Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

07. Trí tuệ và Từ bi

11/02/201112:07(Xem: 15433)
07. Trí tuệ và Từ bi

HỎI HAY, ĐÁP ĐÚNG
(GOOD QUESTION, GOOD ANSWER)
Các câu hỏi thông thường của người phương Tây đối với Ðạo Phật
Nguyên tác: Bhikkhu Shravasti Dhammika- Việt dịch: Ðại đức Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Ðức, Melbourne, Australia 2000

Trí Tuệ và Từ Bi

Hỏi: Tôi thường nghe Phật tử nói về Trí tuệ và Từ bi. Hai từ này có ý nghĩa gì?

Ðáp: Một số tôn giáo tin rằng từ bi hay tình thương là phẩm chất tinh thần quan trọng nhất nhưng họ đã không thành công về việc phát triển trí tuệ, kết quả chỉ là một người khờ tốt bụng, một người tử tế có chút ít hiểu biết hoặc không biết gì cả. Những hệ thống tư tưởng khác như khoa học, tin rằng trí tuệ có thể tốt nhất để phát triển, trong khi tất cả mọi tình cảm kể cả từ bi bị loại ra. Hậu quả của kiểu suy nghĩ này mà khoa học có khuynh hướng bận tâm về kết quả mà lãng quên đi là khoa học phải phục vụ con người chứ không phải để kiểm soát và khống chế con người. Nói khác hơn, làm cách nào các nhà khoa học mặc cả khả năng của mình để phát triển bom nguyên tử, chiến tranh vi trùng.v.v... Tôn giáo luôn xem lý trí và trí tuệ như là kẻ thù của tình cảm cũng như yêu thương và lòng trung thành. Khoa học luôn xem tình cảm như yêu thương và trung thành là kẻ thù của lý trí và tính khách quan. Và dĩ nhiên, hể khoa học phát triển thì tôn giáo suy thoái. Mặt khác, Phật giáo dạy rằng để trở thành một người hoàn hảo phải phát triển cả trí tuệ và lòng từ bi. Vì nó không phải là giáo điều mà dựa vào kinh nghiệm, Phật giáo không có gì phải e ngại khoa học cả.

Hỏi: Như vậy theo Phật giáo, trí tuệ nghĩa là gì?

Ðáp: Trí tuệ tối thượng thấy rằng tất cả các hiện tượng sự vật đều không hoàn hảo, không thường hằng và vô ngã. Sự hiểu biết này là tự tại hoàn toàn và đưa đến phúc lạc lớn lao, được gọi là Niết-bàn. Tuy nhiên, Ðức Phật không nói nhiều về mức độ trí tuệ này. Không phải là trí tuệ nếu chúng ta đơn giản tin tưởng vào những gì người khác nói lại. Trí tuệ thực sự là nhìn thấy trực tiếp và tự mình hiểu. Ở mức độ này, trí tuệ làm cho tâm cởi mở hơn là tâm lượng hẹp hòi, lắng nghe những quan điểm của người khác hơn là tin mù quáng; cẩn thận xem xét những sự kiện ngược lại hơn là vùi đầu trong mê lộ; phải khách quan hơn là thành kiến hay phe phái; dành thời gian để hình thành ý kiến và niềm tin hơn là chỉ chấp nhận điều đầu tiên hay điều dễ cảm xúc nhất đưa đến cho ta ; và luôn sẵn sàng thay đổi niềm tin một khi sự thật tương phản lại ta. Người làm được điều này chắc chắn là khôn ngoan và cuối cùng đến gần với hiểu biết chân chính. Con đường của người Phật tử đòi hỏi phải có lòng can đảm, kiên nhẫn, linh động và thông minh.

Hỏi: Tôi nghĩ là có rất ít người có thể làm điều đó. Vậy thì điểm nổi bật của Ðạo Phật là gì nếu chỉ có một ít người có thể thực hành ?

Ðáp:Sự thật không phải mọi người đều sẵn sàng theo Ðạo Phật. Vì vậy có thể nói rằng chúng tôi nên dạy đạo mà mọi người có thể dễ hiểu hơn là thất bại trong sự buồn cười. Phật giáo nhắm vào chân lý và nếu người chưa hiểu hết bây giờ, họ có thể sẵn sàng ở kiếp sau. Tuy nhiên có nhiều người, chỉ với những lời chân thật hay khuyến khích thì có thể làm tăng trưởng sự hiểu biết của họ. Vì thế người Phật tử cố gắng trong khiêm tốn và âm thầm chia sẻ sự hiểu biết về đạo của mình với người khác. Phật dạy chúng ta lòng từ bi và chúng ta truyền dạy đến người khác cũng vì lòng từ bi.

Hỏi: Theo Phật giáo, Từ bi là gì?

