Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 10: Kết Luận

24/06/201209:37(Xem: 12821)
Chương 10: Kết Luận
NẾP SỐNG TỈNH THỨC
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Tập 2
Thích Nữ Giới Hương

Chương 10:Kết Luận

Theo bước chân hóa độ của Đức Từ Phụ Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni cách đây 2600 năm tại Ấn Độ, các vị Lạt Ma, Tổ Sư, Hiền thánh tăng cùng Chư tôn đức tăng ni từ Tây Tạng, Việt Nam, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Tích Lan, Nhật Bản,Trung Quốc và nhiều nước khác đã tiếp nối tương tục truyền giữ ngọn đèn chánh pháp với đa dạng sắc thái của thiền tông, tịnh độ tông, mật tông, Thiền tịnh song tu, mật tịnh song tu, vv… uyển chuyển phù hợp với căn cơ, sở thích của chúng sanh, phù hợp với văn hóa phong tục địa phương bản xứ, nên ngày nay ánh sáng Phật pháp đã được truyền bá khắp mọi nơi trên thế giới. Đặc biệt là Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, Tenzin Gyatso, một vị bồ tát hiện thân của từ bi, bất bạo động đã chinh phục trái tim thế giới. Ngài đã chinh phục được hàng ngàn, hàng triệu con người trên thế giới, không phải bằng những thần thông biến hóa của một vị thần Kim Cang hay chức sắc tôn giáo, không phải bằng văn bằng Ghese Tiến sĩ Phật học biện tài vô ngại mà ngài đến với mọi con người cùng khổ bằng những chân ngữ đơn giản nhưng thấm đầy trí tuệ sáng suốt. Ngài đến với mọi người bằng đời sống khiêm tốn, dung hóa, giản dị; bằng tư thái lịch lãm, nhã nhặn với nụ cười thân thiện, hiền hậu của một tu sĩ Phật giáo. Ngài trân quý kiến thức khoa học song song với lãnh vực tâm linh và hài hòa với mọi tôn giáo. Những phẩm chất quý giá và cao thượng đó đã cảm hóa và tạo ảnh hưởng tốt đến số đông thế giới, trong đó phải kể đến những nhân vật cao cấp trong xã hội như Tổng thống Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Châu phi, Ý, Bỉ, Balan, Mexico, Estonia, Ireland, Bỉ, Francisco Flores và Jordan; các Thủ tướng Đức, Ấn Độ, Úc, Pháp, Cộng Hòa Czech, Slovenia, Peru; những tài tử điện ảnh nổi tiếng của Hollywood như Richard Gere, Whoopi Goldberg, Steven Seagal, Uma Thurma, Sharon Stone, Jet li, nhạc sĩ Philip Glass, Michael Fitzpatrick, Ca sĩ Tina Turner, Natalie Merchant, Skylar Grey, Adam “MCA” Yauch; các cầu thủ đá banh lừng danh thế giới, giới trí thức Âu Mỹ, các văn sĩ, các nhà tôn giáo vv... và nhiều vị nữa đều có cảm tình đặc biệt với Ngài, đến tiếp kiến, tham vấn và học hỏi với ngài. Vâng, nhiều giới trí thức Âu, Á, Mỹ đã công nhận sự cần thiết của nhu cầu tâm linh trong đời sống và nhiều người đã tìm hiểu về văn hoá và tôn giáo Tây Tạng như một giải pháp khả thi có thể đáp ứng được sự tìm kiếm của họ.

Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 Tenzin Gyatso là một trong những người năng động nhất trên thế giới bởi lẽ ngày nay ngài đã hiện thân khắp năm châu bốn bể. Trên đài truyền hình, radio, websites, báo chí, cung điện, dinh thự Tổng Thống, Thủ Tướng vv... nhưng đến đâu Ngài cũng chỉ tỏ vẻ từ bi, khiêm cung và đơn thuần của một người Tu sĩ Phật giáo. Nổi bật hơn 13 vị Lạt ma trong quá khứ, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 đã đi khắp nơi trên thế giới thuyết pháp giảng giải những lời Phật dạy, cho lòng nhân ái, vị tha và khoan dung. Những bài pháp thoại của ngài là kết quả của từ bi và trí tuệ mà ngài đã hấp thụ từ nhiều thế kỷ (tái sanh) trong việc học, tu và chứng ngộ pháp. Những thiền ngữ sáng suốt của ngài về xã hội, tôn giáo, chính trị, khoa học, giáo dục, đạo đức, tâm lý, hôn nhân, gia đình, tuổi trẻ, giao tiếp, cuộc sống, vv… mà từ chương 4 đến chương 9 đã chứng minh cho chúng ta thấy quan điểm và nếp sống thức tỉnh của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã nêu ra một vấn đề căn bản là làm thế nào để chúng ta có được niềm hạnh phúc chân thật trong hiện đời, làm sao soi rọi lại tâm, gạn lọc những tâm thức xấu xa và nuôi dưỡng tình thương cũng như tâm từ bi rộng lớn. Lời của ngài thật tha thiết như sau:

Hãy vun bồi tình yêu thương và lòng từ bi vì chính hai thứ ấy mới thật sự mang đến ý nghĩa cho sự sống và tất cả mọi thứ khác đều chỉ là thứ yếu mà thôi.

Đây là tôn giáo mà tôi muốn thuyết giảng với quý vị, hơn cả Phật giáo nữa.

Tôn giáo ấy thật đơn giản.

Tôn giáo ấy có một ngôi đền và cái ngôi đền ấy chính là trái tim của chúng ta.

Giáo lý của tôn giáo ấy là tình thương vàlòng từ bi.

Đạo đức của tôn giáo ấy là tình yêu thương và sự kính trọng người khác, dù cho họ là bất cứ ai, tại gia hay xuất gia, chúng ta chẳng có một sự lựa chọn nào khác, nếu thật sự chúng ta muốn làm một cái gì đặc biệt hơn là sống lây lất qua ngày trên cõi thế gian này”.

Hãy thiền quán, trầm tư những thiền ngữ, tuệ ngữ của ngài để thấm vào thân khẩu ý của chúng ta, để chúng ta thật sự hưởng lợi ích của pháp vị, để thật sự chuyển hóa nếp sống của chúng ta. Chúng ta được may mắn sanh đương thời cùng ngài, được diện kiến, đảnh lễ ngài, được hưởng những châu ngọc từ kim khẩu của ngài - một vị Lạt Ma tái sanh. Vô số chúng sanh đau khổ đang cần cầu sự an tĩnh tâm hồn và sự an lạc trong cuộc sống. Đáp ứng sự cầu cứu đó, ngài đã tái sanh thị hiện như một Hóa thân Quan Âm, một nhà lãnh đạo tôn giáo lớn, một bậc thầy tâm linh vĩ đại, một hiện thân của niềm hạnh phúc thiện mỹ và một sứ giả mang lại sự an lạc nội tâm cho thế giới bằng ánh sáng Phật pháp.

Ngài như một ngôi sao sáng trên bầu trời!

Một vị thần tượng cho Phật giáo thời nay hướng đến!

Đức độ cảm hóa và sự nổi tiếng của ngài là một cống hiến lớn của Phật giáo Tây Tạng hay của Phật giáo nói chung cho thế giới con người.

Kính nguyện Đức Quan Âm Tenzin Gyatso lưu gót măi ở ta bà như ngọn tuyết sơn vững chải luôn sống mãi cùng với năm tháng.

Kính chúc tất cả quý độc giả hưởng thắng phước chúng ta đang có và thành công trong việc mang hòa bình, an lạc cho mình và người để góp phần làm sáng bầu trời chung của tất cả chúng ta.

Kính mong thay!

