Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15

09/10/201116:04(Xem: 7551)
15

KRISHNAMURTI
CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: Ông Không

PHẦN MỘT

XV

C

ó lẽ một vài người trong các bạn quan tâm điều gì tôi đã và đang nói về ganh tỵ. Tôi không đang sử dụng từ ngữ ‘ghi nhớ’ bởi vì, như tôi đã giải thích, chỉ ghi nhớ những từ ngữ và những cụm từ khiến cho cái trí đờ đẫn, lờ đờ, không sáng tạo. Nó rất hủy hoại khi chỉ ghi nhớ. Điều gì quan trọng, đặc biệt trong khi bạn còn trẻ là hiểu rõ thay vì vun quén ký ức; bởi vì hiểu rõ làm tự do cái trí, nó thức dậy năng lực tột đỉnh của sự phân tích. Nó làm cho bạn có thể thấy ý nghĩa của sự kiện và không chỉ lý luận nó. Ví dụ, khi bạn chỉ ghi nhớ những cụm từ, những câu nói hay những ý tưởng nào đó về ganh tỵ, sự ghi nhớ đó ngăn cản bạn không quan sát sự kiện của ganh tỵ. Nhưng nếu bạn thấy và hiểu rõ ganh tỵ đang ẩn núp đằng sau vẻ ngoài của những công việc tốt lành, của từ thiện, của tôn giáo, và đằng sau những ham muốn của bạn để vĩ đại, để là vị thánh – nếu bạn thực sự thấy và hiểu rõ điều này cho chính bạn, vậy thì bạn sẽ phát giác có một tự do thật lạ thường khỏi ganh tỵ, khỏi ghen tuông.

Vì vậy, rất quan trọng phải hiểu rõ, bởi vì điều nhớ lại là một việc chết rồi; và có lẽ đó là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự thoái hóa của con người. Chúng ta rất có xu hướng để bắt chước, sao chép, tuân theo những lý tưởng, những anh hùng; và việc gì xảy ra? Dần dần, ngọn lửa của sáng tạo mất đi và chỉ còn lại bức tranh, biểu tượng, từ ngữ, mà không có bất kỳ ý nghĩa gì đằng sau nó. Chúng ta được dạy bảo phải ghi nhớ, và chắc chắn điều này không là sáng tạo. Không có hiểu rõ trong chỉ ghi nhớ những điều mà bạn đã đọc trong những quyển sách, hay điều mà bạn đã được dạy bảo; và khi suốt sống, ký ức, một mình nó được vun quén, hiểu rõ thực sự dần dần bị hủy diệt.

Làm ơn hãy lắng nghe cẩn thận, bởi vì hiểu rõ điều này là quan trọng lắm. Chính là hiểu rõmới sáng tạo, không phải ký ức, không phải ghi nhớ. Hiểu rõ là nhân tố giải thoát, không phải những sự việc mà bạn đã lưu trữ trong cái trí của bạn. Và hiểu rõ không ở trong tương lai. Chỉ vun quen ký ức tạo ra ý tưởng của tương lai; nhưng nếu bạn hiểu rõ một cách hiệp thông, đó là, nếu bạn thấy cái gì đó rất rõ ràng cho chính bạn, vậy thì không có vấn đề. Một vấn đề tồn tại chỉ khi nào chúng ta không thấy rõ ràng.

