Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Lễ Giao Thừa

13/12/201018:49(Xem: 12093)
III. Lễ Giao Thừa

 

Giao là giao lại cái cũ, và thừa là tiếp nhận cái mới. Người Á đông trước đây tin rằng hàng năm có một vị thần Hành khiển coi việc nhân gian. Hết năm thì có vị Hành khiển mới đến thay vị Hành khiển cũ. Lễ giao thừa là cúng tế tiễn đưa vị cũ và chào mừng vị mới. Ngày nay, lễ giao thừa mang nặng ý nghĩa “tống cựu nghinh tân”, tiễn đưa cái cũ và đón chào tất cả sự mới mẻ tốt đẹp của năm sắp đến. Lễ này cũng được gọi là lễ trừ tịch. Trừ tịch là giờ phút cuối cùng của năm cũ sắp bước qua năm mới.

Vào chiều ngày cuối cùng của tháng Chạp âm lịch, các chùa thường cử hành lễ tiến cúng chư hương linh, hiệp kỵ (giỗ chung) các vị Tổ sư khai sơn cũng như các vị tăng sĩ đã viên tịch. Sau đó là cúng linh vị các Phật tử quá vãng ký linh tại chùa. Lễ giao thừa được cử hành long trọng tại các tư gia, đình, miếu. Bàn thờ giao thừa được bày ở ngoài sân (lộ thiên). Trên bàn thờ có trầm hương bốc khói, hương trầm nhẹ thơm, hai cây nến thắp sáng hai bên, bông hoa quả phẩm được chưng bày gọn ghẽ. Người gia trưởng đại diện mọi người dâng hương, khấn nguyện, sau đó cắm nhang vào lư hương. Lễ giao thừa xong, người Phật tử mặc áo tràng lên chùa lễ Phật, nghe giảng pháp và hái lộc đầu xuân. Cũng có nhiều Phật tử đón giao thừa tại chùa rồi sau đó mới cúng ở nhà, vì lễ giao thừa ở chùa trang nghiêm và có nhiều đạo vị.

NGÀY VÍA ĐỨC PHẬT DI-LẶC


Ngày vía tức là ngày đản sinh của các vị Phật hay Bồ Tát. Phật giáo có nhiều ngày đản sinh của các vị Phật khác nhau, như ngày vía đức Phật Thích-ca đản sinh vào ngày rằm (15) tháng tư âm lịch, ngày vía đức Phật A-di-đà vào ngày 17 tháng 11, ngày vía đức Quán Thế Âm vào ngày 19 tháng 6, và ngày vía đức Phật Di-lặc vào ngày mùng một Tết

Chúng ta thường nghe nói nhiều đến ngày lễ đức Phật đản sinh vào ngày rằm tháng 4 nhưng có thể ít nghe nhắc đến ngày vía đức Phật Di-lặc. Có lẽ vì sự trùng hợp với ngày Tết nên nhiều người nghĩ rằng việc ngày xuân đi chùa lễ Phật chỉ là để thăm viếng các vị tăng ni, gặp gỡ các vị đồng đạo, cùng tụng kinh niệm Phật và hái lộc đầu năm ở chùa. Chúng ta hãy tìm hiểu xem ngoài việc đi chùa như thế, ngày đầu xuân có ý nghĩa gì đối với người Phật tử tại gia và xuất gia.

Khi gần đến giờ giao thừa, các Phật tử ngồi theo thứ lớp ở chánh điện, phái nam ngồi bên trái, phái nữ ngồi bên phải (nam tả, nữ hữu). Ba hồi chuông báo chúng nhắc nhở các vị tăng, ni chuẩn bị y hậu tề chỉnh. Ba hồi bản tiếp theo báo giờ hành lễ sắp bắt đầu. Ba hồi chuông trống bát-nhã vang lên theo bước chân các vị tăng vân tập chánh điện (điện thờ Phật) rồi an vị. Giờ giao thừa vừa điểm thì vị Hòa thượng trụ trì, Tăng chúng và toàn thể Phật tử bắt đầu cử hành lễ giao thừa với các nghi thức sau:

- Dâng hương cúng Phật, đảnh lễ chư Phật và Bồ Tát.

- Làm lễ cầu an cho tất cả Phật tử và gia quyến. Cầu cho quốc gia được thái bình, chúng sinh an lạc.

- Tụng kinh Phổ Môn, Tâm kinh Bát-nhã và kết thúc bằng Tam quy y.

Sau đó, vị giảng sư của chùa giảng về ý nghĩa ngày vía đức Phật Di-lặc, liên quan đến lòng cầu mong giác ngộ của Phật tử. Tiếp đến là chư tăng đảnh lễ chúc mừng Hòa thượng trụ trì và vị này chúc lại chư tăng. Phật tử chúc mừng và cám ơn chư Tăng đã dìu dắt họ tu học và sống cuộc đời thanh đạm, tinh tấn tu hành để làm gương sáng cho mọi người. Hòa thượng trụ trì đại diện chư tăng mừng tuổi quý vị Phật tử, chúc họ được mọi sự an lành và vững tiến trên con đường học đạo.

CHÚC MỪNG NĂM MỚI


Sáng mồng một Tết, các chùa cử hành lễ thù ân để tỏ lòng kính trọng và nhớ ơn chư Phật, chư Bồ Tát đã thị hiện trên cõi đời này khai thị Phật pháp, cùng các bậc Tổ sư, tôn túc đã dẫn dắt Phật tử trên con đường tu học an vui.

Ở các thiền viện, tên các vị Phật được xướng lên là sáu vị Cổ Phật, rồi đến đức Phật Thích-ca, sau đó là hai mươi tám vị Tổ sư Tây Trúc (Ấn Độ) rồi đến các vị Tổ sư Trung Hoa và các vị kế tiếp. Thiền nhấn mạnh đến tâm ấn truyền thừa như một sợi dây dài không đứt đoạn từ xưa cho đến nay. Việc niệm danh hiệu các ngài là xác nhận việc truyền thừa tâm ấn và tỏ lòng kính ngưỡng các bậc tiền bối đó.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2019(Xem: 10803)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 10987)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
05/06/2019(Xem: 16482)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
10/05/2019(Xem: 13135)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
04/01/2019(Xem: 83397)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 11330)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/06/2018(Xem: 5898)
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta ngày càng tiếp thu được nhiều thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng, biết được hàng ngày hàng giờ có nhiều bạn trẻ tự tử mà nguyên do bị ức chế tình cảm, phiền não gia đình, thất vọng công danh, tự ti bản thân, buồn khổ cô đơn, trầm cảm bi khổ, bế tắc tiền tài, lo sợ bị đe dọa...
03/06/2018(Xem: 21906)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
13/03/2018(Xem: 11457)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 23448)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567