Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo và tuổi trẻ.

09/04/201314:28(Xem: 4882)
Phật Giáo và tuổi trẻ.

minh_hoa_quang_duc (10)


Phật Giáo với tuổi thơ

Thích Thiện Bảo
--- o0o ---
ffs

Trong chiều hướng phát triển xã hội trên toàn thế giới ngày nay khi đề cập đến thiếu nhi mọi người luôn luôn nói :“ Tuổi thơ hôm nay là người chủ của tương lai”. Ơ ÛPhật giáo thì sao, Có đề cập và quan niệm thế nào về thiếu nhi, quan niệm của Phật như thế nào ?. Chúng ta hãy làn lược tìm một vài mẫu Pháp thọi hay bài kinh đề cập đến thiếu nhi và từ đó có một vài nhận định Phật giáo với Tuổi thơ. Ðối với Ðức Phật, Ngài không nói cụ thể như chúng ta ngày nay nhưng trong kinh A Hàm Ngài dạy các Thầy Tỳ Kheo có 4 điều không nên xem thường: Một đốm lữa nhỏ, một con rắn nhỏ, một Tu sĩ trẻ và một Thái tử ”. Những điều đó cho chúng ta thấy Ðức Phật rất coi trọng trẻ thơ hay nói cách khác một thế hệ trẻ vì chính những con người nầy là sức mạnh cho một ước vọng tương lai cuả tôn giáo nói riêng hay của cộng đồng xã hội nói chung. Một đốm lữa nhỏ có thể hủy hoại mọi công trình của nhân loại, một con rắn nhỏ có thể căn chết nhiều người nếu ai đụng đến nó, một vị Tu sĩ trẻ sẽ trở nên bậc tôn túc lãnh đạo, là lực lượng kế thưà cho sự phát triển Phật giáo và một vị Thái tử sẽ nối nghiệp vua cha trị vị đất nước. Tất cả bốn điều trên nếu một người có tầm nhìn cho chiến lược, phải biết kính nể không nên xem thường. Từ quan điểm của Ðức Phật cho chúng ta biết sự quan tâm của Ngài về mầm non tương lai cuả nhân loại và không phải chỉ đề cập 4 điều không nêm xem thường mà nhiều bài kinh, pháp thoại đã được ÐứcPhật đề cập xoay quanh thiếu nhi trong thời kỳ Ngài còn tại thế.

Một Pháp thoại kể về trẻ em: “ Một hôm Ðức Phật đi đến một ngôi làng với hình dáng hiền hòa và thân thiện của Ngài khiến nhiều trẻ con trong làng rất vui mừng và giành nhau để được nói chuyện với Ðức Phật. tướng mạo Ðức Phật vô cùng đẹp đẽ, ánh sáng rực rỡ chiếu khắp thân Ngài. Cậu bé Ba Ca Gia hết sức mến mộ Ðức Phật và hỏi: “Con phải làm thế nào mới có thể được (trở nên) như Ngài?” Ðức Phật vui vẻ trả lời: “Con nên tin lời Phật, không làm việc ác, tâm tính hiền hòa thì có thể thành Phật (như ta).” Ba Ca Gia hết sức mừng rỡ và xin theo Ðức Phật để học tập.

Ðối với nhi đồng, Ðạo Phật quan niệm phải giáo dục cho các em: Ở nhà, nên kính trọng các bậc tôn trưởng, hiếu thuận với cha mẹ, mến yêu, nhường nhịn anh chị em. Ở trường, nên tôn trọng Thầy cô giáo, thương mến bạn đồng học và nghe theo sự dạy vổ hướng dẫn của Thầy Cô và nhà trường. Ðối với hàng xóm láng giềng nên vui hòa, thân thiện, biết kính trên nhường dưới . Bất cứ ai, nếu rủi gặp phải điều không may, chúng ta nên thương xót, giứp đỡ. Ðó là những việc làm tốt mà ai cũng có thể làm được, dù đó là việc nhỏ, đúng là “ tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.

