Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

42. Nhân Quả Công Minh

19/03/201408:25(Xem: 22037)
42. Nhân Quả Công Minh
blank

Nhân Quả Công Minh


Do cái chết của vị đệ nhị đại đệ tử bị bọn côn đồ chặt ra từng khúc, từng đoạn rồi quăng thịt xương vương vãi khắp nơi làm xúc động nhiều người nên tại giảng đường Trúc Lâm, đức Phật phải vén bức màn quá khứ, kể lại một đại ác nghiệp của tôn giả Mahā Moggallāna. Rồi sau đó, ai cũng biết tình tiết câu chuyển xẩy ra như sau:

Trong một kiếp quá khứ rất lâu xưa, Mahā Moggallāna là một thanh niên con nhà tử tế, có gia giáo, có hiếu hạnh, hằng ngày chăm chuyên, tận tụy với nghề nghiệp, không kể sớm hôm, để kiếm tiền hầu chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ bị mù lòa.

Cha mẹ thấy chàng vất vả quá, bèn khuyên con nên tìm một người vợ để đỡ đần công việc, nhưng chàng cương quyết từ chối. Sau nhiều lần gạn hỏi lý do tại sao, chàng nói với cha mẹ rằng:

- Có vợ, con người con sẽ bị chia làm hai, ngại rằng khi ấy con đối xử với cha mẹ không trọn vẹn được nữa.

Cha mẹ chàng lại thuyết phục:

- Có vợ, con lại có thêm hai tay, hai chân thì công việc bên ngoài, bên trong không trôi chảy hơn sao? Ngoài ra, cha mẹ cũng muốn có cháu để bế bồng, hôn hít. Ngôi nhà có tiếng trẻ khóc cười là ấm cúng, hạnh phúc lắm đó con!

Vậy là xuôi tai, chàng cưới vợ. Thời gian đầu, cô vợ cũng săn sóc cha mẹ chồng khá tốt đẹp, nhưng dần dà, cô thấy mệt, thấy chán cái công việc chẳng khác gì con ở ấy.

Hôm kia, cô than vãn với chồng:

- Cha mẹ đổ chướng, khó tính, khó nết quá, tôi không sống nổi với họ đâu.

Chàng không để lọt vào tai, chỉ khuyên lơn vợ vài câu cho qua chuyện. Cô vợ này bắt đầu ghét cha mẹ chồng nên cô nêu ra những tính xấu của cha mẹ cho có đầu có đuôi, có nhân có quả rõ ràng rồi khóc lóc, kể lể cho chồng nghe.

Thấy chàng vẫn không tin, cô bèn ngụy tạo cụ thể hơn. Cô lấy cháo bôi bẩn khắp nhà, khắp tường, khi chồng về hỏi, cô đáp:

- Cha mẹ cứ mò mẫm, đi tới, đi lui, đi đâu thì vấy bẩn tới đó!

- Vậy thì em chịu khó quét dọn, lau chùi đi!

Ngày này qua ngày nọ, tháng này sang tháng kia, như nước mưa lâu cũng thấm đất, người thanh niên kia không kiểm tra sự việc, cuối cùng phải tin theo vợ rồi cũng đâm ra ghét cay ghét đắng cha mẹ mình!

Hôm kia, họ bàn nhau, làm một chiếc xe đẩy, bỏ một ít lương thực lên đấy, chàng giả vờ mời cha mẹ về thăm bà con ở một ngôi làng xa.

Khi xe vào rừng sâu, chàng giả lấy đao kiếm khua lên rồi la í ới:

- Cướp cướp... cha mẹ ơi! Con gặp lũ cướp giết người rồi!

Rồi chàng chạy đến lấy đùi, lấy gậy, đánh đập vào cha vào mẹ mẹ rất tàn nhẫn. Ngay lúc ấy, cha mẹ chàng không nghĩ đến thân phận mù lòa của mình, cái đau đớn của mình, thương con, la lên đến khản giọng:

- Con chạy đi, con chạy đi, cha mẹ già rồi, không còn sợ chết đâu. Con chạy thoát lấy thân đi!