Vậy là, điều gì quan trọng không phải cái gì bạn biết, không phải những hiểu biết hay những trải nghiệm mà bạn đã thâu lượm, nhưng thấy những sự việc như chúng là và hiểu rõ chúng ngay tức khắc; bởi vì hiểu rõ là tức khắc, nó không ở trong tương lai. Khi trải nghiệm và hiểu biết đảm trách vị trí của hiểu rõ, chúng trở thành những nhân tố thoái hóa trong sống. Đối với hầu hết chúng ta, hiểu biết và trải nghiệm rất quan trọng; nhưng nếu bạn thâm nhập đằng sau những từ ngữ và thấy ý nghĩa thực sự của hiểu biết và trải nghiệm, bạn sẽ phát giác rằng chúng trở thành những nhân tố chính trong sự thoái hóa của con người. Điều này không có nghĩa rằng hiểu biết không đúng đắn tại những mức độ nào đó của sự tồn tại của chúng ta. Nó đúng đắn và cần thiết để biết làm thế nào trồng một cái cây và loại dinh dưỡng nào nó phải có, hay làm thế nào nuôi ăn những con gà, hay làm thế nào nuôi dưỡng một gia đình đúng cách, hay làm thế nào xây dựng một cái cầu. Có vô số hiểu biết khoa học tiện dụng, mà có thể được sử dụng một cách đúng đắn. Ví dụ, rất đúng đắn khi chúng ta phải biết làm thế nào để chế tạo một máy phát điện hay một động cơ mô tô. Nhưng khi không có hiểu rõ, vậy thì hiểu biết, mà chỉ là ký ức, trở thành rất hủy hoại, và bạn cũng phát giác rằng trải nghiệm cũng trở thành rất hủy hoại, bởi vì trải nghiệm củng cố nền tảng của ký ức.

Tôi không biết liệu bạn đã từng nhận thấy làm thế nào nhiều người lớn tuổi suy nghĩ một cách quan liêu, như những viên chức. Nếu họ là những giáo viên, suy nghĩ của họ bị giới hạn vào chức năng đó; họ không là những con người rung động cùng sự sống. Họ biết những qui tắc của ngữ pháp, hay toán học, hay chút ít lịch sử; và bởi vì suy nghĩ của họ bị vây quanh bởi ký ức đó, trải nghiệm đó, hiểu biết của họ đang hủy hoại họ. Sống không là một việc mà bạn học hành từ người nào đó. Sống là cái gì đó mà bạn lắng nghe, mà bạn hiểu rõ từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, mà không tích lũy trải nghiệm. Rốt cuộc, bạn đã nhận được gì khi bạn đã tích lũy trải nghiệm? Khi bạn nói,‘Tôi đã có nhiều trải nghiệm’, hay ‘Tôi biết ý nghĩa của những từ ngữ đó’, nó là ký ức, đúng chứ? Bạn đã có những trải nghiệm nào đó, bạn đã học hành làm thế nào để điều hành một văn phòng, làm thế nào để xây dựng một cao ốc hay một cái cầu, và tùy theo nền tảng đó bạn kiếm được nhiều trải nghiệm hơn. Bạn nuôi dưỡng trải nghiệm, mà là ký ức; và cùng ký ức đó bạn gặp gỡ sự sống.

Giống như con sông, sự sống đang chảy, vùn vụt, biến đổi, không bao giờ đứng yên; và khi bạn gặp gỡ sự sống bằng gánh nặng của ký ức, tự nhiên bạn không bao giờ gặp gỡ sự sống. Bạn đang gặp gỡ sự sống bằng hiểu biết, trải nghiệm riêng của bạn, mà chỉ nặng nề thêm gánh nặng của ký ức; thế là, hiểu biết và trải nghiệm dần dần trở thành những nhân tố hủy hoại trong sống.

