấp trong xã hội, một ly rượu mạnh hòa với đường và nước giúp họ khuây khỏa. Tuy nhiên một số lại uống quá nhiều, kết quả trở nên say xỉu, hung dữ tạo thành bạo lực gia đình tại nhà. Nhiều người lợi tức thấp cũng say mê uống rượu đế cất từ gạo. Nhưng điều làm cho nhà chức trách lo lắng là nhiều người uống rượu đế rẻ tiền, chưng cất thiếu vệ sinh dẫn đến nhiều trường hợp tử vong xẩy ra từ việc uống các loại có chất độc này.
Hội Vô Danh chống nghiện rượu là một nhóm tự nguyện giúp đỡ những người nghiện chừa bỏ thói quen uống rượu và khi cần thiết chữa cho họ hồi phục. Những người tự nguyện này làm việc suốt ngày đêm và có thể liên lạc với họ bằng điện thoại.
Từ "thế hệ" thường dùng để chỉ sự đo lường thời gian một khoảng 30 năm, khoảng thời gian một người cần có để đạt được sự chín chắn, ở tuổi mà như luật thông thường, đứa con đầu sanh ra. Khoảng cách biệt lớn gĩữa một hay nhiều thế hệ thường được nói đến là 'biệt thế hệ'.
Có thể cho rằng người từ những thế hệ khác nhau nên có sự khác biệt về đường lối suy nghĩ, thái độ, cách sống và giá trị, cho nên không đồng ý với nhau về hầu hết mọi vấn đề. Do sự khác biệt về tu?i tác, nhóm người già giữ quan điểm ngược lại đường lối của thế hệ trẻ. Những sự dị biệt trong quan điểm phát xuất và dẫn đến sự hiểu nhầm trong gia đình.
Truyền thống cổ hủ, tập tục không hợp thời và thái độ bè phái của người già thường mâu thuẫn với những khát vọng của người trẻ. Thế hệ trẻ của thanh niên tạo nên để đứng trước ngã ba đường vào lúc quan trọng trong tuổi còn trẻ thiếu kinh nghiệm. Tự nhiên họ chống lại sự can thiệp của người già và không chịu khuất phục dưới cách đối xử kẻ cả bề trên.
Một số người già không chịu nổi quan điểm hiện đại, lối sống của thế hệ trẻ. Các cụ muốn các con phải theo các tập tục xưa và truyền thống cha ông. Thay vì áp dụng thái độ như vậy, các cụ nên cho con cái sống phù hợp với thời đại nếu những hoạt động này vô hại, và đem lợi ích tiến bộ. Các cụ nên nhớ lại khi xưa cha mẹ các cụ cũng phản đối một số cung cách đối xử thịnh hành vào thời các cụ còn trẻ. Chẳng hạn vào thập niên 60 thanh niên bắt chước những người (ca hát) Beatles và Hyppies được xem là khó coi. Những người trẻ này lớn lên và cũng đến lượt bị choáng váng bởi những đứa con bắt chước "lưu manh" và "bỉ ổi".
Sự cách biệt về quan niệm giữa những bậc cha mẹ bảo thủ và thế hệ trẻ là nguyên nhân thường gây mâu thuẫn trong phạm vi gia đình ngày nay. Điều đó không có nghĩa là bậc cha mẹ e sợ trong việc cố vấn và hướng dẫn con cái nếu chúng đi lạc đường do một số giá trị sai lầm.
Nhưng khi giáo dục chúng, bậc cha mẹ nên theo nguyên tắc ngăn ngừa tốt hơn là trừng phạt. Cha mẹ cũng nên giảng giải cho con cái tại sao lại không chấp nhận hay tại sao lại chấp nhận một số giá trị. Chúng ta hiểu cái mà ta gọi 'giá trị Phương Đông' rất tốt nhưng chỉ khi chúng thích hợp cho nhu cầu hiện đại và có thể áp dụng thích ứng với tình trạng hiện nay.
Thiếu hiểu biết giữa cha mẹ và con cái hiện nay là nguyên nhân làm cha mẹ và con cái cách xa nhau. Nên tạo nhiều cơ hội hơn nữa giúp cho con cái trưởng thành và làm chúng tự có ý thức trao đổi tâm sự với cha mẹ.