SÁCH THAM KHẢO

365 Dalai Lama: Daily Advice from the Heart. The Dalai Lama. Edited by Matthieu Richard. London: Harper Collins. 2004.
Advice on Dying and living a Better life. His Holiness Dalai Lama. Edited by Jeffrey Hopkins. New York: Atria Book. 2002.
An Open Heart: Practicing Compassion in Everyday Life. The Dalai Lama. Edited by Nicholas Vreeland. 2001.
Buddhism in the West: New Dimensions. Michael Toms. California: Hay House. 1998.
Dalai Lama, My Son: A Mother’s Story. Diki Tsering. New York: Viking Arkana. 2000.
Ethics for the New Millennium. The Dalai Lama. Great Britain: Harper Perennial. 1991.
Emotional Awareness: Overcoming the Obstacles to Psychological Balance and Compassion. Forward by Danial Goleman. New York: Times Books. 2008.
How to Be Compassionate: A Handbook for Creating Inner Peace and a Happier World. His Holiness The Dalai Lama. New York: Atria Books. 2011.
How to Practice: The Way to a Meaningful Life. His Holiness The Dalai Lama. Edit by Jeffery Hopkins. New York: Atria Books. 2002.
Imagine All the People: A Conversation with the Dalai Lama on Money, Politics, and Life as It Could Be. The Dalai Lama. Boston: Wisdom Publications. 1999.
Live in a Better Way: Reflections on Truth, Love, and Happiness. The Dalai Lama. New York: Penguin Compass. 2002.
Ocean of Wisdom: Guidelines for living Dalai Lama. The Dalai Lama. New Mexico: Clear Light. 1989.
Path of Wisdom, Path of Peace: A Personal Conversation with the Dalai Lama. The Dalai Lama. New York: Crossroad. 2004.
The Art of Happiness: A Handbook for Living. The Dalai Lama and Howard C Cutler M.D. New York: Riverhead Books. 10th Edition. 2009.
The Art of Happiness in a Troubled World. The Holiness Dalai Lama and Howard C Cutler M.D. New York: Crown Publishing. 2009.
Transforming the Mind: Teaching on Generating Compassion. London: Thorsons. 2000.
The Dalai Lama’s Little Book of Inner Peace: The Essential Life and Teachings. The Dalai Lama. Virginia: Hampton Roads. 2009.
The Path to Tranquility: Daily Wisdom. The Dalai Lama. Compiled and Edit by Renuka Singh. New York: Penguin Compass, 1998.
Worlds in Harmony: Compassionate Action for a Better World. The Dalai Lama. California: Parallax Press. 2008.
Worlds in Harmony: Dialogues on Compassionate Action. The Dalai Lama. California: Parallax. 1992.
Cho và Nhận. Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. HT Thích Trí Chơn chuyển ngữ. Nhà Xuất Bản Phương Đông. 2010.
WEBSIDE
www.dalailama.com
www.quangduc.com/14th_Dalai_Lama
www.buddhismtoday.com/14th_Dalai_Lama
www. en.wikipedia.org/wiki/14th_Dalai_Lama