Tôi hy vọng bạn đang hiểu rõ điều này rất thăm thẳm, bởi vì điều gì tôi đang nói là rất đúng thật; và nếu bạn hiểu rõ nó, bạn sẽ sử dụng hiểu biết tại vị trí thích hợp của nó. Nhưng nếu bạn không hiểu rõ và chỉ tích lũy hiểu biết lẫn trải nghiệm như một phương tiện để tiếp tục trong sống, như một phương tiện để củng cố vị trí của bạn trong thế giới, vậy thì hiểu biết và trải nghiệm sẽ trở thành hủy hoại nhất, chúng sẽ hủy hoại sáng kiến khởi đầu của bạn, sự sáng tạo của bạn. Hầu hết chúng ta đều bị đè nặng bởi uy quyền, bởi điều gì những người khác đã nói, bởi kinh Bhagavad Gita, bởi những ý tưởng, đến độ những sống của chúng ta đã trở thành quá đờ đẫn. Đây là tất cả những kỷ niệm, những nhớ lại; chúng không là những sự việc mà chúng ta đã hiểu rõ, chúng không đang sống. Không có sự việc mới mẻ chừng nào chúng ta còn bị chất nặng bởi những kỷ niệm; và sống luôn luôn mới mẻ, chúng ta không thể hiểu rõ nó. Vì vậy, những sống của chúng ta rất nhàm chán, chúng ta trở nên lờ đờ, thuộc cả tinh thần lẫn thân thể chúng ta phát triển một cách trì độn và xấu xí. Rất quan trọng phải hiểu rõ điều này.

Đơn giản là sự tự do của cái trí khỏi trải nghiệm, khỏi gánh nặng của ký ức. Chúng ta nghĩ rằng đơn giản là một vấn đề của có một ít quần áo và một cái chén ăn xin; chúng ta nghĩ rằng một sống đơn giản cốt tại sở hữu rất ít vật dụng phía bên ngoài. Điều đó có lẽ được thôi. Nhưng đơn giản thực sự là tự do khỏi hiểu biết, tự do khỏi ghi nhớ hay tích lũy trải nghiệm. Bạn không nhận thấy những người mà cố gắng sở hữu chẳng bao nhiêu và nghĩ rằng họ rất đơn giản, hay sao? Bạn đã không lắng nghe họ, hay sao? Mặc dù họ có lẽ chỉ có một cái khố và một cây gậy, họ dư thừa những lý tưởng. Phía bên trong họ rất phức tạp, đang đấu tranh với chính họ, đang vật lộn để tuân theo những chiếu rọi riêng của họ, những niềm tin riêng của họ. Phía bên trong họ không đơn giản; họ chất đầy những gì họ đã lượm lặt từ những quyển sách, dư thừa những lý tưởng, những tín điều, những sợ hãi. Phía bên ngoài họ có lẽ chỉ có một cây gậy và một ít quần áo. Nhưng đơn giản thực sự của sống là phía bên trong trống không, vô nhiễm, không có sự tích lũy của hiểu biết, không có những niềm tin, tín điều, không có sợ hãi của uy quyền; và trạng thái của đơn giản phía bên trong đó chỉ có thể hiện diện khi bạn thực sự hiểu rõ mỗi trải nghiệm từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Nếu bạn đã hiểu rõ một trải nghiệm, vậy thì trải nghiệm đã qua rồi, nó không lưu lại một cặn bã. Do bởi chúng ta không hiểu rõ trải nghiệm, do bởi chúng ta ghi nhớ vui thú hay đau khổ của nó, nên chúng ta không bao giờ đơn giản phía bên trong. Những người mà có xu hướng tôn giáo theo đuổi những sự việc tạo ra đơn giản phía bên ngoài; nhưng phía bên trong họ rất rối loạn, hoang mang, chất nặng bởi vô số những khát khao, những ham muốn, những hiểu biết; họ kinh hãi sống, kinh hãi trải nghiệm.

Nếu bạn quan sát sự ganh tỵ, bạn sẽ thấy rằng nó là một hình thức bám rễ sâu của sự ghi nhớ mà là một nhân tố rất gây thoái hóa, một nhân tố rất gây hủy hoại trong những sống của chúng ta, và trải nghiệm cũng như vậy. Điều này không có nghĩa rằng bạn phải quên đi những sự kiện hàng ngày, hay lẩn tránh trải nghiệm. Bạn không thể. Nhưng con người đầy những trải nghiệm không nhất thiết là một con người thông minh. Con người có một trải nghiệm và bám vào trải nghiệm đó không là một người thông minh; anh ấy giống như bất kỳ người học sinh nào mà đọc và tích lũy thông tin từ những quyển sách. Một con người thông minh là vô nhiễm, được tự do khỏi trải nghiệm; phía bên trong anh ấy đơn giản, mặc dù phía bên ngoài anh ấy có tất cả những sự vật của quả đất – hay chẳng có bao nhiêu.

