Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Công nghệ, con đường dễ dàng của sự cám dỗ.

09/06/202308:15(Xem: 3553)
Công nghệ, con đường dễ dàng của sự cám dỗ.


Công nghệ, con đường dễ dàng của sự cám dỗ.

Công nghệ, con đường dễ dàng của sự cám dỗ.

(The Temptation of an Easy Path in Technology)

 

 

Bộ phim Phi Thuyền Serenity (2005) với thể loại khoa học viễn tưởng đã giới thiệu một hình ảnh tên là Miranda, nơi các vấn đề của nhân loại được giải quyết thông quan  khoa học công nghệ. Tham lam, giận dữ, si mê (tam độc), phiền não bởi buồn bã, lo lắng và tuyệt vọng - rõ ràng là trùng lặp với một số kiết sử cổ điển của Phật giáo (Skt., Pali: samyojana) - tất cả đều bị loại bỏ trong một thí nghiệm của chính phủ độc tài giám sát hành tinh. Chính phủ, được gọi là “Liên minh”, đã làm mát dịu người dân về mặt hóa học bằng cách thêm vào một loại thuốc trong bầu khí quyển. Tuy nhiên, khi phát hiện ra các nhân vật chính trên con tàu vũ trụ Serenity, đã trở nên tồi tệ: hàng ngày mọi người trở nên ngoan ngoãn đến mức họ ngừng tất cả hoạt động. Thay vì sống thanh thản hồn nhiên và không tham lam, họ trút hơi thở nhẹ nhàng thanh thản trên giường, nằm trên trường kỷ hoặc ngồi trên bàn làm việc. Họ chỉ đơn giản là bỏ ăn và uống, không muốn tiếp tục.

 


Áp phích năng lượng hạt nhân của Trung Quốc những năm 1950
Hình 1: Áp phích năng lượng hạt nhân của Trung Quốc những năm 1950. Ảnh: darkroastedblend.com

Trò chơi trong câu chuyện lâu đời là cuộc tìm kiếm về một xã hội không tưởng. Đặc vụ của Liên minh, người dẫn đầu thí nghiệm nói với chúng tôi rằng anh ấy đã nghĩ mình có thể tạo ra một thế giới hoàn hảo. Mel Medarda là một nhân vật được xây dựng một cách có đầu tư vào sâu sắc, nhưng Mel, nhân vật chính của  chúng ta, tin rằng chính những sai sót đó đã tạo nên con người của chúng ta. Một phương diện, chúng ta có thể nghĩ rằng niềm hạnh phúc là không có sự tham lam và ghét bỏ. Rốt cuộc, những điều này là chìa khóa dẫn đến sự bất hạnh của chúng ta. Phương diện khác, Mel cũng đang làm một điều gì đó – nhấn mạnh rằng sự không hoàn hảo của chúng ta là quan trọng.

 




Vụ nổ khi thử nghiệm hạt nhân
Hình 2: Vụ nổ khi thử nghiệm hạt nhân. Ảnh: wire.com

 

Như trước đây chúng ta đã thảo luận qua cách nhìn của tờ The Buddhist Door, công nghệ mới như ChaGPT đang thay đổi thế giới nhanh chóng mà chúng ta đang sống. Tuy nhiên, công nghệ mới này cũng phản ánh cuộc tìm kiếm lâu đời của chúng ta về những tiện ích có thể giúp giảm bớt những nỗi khổ niềm đau và mang niềm hạnh phúc đến chúng ta. Điều này do công nghệ hoạt đông như một phần mở rộng của thế giới nội tâm của chúng ta. 

 

Tám mươi năm trước, công nghệ mới táo bạo và đáng sợ là năng lượng hạt nhân. Khi chứng kiến vụ nổ hạt nhân đầu tiên vào ngày 16 tháng 7 năm 1945, ‘Cha đẻ bom nguyên tử’ Giáo sư Robert Oppenheimer, nhà vật lý, người lãnh đạo chương trình vũ khí hạt nhân của Hoa Kỳ với tư cách là Giám đốc Phòng thí nghiệm Los Alamos, kiến trúc sư chính của quả bom hạt nhân đầu tiên, đã trích dẫn câu nói nổi tiếng trong “Bhagavad Gita”, một cuộc đối thoại giữa Krishna và Arjuna diễn ra trên chiến trường Kurukshetra chỉ trước khi trận chiến bùng nổ: “Bây giờ tôi đã trở thành Tử thần, kẻ hủy diệt thế giới.” (Wired)

 