Lời yêu cầu tha thiết của một thanh thiếu niên là muốn cha mẹ hiểu khó khăn của nó, thường là điển hình trong nhiều gia đình ngày nay:
"Tôi đã ở với cha mẹ tôi gần 20 năm . Tôi thương yêu cha mẹ tôi, nhưng cũng có những vấn đề với cha mẹ tôi. Có những sự hiểu nhầm giữa ba người (tôi và cha mẹ), và các khó khăn hình như càng ngày càng gia tăng.
Những khó khăn ấy bắt nguồn từ những hành động của tôi mà cha mẹ tôi không hiểu. Cha mẹ tôi hình như không biết lý do đằng sau những điều tôi nói và làm. Tôi đã cố gắng sửa chữa và làm dịu đi những nỗi bất bình giữa cha mẹ và tôi, nhưng không kết quả.
Cha mẹ tôi lúc nào cũng bên cạnh tôi khi tôi còn nhỏ, bất cứ lúc nào tôi cần được an ủi. Cho nên tôi nghĩ không cần cha mẹ bảo tôi làm gì và tôi nghĩ rằng cha mẹ tôi là những người tuyệt diệu nhất trên thế giới này.
Quan niệm về mọi chuyện của tôi bắt đầu khác biệt với cha mẹ tôi, nhưng tôi giữ im lặng vì e ngại bị họ trừng phạt. Những khó khăn sinh khi tôi đủ khôn lớn để nói lên ý kiến của tôi.
Bây giờ tôi nói lại cha mẹ tôi, không phải là tôi chống lại mà đó là vì cho chính tôi. Tôi không cho rằng tôi biết tất cả mọi thứ mà cha mẹ tôi biết nhưng tôi đã có thể tự lo cho mình. Tôi sẽ yêu cầu giúp đõ khi cần thiết, nhưng chuyện tôi muốn lưu ý đến lời khuyên của cha mẹ tôi lại là một vấn đề khác.
Cha mẹ tôi vẫn coi tôi như một đứa bé, một em bé cần sự giám sát thường xuyên. Tôi cảm nhận cha mẹ tôi săn sóc tôi, nhưng các người cũng phải để cho tôi tự do và không bóp nghẹt tôi. ông bà chẳng bao giờ nghe tôi nói gì, và bảo tôi không hiểu ông bà. Ông bà cũng xâm phạm tự do cá nhân của tôi và không hiểu tôi. Vì lúc nào ông bà cũng canh chừng tôi, tôi không còn có tự do để thăm viếng bạn tôi hay làm việc gì mà tôi thích làm.
Cha mẹ tôi lúc nào cũng hỏi tôi tại sao làm cái này hay cái kia nhưng không bao giờ nghe những lý do của tôi vì ông bà chẳng bao giờ muốn nói chuyện với tôi. Đương nhiên tôi phải tìm đến bạn tôi, và như thế làm cho cha mẹ tôi ngạc nhiên.
Tôi không muốn làm đau buồn cha mẹ tôi bằng cách không nghe ông bà, nhưng việc ấy phải do cả hai bên cùng xây dựng. Làm sao tôi có thể nghe lời khuyên nơi ông bà khi ông bà không lưu ý gì đến sự kiện đúng? Tôi còn trẻ, làm sao tôi có thể học hỏi được nếu tôi không có cơ hội?
Những khó khăn mà tôi phải chịu đựng do nơi cha mẹ và tôi. ông bà chỉ chỉ huy tôi và không cho tôi cơ hội để đặt câu hỏi với ông bà. Trong tình trạng gia đình ngột ngạt không thể chịu được, ai là người đáng trách cứ nếu tôi đi tìm sự khuây khỏa ngoài gia đình với bạn bè bao che tôi và say mê vào những hoạt động không lành mạnh? Tôi có được lựa chọn không?
Cha mẹ tôi có thể hiểu tôi hơn nếu bỏ thì giờ để nói chuyện với tôi và hiểu quan điểm của tôi. Cha mẹ và tôi phải cùng nhau giải quyết vấn đề để có một mái ấm gia đình."