Ðáp: Như trí tuệ bao gồm sự hiểu biết hay tri thức từ bản thể của ta, từ bi bao gồm tình cảm hay cảm giác của bản tính con người. Giống như trí tuệ, từ bi là phẩm chất duy nhất của con người. Từ bi - compassion - được tạo thành bởi hai từ "co" là cùng nhau và "passion" là cảm giác mạnh. Và đó là từ bi. Khi ta thấy một người nào đó buồn khổ chúng ta cảm thấy nỗi đau của họ như là nỗi đau của chính ta và cố gắng loại bỏ hay xoa dịu nỗi đau của họ thì đó là từ bi. Vì thế, tất cả mọi người đều tốt, tất cả đều có đức tính như Phật là chia xẻ, sẳn sàng an ủi, thông cảm, quan tâm và chăm sóc - tất cả đều là biểu hiện của lòng từ bi. Bạn cũng nên chú ý rằng trong con người có lòng từ bi, sự quan tâm và yêu thương người khác cũng là bắt nguồn từ sự chăm sóc và thương yêu chính mình. Chúng ta có thể thật sự hiểu người khác khi ta thật sự hiểu được chính mình. Chúng ta biết điều gì tốt nhất đối với người khác cũng như ta biết cái gì tốt nhất cho chính ta. Vì vậy trong Ðạo Phật, sự phát triển tâm linh của riêng mình sẽ nở rộ một cách tự nhiên trong sự quan tâm đến sự lợi lạc của người khác. Cuộc đời của Ðức Phật đã minh chứng rất rõ điều này. Ngài đã dành sáu năm dài để tìm ra hạnh phúc cho mình, sau đó Ngài mang lại lợi ích đó cho toàn nhân loại.

Hỏi: Vậy bạn nói rằng tốt nhất chúng ta có thể giúp người khác rồi sau đó mới giúp chính mình. Không phải là ích kỷ hay sao?

Ðáp: Chúng ta thường thấy lòng vị tha, quan tâm đến người khác trước khi cho chính mình, ngược lại với tínhĩ ích kỷ là quan tâm đến mình trước người khác. Phật giáo không xem điều này hay điều kia mà hòa lẫn cả hai. Thật sự quan tâm đến mình sẽ dần dần hướng sự quan tâm đến người khác khi người ấy nhận ra người khác thật sự cũng giống như mình. Ðây mới thật sự là từ bi. Từ bi là viên ngọc đẹp nhất trong phần thưởng của giáo lý Phật giáo.






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/11/2014(Xem: 20322)
Nên lưu ý đến một cách phân biệt tinh tế về thứ tự xuất hiện của hai kiến giải sai lầm trên. Đầu tiên là kiến giải chấp vào tự ngã của các nhóm thân tâm, và từ cơ sở này lại xuất phát kiến giải chấp vào tự ngã của cá nhân. Trong trường hợp nhận thức được Tính không thì người ta sẽ nhận ra Tính không của nhân ngã trước; bởi vì nó dễ được nhận ra hơn. Sau đó thì Tính không của pháp ngã được xác định.
24/10/2014(Xem: 14181)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
20/10/2014(Xem: 33259)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ và những khai triển của Trung Hoa. Người Ấn vốn có thái độ coi thường lịch sử; “bởi vì chư thiên yêu thương cái gì tăm tối”*, họ đẩy tất cả những gì xảy ra lui vào bóng tối mịt mù của thần thoại. Riêng Phật tử Ấn cổ thời, với lý tưởng cứu cánh là Niết Bàn, mọi biến cố lịch sử cũng không bận tâm cho lắm. Ngược lại, người Trung Hoa có thái độ lịch sử một cách xác thiết.
17/10/2014(Xem: 9877)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
18/08/2014(Xem: 58507)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
28/03/2014(Xem: 4296)
Sáng ngày 13/3/2014, tại thiền đường Nước Tĩnh, xóm Thượng Làng Mai, Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng Trường Đại Học Hồng Kông đã trao bằng Tiến sĩ Danh Dự trong lĩnh vực khoa học xã hội cho Thầy Làng Mai – Thiền sư Thích Nhất Hạnh để vinh danh những đóng góp của Thầy cho nền hòa bình thế giới. Nhân dịp này, Thầy Làng Mai và Giáo sư Lap-Chee Tsui, Viện Trưởng cùng Giáo sư Lee Chak Fan – Giám đốc Trường giáo dục chuyên môn thường xuyên (HKU SPACE) của Đại học Hồng Kông đã có buổi đối thoại về chủ đề Tuổi trẻ ngày nay. (Ban biên tập xin được trích dẫn một số nội dung chính của buổi đối thoại - nội dung được chuyển ngữ từ tiếng Anh)
12/03/2014(Xem: 25120)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
12/03/2014(Xem: 8312)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
09/03/2014(Xem: 29961)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
20/02/2014(Xem: 12420)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]