Người hỏi: Liệu thông minh xây dựng cá tính?

Krishnamurti: Bạn có ý gì qua từ ngữ ‘cá tính thanh danh’? Và bạn có ý gì qua từ ngữ ‘thông minh’? Mọi người chính trị – dù là nhiều loại ở Delhi, hay diễn giả huênh hoang rỗng tuếch thuộc địa phương riêng của bạn – liên tục sử dụng những từ ngữ như ‘cá tính’, ‘lý tưởng’, ‘thông minh’, ‘tôn giáo’, ‘Thượng đế’. Chúng ta lắng nghe những từ ngữ này bằng rất nhiều chú ý, bởi vì dường như chúng rất quan trọng. Hầu hết chúng ta đều sống dựa vào những từ ngữ; và những từ ngữ càng hoa mĩ bao nhiêu, càng trau chuốt bao nhiêu, chúng ta càng cảm thấy thỏa mãn bấy nhiêu. Vì vậy, chúng ta hãy tìm ra chúng ta có ý gì qua từ ngữ ‘thông minh’ và chúng ta có ý gì qua từ ngữ ‘cá tính’. Đừng nói tôi không đang trả lời bạn một cách dứt khoát. Tìm kiếm những định nghĩa, những kết luận, là một trong những ranh mãnh của cái trí, và nó có nghĩa rằng bạn không muốn thâm nhập và hiểu rõ, bạn chỉ muốn tuân theo những từ ngữ.

Thông minh là gì? Nếu một người sợ hãi, lo âu, ganh tỵ, tham lam; nếu cái trí của anh ấy đang bắt chước, đang sao chép, bị nhét đầy những trải nghiệm và những hiểu biết của những người khác; nếu suy nghĩ của anh ấy bị giới hạn, bị định hình bởi xã hội, bởi môi trường sống – liệu một con người như thế có thông minh? Anh ấy không có, đúng chứ? Và liệu một con người sợ hãi, không thông minh, có thể có cá tính – cá tính là cái gì đó khởi đầu, không chỉ đang lặp lại những làm và không làm của truyền thống? Liệu cá tính là phẩm chất đáng kính trọng?

Bạn hiểu rõ từ ngữ ‘kính trọng’ có nghĩa gì? Bạn được kính trọng khi bạn được tôn kính, được coi trọng bởi đa số mọi người quanh bạn. Và đa số mọi người kính trọng cái gì – những người của gia đình, những người của tập thể? Họ kính trọng những thứ mà chính họ mong muốn và họ đã chiếu rọi như một mục đích hay một lý tưởng; họ kính trọng những thứ mà họ thấy tương phản với tình trạng hèn kém riêng của họ. Nếu bạn giàu có và có quyền hành, hay có một danh tánh quan trọng thuộc chính trị, hay đã viết những quyển sách thành công, bạn được kính trọng bởi đa số. Điều gì bạn nói có lẽ vô lý hoàn toàn, nhưng khi bạn nói, người ta lắng nghe bởi vì họ coi bạn như một người vĩ đại. Và vẫn vậy, khi bạn kiếm được sự kính trọng của nhiều người, sự theo sau của vô số người, nó cho bạn một ý thức của kính trọng, một cảm thấy của đã đạt được. Nhưng những người tạm gọi là tội lỗi gần Thượng đế hơn những người được kính trọng, bởi vì những người được kính trọng bị bao bọc trong sự đạo đức giả.

