Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nuôi Dưỡng Tâm Thái Yên Bình

07/01/201806:08(Xem: 6697)
Nuôi Dưỡng Tâm Thái Yên Bình




hoa_sen (2)
Nuôi Dưỡng Tâm Thái Yên Bình

(Thầy Thích Thái Hòa giảng)


Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!


Kính thưa HT Viện chủ Tự viện Bình Quang;

Kính thưa các Anh Chị Em trong BHDGĐPTTW và BHDGĐPT Bình Định;

Thưa tất cả Bà con có mặt hôm nay và thưa Đại diện Chính quyền Thôn, Xã sở tại.

Thưa quý vị!

Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Bình Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi thay mặt cho Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng cảm ơn HT Viện chủ Tự Viện Bình Quang; cảm ơn quý vị đại diện Chính quyền sở tại; cảm ơn tất cả các Anh Chị Em BHDGĐPT Bình Định cũng như Bà con trong Xã nhà của chúng ta đã có mặt hôm nay, trong buổi lễ tặng quà bị thiệt hại do cơn bão số 12 đã gây ra cho Bà con chúng ta, và nhân nơi đây chúng tôi cũng xin chia sẻ đến Bà con một vài điều trước khi Bà con nhận món quà, bằng tất cả tấm lòng của Phái đoàn chúng tôi

Thưa quý vị!

Chùa Bình Quang là ngôi Chùa quê, nhưng lại là “mái Chùa che chở hồn Dân tộc, nếp sống muôn đời của Tổ tông”. Cho nên, ở đâu có ngôi Chùa, ở đó có đời sống tâm linh, có sự duy dưỡng tinh thần cho Bà con địa phương, và lại ngôi chùa Bình Quang của chúng ta, với hai từ ngữ Bình Quang tên gọi của một ngôi chùa quê đã nói lên được đời sống hòa bình, an lạc và giữ gìn những gì truyền thống tốt đẹp của quê hương, mà Thầy tổ của chúng ta, Tổ tiên của chúng ta, các Bậc tiền hiền khai canh, khai khẩn của chúng ta đã để lại cho tất cả chúng ta cho đến ngày hôm nay. Cho nên, chữ “Bình” có nghĩa là “Bình tâm thế giới bình”. Nghĩa là tất cả chúng ta cố gắng làm thế nào, để tâm của mỗi người chúng ta được bình tĩnh, không bị xáo động trước những hoạn nạn, khiến tai nạn lớn trở thành tai nạn nhỏ và tai nạn nhỏ thì xem như không có tai nạn. Cho nên, câu đối trước cửa chùa ghi “bình tâm thế giới bình”. Nghĩa là “tâm bình yên thì thế giới yên bình”. Còn chữ Quang câu đối trước cửa chùa lại ghi: “Quang thiên quang Tổ ấn”. Quang thiên là ánh sáng của bầu trời thanh trong không có bất cứ gợn mây nào. Ánh sáng ấy là ánh sáng từ bản nguyên tâm địa mà lưu xuất, nên gọi là quang thiên. Và ánh sáng ấy được chư Tổ ấn chứng ngay nơi tâm mình, nên gọi là “quang Tổ ấn”. Tổ ấn là dấu ấn giác ngộ của Tổ. Dấu ấn của Chư tổ ấn vào nơi ánh sáng ấy, để xác chứng rằng: “Ở nơi con người nào, ở nơi xứ sở nào, mà có ánh sáng lưu xuất từ tâm yên bình, thì ở nơi con người ấy, ở nơi xứ sở ấy có sự yên bình. Trong gia đình nào mà các thành viên có tâm yên bình thì gia đình đó có cuộc sống hòa bình. Nghĩa là gia đình ấy có nếp sống trên thuận, dưới hòa, trong ấm ngoài êm. Bậc làm cha mẹ thì hết lòng chăm sóc con cái, con cái thì hết lòng hiếu thảo đối với cha mẹ, và quê hương xứ sở nào mà mọi thành viên trong quê hương xứ sở ấy có tâm thái yên bình, thì quê hương đó có những cơ hội để phát triển và làm đẹp, làm giàu mạnh cho xứ sở của mình trong một quy luật nhân duyên, nhân quả tự nhiên.

Nhân duyên là nhiều duyên tố tương tác với nhau để hình thành và nhân quả là kết quả hình thành từ nhân duyên. “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.  Cho nên, tâm ta yên bình, ta sẽ đóng góp vào sự hòa bình cho quê hương. Tâm ta yên bình, ta có khả năng gắn kết mọi thành phần xã hội với nhau để cùng sống chung trong hòa bình và chúng ta cùng bắt tay nhau xây dựng một quê hương yên bình.

Vì vậy, buổi từ thiện của chúng tôi đến với bà con không phân biệt Đông hay Tây, Nam hay Bắc, giàu hay nghèo, sang hay hèn, trí thức hay bình dân. Vì sao như vậy? bởi vì, tôi đứng góc này, chị đứng góc kia, anh đứng góc nọ, nhưng khi cơn lũ hay bão táp tai nạn ập đến với chúng ta thì chúng không chừa một ai trong chúng ta. Cho nên, khi tai nạn bão lũ ập đến, thì người giàu cũng có cái khổ của người giàu, người nghèo cũng có cái khổ của người nghèo, người có học cũng có cái khổ theo cách của người có học, người ít học cũng có cái khổ của người ít học, người làm chính quyền cũng có cái khổ của người làm chính quyền, mà người dân cũng có cái khổ của người dân. Người già có cái khổ của người già, trẻ em có cái khổ của trẻ em. Nên, trong những trận bão lũ này, nếu chúng ta có nhân duyên với chúng, thì hậu quả xảy ra, chúng không chừa một ai có nhân duyên với chúng cả.

