Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ðạo Phật với thanh niên

17/09/201016:19(Xem: 3859)
Ðạo Phật với thanh niên

Các anh chị thân mến,

Ðề tài thảo luận của chúng ta hôm naylà "Ðạo Phật với Thanh niên". Tiêu đề như thế thường gây ấn tượng rằngcó nhiều hình thái đạo Phật khác nhau; và mỗi hình thái cho từng lứatuổi, hay tùy theo thành phần xã hội khác nhau. Nhưng cũng có thể hiểu,chỉ có một đạo Phật mà thôi, và nội dung thảo luận của chúng ta nay sẽxem xét đạo Phật ấy có những đặc điểm gì được xem là cơ bản, rồi từ đórút ra kết luận rằng, đạo Phật trong ý nghĩa như vậy có phù hợp vớituổi trẻ hay không? Tất nhiên, các Anh Chị ở đây đều là Phật tử, do đócâu trả lời đã có sẵn từ bao lâu rồi. Dù nói theo ý nghĩa nào, hay nhìnvấn đề từ góc cạnh nào, chúng ta sẽ không nêu ra bất cứ định nghĩa, vàcũng không quy chiếu đạo Phật vào những yếu tính hay đặc tính nào.

Nói thế, có khi cũng hơi khó cho cácAnh Chị vấn đề. Chắc ở trong đây cũng có nhiều Anh Chị đã từng đọc sáchThiền, và có thể đã nghe nói đến công án Thiền, đại khái như thế này.Một người hỏi Thiền sư: Phật là gì? Thiền sư đáp: "Ba cân gai". Khôngphải là câu chuyện bông đùa, cũng không phải Thiền sư muốn đưa ra mộtmệnh đề triết học siêu nghiệm rắc rối. Bởi vì, ở đây chúng ta đi tìm ýnghĩa của đời sống, tìm để phát hiện những giá trị của đời sống. Nóitheo cách nói của một nhà văn hay nhà thơ, chúng ta không định nghĩa,không mô tả, vì chúng ta không đi tìm kiến thức bách khoa về sự sống,mà đi tìm hương vị đích thực của nó. Như con ong đi tìm hoa, không phảichỉ tìm hương sắc của hoa. Hương sắc của hoa chỉ là tín hiệu của giátrị tồn tại. Nó tìm hoa để hút mật, làm dưỡng chất cho tồn tại của mìnhvà cho tất cả nòi giống của mình.

Tuổi trẻ thường được nhắc nhở, khuyênbảo rằng cần phải học hỏi để sống cho đáng sống. Ca dao cũng nói rằng"làm trai cho đáng nên trai, xuống đông đông tĩnh lên đoài đoài yên",và các bạn trẻ hiểu rằng, ta sẽ phải làm nên sự nghiệp hiển hách nào đókẻo không thì sẽ uổng phí cuộc đời. Rồi bạn ấy làm nên sự nghiệp lớnthật, và người đời thán phục. Chúng ta cũng hết sức thán phục. Nhưnghãy nhìn sâu vào đôi mắt của bạn ấy một chút, nếu co ai trong chúng tađây có vinh dự được nhìn. Chúng ta thấy gì? Những phương trời cao rộng,để cho "cánh hồng bay bỗng tuyệt vời", hay một phương trời tiếc nuối,"khi ngoảnh lại ngắm màu dương liễu, thà khuyên chàng đừng chịu tướcphong"? Cả hai. Người đuổi bắt ảo ảnh để tìm ảnh thực vĩnh cửu củachính mình. Vị ngọt của đời ở đâu, trong cả hai?

Bây giờ chúng ta hãy tạm rời bức tranhlãng mạn ấy, để nhìn sang một hướng khác. Có hình ảnh nào đáng chiêmngưỡng hơn hay không? Cũng còn tùy theo điểm đứng nghệ thuật của ngườinhìn.