Sự xuất hiện của thế hệ 1950 là một hiện tượng không hiểu nổi đối với những người cao tuổi thời bấy giờ nay không còn mấy huyền bí so với thời ấy khi có những thay đổi lớn lao trong văn minh thế giới. Rồi, người ta nói đến 'sự cách biệt giũa thế hệ', một hiện tượng mới. Người trẻ không còn phải suốt đời làm việc cực nhọc sau khi rời khỏi ghế nhà trường, mà có thì giờ rảnh rỗi, tiền bạc để tiêu sài. Một văn hóa bao quát hình thành xung quanh chúng.
Sự bất lực của người cao tuổi để hiểu biết giới trẻ, niềm tin của giới trẻ là tuổi thanh xuân trường cửu, sự không chấp nhận cái chết- những điều ấy hiện hữu trong tất cả xã hội con người ở mọi thời đại.
Sự cách biệt giữa thế hệ, với những bi kịch, các vai anh hùng và kẻ không phục thiện đã trở nên rắc rối và phức tạp. Ở Phương Tây, nay người ta đã chấp nhận là thường tình hầu hết mọi người có rất ít quan hệ xã hội ngoài người đồng tuế. Sự khởi đầu tốt lành hay ít nhất vô hại, nhưng nay những yếu tố nuôi dưỡng những dị biệt giữa các thế hệ bây giờ trở nên đen tối và đe dọa hơn, do đó, khoảng cách đang phát triển thành 'vực thẳm ngăn cách'.
Khó khăn chính nhiều xã hội Tây Phương gặp phải - như Đức, Anh Quốc, Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha, là dân số không tự bổ xung, cho nên người già trở thành một gánh nặng ngày nay.
Một phần của phong trào muốn tách ly, và ý thức về bản thân của thế hệ trẻ ở thập niên 1950 và 1960, tượng trựng sự khinh khi đối với người già, ít nhất cũng là loại bỏ trí tuệ, kinh nghiệm, một sự thoái hóa trong tương quan truyền thống giữa trẻ và già.
Những sự hiểu lầm ấp ủ, những bức tường ngăn cách giữa già và trẻ đưa đến kết quả tạo thành nhiều mâu thuẫn sâu xa trong tương lai. Đương nhiên sự xúc phạm của trẻ con với người già đã là một vấn đề nghiêm trọng tại nhiều nơi trên thế giới. Những việc xẩy ra như vậy, sẽ chắc chắn tăng trưởng theo thời gian, vì người già sống lâu nhờ các phép lạ khoa học kỹ thuật, bởi thuốc men thần hiệu, bởi tất cả các máy móc làm tuổi thọ gia tăng theo. Tuy nhiên phẩm chất về đời sống không được cải tiến theo đà gia tăng dân số, cho nên khó khăn phát sinh.
Không khó khăn cũng đoán trước được những hình thái trả đũa thù hận sẽ xẩy ra khi giới trẻ nhân thức được họ sẽ phải lo cho phần "thặng dư" của dân số mà họ coi như vô dụng, thải hồi, người bệnh, người không sinh lợi và người tàn tật. Đó là gánh nặng càng ngày càng gia tăng mà xã hội miễn cưỡng phải gánh vác. Cho nên ta có thể tưởng tượng những lý luận ủng hộ cho cái chết không đau đớn cho những người tuổi quá cao đang ngày càng được đồng tình và người ta cũng ngày càng chấp nhận phương pháp này. Vấn đề nhân khẩu học trước đây nhằm vào số trẻ em quá nhiều ở thế giới thứ ba, nay đã chuyển sang những người già không muốn chết trong thế giới phát triển. Người già đã nói họ sống quá lâu. Họ cần sự giúp đỡ để nhường chỗ cho thế hệ kế tiếp. Có thể nối nhịp cầu người Già với người Trẻ bằng sự yêu thương và hiểu biết!