PHƯƠNG DANH ẤN TỐNG

Nhóm vô danh quen Viên Vinh $520, Trần Hải T $20, Lê Bạch Tuyết $10, Đồng Thuận $10, Vô danh $10, Diệu Uyên $10, Trần Thạnh $20, Vô danh $20, Chân Nguyên $7, Diệu Đều $10, Trí Lê $20, Lê T Xuân Lan $10, Diệp Nguyễn $10, Như Khiết $20, Lai Hinh $10, Điền Ngọc $10, Tâm Như $20, Diệu Mỹ $20, Diệu Quảng $10, Nguyễn Sinh Ba $100, Diệu Quí $20 , Diệu Thạnh $20, Tịnh Duyên $10, Bạch T Vân (Tịnh Hồng) $20, Cung Ty-thi & Duong Nguyen $50, Đái Lan $100, Nguyễn Văn $20, Huỳnh T Nga $50, Thanh Hong Phan $20, Jimmy Huỳnh Lý $100, Lu Tuấn Nguyễn $20, Phương Lan $20, Hảo Đỗ Nguyễn (Diệu Thiên) $40, Nguyễn T Phương $100, Trần T Tâm (DiệuTịnh) $50, Phan Kim Yến $20, Minh Tràm T Nguyễn (Thiện Từ) $70, Khanh P Tan (Tuệ Trí) $50, Đỗ T Hồng Vân $20, Diệu Đức & Tuyết Mai $50, Gia đình Diệu Minh $100, Gia đình Diệu Mỹ $100, Diệu Thu $100, Tân D Trần $50, Be Nguyen & Dung Ly $100, Nguyễn T Thanh Hiền $40, Nguyen Luc & Ly Lan $50, Tâm Đặng & Lan Trần $200, Debbie Nguyen (Pd Tâm Duyên) $50, Hoàng K Ngô $50, Ngô Thị Phượng $50, Viên Hoa & Viên Bảo Đệ $100, Dương Trường Loan $50, Lâm Thị Sên $50, David Dương $25, Gia đình Đức Nguyễn và Diệu Hảo $100, Gia dình Long Tài và Viên bảo Thanh $50, Loan Thu N Ho $20, Connie Hoa Huynh $50, Hoa Ba Nguyen $30, Jennifer Mai To $50, Phyllis La $100, Hien T Pham $ 50, Viên Bảo Thoát $100, Quang V Hoang $30, Phan Vĩnh Thạnh (Minh Hành) $100, Diệu Hòa, Minh Thông, Diệu Xuân và Diệu Nhàn $100, Trần Kim Hàm (Quảng Từ) $200, Lâm Hữu Hổ, gia đình và thân hữu $140, Tammy Anh Bui (Nguyên Ân) $100, Phyllip Ho $50, Thanh Vo ( Diệu Thắng) $100, Diệu hạnh $100, Giác Thủy $100, An Water $20, Tiffany C Duong $80, Mạch Yến Phương $100, Le Van Tu $50, Hạnh & Hoàng $100, Hồ Hương Lộc (Nguyên Minh) $50, Đồng Từ Nhơn Nguyễn $200, Bạch Tuyết Mai $30, Kỳ Lâm & Quyên Dương $20, Đoàn Triều $5, Thiện Tâm & Giác Liên $200, Thach Thao P Nguyen $50, Kha X Nguyen $40, Trinh Nguyen $100, Johnny Doan $50, Phạm Quốc Sủng & Lê T Huỳnh Hoa $50.



TỦ SÁCH BẢO ANH LẠC

1. Boddhisattva and Sunyata in the Early and Developed Buddhist Traditions, Delhi-7: Eastern Book Linkers, 1st print 2004, 2nd reprint 2005 & Vietnam Buddhist University: 3rd reprint.
2. Bồ-tát và Tánh Không Trong Kinh Tạng Pali va Đại Thừa, Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005; Tái bản lần hai, NXB Tổng Hợp Tp HCM, 2008.
3. Ban Mai Xứ Ấn (3 tập), Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005; và tái bản lần hai năm 2006; Tái bản lần ba, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gòn, 2008.
4. Vườn Nai – Chiếc Nôi Phật Giáo, Thích Nữ Giới Hương, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005; Tái bản lần hai, NXB Phương Đông, 2008.
5. Xá Lợi Của Đức Phật, Tham Weng Yew, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ, Delhi-7: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2005 và tái bản lần hai tại Delhi 2006; Tái bản lần ba, NXB Tổng Hợp Tp HCM, 2008.
6. Quy Y Tam Bảo và Năm Giới, Thích Nữ Giới Hương, Tủ Sách Bảo Anh Lạc, Wisconsin, USA, 2008.
7. Vòng Luân Hồi, Thích Nữ Giới Hương, NXB Phương Đông: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008.
8. Hoa Tuyết Milwaukee, Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008.
9. Luân Hồi trong Lăng Kính Lăng Nghiêm, Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2008. Tái bản lần thứ 2, 2012.
10. Nghi Thức Hộ Niệm Cầu Siêu, Thích Nữ Giới Hương biên soạn, Delhi-7: Eastern Book Linkers, 2008.
11. Sen Nở Nơi Chốn Tử Tù, Nhiều tác giả, Thích Nữ Giới Hương chuyển ngữ, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010.
12. Nữ Tu và Tù Nhân Hoa Kỳ, (2 tập), Thích Nữ Giới Hương, NXB Văn Hoá Sài gòn: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, 2010; tái bản lần 2 năm 2011.
13. Nếp Sống Tỉnh Thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ XIV: (2 tập), Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2012.
14. A-Hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não, (2 tập), Thích Nữ Giới Hương, NXB Hồng Đức: Tủ Sách Bảo Anh Lạc, năm 2012.