Thuở xưa, có một vương tử, mà ngaivàng đã dọn sẵn, vó ngựa chinh phục cũng đã sẵn sàng yên cương. Rồi mộtđêm, khi cả cung đình đang ngủ say trong giấc ngủ êm đềm của uy quyền,danh vọng, giàu sang; vương tử gọi quân hầu thắng cho ngài con tuấn mãtrường chinh. Nhưng vó ngựa trường chinh của ngài không tung hoànhchiến trận. Thanh gươm chinh phục của ngài không đánh gục những chiếnsĩ yếu hèn. Gót chân vương giả từ đó lang thang khắp chốn sơn cùng thùytận: cô đơn bên bờ suối, dưới gốc cây. Ngài đi tìm cái gì? Ta hãy ngheNgài nói: "Rồi thì, này các Tỳ kheo, một thời gian sau, trong tuổithanh xuân, khi tóc còn đen mượt, với sức sống cường tráng; mặc dù chamẹ không đồng ý với gương mặt đầm đìa nước mắt, Ta đã cạo bỏ râu tóc,khoác áo ca-sa, lìa bỏ gia đình, sống không gia đình. Ta trong khi rađi như vậy, làm người đi tìm cái gì đó chí thiện, tìm con đường hướngthượng, tìm dấu vết của sự tịch mịch tối thượng". Ngài đi tìm và khaiphát con đường dẫn về thế giới bình an và hạnh phúc vĩnh cửu.

Rồi con đường ấy được công bố, đượcgiới thiệu cho những ai như những đóa sen tuy sinh trưởng từ bùn sình,nước đọng, đang đã có thể vươn lên khỏi bùn sình, bản thân không bịnhiễm mùi tanh hôi của bùn sình. Tuy vậy, không phải ngay từ đầu conđường vừa được khám phá và công bố ấy được tiếp nhận một cách đầy tintưởng bởi tất cả mọi người. Số người chống đối không phải ít.

Khi đức Ðạo sư trẻ tuổi đến Magadha,vương quốc hùng mạnh nhất thời bấy giờ, nhiều thanh niên con nhà giathế, như Yasa cùng các bạn bè, và các thanh niên trí thức hàng đầu nhưSariputta và Moggallana, và nhiều thanh niên quý tộc, vương tôn côngtử, tiếp nối nhau từ bỏ gia đình, từ bỏ địa vị xã hội sang cả, chọn conđường vinh quang của Chân lý. Từ một góc độ nào đó mà nhìn, sự ra đicủa họ tạo thành một khoảng trống lớn cho xã hội, làm đảo lộn nếp sốngđã thành thói quen của quần chúng. Dân chúng lo ngại. Họ thì thầm bàntán, rồi phiền muộn, rồi thất vọng, và rồi giận dữ. Dư luận gần như dấylên đợt sóng phải đối: "Sa-môn Gotama làm cho những người cha mất con,những bà vợ trẻ trở thành góa bụa. Sa-môn Gotama làm cho các gia đìnhcó nguy cơ sụp đổ". Dư luận phản đối ấy không kéo dài đủ để gây thànhlàn sóng phản đối. Chẳng mấy chốc, những người cha, những bà vợ trẻ ấynhận thấy không phải họ bị phản bội hay bị bỏ rơi cho số phận cô đơn,mà họ được chỉ cho thấy hương vị tuyệt vời của tình yêu và hạnh phúc màtrong một thời gian dài họ không tìm thấy.

Như thế, trong những ngày đầu tiên khivừa được công bố, con đường chí thiện, con đường tối thắng và tốithượng của thế gian, dẫn đến thế giới bình an vĩnh cửu không phải bằngsức mạnh chinh phục của gươm giáo, mà bằng sức mạnh của từ bi và trítuệ; con đường ấy được nồng nhiệt tiếp nhận bởi những con người rấttrẻ, bởi tầng lớp ưu tú nhất của xã hội; tầng lớp định hướng tương laicủa xã hội.

Rồi ba thế kỷ sau, một bạo chúa vớiđạo quân hùng mạnh bách chiến bách thắng, sau một trận tàn sát khốcliệt, chống gươm đứng nhìn hàng vạn xác chết chợt thấy rằng chiến thắngoanh liệt đẩm máu này không thể là sức mạnh tối thượng để có thể chinhphục lòng người. Dù nó mang lại cho người chiến thắng những giây phútvinh quang ngây ngất. Vị hoàng đế trẻ cảm thức sâu xa đó không phải lànguồn suối của bình an và hạnh phúc. Kể từ đó, đế quốc mênh mông khôngcần được bảo vệ bằng sức mạnh của gươm giáo; thần dân của đế quốc sốngtrong thái bình thịnh trị, được bảo vệ bằng sức mạnh của từ bi và khoandung.