Thực tế đáng sợ của năng lượng hạt nhân có nghĩa là chẳng bao lâu nữa, một số ít các quốc gia hùng cường sẽ nắm trong tay sức mạnh hủy diệt thế giới. Đồng thời, nếu được khai thác đúng cách, năng lượng hạt nhân nói chung là một lợi ích to lớn cho nhân loại, tạo ra nguồn năng lượng dồi dào mà hầu như không phát thải khí nhà kính. Trên thực tế, đối với một số người, năng lượng hạt nhân giống như một con đường dễ dàng để trở nên giàu có. Lewis Strauss chủ tịch Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Hoa Kỳ (U.S. AEC) gọi đây là “một minh chứng xúc động rằng nguyên tử thực sự có thể bị tước bỏ vỏ bọc quân sự và thích ứng với nghệ thuật hòa bình.” (The Guardian)

 


Tom Cars-Next Year of Nevee!
Hình 3: Tom Cars-Next Year of Nevee! Ảnh: darkroastedblend.com

 

Gần đây hơn, chúng ta đã chứng kiến sức mạnh kép của mạng xã hội thể hiện trên trường quốc tế. Ban đầu hứa hẹn những con đường kết nối mới và giao tiếp cởi mở, chúng tôi háo hức tham gia các trang mạng xã hội lớn để chia sẻ, học hỏi và hỗ trợ. Nhưng không mất nhiều thời gian để những người có quyền lực lưu ý đến điều này và bắt đầu kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội. Ngay sau đó, ngày càng rõ ràng rằng chính những người có quyền lực trong mạng rất vui khi gây ảnh hưởng và thao túng người dùng.

 

Do đó, không có gì ngạc nhiên khi ChatGPT và các chatbot AI khác sẽ trở thành sở hữu sức mạnh kép: tiềm năng mang đến lợi ích to lớn cho một số người và gây tổn thất lớn cho những người khác.

 

Quay trở lại câu hỏi của Giáo sư Đại học California tại Berkeley, Robert Oppenheimer (1904-1967), nhà vật lý lý thuyết người Mỹ, vào thời điểm đó thật đáng để suy ngẫm về việc ông chuyển hướng sang triết học Ấn Độ. Trong Sử thi Mahabharata Bhagavad Gita, hoàng tử chiến binh Arjuna bị giằng xé bởi một tình thế tiến thoái lưỡng nan: lâm vào trong một trận chiến vĩ đại như nghĩa vụ của một chiến binh, hoặc tạm dừng, khi biết rằng bạn bè và người thân đang ở trong quân đội đối lập. Trong câu chuyện, Krishna, vị thần chủ chốt trong Ấn Độ giáo xuất hiện trước Arjuna, một nhân vật trung tâm của sử thi Ấn Độ cổ đại Mahabharata và giải thích rằng ở mức độ sâu của thực tế, sẽ không có sinh vật nào bị giết trong trận chiến, vì cuối cùng tất cả đều là linh hồn vĩnh cửu (Skt.: atman). Vì thế, nhiệm vụ của ông ấy là tiến lên hoàn thành Pháp (Dharma) – hay nghĩa vụ - của mình với tư cách là một chiến binh.

 

Trong những lời dạy của Gita và những gì từ đó được gọi là Ấn Độ giáo, nghĩa vụ của một người được xác định bởi sự ra đời. Điều tốt nhất mà một người thường có thể làm là tuân theo bổn phận của mình với hy vọng được tái sinh tốt hơn và cuối cùng, nhận ra sự hợp nhất của mình với “Đấng Sáng tạo” (Brahma). Đây không phải là một con đường dễ dàng, và việc Giáo sư Robert Oppenheimer chỉ ra cho thấy rằng ông biết rõ sự sáng tạo của mình phải trả giá đắt.

 

Con đường của Đức Phật là con đường gian nan, hoặc ít nhất là con đường đòi hỏi sự tu tập, kiên nhẫn và tinh tấn. Trong buổi diễn thuyết trước công chúng năm 2013 với chủ đề “Theo đuổi hạnh phúc: Con đường Phật giáo”, tại Đại học Hồng Kông, Giáo sư Yakupitiyage Karunadasa, học giả người Sri Lanka về Nghiên cứu Phật học đã phát biểu: “Quan điểm của Phật giáo là có mối liên hệ không thể tách rời giữa đạo đức và hạnh phúc: điều gì hoàn hảo về phương diện đạo đức sẽ dẫn đến niềm an lạc hạnh phúc. Điều gì xấu ác bất nhân vô đạo đức dẫn đến bất hạnh.” (Urban Dharma)

 

Quan trọng hơn điều này, Giáo sư Yakupitiyage Karunadasa khuyến khích chúng ta, là sự khác biệt trong con đường giữa một bên là cố gắng thay đổi thế giới để phù hợp với mong muốn của chúng ta và bên kia là nỗ lực thay đổi bản thân để hòa hợp với thế giới. Lựa chọn thứ hai khó hơn và đây là lựa chọn là giáo lý đạo Phật.