NẾP SỐNG TỈNH THỨC
CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Tập 2
Thích nữ Giới Hương
Chịu trách nhiệm xuất bản:
BÙI VIỆT BẮC
Biên tập: Thế Vinh
Sửa bản in: Quỳnh Trang
Bìa & Trình bày: Quảng Tâm

NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
A2 - 261 Thụy Khuê - Tây Hồ - Hà Nội
ĐT: 08044806 - Fax: 08043538
In lần thứ nhất 1000 quyển, khổ 14.5x20.5 cm, tại Xí nghiệp In Fahasa, 774 Trường Chinh, Tân Bình, TP.HCM.
Giấy phép xuất bản số: 321-2012/CXB/18-08/ HÐ, cấp ngày 22 tháng 03 năm 2012. In xong và nộp lưu chiểu tháng 05 năm 2012.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 11612)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
07/11/2021(Xem: 12093)
Kinh Vô Lượng Nghĩa nói “vô lượng pháp từ một pháp mà sinh ra”. Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí Giả (538-597), quyển 5, nói: “Phật bảo các Tỳ-kheo, một pháp thâu nhiếp tất cả pháp, chính là Tâm”. Phổ môn là vô lượng giáo pháp. Vô lượng giáo pháp này cũng từ một giáo pháp mà sinh ra. Một giáo pháp phổ cập tất cả gọi là phổ môn. Chư Phật thuyết giáo thuận theo Tâm của chúng sinh. Giáo là những ngôn từ được thuyết ra cho những chúng sinh chưa thấu suốt. Pháp là những phương thức với nhiều tướng trạng giống nhau hoặc khác nhau. Tâm ý chúng sinh có bao nhiêu ngõ ngách thì giáo pháp có chừng ấy quanh co. Chư Phật dùng muôn vàn phương tiện khế cơ mang lại lợi ích cho chúng sinh. Ngài Xá Lợi Phất từng nói: “Phật dùng nhiều thứ nhân duyên và thí dụ, phương tiện ngôn thuyết như biển rộng khiến tâm người trong pháp hội được yên ổn, con nghe pháp ấy khiến lưới nghi dứt” là nghĩa trên vậy.
05/09/2021(Xem: 14948)
Bắt đầu gặp nhau trong nhà Đạo, người quy-y và người hướng-dẫn biết hỏi và biết tặng món quà pháp-vị gì cho hợp? Thực vậy, kinh sách man-mác, giáo-lý cao-siêu, danh-từ khúc-mắc, nghi-thức tụng-niệm quá nhiều – nghiêng nặng về cầu-siêu, cầu-an – không biết xem gì, tụng gì và nhất là nhiều người không có hoàn-cảnh, thỉnh đủ. Giải-đáp thực-trạng phân-vân trên, giúp người Phật-tử hiểu qua những điểm chính trong giáo-lý, biết qua sự nghiệp người xưa, công việc hiện nay và biết đặt mình vào sự rèn-luyện thân-tâm trong khuôn-khổ giác-ngộ và xử-thế, tôi biên-soạn cuốn sách nhỏ này. Cuốn sách nhỏ này không có kỳ-vọng cao xa, nó chỉ ứng theo nhu-cầu cần-thiết, mong giúp một số vốn tối-thiểu cho người mới vào Đạo muốn tiến trên đường tu-học thực-sự. Viết tại Sài-thành mùa Đông năm Mậu-tuất (1958) Thích-Tâm-Châu
23/07/2021(Xem: 11795)
