Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

III. Trì Niệm Thần Chú Và Cầu Nguyện Để Chữa Trị Bệnh Tật

13/12/201018:32(Xem: 15694)
III. Trì Niệm Thần Chú Và Cầu Nguyện Để Chữa Trị Bệnh Tật

 

Phương tiện y khoa hiện đại ngày càng tối tân, nhưng không có nghĩa là mọi bệnh tật đều có thể được chữa trị nhanh chóng và thành công. Bên cạnh thuốc men và sự chăm sóc của bác sĩ, các bệnh nhân sẽ phục hồi nhanh chóng hơn nếu kết hợp thực hành trì chú, ngồi thiền và cầu nguyện với tất cả lòng thành và niềm tin mạnh mẽ.

Câu thần chú được nhiều người xem là linh nghiệm nhất của Phật giáo là “Om mani padme hum”. Người Việt gọi đây là “Lục tự đại minh chân ngôn” (vì gồm có 6 chữ, hay 6 âm) và phát âm là “Án ma-ni bát-di hồng”. Trước hết chúng ta hãy thử tìm hiểu ý nghĩa và sự mầu nhiệm của cầu thần chú vô cùng linh thiêng này.

Ngài Đạt-lai Lạt-ma trong một bài thuyết giảng ngắn gọn đã nhấn mạnh đến phước đức lớn lao của người có duyên may trì câu thần chú Om mani padme hum cùng hiểu rõ ý nghĩa của câu thần chú vĩ đại bao la và vô cùng linh thiêng này.

Om (án)


Âm của ba chữ Phạn là A, U, M nói về thân, khẩu và ý của chúng sinh trong trạng thái bất tịnh và thân, khẩu, ý thanh tịnh của chư Phật. Khi thực hành sự tu tập, chúng ta chuyển hóa thân, khẩu, ý bất tịnh của chúng ta thành thân, khẩu, ý thanh tịnh của chư Phật.

Mani (ma-ni)


Là viên ngọc quý của phương tiện tối thắng, của sự khai mở lòng từ bi và hướng đến tất cả mọi chúng sinh để đem lại an vui hạnh phúc cho họ.

Padme (bát-di)


Là đóa hoa sen trong sạch, là trí tuệ hiển bày khi chúng ta thực hành sự tu tập để lòng từ bi tỏa chiếu. Trí tuệ là sự hiểu biết chân thật, thấy biết rõ ràng, tinh tường mọi thứ, nhưng không bị dính mắc vào các ý tưởng phân biệt cùng với các cảm xúc dấy khởi từ sự phân biệt đó. Nói khác đi là ta trực nhận tính cách rỗng lặng của mọi hiện tượng tâm lý cũng như vật thể. Do đó mà tâm chúng ta trong sạch như đóa hoa sen tinh khiết tỏa hương thơm ngát trong ao đầm bùn lầy.

Hum (hồng)


Là sự siêu vượt mọi đối nghịch, mọi giới hạn, là sự bất khả phân ly, là sự hòa hợp tròn đầy giữa tình thương yêu trong sáng bao la và sự hiểu biết chân thật. Đó chính là thực chất của nguồn hạnh phúc bao la.

Như thế, khi chúng ta nhất tâm trì niệm câu thần chú nhiệm mầu Om mani padme hum và thực hành thiền quán thì chúng ta chuyển hóa thân, khẩu, ý từ trạng thái bất tịnh thành trạng thái thanh tịnh, chuyển hóa tất cả nguồn năng lượng ô nhiễm bởi giận hờn, lo lắng, sợ hãi, khổ đau, phiền muộn thành an vui, thoải mái, tha thứ, thương yêu, thông minh và hạnh phúc.

Y khoa hiện đại ngày nay đã nhìn nhận có sự tương quan mật thiết giữa thân và tâm trong vấn đề phát sinh bệnh tật, cũng như trong vấn đề chữa trị bệnh tật. Do đó, thực hành tu tập không những giúp ta có được đời sống tinh thần an vui hạnh phúc, mà còn giúp ta chữa trị các bệnh tật hiểm nghèo.

