Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Sức Mạnh Của Niềm Tin

13/12/201018:30(Xem: 14981)
I. Sức Mạnh Của Niềm Tin

 

Đức Đạt-lai Lạt-ma thường đến nhiều nước châu Âu, châu Mỹ, châu Úc và châu Á để hướng dẫn cho nhiều người tu tập. Cũng như các vị thiền sư Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên và những vị thuộc truyền thống Nam tông, ngài luôn nhấn mạnh đến khả năng giác ngộ, khả năng sống an vui hạnh phúc bao la ngay trong cõi đời này, nếu chúng ta thực hành đạo Phật trong đời sống hằng ngày. Khi thực hành đời sống an vui hạnh phúc, thế giới chúng ta và thế giới chư Phật thật gần gũi.

Phật giáo Tây Tạng, ngoài việc tu tập siêng năng để đạt được sự hiểu biết chân thật và niềm an vui rộng lớn, còn thực hành những pháp môn kỳ diệu dựa vào niềm tin mãnh liệt về sự mầu nhiệm của Phật pháp. Người dân Tây Tạng cũng như nhiều người Phật tử khác hướng về đức Phật và chư vị Bồ Tát với một niềm tin mạnh mẽ. Tất cả các tông phái Phật giáo, kể cả Thiền tông, đều có phần cầu nguyện trong các buổi tụng kinh ở chùa. Trong các buổi lễ ở chùa hay ở nhà, người Phật tử cầu nguyện cho bản thân và gia đình được nhiều điều an lành và tốt đẹp. Cầu nguyện khi lòng chúng ta thanh tịnh hay tâm chúng ta chí thành thì có sự cảm ứng nhiệm mầu. Có cầu thì có ứng. Niềm tin càng gia tăng thì sự cảm ứng càng nhiệm mầu.

Ánh hào quang thanh tịnh
Chiếu xuyên màn u tối
Tiêu diệt lửa tai ương
Chẳng nơi nào không hiện.

Người Phật tử thường đến chùa cầu nguyện cho tật bệnh chóng lành, cho những sự tiêu cực chóng hết, cho gia đạo an vui, được sinh con mạnh khỏe, được chóng lành bệnh tật.v.v... Ở nơi thôn quê xa cách thị thành, thuốc men không có, khi bị bệnh tật có nhiều Phật tử lên chùa cầu nguyện và được cho một lá bùa về đốt uống và lành bệnh. Khoa học nói thế nào về các sự kiện này, về niềm tin chữa trị các bệnh tật?

Nói đến khoa học là nói đến sự thật có bằng cớ, nói đến sự nghiên cứu khách quan có thể quan sát được để căn cứ vào đó mà đưa ra những lời giải thích hợp lý và cụ thể.

Hai nhà nghiên cứu David Sobel và Robert Ornstein, trong quyển The Healing Brain (Bộ óc chữa lành bệnh) cho rằng chính niềm tin của bệnh nhân đối với thuốc men và bác sĩ đã vận dụng các năng lực trong cơ thể họ để chữa trị các bệnh tật. Trong những cuộc thí nghiệm, các bác sĩ cho bệnh nhân uống các viên thuốc giả (giả dược)[5]và thấy những viên thuốc giả này có khả năng trị bệnh.

Các bác sĩ nhận thấy do nơi hình dáng, màu sắc, loại thuốc uống, cho dù thực sự không có dược tính, nhưng khi làm cho bệnh nhân tin đó là thuốc thật thì cũng có thể giúp họ thuyên giảm bệnh. Ảnh hưởng của các thứ giả dược này có mức độ khác nhau: viên thuốc con nhộng (capsule) có hiệu quả chữa trị cao hơn các viên thuốc thường. Tuy nhiên, giả dược ở dạng tiêm có hiệu quả chữa trị cao hơn các dạng khác. Tên thuốc, màu sắc, hình dáng của những thứ giả dược này cũng ảnh hưởng đến sự chữa trị cho bệnh nhân.

Báo Washington Post năm 1988 có nói đến hai nhà nghiên cứu người Nhật đã thực hiện một cuộc nghiên cứu về sự liên quan giữa bệnh tật và niềm tin như sau:

Mười ba em học sinh trai được chọn từ những em bị chứng dị ứng (allergy) khi chạm vào các loại cây độc (như poison ivy hay poison oak). Các lá cây độc này tiết ra một chất hóa học, khi dính vào da thì da sẽ bị ngứa, sưng đỏ, và đau nhức. Họ chia các em làm hai nhóm. Một nhóm được thôi miên để dẫn dụ các em vào trạng thái mơ màng và buồn ngủ. Một nhóm được hướng dẫn để đưa đến trạng thái thoải mái và yên nghỉ. Mắt các em nhắm lại để khỏi nhìn thấy những gì đang xảy ra chung quanh.