Giáo dục là phương tiện tốt nhất trong nền giáo lý đạo Phật nhằm hướng tới tương lai, đào tạo, chuyển hoá là điều Phật giáo thường quan tâm đến mọi người, cho nên các vị tiền bối tổ sư thường dùng một số cụm từ như : “ tre tàn măng mọc” hoặc “ tục diệâm truyền đăng, tiếp dẫn hậu lai báo Phật ân đức”( đốt sáng ngọn đèn không cho tắt,tiếp dẫn người sau đó là báo ân đức của chư Phật). Tuy ngôn ngữ mỗi thời đại chuyển tải bằng những khái niệm khác nhau nhưng tất cả nhắm vào trọng tâm vì những thế hệ trẻ mầm non cuả tương lai.

Có một Pháp thoại được ghi trong kinh Bách Dụ nói lên tinh thần kiên trì của một em bé: “ Có một đoàn người đi buôn bị lạc giữa sa mạc mênh mông, nước uống đã hết, họ vô cùng lo lắng, hốt hoảng!. Do đó, cả đoàn cùng nhau đào giếng để tìm nước. Nhưng, vì thiếu lòng tin, nên mới đào được vài ba thước, chán nản không thấy nước, họ đã vội ngừng tay thôi đào và ngồi than khóc, trong số người ấy có một cậu bé, đầy lòng tin và giàu nghị lực, vẫn tiếp tục đã mãi. Cuối cùng, khi đang đào xuống sâu thêm thì mạch nước phun lên. Mọi người vừa mừng vừa xấu hổ với cậu bé.... Qua pháp thọai nầy chúng ta có thể thấy, nếu có lòng tin và nghị lực thì dù tuổi trẻ vẫn có thể thành công không phải chỉ có trưởng thành hoặc tuổi già. Chính vì thế mà Ðức Phật khuyên không nên xem thường và cần phải lo chăm sóc hơn nửa tuổi thơ. Không một quốc gia nào trên thế giới mà không đặt trọng tâm và chăm sóc thiếu nhi.

Nếu trẻ em được giáo dục tốt, có môi trường trong sạch thì chính các em là tấm gương tốt trong cư xử cũng như trong hành động đối với cha mẹ hay những người thân.

San là một người con rất hiếu thuận. Cha mẹ cậu vì quá già, không còn răng để nhai đồ ăn, nên thân thể ngày càng gầy yếu. Thấy vậy, San thầm nghĩ: “Cha mẹ mình già yếu quá, không ăn vật gì cả thì làm sao sống lâu được?” Thế rồi, San tìm ra được một cách: Cậu khoác lên mình chiếc áo da nai, đội đầu nai, giả vờ làm một con nai con; ngày ngày CẬU NAI này lên núi, lẫn lộn vào bầy nai và tìm cách vắt sữa nai đem về nuôi cha mẹ già. Ðức Phật khen San là một người con hiếu thuận, vì biết nghĩ đến công ơn sinh thành của Cha Mẹ”.

Trong thời kỳ Ðức Phật không có tổ chức thiếu nhi,không có luật về bảo vệ trẻ em, nhưng ở một đoạn kinh ghi lại cho chúng ta thấy sự quan tâm chăm sóc và bảo vệ thiếu nhi mà Ngài đã có những hành động can thiệp giáo dục, cảm hoá những con người xâm hại, bắt cóc trẻ em. Phật không lên án việc bắt cóc trẻ em là một trọng tội nhưng Ngài đem tinh thần “ lấy bụng ta suy bụng người” và Ngài dạy?. ..Nếu tôi không vui vẻ, thì kẻ khác cũng không vui vẻ khi tôi cướp đi của họ sự sống và sự sung sướng ấy. Không những thế phàm cái gì mình không ưa thích thì kẻ khác cũng không thích...