Nghe vậy, thanh niên rất xúc động, tự nghĩ: “Tuy bị hành thân hoại thể như vậy, hai vị chẳng kể đến mình, chỉ lo cho con thôi! Ôi, cái tình cha mẹ thật là mênh mông vô lượng. Ta thật xấu hổ khi đã làm một việc ác đức, tệ hại, không phải là giống người!”

Sau đó, chàng giả vờ khua đao kiếm, đập đá, đánh cây cho vang tiếng như chống trả bọn cướp một cách mãnh liệt rồi đến bên cha mẹ:

- Con đuổi được bọn cướp đi rồi! Cha mẹ an toàn rồi, không còn sợ hãi gì nữa!

Trở lại nhà, chàng đuổi bà vợ đi, môt mình chăm lo phụng dưỡng cha mẹ cho chu đáo.

Mặc dầu chàng đã hối hận việc ác của mình nhưng khi nghiệp đã tạo rồi, nó đâu có buông tha? Tuy nó chưa có cơ hội trổ quả nhưng nó vẫn chờ đợi như ngọn lửa âm thầm dưới đống tàn tro. Thế là đợi khi đủ duyên, nó bùng lên, nó tóm lấy tôn giả Mahā Moggallāna vào kiếp cuối cùng, nên tôn giả bị đánh cho tan xương, nát thịt là rất đúng với sự công minh của nhân quả vậy”.(1)

Và cũng công minh không kém gì - về những tên côn đồ giết hại tôn giả Mahā Moggallāna!

Khi thần y Jīvaka đi dự lễ an trí xá-lợi, y và bát của tôn giả Mahā Moggallāna lên bảo tháp, về cung, ông kể lại mọi việc cho đức vua Ajātasattu nghe. Cả chuyện do nhân ác nghiệp trong quá khứ nên kiếp này ngài bị bọn côn đồ chặt chém thân thể như thế nào nữa.

Đức vua Ajātasattu nổi giận:

- Bọn chúng dám coi đất nước này không còn có pháp luật nữa sao? Chúng nó dám chặt chém vị đại đệ tử đức Tôn Sư. Rồi chúng sẽ bị trả quả hiện tiền cho mà xem!

Thế rồi, đức vua cho quân thám tử trà trộn vào các chỗ cờ bạc, rượu chè ăn chơi để điều tra thủ phạm. Hôm kia, trong một quán rượu, mấy tên côn đồ chưởi mắng nhau, rượu vào lời ra:

- Mày là tên hèn nhát.

- Tao chỉ có một ít tiền, mày nhiều tiền hơn.

- Tao là can đảm nhất.

- Tao chém đao đầu tiên vào ông ta, nghe nói là bậc có nhiều thần lực, đại oai lực ấy.

Rồi chúng xô xát, ấu đả nhau.

Thám tử hô lính vào bắt trói hết cả bọn, có tên côn đồ Samaṇagutta cầm đầu, dẫn về triều đình. Sau khi tra hỏi gắt gao, chúng nó thú thật là có nhóm đạo sĩ Nigaṇṭha Nātaputta thuê một ngàn đồng tiền vàng để giết tôn giả Mahā Moggallāna – và chính các đạo sĩ ấy mới là kẻ chủ mưu.

Đức vua Ajātasattu cho lệnh bắt hết, cả bọn côn đồ và bọn đạo sĩ, chừng một trăm người. Tại pháp trường, vua cho đào một trăm cái hố, chôn từng tên đến ngang bụng, phủ đầy rơm rồi châm lửa đốt. Lửa rơm tàn, có kẻ chết, có người còn ngắc ngư; theo lệnh của đức vua, những tên lính thi hành án mang những chiếc cày sắt cày qua cày lại, cho đến khi xác của bọn côn đồ, đạo sĩ tan nát, bầy nhầy thịt máu mới thôi.