Trong các khóa tu thuộc Tịnh độ tông, Thiền tông và Mật tông, người ta áp dụng những phương pháp linh diệu chuyển hóa mọi năng lực tiêu cực thành tích cực. Các hành giả lễ Phật, tụng kinh, niệm Phật, trì chú, ngồi thiền, thiền hành. Khi thực hành với lòng thành thì họ kinh nghiệm một trạng thái cực kỳ an vui, hoàn toàn buông xả. Trong trạng thái thân tâm như thế, mọi sự cầu nguyện đều có tác dụng tích cực và nhanh chóng. Hành giả còn có thể chuyển những năng lực tích cực đến cho toàn thể đời sống thể chất và tâm linh của mình qua sự quán tưởng thân mình trong sạch và lành mạnh, tiếp xúc trực tiếp với những cảm giác thoải mái và an vui chân thật từ sự quán tưởng nói trên, kinh nghiệm rõ ràng sự thường hằng, sự có mặt vĩnh cửu của Phật tánh nơi mình, luôn luôn trong sáng và rộng lớn vô biên, cùng an hưởng một niềm hạnh phúc vi diệu, tràn dâng không bờ bến.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5177)
Trong chiều hướng phát triển xã hội trên toàn thế giới ngày nay khi đề cập đến thiếu nhi mọi người luôn luôn nói :“ Tuổi thơ hôm nay là người chủ của tương lai”. Ơ ÛPhật giáo thì sao, Có đề cập và quan niệm thế nào về thiếu nhi, quan niệm của Phật như thế nào ?.
09/04/2013(Xem: 5455)
Này Người bạn trẻ, tôi muốn mời anh, tôi muốn mời chị tham dự vào một giấc mơ, tôi tạm gọi giấc mơ ấy là giấc mơ Việt Nam ...
09/04/2013(Xem: 3869)
Từ khi con người có mặt trên quả địa cầu nầy, dưới một hình thức nào đó, ở bản thể tự nhiên, con người đã sinh sống trong cuộc đời này ở hai dạng thức khác nhau. Đó là đời sống tinh thần và đời sống vật chất.
09/04/2013(Xem: 3649)
Phật giáo Việt nam đang chứng kiến những xáo trộn và khủng hoảng chưa từng có trong lịch sử. Các mô hình tổ chức, những lễ tiết sinh hoạt, từ ma chay, cưới hỏi các thứ, được cố gắng rập khuôn theo mô hình phương Tây một cách vội vã đã làm xói mòn phần nào truyền thống tâm linh của dân tộc.
09/04/2013(Xem: 3926)
Lâu nay đa số người Việt Nam cho rằng: Ðạo Phật là dành riêng cho các bậc già nua tuổi tác, nhờ câu kinh tiếng kệ an ủi những ngày tàn; hoặc kẻ bị tình đời đen bạc hay người đã mấy phen vấp ngã trên bước công danh quay về nương tựa cửa thiền, . . .
08/04/2013(Xem: 13669)
Tập sách này in lại những bài viết về Trung Quán Luận, đã đăng trong Nguyệt San Phật Học. Ngài Long Thọ, tác giả Trung Quán Luận và những kinh sách khác, được chư thiền đức xưng tán là Đệ nhị Thích Ca, đã vạch ra thời kỳ chuyển pháp lần thứ hai. Trong những tác phẩm của người, Trung Quán Luận trình bày tánh Không, phần tinh túy của giáo lý đạo Phật.
08/04/2013(Xem: 26303)
Cuốn sách này gạn lọc trí tuệ hàng ngàn năm của Phật Giáo Tây Tạng, được chuyển tải bằng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu đối với mọi người. Mục đích chính yếu của tôi là trình bày những giáo lý không chỉ có tính cách chữa trị sự đau khổ và vô minh của chúng ta về sự chết và sự hấp hối mà còn giúp chúng ta chứng đạt mục tiêu an lạc vô thượng, không những cho đời này mà còn cho sự chết và cõi bên kia nữa.
08/04/2013(Xem: 19690)
Trong cuộc sống, có người quan niệm tâm lý là sự hiểu biết về ý muốn, nhu cầu, thị hiếu của người khác, là sự cư xử lý tình huống của một người. Đôi khi người ta còn dùng từ tâm lý như khả năng “chinh phục đối tượng”.
08/04/2013(Xem: 10852)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
08/04/2013(Xem: 14707)
Một Tôn Giáo Hiện Đại (nguyên tác Anh ngữ: "What is this Religion? - Tôn giáo này là gì ?", ấn hành tại Đài Loan vào năm 1992), là một trong mấy mươi tác phẩm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]