Giữa tương quan sinh diệt và biển đổi của muôn trùng đối lưu sự sống, những giá trị tinh anh của chân lý bất diệt từ sự tỉnh thức tuyệt đối vẫn cứ thế, trơ gan cùng tuế nguyệt và vững chãi trước bao nổi trôi của thế sự. Bản thể tồn tại của chân lý tuyệt đối vẫn thế, sừng sững bất động dẫu cho người đời có tiếp nhận một cách nồng nhiệt, trung thành hay bị rũ bỏ, vùi dập một cách ngu muội và thô thiển bởi các luận điểm sai lệch chối bỏ sự tồn tại của tâm thức con người. Sự vĩnh cửu ấy phát xuất từ trí tuệ vô lậu và tồn tại chính bởi mục đích tối hậu là mang lại hạnh phúc chân thật cho nhân loại, giúp con người vượt thoát xiềng xích trói buộc của khổ đau. Tuỳ từng giai đoạn của nhân loại, có những giai đoạn, những tinh hoa ấy được tiếp cận một cách mộc mạc, dung dị và thuần khiết nhất; có thời kỳ những nét đẹp ấy được nâng lên ở những khía cạnh khác nhau; nhưng tựu trung cũng chỉ nhằm giải quyết những khó khăn hiện hữu trong đời sống con người và xã hội.
07/05/2021(Xem: 16516)
Phật Điển Thông Dụng - Lối Vào Tuệ Giác Phật, BAN BIÊN TẬP BẢN TIẾNG ANH Tổng biên tập: Hòa thượng BRAHMAPUNDIT Biên tập viên: PETER HARVEY BAN PHIÊN DỊCH BẢN TIẾNG VIỆT Chủ biên và hiệu đính: THÍCH NHẬT TỪ Dịch giả tiếng Việt: Thích Viên Minh (chương 11, 12) Thích Đồng Đắc (chương 1, 2) Thích Thanh Lương (chương 8) Thích Ngộ Trí Đức (chương 7) Thích Nữ Diệu Nga (chương 3, 4) Thích Nữ Diệu Như (chương 9) Đặng Thị Hường (giới thiệu tổng quan, chương 6, 10) Lại Viết Thắng (phụ lục) Võ Thị Thúy Vy (chương 5) MỤC LỤC Bảng viết tắt Bối cảnh quyển sách và những người đóng góp Lời giới thiệu của HT Tổng biên tập Lời nói đầu của Chủ biên bản dịch tiếng Việt GIỚI THIỆU TỔNG QUAN Giới thiệu dẫn nhập Giới thiệu về cuộc đời đức Phật lịch sử Giới thiệu về Tăng đoàn: Cộng đồng tâm linh Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Thượng tọa bộ Giới thiệu về các đoạn kinh của Phật giáo Đại thừa Giới thiệu về các đoạn kinhcủa Phật giáo Kim cương thừa PHẦN I: CUỘC ĐỜI ĐỨC
29/11/2020(Xem: 12493)
“Ma” tiếng Phạn gọi là Mara, Tàu dịch là “Sát,” bởi nó hay cướp của công đức, giết hại mạng sống trí huệ của người tu. “Ma” cũng chỉ cho những duyên phá hoại làm hành giả thối thất đạo tâm, cuồng loạn mất chánh niệm, hoặc sanh tà kiến làm điều ác, rồi kết cuộc bị sa đọa. Những việc phát sanh công đức trí huệ, đưa loài hữu tình đến Niết-bàn, gọi là Phật sự. Các điều phá hoại căn lành, khiến cho chúng sanh chịu khổ đọa trong luân hồi sanh tử, gọi là Ma sự. Người tu càng lâu, đạo càng cao, mới thấy rõ việc ma càng hung hiểm cường thạnh. Theo Hòa Thượng Thích Thiền Tâm trong "Niệm Phật Thập Yếu", Ma tuy nhiều, nhưng cốt yếu chỉ có ba loại: Phiền não ma, Ngoại ma và Thiên ma
04/11/2020(Xem: 7772)