 

Những thao tác đối với thế giới xung quanh của chúng ta liên tục hứa hẹn một con đường dễ dàng. Chỉ là vấn đề thời gian trước khi chúng ta gặp phải những nhược điểm đắt giá của mỗi phát minh hoặc thiết bị mới.

 

Do đó, những nỗ lực của chúng ta nên tập trung vào công việc gian khó trong việc rèn luyện nội tâm – điều phục tâm. Như trong Kinh Pháp Cú dạy rằng:

 

The mind is very hard to check

and swift, it falls on what it wants.

The training of the mind is good,

a mind so tamed brings happiness.

 

Dịch:

 

Khó nắm giữ, khinh động,

Theo các dục quay cuồng.

Lành thay, điều phục tâm;

Tâm điều, an lạc đến.

(Buddha Dharma Education Association)

 

Một trong những kiết sử khác, không thường được đề cập hoặc thảo luận trong các bản văn hoặc giáo lý của Giáo Pháp, là sự nghi ngờ—tức là sự nghi ngờ về con đường của Đức Phật. Khi chúng ta coi hành trình tìm kiếm hạnh phúc của chính mình trong thế giới luôn luôn mới này để thu hút sự chú ý của chúng ta, thì điều đáng lưu ý là lời cảnh báo của Giáo sư Karunadasa: con đường đạt được bên ngoài và thỏa mãn niềm vui không thể không đưa chúng ta ra khỏi con đường của nội tâm. chiêm niệm và bình an. Trong chừng mực chúng ta có sự lựa chọn ở đây, trong từng khoảnh khắc, chúng ta cũng có cơ hội trong từng phút giây. Khi chúng ta thấy tác động của những tâm thức kém thuần hóa trên tin tức hàng ngày, chúng ta có thể thấy chân lý của những lời dạy của Đức Phật và sự cấp bách mà chúng ta có thể cảm thấy khi tuân theo chúng.

 

Việt dịch: Thích Vân Phong

Nguồn: Buddhistdoor Global

 

 

 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/11/2010(Xem: 11528)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
29/10/2010(Xem: 4264)
The topic of our discussion today is “Buddhism and the Young people”. Such title tends to create an impression that Buddhism comes in many different forms...
27/10/2010(Xem: 12990)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
23/10/2010(Xem: 3155)
Tuổi hoa niên, tuổi hoa, tuổi trẻ, hay thanh niên, thiếu nữ đều là đối tượng của bài viết này. Thực ra đề tài Đạo Phật Và Tuổi Trẻ, có lẽ đã được cả ngàn các vị thánh tăng, đại sư, các học giả, trí thức Phật Giáo trên thế giới viết ra cho nên bài của tôi không có gì mới lạ, chỉ là một hạt cát trong số cát của Sông Hằng.
17/09/2010(Xem: 3860)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
10/09/2010(Xem: 60130)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 63114)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3824)
Thế nào là khái niệm về tuổi trẻ trong văn hóa Việt Nam? Trong một khái niệm xã hội truyền thống và phổ biến thì một đời người được chia ra làm 4 giai đoạn: Tuổi ấu, tuổi thơ, tuổi xanh, tuổi đá và tuổi vàng; hay là tuổi ấu niên, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi trung niên và tuổi lão niên. Khi nói đến tuổi trẻ, người ta thường đề cập đến tuổi thiếu niên và thanh niên
28/08/2010(Xem: 5151)
Từ nguồn gốc, Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPT) là một tổ chức giáo dục. Một hệ thống giáo dục đặt căn bản trên tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ và Dũng Mãnh (Bi,Trí, Dũng) của đạo Phật. Trong lịch sử gần 60 năm, GĐPT là một biểu tượng linh động cho thế hệ trẻ trong các sinh hoạt chùa chiền tự viện. Đó là đội ngũ của những người tuổi trẻ Phật tử từ tuổi ấu thơ (ngành oanh) cho đến thanh thiếu niên (ngành thiếu). Dù ở trong bất cứ cấp độ nào, giáo dục vẫn là phương tiện nòng cốt để xây dựng và phát huy một tổ chức hay đoàn thể có kỷ cương.
28/08/2010(Xem: 59293)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]