Không cần phải có kinh nghiệm bản thân trong một số sự việc để hiểu những sự việc này tốt hay xấu. Đây là một sự tương đồng cho bạn để hiểu tình thế. Môt số cá muốn vượt qua cái ngăn nước chỉ có một lỗ hổng nhỏ. Một cái hom người đánh cá để vào đó để bẫy cá. Một số cá muốn vào hom để biết đó là gì, nhưng những con cá có kinh nghiệm khuyên những con cái dại khờ kia đừng vào vì đó là một cái bẫy nguy hiểm. Cá trẻ hỏi "Sao chúng ta có thể biết được cái đó có nguy hiểm hay không nguy hiểm? Chúng ta phải vào và nhìn xem, chúng ta chỉ có thể vào mới biết đó là gì'. Cho nên một số đã đi vào và mắc vào bẫy.
Chúng ta phải sæn sàng chấp nhận lời khuyên nhủ của người trí như Đức Phật, bậc giác ngộ. Đương nhiên, chính Đức Phật dạy chúng ta không nên chấp nhận giáo lý của Ngài một cách mù quáng. Đồng thời chúng ta có thể nghe một số người khôn ngoan hay các bậc đạo sư tôn giáo khác. Việc này đơn giản vì kinh nghiệm về đời sống trần thế của họ sâu hơn kiến thức giới hạn của chúng ta.
Cha mẹ thường khuyên các con làm điều này và không làm điều kia. Bởi cẩu thả không nghe lời khuyên của người già, người trẻ làm nhiều điều theo đường lối suy nghĩ riêng tư của mình. Kết quả khó khăn xẩy ra, họ mới nhớ đến người già, đến các bậc đạo sư để được giúp đỡ và yêu cầu các vị đ?o sư tôn giáo cầu nguyện cho họ.
Chỉ khi việc xẩy ra rồi, họ mới nhớ đến tôn giáo, và tìm phước lành và hướng dẫn. Nhưng họ không nghĩ rằng mục đích chính của tôn giáo là giúp đỡ chúng ta theo một số nguyên tắc cao thượng để tránh nhiều khó khăn trước khi phải đương đầu với các khó khăn ấy. Giáo dục tôn giáo nhằm vào huấn luyện tâm, trau dồi những nguyên tắc đạo lý phổ thông hỗ trợ đường lối sống của chúng ta trong hòa bình.
CÓ THỂ THAY ĐỔI MỌI THỨ KHÁC MÀ KHÔNG CẦN THAY ĐỔI CHÍNH MÌNH KHÔNG?
Con người được tạo hóa phú cho trí thông minh. Từ lúc nhỏ đến tuổi thanh niên, nhận thức về đời sống là nhận thức từ một cuộc sống cường tráng trẻ trung với những tư tưởng và mong muốn cao ngạo. Khi tới tưổi trưởng thành, tuổi bắt đầu có lý trí hiện ra, và với cái nhìn chín chắn, người đó nhận thức rằng tư tưởng không tưởng nhận định lúc còn trẻ phải quẳng đi, và phải nhận thức lại đời sống đứng theo phối cảnh thực sự của nó. Với tuổi càng cao, và với cái nhìn đời một cách chín chắn, người đó thấy rằng cần phải thay đổi, và điều chỉnh lối sống cho thích hợp. Cả đến những hoài bão không tưởng trong cuộc sống chất chứa trong lòng ở tuổi hoa niên, sẽ phải chấm dứt với sự thay đổi thực tại. Chu trình đời sống không tránh được như vậy ảnh hưởng đến con ngưới và các hoài bão của mình.
' Khi tôi còn trẻ tôi mong muốn thay đổi thế giới.
Khi tôi lớn lên, tôi nhận thức việc đó quá nhiều tham vọng, và tôi phải thay đổi đất nước của tôi.
Như vậy, tôi nhận định khi tôi già hơn cũng quá nhiều tham vọng, tôi muốn thay đổi thành phố của tôi. Khi tôi nhận thấy tôi không thể làm được, tôi cố gắng thay đổi gia đình tôi.
Bây giờ là một người già, tôi hiểu phải bắt đầu nơi chính mình trước.
Nếu tôi thay đổi chính tôi trước, có lẽ tôi đã thành công trong việc thay đổi gia đình, thành phố, và có thể cả nước, và biết đâu, có thể là cả thế giới'.
Người thông minh nhất và người ngu đần nhất cả hai đều không chịu thay đổi tâm mình. (Đức Khổng Tử).