Liệu cá tính là kết quả của sự bắt chước, của bị điều khiển bởi sự sợ hãi về điều gì mọi người sẽ nói hay sẽ không nói? Liệu cá tính chỉ là sự củng cố của những khuynh hướng, những thành kiến riêng của người ta? Liệu nó là một giữ gìn của truyền thống, dù của Ấn độ, của Châu âu hay của Mỹ? Thông thường điều đó được gọi là có cá tính – là một người mạnh mẽ mà duy trì truyền thống địa phương và vì vậy được kính trọng bởi nhiều người. Nhưng khi bạn có thành kiến, bắt chước, trói buộc bởi truyền thống, hay khi bạn sợ hãi, liệu có thông minh, liệu có cá tính? Bắt chước, tuân theo, tôn sùng, có những lý tưởng – cách đó dẫn đến sự kính trọng, nhưng không dẫn đến hiểu rõ. Một con người của những lý tưởng là đáng kính trọng; nhưng anh ấy sẽ không bao giờ gần Thượng đế, anh ấy sẽ không bao giờ biết tình yêu là gì, bởi vì những lý tưởng của anh ấy là một phương tiện để che đậy sự sợ hãi của anh ấy, sự bắt chước của anh ấy, sự cô độc của anh ấy.

Vì vậy nếu không hiểu rõ về chính bạn, nếu không nhận biết được tất cả mọi việc đang vận hành trong cái trí riêng của bạn – bạn suy nghĩ như thế nào, liệu bạn đang bắt chước, đang sao chép, liệu bạn sợ hãi, liệu bạn đang tìm kiếm quyền hành – không thể có thông minh. Và chính là thông minh mới sáng tạo cá tính, không phải sự tôn sùng anh hùng, hay sự theo đuổi của một lý tưởng. Hiểu rõ về chính người ta, về cái tôi phức tạp lạ lùng riêng của người ta, là sự khởi đầu của thông minh, mà phơi bày cá tính.

Người hỏi: Tại sao một nguời cảm thấy lo lắng khi một người khác nhìn anh ấy một cách chăm chú?

Krishnamurti: Bạn cảm thấy lo lắng khi người nào đó nhìn bạn? Khi một người giúp việc, một người dân làng – người nào đó mà bạn coi là hèn kém – nhìn bạn, thậm chí bạn không biết anh ấy hiện diện ở đó, bạn chỉ đi ngang qua; bạn không lưu ý đến anh ấy. Nhưng khi người cha của bạn, người mẹ của bạn, hay người giáo viên của bạn nhìn bạn, bạn cảm thấy hơi hơi lo lắng bởi vì họ biết nhiều hơn bạn, và họ có lẽ tìm ra nhiều việc về bạn. Chuyển lên cao chút nữa, nếu một viên chức chính phủ hay một người khác nổi tiếng nào đó lưu ý bạn, bạn hài lòng, bởi vì bạn hy vọng kiếm được cái gì đó từ anh ấy, một việc làm hay một loại phần thưởng nào đó. Và nếu một người nhìn bạn mà từ người đó bạn không kiếm được gì cả, bạn hoàn toàn dửng dưng, đúng chứ? Vì vậy, rất quan trọng phải tìm ra điều gì đang vận hành trong cái trí riêng của bạn khi người ta nhìn bạn, bởi vì cách bạn phản ứng đến một cái nhìn hay một nụ cười như thế nào có ý nghĩa nhiều lắm.

Rủi thay, hầu hết chúng ta đều hoàn toàn không nhận biết được tất cả những điều này. Chúng ta không bao giờ lưu ý người ăn mày, hay người dân làng đang mang một gánh nặng của anh ấy, hay một con vẹt đang bay. Chúng ta quá bị bận tâm bởi những phiền muộn, những khao khát, những sợ hãi của chúng ta, bởi những vui thú và những nghi thức thờ cúng của chúng ta, đến độ chúng ta không nhận biết được nhiều sự việc có ý nghĩa trong sống.

Người hỏi: Liệu chúng ta không thể vun quén sự hiểu rõ, hay sao? Khi chúng ta liên tục cố gắng để hiểu rõ, liệu nó không có nghĩa rằng chúng ta đang luyện tập sự hiểu rõ, hay sao?