“Ở xứ nọ, có một người đàn bà chuyên nghề bắt trộm con nít. Ðức Phật biết được việc nầy nên Ngài cũng bắt đứa con của bà ấy đem đi mất. Khi trở về nhà, không tìm thấy con mình, bà gào khóc một cách thảm thiết. Nhân dịp này, Ðức Phật nói với bà rằng: “Khi mất con mình người đau khổ đến thế, vậy lúc người khác bị mất con lòng họ thế nào, người biết chăng?” Nhờ vậy, ngươi đàn bà ấy bừng tỉnh và thề với Ðức Phật từ nay nguyện xin bỏ hẳn nghề bắt trộm con nít.”

Ðức Phật cũng ca ngợi tinh thần dũng cảm, lòng tốt vì người của các em trong việc cứu người. Như vậy nếu khơi dây lòng tốt nơi các em chắc chắn lòng tốt đó được nhân lên gấp bội.Ðiếu nầy cũng cho chúng ta thấy đức Phật vận dụng một cách triệt đe åtâm ly thiếu nhi trong việc truyền bá giáo lý của Ngài : “ Rừng cháy, thế lửa quá mạnh, một con chim nhỏ may mắn thoát ra được. Nhưng vì nghĩ đến cha mẹ, anh em, bà con, bạn bè của nó còn bị kẹt lại trong khu rừng ấy nên chim nhỏ vô cùng khổ đau. Thế rồi nó liền bay xuống sông thấm ướt thân mình, sau đó lại bay trở về, vung rảy đôi cánh nhỏ nhoi và rưới những giọt nước cỏn con trên mình xuống khu rừng đang cháy. Cứ thế, không quản khó nhọc, chim nhỏ bay đi bay lại một cách tận tình. Do lòng tốt của con chim làm cảm động đến trời đất, nên một trận mưa lớn đã bất ngờ đổ xuống và dập tắt được đám cháy kia.

Người Việt Nam chúng ta cũng có những câu chuyện mang tính giáo dục cao nhằm nhắc nhở con cháu phải nghe lời cha mẹ. Thật vậy, việc giáo dục thiếu nhi là việc không thể thiếu, trong đó hoàn cảnh, môi trường là yếu tố hết sức quan trọng .“Trước khi ra khỏi nhà để tìm kiếm đồ ăn, công mẹ đã cẩn thận dặn dò công con là đừng nên bỏ nhà ra ngoài rong chơi. Nhưng khi công mẹ vừa đi thì công con đã vội quên lời dặn, bỏ nhà để đi đùa chơi với bè bạn. Chúng ăn trái trên cây, uống nước dưới khe, rồi cùng nhau vui đùa nhảy nhót một cách rất sung sướng trên đồi cỏ xanh. Kết qủa, cả bầy công con đã bị người thợ săn dùng lưới bắt hết. Bấy giờ công con kia mới biết mình sai. Nó vừa khóc, vừa tỏ vẻ ân hận, nhưng ăn năn thì sự đã rồi.! “Cá không ăn muối cá ươn, Con cưỡng cha mẹ trăm đường con hư”.