Qua kiến thức sách vở con người có đạt được mà không có kinh qua nhưng một số người trẻ nghĩ rằng họ có thể giải quyết tất cả mọi vấn đề. Khoa học có thể cung cấp vật chất để giải quyết khó khăn của chúng ta, nhưng khoa học không thể giúp ta giải quyết nhiều vấn đề của đời sống. Không có ai thay thế được người khôn ngoan có kinh nghiệm cuộc sống. Hãy nghĩ về câu nói này:' khi tôi 18, tôi nghĩ cha tôi quả điên khùng. Bây giờ tôi 28, tôi hết sức ngạc nhiên là người già đã học hỏi biết bao nhiêu trong 10 năm!
Thực ra không phải người cha đã học được mà là người trẻ đã học để nhìn sự vật trong đường lối chín chắn hơn.
Hơn hai nghìn năm qua, Đức Phật, Khổng Phu Tử, Lão Tử và nhiều những bậc đạo sư tôn giáo khác đã dạy những lời khuyên tuyệt vời. Lời khuyên này chẳng bao giờ lỗi thời, vì căn cứ vào chân lý, và lúc nào cũng vẫn hợp thời. Con người không thể nào vượt qua được các khó khăn bằng cách không lưu ý đến trí tuệ của người xưa. Trí tuệ của người xưa mở mang nhân phẩm, hiểu biết, hòa bình và hạnh phúc.
Cha mẹ vào tuổi già, thân hình ngày một yếu đi và tàn tạ, làm cho họ không ngớt chịu bệnh não do hậu quả suy nhược của mỗi cơ quan trong bộ máy tuần hoàn. Khi họ nhận thức đó là qui luật tự nhiên không thể tránh khỏi, họ phải chấp nhận thực tế phũ phàng này.
Hiếu hạnh là một yếu tố quan trọng trong việc săn sóc cha mẹ già theo truyền thống xã hội Á Châu. Là người Á Đông, đã từ lâu, chúng ta có bổn phận chu cấp và phụng dưỡng cha mẹ già tại nhà riêng của chúng ta theo khả năng.
Có phải theo luật định người con có trách nhiệm phải trông nom cha mẹ già hay tàn tật không? Bất hạnh thay câu trả lời là "Không". Đơn giản, cha mẹ chỉ biết trông vào thiện chí của con cái. Mặc dù, chúng ta hãnh diện về giá trị của chúng ta, về di sản văn hóa, bất hạnh thay một số người già không có tiền tiết kiệm, bị bỏ rơi bởi gia đình, càng ngày càng đông tại Á Châu. Vấn đề là xét xem có phải giá trị của chúng ta, gồm có hiếu thảo và tình thương yêu giữa cha mẹ và con cái đang bị hao mòn vì sự tan vỡ của mối quan hệ và gia đình truyền thống, sự thay đổi kinh tế và về nhân khẩu học.
Những căn phòng tù túng và những phòng chật chội không phải là chỗ thích hợp cho những người già.Có rất nhiều trường hợp các người già bị con cái và người thân cẩu thả không trông nom săn sóc. Tính trạng đó thật đáng buồn, những giá trị và truyền thống đã không còn đuợc thực thi nữa.
Những nhà (dành cho những người lợi tức thấp và thất nghiệp) và môi trường chung quanh hầu hết không phải là những chỗ thích họp cho việc cư ngụ của người già. Trong tất cả những nơi cư ngụ chọn lựa, để người già trong các nhà dưỡng lão kiểu này chắc chắn là giải pháp đưa đến mặc cảm tội lỗi về người con như vong ân bội nghĩa, không tận tâm, hay bất hiếu và ruồng bỏ.
Nhà dưỡng lão, tuy có đắt tiền, nhưng là nơi thích hợp nhất cho người già cư ngụ. Mỗi người phải tự quyết định cho chính mình và phải hiểu không thể có một sự lựa chọn nào hoàn toàn được. Trong khi việc đưa cha mẹ vào nhà dưỡng lão lâu dài là một giải pháp không khỏi gây đau thương, rất cần thiết phải cung cấp sự săn sóc cho những cha mẹ già yếu.