Krishnamurti: Sự hiểu rõ có thể vun quén được? Nó là cái gì đó được luyện tập giống như bạn luyện tập chơi quần vợt, hay chơi đàn dương cầm, hay ca hát, hay nhảy múa? Bạn có thể đọc một quyển sách lặp đi và lặp lại cho đến khi bạn hoàn toàn quen thuộc với nó, cái gì đó để được học hành qua sự lặp lại liên tục, mà thực sự là sự vun quén của ký ức? Liệu sự hiểu rõ không từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, và vì vậy cái gì đó không thể được luyện tập, hay sao?

Khi nào bạn hiểu rõ? Trạng thái của quả tim và cái trí của bạn khi có hiểu rõ là gì? Khi bạn nghe tôi nói điều gì đó rất đúng thật về ghen tuông – ghen tuông đó là hủy hoại, ganh tỵ đó là một nhân tố chính trong sự thoái hóa của sự liên hệ con người – bạn phản ứng đến nó như thế nào? Bạn thấy sự thật của nó ngay tức khắc? Hay bạn bắt đầu suy nghĩ về ghen tuông, nói về nó, lý luận nó, phân tích nó? Liệu hiểu rõ là một qui trình của sự phân tích hay sự lý luận từ từ? Liệu hiểu rõ có thể được vun quén như bạn vun quén cái vườn để sản sinh những quả và những bông hoa? Chắc chắn, hiểu rõ là thấy sự thật của điều gì đó một cách hiệp thông, mà không có bất kỳ rào cản nào của những từ ngữ, những thành kiến hay những động cơ.

Người hỏi: Liệu khả năng của hiểu rõ là giống hệt cho những con người?

Krishnamurti: Giả sử cái gì đó đúng thật đang được phơi bày cho bạn và bạn thấy sự thật của nó rất mau lẹ; sự hiểu rõ của bạn là ngay tức khắc bởi vì bạn không có những rào cản. Bạn không chất đầy sự quan trọng riêng của bạn, bạn háo hức muốn tìm được, thế là bạn nhận biết được ngay tức khắc. Nhưng tôi có nhiều rào cản, nhiều thành kiến. Tôi ghen tuông, bị xé nát bởi những xung đột bị đặt nền tảng trên ganh tỵ, chất đầy sự quan trọng riêng của tôi. Tôi đã tích lũy nhiều sự việc trong sống, và tôi thực sự không muốnthấy; vì vậy, tôi không thấy, tôi không hiểu rõ.

Người hỏi: Người ta không thể từ từ loại bỏ những rào cản bằng cách liên tục cố gắng để hiểu rõ, hay sao?

Krishnamurti: Không. Tôi không thể từ từ loại bỏ những rào cản, không bằng cách cố gắng hiểu rõ, nhưng chỉ khi nào tôi thực sự thấy sự quan trọng của không có những rào cản – mà có nghĩa tôi phải sẵn lòng thấynhững rào cản. Giả sử bạn và tôi nghe người nào đó nói rằng ganh tỵ là thoái hóa. Bạn lắng nghe và hiểu rõ ý nghĩa, sự thật của nó, và bạn được tự do khỏi cảm thấy của ganh tỵ, của ghen tuông đó. Nhưng tôi không muốn thấy sự thật của nó, bởi vì nếu tôi thực hiện nó sẽ hủy diệt toàn cấu trúc thuộc sống của tôi.

Người hỏi: Tôi cảm thấy sự cần thiết của loại bỏ những rào cản.

Krishnamurti: Tại sao bạn cảm thấy điều đó? Bạn muốn loại bỏ những rào cản bởi vì những hoàn cảnh? Bạn muốn loại bỏ chúng bởi vì người nào đó đã bảo với bạn rằng bạn nên loại bỏ? Chắc chắn, những rào cản được loại bỏ chỉ khi nào bạn tự thấy cho chính bạn rằng có những rào cản thuộc bất kỳ loại nào tạo ra một cái trí mà ở trong một tình trạng của thoái hóa từ từ. Và khi nào bạn thấy điều này? Khi bạn đau khổ? Nhưng liệu sự đau khổ nhất thiết phải đánh thức bạn nhận biết được sự quan trọng của loại bỏ tất cả những rào cản? Hay ngược lại, nó khiến cho bạn tạo ra nhiều rào cản thêm?