Những chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn: Các chúng sanh thuộc hàng Thanh Văn được chứng ngộ khi nghe được những học thuyết về các Uẩn, Giới, Xứ, nhưng lại không đặc biệt lưu tâm đến lý nhân quả. Họ giải thoát được sự trói buộc của các phiền não nhưng vẫn chưa đoạn diệt được tập khí của mình. Họ đạt được sự thể chứng Niết-Bàn, và an trú trong trạng thái ấy, họ tuyên bố rằng họ đã chấm dứt sự hiện hữu, đạt được đời sống Phạm hạnh, tất cả những gì cần phải làm đã được làm, họ sẽ không còn tái sinh nữa. Những vị nầy đã đạt được Tuệ kiến về sự Phi hiện hữu của “Ngã thể” trong một con người, nhưng vẫn chưa thấy được sự Phi hiện hữu trong các sự vật. Những nhà lãnh đạo triết học nào tin vào một "Đấng Sáng Tạo" hay tin vào “Linh hồn” cũng có thể được xếp vào đẳng cấp nầy.
03/10/2020(Xem: 19956)
Đây là một bài nghị luận về Lý Duyên Khởi được Ajahn Brahm viết lần đầu tiên hơn hai thập niên trước. Vào lúc đó, ngài quan tâm nhiều hơn đến những chi tiết phức tạp trong việc giảng dạy kinh điển. Vì lý do đó bài nghị luận này có tính cách hoàn toàn chuyên môn, so với những gì ngài giảng dạy hiện nay. Một trong những học giả Phật học nổi tiếng nhất hiện nay về kinh điển Phật giáo đương đại là Ngài Bhikkhu Bodhi, đã nói với tôi rằng “Đây là bài tham luận hay nhất mà tôi được đọc về đề tài này”.
05/04/2020(Xem: 11614)
Luận Đại Thừa Trăm Pháp do Bồ tát Thế Thân (TK IV TL) tạo nêu rõ tám thức tâm vương hàm Tâm Ý Thức thuộc ngành tâm lý – Duy Thức Học và là một tông phái: Duy Thức Tông - thuộc Đại Thừa Phật Giáo. Tâm Ý Thức như trở thành một đề tài lớn, quan trọng, bàn cải bất tận lâu nay trong giới Phật học thuộc tâm lý học. Bồ Tát Thế Thântạo luận, lập Du Già Hành Tông ở Ấn Độ, và sau 3 thế kỷ pháp sư Huyền Trang du học sang Ấn Độ học tông này với Ngài Giới Hiền tại đại học Na Lan Đà (Ấn Độ) năm 626 Tây Lịch. Sau khi trở về nước (TH) Huyền Trang lập Duy Thức Tông và truyền thừa cho Khuy Cơ (632-682) xiển dương giáo nghĩa lưu truyền hậu thế.
23/03/2020(Xem: 10268)
Có một con sư tử mẹ đang đi kiếm ăn. Nó sắp làm mẹ. Buổi sáng đó nó chạy đuổi theo một chú nai. Chú nai con chạy thật nhanh dù sức yếu. Sư tử mẹ dầu mạnh, nhưng đang mang thai, nên khá chậm chạp. Sư tử mẹ chạy sau chú nai con rất lâu, khoảng 15 phút, mà vẫn chưa bắt kịp. Sau đó chúng tới một rãnh sâu. Chú nai lẹ làng nhảy qua rãnh, sang bờ bên kia. Sư tử mẹ rất bực tức vì không bắt kịp con mồi, và vì nó đang cần thức ăn cho cả nó và đứa con trong bụng. Vì thế, nó cố hết sức để nhảy qua cái rãnh sâu. Nhưng tai họa đã xảy ra, sư tử mẹ đã sẩy đứa con khi cố nhảy qua rãnh. Dầu qua được bờ bên kia, nhưng sư tử mẹ biết rằng mình đã đánh mất đứa con mà nó đã chờ đợi từ bao lâu, đã yêu thương hết lòng, chỉ vì một phút vô tâm của mình. Nó đã quên rằng nó đang mang một bào thai trong bụng, và nó cần phải hết sức cẩn trọng. Chỉ một phút lơ đễnh, nó đã không giữ được đứa con của mình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567