Có lẽ chúng ta nên dừng lại ở đây.Hình ảnh ấy đối với nhiều người quá cao xa, nhìn lâu tất choáng ngợp.Dù vậy, tự thâm tâm của mình, không một bạn trẻ nào, dù là nam hay nữ,không cảm nhận rằng mình đang được thúc đẩy bởi một động lực không thểcưỡng, đó là khát vọng chinh phục. Chinh phục tình yêu, chinh phục danhvọng, chinh phục địa vị. Dù nhìn từ góc độ nào, dù tiến theo hướng nào;chúng ta như những trẻ nít đuổi theo cánh bướm. Khi đã nắm được xácbướm trong lòng tay, ít ai tự hỏi: chinh phục và chiến thắng này có ýnghĩa gì? Và ta vẫn mãi miết đuổi theo những cánh bướm này rồi đến cánhbướm khác. Trong lịch sử loài người, có bao nhiêu nhà chinh phục vĩđại, sau chiến thắng, lại cảm thấy ta cũng chỉ là một con đường yếuđuối trước sức mạnh bao dung của tình yêu nhân loại?

Vó ngựa của Thành-cát-tư Hãn khôngchùn bước trước bất cứ kẻ thù nào, nhưng tâm tư của Ðại Hãn cảm thấybất an khi nhìn sâu vào cuối con đường chinh phục một bóng dáng đangthấp thoáng đợi chờ. Ðó là kẻ thù cần phải chinh phục sau cùng. Ðại Hãncũng biết rằng dẫu cho tập hợp sức mạnh của trăm vạn hùng binh cũngkhông thể đánh bại kẻ thù ấy, chinh phục vương quốc ấy. Ông cho đi tìmmột người trợ thủ, tìm cố vấn thông thái nhất và khôn ngoan nhất để tậphợp được sức mạnh siêu nhiên. Sứ giả của Ðại Hãn đi vào núi Chung namthỉnh cầu Ðạo trưởng Khưu Xử Cơ. Ðạo trưởng khởi hành, băng sa mạc, đếntận đại bản doanh của Ðại Hãn, để giảng giải cho Ðại Hãn ý nghĩa trườngsinh bất tử, những ẩn nghĩa huyền vi từ quyển thiên thư năm nghìn chữcủa Thái thượng Lão quân. Cuối quyển thiên thư, khi tất cả ẩn ngữ coinhư đã phơi bày ý nghĩa thâm sâu. Khả hãn chỉ xác nhận được một điều:ta sẽ là người chiến bại trong cuộc chiến cuối cùng ấy.

Vậy, ý nghĩa của chinh phục là gì?

Mỗi người trong chúng ta sống và đitìm một cái gì đó, một ý nghĩa nào đó, cho sự sống hay lẽ sống củamình. Với tuyệt đại đa số, tình yêu và hạnh phúc là lẽ sống, hoặc làtài sản, hoặc danh vọng, hoặc quyền lực, là lẽ sống. Người ta tự đàyđọa tâm trí mình, làm khổ nhọc hình hài mình, để đuổi bắt những gì đượccoi là tinh hoa của đời sống. Người ta cũng biết rằng ngoài những cáilẽ sống phù du, ảo ảnh của hạnh phúc, còn có những phương trời caorộng, còn có con đường chí thiện; nhưng chỉ một số rất ít người bướctheo hướng đó, và lại rất ít người đến đích. Vì sao thế?

Có một nhà nghiên cứu văn học, khiviết về nhà thơ Lý Bạch, không tiếc lời ca ngợi con người tài và đờisống phóng khoáng ấy. Rồi nhà nghiên cứu kết luận: nhưng chúng ta khôngsốnh như Lý Bạch được, vì chúng ta còn có gia đình vợ con, và nhiều thứràng buộc khác. Phải chăng tất cả chúng ta đều sinh ra với một dâythòng lọng treo sẵn nơi cổ, còn Lý Bạch thì không? Phải chăng chúng tachỉ được phép chiêm ngưỡng, thán phục những cuộc đời và những nhân cáchcao thượng, như người hành khất đói rách chỉ được phép từ xa đứng nhìnmột cách them thuồng những ngọc ngà châu báu trên thân thể một côngnương mỹ miều? Lý Bạch không thể sống như ta, và ta cũng chẳng cần phảitrở thành người như Lý Bạch để được người đời thán phục. Mỗi người ẩnchứa trong tự thân một kho báu vô tận. Cần gì phải vay mượn hay ăn cắpgiá tri của tha nhân. Không nên tự đánh giá mình quá thấp kém.