Bạn sẽ phát giác rằng tất cả những rào cản rơi rụng khi chính bạn đang bắt đầu lắng nghe, quan sát, tìm ra. Không có lý luận cho việc loại bỏ những rào cản; và khoảnh khắc bạn giới thiệu một lý luận, bạn không đang loại bỏ chúng. Điều kỳ diệu, hạnh phúc to tát nhất là, trao tặng sự nhận biết bên trong của bạn một cơ hội để loại bỏ những rào cản. Nhưng khi bạn nói những rào cản phải được loại bỏ và sau đó luyện tập loại bỏ chúng, đó là công việc của cái trí, và cái trí không thể loại bỏ những rào cản. Bạn phải thấy rằng, không nỗ lực nào của bạn có thể loại bỏ chúng. Vậy là, cái trí trở nên yên lặng, bất động; và trong bất động này, bạn khám phá cái mà là sự thật.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2012(Xem: 7552)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
05/02/2012(Xem: 4750)
Áp lực do học tại trường chuyên cũng là nguyên nhân làm cho một số học sinh trở nên căng thẳng với chính mình và ứng xử lạt quẻ. Khicăng thẳng quá mà kết quả học tập kém hơn chúng bạn có thể làm cho một số cháu rơi vào mặc cảm thua sút và chán nản...
09/10/2011(Xem: 12515)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
01/08/2011(Xem: 4482)
Tuổi trẻ thế hệ Tiền Chiến (trước 1945) đi ghe chèo, xe ngựa. Tuổi trẻ thế hệ 1950 đi ghe máy đuôi tôm, xe đạp. Tuổi trẻ thời 1960 đi đò máy dầu cặn, xe mô tô 2 bánh. Tuổi trẻ thời 1980 đi tàu thủy, ô tô. Tuổi trẻ thời nay đi tàu cao tốc, máy bay. Đấy là một bức tranh khá sống động minh họa cho tốc độ chuyển biến của quá trình phát triển khoa học kỹ thuật. Trong đó, tuổi trẻ là lực lượng nhiệt tình và năng nỗ nhất.
08/07/2011(Xem: 4570)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạn và chuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
04/07/2011(Xem: 9523)
Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng Bà Lê Thu Hồng, 75 tuổi, hàng sáng đều dành 15 phút tập 5 thế yoga để rèn luyện sức khỏe.
01/07/2011(Xem: 2701)
Tuổi thanh niên là tuổi hi vọng ước mơ, bao giờ cũng nuôi sẵn trong lòng những mộng đẹp. Nhờ sự hi vọng ước mơ ấy, thanh niên mới phát triển hết khả năng để đạt được sở nguyện. Thế mà, nghe đạo Phật đề cập đến vấn đề diệt dục, thật là một việc cằn cỗi khô khan, không thích hợp chút nào với tuổi đang tràn trề nhựa sống, theo quan niệm của họ. Do đó, đa số thanh niên chỉ đứng xa nhìn đạo Phật, thấy như mình không có liên hệ gì với cái đạo già cỗi ấy.
23/06/2011(Xem: 16882)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
22/06/2011(Xem: 2613)
Hiện nay, người Việt ở hải ngoại đã qua ba thế hệ, họ sớm hòa nhập với xã hội công nghiệp, nhất là tuổi trẻ thuộc thế hệ thứ ba. Vấn đề tôn giáo đối với thế hệ nầy gần giống như cư dân bản địa, còn chút gì chăng là do tính huyết thống của ông bà cha mẹ lưu truyền.
30/05/2011(Xem: 21586)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]