Do đó, chúng tôi học theo lời Phật dạy: “Đem tâm yên bình, tâm từ bi mà đối xử với mọi người, đối xử với thiên hạ”. Nên, món quà từ chư Tôn đức thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, gửi đến bà con chỉ là món quà của tâm từ bi, tâm đồng cảm, tâm sẻ chia, để góp một phần nào xoa dịu sự mất mát to lớn của bà con chúng ta bị thiệt hại trong cớn bão lũ vừa qua.

Thưa quý vị!

Bì thư này, có bốn trăm ngàn đồng VN và một bịch gạo 08 kí lô gửi tặng đến bà con. Quý vị nhận bì thư này, nhận 08 cân gạo này, tôi đề nghị: với bì thư có bốn trăm ngàn đồng, quý vị chỉ tiêu đi ba trăm tám mươi ngàn đồng thôi, còn hai mươi ngàn đồng quý vị giữ lại, để có thể giúp đỡ, chia sẻ đến những ai nghèo khó hơn mình. Vì sao như vậy? Bởi vì như người xưa nói: “Hữu phước bất khả hưởng tận”. Nghĩa là có phước thì không nên hưởng hết. Nhờ vậy mà phước đức của mình còn hoài, nó còn từ đời này sang đời khác, vì nhờ có phước đức, nên tai nạn đến với mình nặng thành nhẹ, nhẹ thành ra không có gì. Mong bà con hiểu cho điều này. Đối với tám cân gạo, bà con đem về nấu cơm, đơm chén cơm trắng để cúng dường Phật, cúng dường Tổ tiên hay cúng dường trời đất, cúng dường những người đã hy sinh cho mình được sống trước khi dùng. Chúng ta cúng dường như vậy là để làm gì? Là để tỏ lòng hiếu kính của chúng ta đối với các Đấng cao cả, không những nuôi dưỡng chúng ta bằng cơm ăn, nước uống mà còn nuôi dưỡng chúng ta bằng những giá trị tinh thần, bằng những giá trị truyền thống tâm linh.

Cúng dường như vậy, chúng ta vừa báo đáp được công ơn mà đồng thời vừa nói lên sự biết ơn của chúng ta với tất cả. Nhờ vậy, phước đức của chúng ta tăng trưởng.

Hạnh phúc thay cho những ai biết ơn và may mắn thay cho những ai “ăn quả nhớ kẻ trồng cây; uống nước nhớ nguồn!”. Chúng ta “ăn quả nhớ kẻ trồng cây; uống nước nhớ nguồn”, thì phước đức của chúng ta sẽ được kéo dài, cho nên tai nạn nhiều thành tai nạn ít, tai nạn ít thành không có tai nạn.

Trái lại, tai nạn dành cho những ai “ăn quả không nhớ kẻ trồng cây; uống nước không nhớ nguồn”, những người như vậy, tai nạn ít trở thành tai nạn nhiều, tai nạn nhiều trở thành tai nạn không ai cứu nổi.

Do đó, hôm nay món quà này, tuy không bao nhiêu, nhưng những giá trị tình cảm mà chúng tôi chia sẻ đến với quý vị là bảo vật trân quí.

Một vài tâm tình chúng tôi xin chia sẻ đến với bà con như thế, mong bà con hoan hỷ, nhận nơi đây tấm lòng chân tình của Phái đoàn chúng tôi.

Nam Mô A Di Đà Phật

 

Đệ tử: Nhuận Pháp Nguyên kính phiên tả.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/11/2010(Xem: 11369)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
29/10/2010(Xem: 4249)
The topic of our discussion today is “Buddhism and the Young people”. Such title tends to create an impression that Buddhism comes in many different forms...
27/10/2010(Xem: 12860)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
23/10/2010(Xem: 3130)
Tuổi hoa niên, tuổi hoa, tuổi trẻ, hay thanh niên, thiếu nữ đều là đối tượng của bài viết này. Thực ra đề tài Đạo Phật Và Tuổi Trẻ, có lẽ đã được cả ngàn các vị thánh tăng, đại sư, các học giả, trí thức Phật Giáo trên thế giới viết ra cho nên bài của tôi không có gì mới lạ, chỉ là một hạt cát trong số cát của Sông Hằng.
17/09/2010(Xem: 3851)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
10/09/2010(Xem: 58798)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 61660)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3809)
Thế nào là khái niệm về tuổi trẻ trong văn hóa Việt Nam? Trong một khái niệm xã hội truyền thống và phổ biến thì một đời người được chia ra làm 4 giai đoạn: Tuổi ấu, tuổi thơ, tuổi xanh, tuổi đá và tuổi vàng; hay là tuổi ấu niên, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi trung niên và tuổi lão niên. Khi nói đến tuổi trẻ, người ta thường đề cập đến tuổi thiếu niên và thanh niên
28/08/2010(Xem: 5118)
Từ nguồn gốc, Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPT) là một tổ chức giáo dục. Một hệ thống giáo dục đặt căn bản trên tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ và Dũng Mãnh (Bi,Trí, Dũng) của đạo Phật. Trong lịch sử gần 60 năm, GĐPT là một biểu tượng linh động cho thế hệ trẻ trong các sinh hoạt chùa chiền tự viện. Đó là đội ngũ của những người tuổi trẻ Phật tử từ tuổi ấu thơ (ngành oanh) cho đến thanh thiếu niên (ngành thiếu). Dù ở trong bất cứ cấp độ nào, giáo dục vẫn là phương tiện nòng cốt để xây dựng và phát huy một tổ chức hay đoàn thể có kỷ cương.
28/08/2010(Xem: 58390)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]