Ðức Phật cũng đề cập đến thói hư tật xấu của thiếu nhi cần phải chưà bằng câu chuyện đầy ý nghĩa mà chúng tôi nghĩ rằng nó hoàn toàn phù hợp với độ tuổi và tâm lý các em.Qua câu chuyện Ngài khuyên tất cả các em và ngay cả đối với người, ơÛ đời, tính tình nóng nảy quả thật là một cái tật xấu hết sức tai hại mà chúng ta cầm phải chừa bỏ. Ðây tuy là câu chuyện ngụ ngôn nhưng mang trong nội dung tinh thần giáo dục : “ Có một con rùa nóng tính sống lâu năm trong một cái ao. Gặp lúc trời hạn, nước ao khô cạn, rùa muốn đổi chỗ ở liền nhờ một cặp vịt trời giứp đỡ. Vịt dùng một cành cây, bảo rùa cắn vào giữa, rồi mỗi con vịt gắp một đầu để mang rùa sang nơi khác. Trước khi bay, đôi vịt tốt bụng đã dặn dò kỹ với rùa rằng: “Trong khi chúng tôi đang bay trên cao, anh tuyệt đối không được nói năng điều gì hết!” Thế nhưng, khi dưới đất có một bọn con nít nhìn thấy cảnh lạ lùng ấy liền vỗ tay reo cười. Gã rùa không dằn được cơn giận nên mở miệng mắng lũ trẻ. Song khi rùa vừa mở miệng thì lập tức bị rớt xuống, va đầu vào đá và chết ngay” .
Những pháp thoại được Ðức Phật đề cập trên cho chúng ta những người đang đi theo con đường cuả Phật thấy rằng, trong thời đại Ngài việc quan tânm đến thiếu nhi không được quốc tế hay quốc gia làm thành một chánh sách hay luật như ngày nay nhưng Ðức Phật luôn luôn quan tâm,bằng nhiều phương cách khác nhau giáo dục, chăm sóc trẻ em với tâm từ của một con người mà mọi người tôn xưng là giáo chủ. Có thể nói việc làm của Phật đã nói lên tinh thần của Ngài về chăm sóc và bảo vệ trẻ em.

Ngày nay, việc soạn thảo chương trình Phật học cho thiếu nhi nói riêng và từng độ tuổi khác nhau chưa được Phật giáo quan tâm đúng mức, có chăng chúng ta chỉ có sinh hoạt có tính chuyên như : ngành Oanh, ngành thiếu.... trong GÐPT còn các ngành có tính giáo dục hướng dẫn tu tập cho quãng đại quần chúng để họ ,ứng dụng Phật học vào đời sống như Hoằng Pháp, Nam nữ Phật tử chưa có một chương trình giảng dạy rõ ràng nhằm góp phần cùng với xã hội làm tốt vai trò của một tôn giáo lớn trong bối cảnh hiện nay.Chúng tôi thiết nghĩ, nếu sự có mặt của Phật giáo Việt nam là một nhu cầu cần thiết có ích cho cộng đồng thì phương thức sinh hoạt, truyền bá Chánh Pháp phải được đa dạng bá, chuyển đổi hay nói như ngày nay “ XÃ HỘI HÓA”.Người lãnh đạo Giáo hội có tâm huyết không thể không suy nghĩ về trọng trách của mình trước hoàn cảnh xã hội và cũng là trước tiền đồ Phật giáo Việt Nam về phương thức truyền bá chánh Pháp của tôn giáo mình trong bối cảnh thực tế của đời sống xã hội Việt nam.


--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/03/2014(Xem: 22684)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
12/03/2014(Xem: 7515)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
09/03/2014(Xem: 26046)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
20/02/2014(Xem: 10872)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
20/02/2014(Xem: 18553)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
20/02/2014(Xem: 7577)
Mỗi khi nổi giận ta thường cho rằng chính người kia là thủ phạm đã làm cho ta giận, như thể cơn giận đang ở trong ta là do họ đem tới vậy. Vì thế ta luôn tìm mọi cách để trả đũa, dù ít nhất là một câu nói hay một hành động khiến người kia phải đau điếng hay tức giận thì ta mới hả dạ. Ta cho rằng mình phải làm như thế thì mới mạnh mẽ, để họ không còn dám chọc giận mình nữa.
11/02/2014(Xem: 9201)
Có câu nói là mọi người đều có quyền tìm kiếm và thụ hưởng hạnh phúc. Không phải ai cũng đang nổ lực sống và làm việc miệt mài ngày đêm để xây đắp cho hạnh phúc tương lai đó sao? Còn bạn thì sao? Bạn có cảm giác là mình đang đi đúng hướng không?
10/02/2014(Xem: 17611)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
05/02/2014(Xem: 18914)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
30/01/2014(Xem: 9926)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567