Để cha mẹ trong một viện dưỡng lão, không có nghĩa là "tống cha mẹ già đi khỏi hẳn", ít nhất cũng không phải như vậy. Gia đình vẫn chủ yếu trông nom săn sóc từ bước đầu chọn viện dưỡng lão, thường xuyên liên lạc với ban giám đốc, thường xuyên thăm viếng và cùng cha mẹ liên hệ giải quyết các vấn đề gia đình. Cha mẹ phải được khuyến khích vui vẻ và hiểu rằng có nhiều người thật sự quan tâm đến mình.
Có một số người vô trách nhiệm đem cha mẹ bệnh hoạn già cả vào khu hạng ba của một bệnh viện, để lại địa chỉ sai, và trốn biệt tăm. Đó là một hành động cực kỳ tàn ác đối với cha mẹ già của chính mình.
Thái độ đối xử cũng như sự lo lắng săn sóc cha mẹ già thịnh hành nếu thế hệ già không bị ảnh hưởng trái ngược bởi sự thay đổi xã hội-kinh tế mau lẹ về thành thị hóa và kỹ nghệ hóa. Nên nhận thức rằng người già bị ảnh hưởng nhiều về những sự thay đổi này và sự suy thoái về giá trị tinh thần đạo đức xã hội. Nó cũng bao gồm đường lối trách nhiệm theo đó người già phải được đối xử, chăm sóc, kính mến và quý trọng.
Phương diện chăm sóc người già cần đến trách nhiệm của toàn thể gia đình. Sự kính trọng người già phải được duy trì vì không có một cơ sở nào chăm sóc người già bằng gia đình.
Trong nhiều bài thuyết giảng, Đức Phật khuyên con cái nên triệt để lưu ý đến cha mẹ. Một câu ngạn ngữ cổ nói: "Hãy hết sức chăm nom cha mẹ, bạn sẽ vô cùng thương tiếc khi cha mẹ từ giã cõi đời"
Cờ bạc là đánh cuộc bằng tiền bạc hay phẩm vật quý giá vào một trò chơi, thi đua hay một cuộc đấu. Tuy một số ít xã hội chấp nhận cho cờ bạc, nhưng không một xã hội nào có thể trừ tiệt được cờ bạc.
Hy vọng kiếm tiền nhanh dễ dàng là cái hấp dẫn người ta tìm đến cờ bạc. Nếu cờ bạc hấp dẫn ở chỗ thắng được tiền thì sự hồi hộp của nó nằm trong sự rủi ro, nguy hiểm, người đánh cuộc sẽ bị thua. Với đa số người, cờ bạc trở thành ghiền.
Những trò chơi liên hệ chặt chẽ với cớ bạc dính líu đến yếu tố nặng về may mắn. Xét vì chơi bài xì chẳng hạn, đòi hỏi phải chơi giỏi, kết quả trước tiên do sự chia bài. Nhiều sòng bài, như quay số, chỉ có thể thắng được do may mắn. Đánh cá vào kết quả của một trận đấu thể thao, nhất là về đua ngựa, hay về sổ số là một hình thức của cờ bạc được hợp pháp phổ biến khắp nơi, một số chính phủ tạo các hệ thống đổ các món tiền to lớn, giữ một phần vào việc tổ chức cờ bạc để kiếm lời. Đánh cá về các trận đấu bóng tròn rất thịnh hành tại Phương Tây.
Cờ bạc không hạn chế trong một giai tầng xã hội nào. Nhiều bà nội trợ được biết là những người cờ bạc thường đã sao lãng bổn phận đối với gia đình và con cái khi họ đi sâu vào thói xấu cờ bạc này. Họ đã đem cả tiền chợ để cờ bạc và trở nên con mồi của chủ nợ cá mập cho vay nặng lãi lúc nào cũng sæn sàng ra tay "tế độ" cứu vớt các phụ nữ bất hạnh này. Những bà đam mê cờ bạc đi đến độ làm hại cả sự trong trắng của họ trước những kẻ tham tàn để có tiền gỡ.
Đam mê cờ bạc được coi là bệnh, và những tổ chức gọi là Hội Chống Cờ Bạc Vô Danh được thành lập để giúp đỡ các cá nhân đau khổ vì vấn đề này.