Các nhà nghiên cứu chạm vào cánh tay các em một thứ lá cây và nói rằng đó là loại lá cây độc. Thật ra, họ chỉ dùng những lá cây vô hại chạm vào tay các em. Cả mười ba em đều bị phản ứng như chạm phải lá độc: da ngứa ngáy, sưng đỏ, rất khó chịu.

Sau đó, cuộc thí nghiệm được làm ngược lại. Họ lấy lá độc thật sự chạm vào tay các em nhưng nói rằng đó là lá thường, không độc. Có mười trong số mười ba em không bị ngứa, sưng da và cảm giác khó chịu khi thực sự bị chạm phải lá độc. Các em đó tin rằng lá độc thì bị ngứa, tin rằng lá không độc thì không bị ngứa.

Nhà tâm lý Stanislav Kasl cùng nhiều nhà tâm lý và các bác sĩ khác đã nghiên cứu hệ thống miễn nhiễm (immune system) trong cơ thể chúng ta. Hệ thống chống lại các bệnh tật này có liên hệ mật thiết đến tình trạng tinh thần. Sự an vui tinh thần, thảnh thơi thể chất, niềm tin vào cách chữa trị làm gia tăng sức mạnh của cơ thể chống lại bệnh cũng như chữa lành bệnh tật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/12/2010(Xem: 24704)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
16/11/2010(Xem: 11528)
Hiện nay, thế giới đang có sự rối loạn, không hiểu biết, tranh cãi về bệnh tâm thần, thiền định, và sự liên hệ giữa hai đề tài này. Các chuyên gia về sức khỏe thể chất, và tâm thần cũng không hiểu rõ phạm vi nghề nghiệp của họ. Họ cũng không hiểu cái gì là thiền định. Bởi vậy đối với người bình thường họ sẽ rất bối rối.
29/10/2010(Xem: 4264)
The topic of our discussion today is “Buddhism and the Young people”. Such title tends to create an impression that Buddhism comes in many different forms...
27/10/2010(Xem: 12990)
Phật vốn xem mình đồng đẳng như bao chúng sinh, do vậy ai theo Phật mà tôn người thành giáo chủ, xem như mắc tội vậy. Phật không bao giờ cho lời mình là khuôn vàng thước ngọc, mà đòi hỏi người nghe phải tự chứng những lời ấy, có vậy mới mong gỡ bỏ tham sân si mạn nghi tà kiến, mới mong minh tâm kiến tánh.
23/10/2010(Xem: 3155)
Tuổi hoa niên, tuổi hoa, tuổi trẻ, hay thanh niên, thiếu nữ đều là đối tượng của bài viết này. Thực ra đề tài Đạo Phật Và Tuổi Trẻ, có lẽ đã được cả ngàn các vị thánh tăng, đại sư, các học giả, trí thức Phật Giáo trên thế giới viết ra cho nên bài của tôi không có gì mới lạ, chỉ là một hạt cát trong số cát của Sông Hằng.
17/09/2010(Xem: 3860)
Lời Phật cần ghi nhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn có lời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai...
10/09/2010(Xem: 60130)
Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt (quyển 3) Vào thời không có đức Phật Chánh Đẳng Giác ra đời, tại vùng Allakappa bị dịch bệnh hoành hành, lây lan từ người này sang người khác, nhà này sang nhà khác làm cho rất nhiều người chết, đói kém xảy ra khắp nơi. Những người còn mạnh khỏe, chưa bị lây nhiễm
28/08/2010(Xem: 63114)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 3824)
Thế nào là khái niệm về tuổi trẻ trong văn hóa Việt Nam? Trong một khái niệm xã hội truyền thống và phổ biến thì một đời người được chia ra làm 4 giai đoạn: Tuổi ấu, tuổi thơ, tuổi xanh, tuổi đá và tuổi vàng; hay là tuổi ấu niên, tuổi thiếu niên, tuổi thanh niên, tuổi trung niên và tuổi lão niên. Khi nói đến tuổi trẻ, người ta thường đề cập đến tuổi thiếu niên và thanh niên
28/08/2010(Xem: 5151)
Từ nguồn gốc, Gia Đình Phật Tử Việt Nam (GĐPT) là một tổ chức giáo dục. Một hệ thống giáo dục đặt căn bản trên tinh thần Từ Bi, Trí Tuệ và Dũng Mãnh (Bi,Trí, Dũng) của đạo Phật. Trong lịch sử gần 60 năm, GĐPT là một biểu tượng linh động cho thế hệ trẻ trong các sinh hoạt chùa chiền tự viện. Đó là đội ngũ của những người tuổi trẻ Phật tử từ tuổi ấu thơ (ngành oanh) cho đến thanh thiếu niên (ngành thiếu). Dù ở trong bất cứ cấp độ nào, giáo dục vẫn là phương tiện nòng cốt để xây dựng và phát huy một tổ chức hay đoàn thể có kỷ cương.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]