Từ sự trừng phạt đích đáng này, khi giảng pháp, chư đại trưởng lão nói tội báo giết một bậc thánh tội rất nặng và thọ khổ cũng rất nhiều, như các câu kệ sau đây:

Dùng đao hại kẻ “không đao”([1])

Trượng hại “không trượng”([2])khác nào tự thiêu!

Ai kia thọ khổ mười điều

Chịu quả khốc liệt cùng nhiều tai ương!(3)

Một là nhức nhối đau thương

Hai là họa biến, khôn đường trở xoay

Ba là thương tích mặt mày

Bốn là trọng bệnh, thuốc thầy chẳng xong!(4)

Năm là tâm trí loạn cuồng

Sáu, bị hại bởi lực quyền vua quan

Bảy, chịu trọng tội cáo oan

Tám là gia quyến các hàng phân ly!(5)

Chín là tài sản ra đi

Mười là nhà cửa, lắm kỳ hỏa tai

Đến khi thọ mạng hết rồi

Chung thân địa ngục đồng sôi, chảo dầu!(6)


(1)Chú giải Pháp cú, đoạn trên có hơi khác: Tuy cha mẹ thương mình, lo cho mình như vậy nhưng chàng thanh niên chẳng động tâm, ra tay đánh chết cha mẹ rồi quăng xác giữa rừng sâu. Mệnh chung, chàng rơi vào địa ngục, bị quả báo địa ngục đao kiếm, địa ngục đồng sôi, bị đâm, bị chém, bị thiêu bị nấu cả hằng triệu năm như thế! Hiện tại, dẫu là một bậc thượng thủ A-la-hán, đệ nhất đại thần thông, nhưng dư nghiệp tội báo chút ít còn sót lại, nó vẫn đến đòi nợ quả như thường!

([1]) Hàm chỉ bậc Thánh.

([2]) Hàm chỉ bậc Thánh.

(3))Pháp cú 137: Yo daṇḍena adaṇḍesu, appaduṭṭhesu dussati, dasannamaññataraṃ ṭhānaṃ, khippameva nigacchati.

(4) Pháp cú 138: Vedanaṃ pharusaṃ jāniṃ, sarīrassa ca bhedanaṃ, garukaṃ vā pi ābādhaṃ, cittakkhepaṃ ca pāpuṇe.

(5) Pháp cú 139: Rājato vā upasaggaṃ, abbhakkhānañca dāruṇaṃ, parikkhayaṃ va ñātīnaṃ, bhogānaṃ va pabhaṅguraṃ.

(6) Pháp cú 140: Atha vāssa agārāni, aggi ḍahati pāvako,kāyassa bhedā duppañño, nirayaṃ so’papajjati.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/08/2014(Xem: 51963)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
28/03/2014(Xem: 3966)
Sáng ngày 13/3/2014, tại thiền đường Nước Tĩnh, xóm Thượng Làng Mai, Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng Trường Đại Học Hồng Kông đã trao bằng Tiến sĩ Danh Dự trong lĩnh vực khoa học xã hội cho Thầy Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh để vinh danh những đóng góp của Thầy cho nền hòa bình thế giới. Nhân dịp này, Thầy Làng Mai và Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng cùng Giáo sư Lee Chak Fan – Giám đốc Trường giáo dục chuyên môn thường xuyên (HKU SPACE) của Đại học Hồng Kông đã có buổi đối thoại về chủ đề Tuổi trẻ ngày nay. (Ban biên tập xin được trích dẫn một số nội dung chính của buổi đối thoại - nội dung được chuyển ngữ từ tiếng Anh)
12/03/2014(Xem: 22851)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
12/03/2014(Xem: 7569)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
09/03/2014(Xem: 26201)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
20/02/2014(Xem: 10982)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 18672)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 7634)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
11/02/2014(Xem: 9264)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
10/02/2014(Xem: 17778)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567