Cờ bạc bất hợp pháp là một trong những ngành kinh doanh lớn nhất trong hiện tại, và tổng số thu nhập của họ còn hơn cả tổ chức cờ bạc hợp pháp. Cờ bạc có thể trở thành nguyên nhân của sự suy sụp của một người nếu ông ấy hay bà ấy đam mê cờ bạc theo như lời dạy của Đức Phật.
Nhiều người ghiền cờ bạc và rượu chè mang công mắc nợ để thỏa mãn thói xấu cờ bạc và rượu chè, làm như vậy họ rất dễ dàng rơi vào nanh vuốt của chủ nợ cá mập cho vay nặng lãi vô lương tâm.
Nhiều chủ nợ hoạt động có giấy phép thường tính lời cao về những số tiền họ cho con nợ vay. Mặc dù số tiền cho vay thì nhỏ, nhưng họ bắt con nợ phải ký kết với một số tiền cao hơn như một hình thức để bảo đảm. Trường hợp, người vay không trả được nợ, chủ nợ sẽ đưa ra tòa án, họ bắt người vay ký kết giấy tờ với số tiền cao hon để làm căn bản cho việc họ đòi nợ.
Những chủ nợ và những con cá mập cho vay có giấy phép là nguyên nhân suy sụp của những người ghiền rượu và cờ bạc vô kế khả thi, bọn này thường khai thác cái yếu kém cố hữu trong con người nạn nhân. ' Miệng người say làm cạn túi tiền '- một câu châm ngôn nói như vậy.
Cả đến những người tại các xã hội giàu có cũng tìm đến những người cho vay như phương tiện để giải quyết những khó khăn tài chánh. Những tài sản và đất đai có giá trị đôi khi cũng đem cầm cho những người cho vay tiền như một hình thức bảo đảm tiền vay để đầu cơ vào thương trường. Người vay không trả được, nhửng chủ nợ cho vay tiền vô lương tâm không có mối e ngại gì mà không đưa ra tòa để đòi nợ. Luật lệ ấn định cho phép tịch thu tài sản nguờì nợ để trả lại tiền vay, cùng với án phí. Một người không thiếu nợ ai là một người hạnh phúc trong đời, đó là lời Phật dạy.
Nhiều thương gia nợ nần quá nhiều, không thể tự giải quyết được, không còn giải pháp nào hơn là tự tuyên bố vỡ nợ.
Những khó khăn của con người rất phức tạp và xẩy ra bất thần trong nhiều phương cách. Từ khi sanh ra cho đến hơi thở cuối cùng, biết bao nhiêu khó khăn chúng ta phải đương đầu. Không ai có thể tránh được mà không đối đầu với các loại khó khăn. Đức Phật khuyên chúng ta phải hiểu biết bản chất của các khó khăn của chúng ta nếu chúng ta muốn sống an lạc. Ngài cũng khuyên chúng ta cân nhắc mục đích của cuộc đời và cố gắng tìm ra tại sao ta không thỏa mãn với đời sống và thế giới. Nếu ta hiểu được những điều đó, chúng ta không có gì phải đau khổ và quá mức sợ hãi, thất vọng và dao động.
Cách giải quyết cái khổ của con người của Đức Phật là thiết thực và dựa trên kinh nghiệm chứ không phải có tính cách lý thuyết hay trìu tượng. Không có con đường tắt để tránh khỏi các khó khăn. Chúng ta phải trau dồi đường lối sống của chúng ta để khám phá ra nguyên nhân của các khó khăn mà ta phải đương đầu. Chúng ta phải hiểu không có cuộc sống nào mà không có khó khăn. Nếu muốn thực sự tự tại, chúng ta phải quan sát các khó khăn của chúng ta bằng cách giảm thiểu lòng vị kỷ qua sự hiểu biết tại sao các khó khăn ấy làm ta khổ sở.
Tất cả chúng ta đều mong muốn có một đời sống như ý và an lạc nhưng bao nhiêu trong chúng ta có thể đạt được hạnh phúc như vậy? Chúng ta mong muốn làm bất cứ việc gì có thể được để được thỏa mãn, nhưng rất khó khăn đạt được sự thỏa mãn thực sự.
---o0o---
Source : BuddhaSasana Home Page
Trình bày: Linh Thoại