Người cùng tử trong kinh Pháp Hoa,không dám vọng tưởng bản thân là con trai và cũng là người thừa kế duynhất của vị trưởng giả giàu sang, mà thế lực có khi còn lấn lướt trênhàng khanh tướng của triều đình. Anh chàng trai trẻ này cảm thấy sungsướng khi người ta nhận mình làm một tôi tớ hèn mọn, và rất lấy làmvinh dự được là tôi tớ hèn mọn của gia đình sang cả ấy. Vinh dự vớicông việc quét dọn các hố xí. Vinh dự được nằm ngủ trong chuồng ngựa.Thế nhưng, tự bản chất, trong huyết thống, và như một định mệnh quáidị, nó phải là người thừa kế duy nhất của gia đình ông trưởng giả. Nóchỉ được công nhận tư cách thừa kế khi nào tự nhận ra nguồn gốc huyếtthống của mình, tự khẳng định giá trị cao sang của mình. Không thể rằngmột kẻ tự xác nhận giá trị con người của nó không cao hơn giá trị conngựa nòi của ông chủ, mà kẻ đó lại có ý nghĩa muốn khẳng định mình làkẻ thừa kế duy nhất. Ðó không phải là thừa kế, mà là âm mưu sang đoạt.Chắc chắn nó sẽ phải bị trừng phạt vì tham vọng điên rồ. Ở đây, trongkhi chúng ta không tự khẳng định được phẩm chất cao quý của mình, khôngnhìn thấy những giá trị cao cả của đời sống; những giá trị không caohơn các hàng ghế và các nấc thang xã hội đã được cố định như là trật tựkhông thể đảo lộn; ấy thế mà nghĩ rằng "Ta là Phật tử", nghĩa là kẻthừa tự hợp pháp của gia tộc Như lai, há chẳng phải là một sự soánnghịch chăng?

Trong số những người bạn trẻ của tôi,không ít người cố vươn lên, tự khẳng định giá trị bản thân; tự cho rằngkhi cần và nếu muốn thì có thể khoác lên mình phẩm phục sang nhất, ngồiở địa vị cao nhất trong xã hội không phải là khó; và khi không cầnthiết thì cũng có thể "vứt bỏ ngai vàng như đôi dép rách". Những ngườibạn ấy, sau một thời gian vật lộn với đời để tự khẳng định giá trị củamình, có bạn "may mắn" leo lên được chiếc ghế cao, bỗng chợt thấy tấtcả ý nghĩa và giá trị của đời sống đều được vẽ vời, được khắc chạm lênchiếc ghế này. Từ đó, họ cố buộc chặt mình vào đó, và quyết tâm bảo vệnó "với bất cứ giá nào".

Cũng có người bạn, sau cuộc tình đổvỡ, chợt thấy hạnh phúc trong vòng tay chỉ là ảo ảnh. Anh tìm đến tôisau những ngày lang thang, đau khổ. Không phải anh đến tìm nơi tôi mộtnguồn an ủi, mà đến để giảng cho tôi một bài pháp rất hay về nghĩa củatình yêu và vĩnh cửu; hạnh phúc chân thật và lẽ sống cao cả, chí thiện.Trong khi lặng lẽ nghe anh nói, cảm thấy như mình đang uống từng giọtnước cam lồ ngưng tụ từ những giọt nước mắt nóng bỏng; và thầm tự hỏi:bạn mình đã "chứng ngộ Niết bàn" rồi chăng? Phải thú nhận rằng, bâygiờ, đã ba mươi năm sau, tôi vẫn không quên được "bài thuyết pháp"tuyệt vời ấy. Nhưng chỉ một thời gian ngắn thôi; anh lại lao mình chạytheo những cuộc tình mới. Tôi hỏi. Anh nói, hương vị ngọt ngào của mốitình đầu ấy không nhạt mờ theo năm tháng được. Nó vĩnh viễn ẩn kín ởmột góc tối nào đó trong trái tim anh. Anh đuổi theo những mối tình hờihợt, thoáng chốc; chạy theo danh vọng phù hoa; tất cả chỉ muốn quên đinhững gì đã đi và đi mất mà không bao giờ níu kéo lại được. Thỉnhthoảng, nhớ lại anh, tôi tự hỏi, bây giờ thực tế anh đang gặt hái nhữngthành công trên đường đời; nếu nghĩ lại những năm tháng của tuổi trẻấy, anh có thấy mình dại dột chăng? Là đuổi bắt ảo ảnh chăng? Và giữahai quãng đời ấy, thật sự đâu là ảo ảnh?

Người ta nói, tuổi trẻ các bạn đangđứng trước ngưỡng cửa cuộc đời; vậy hãy chuẩn bị hành trang mà vào đời.Tôi muốn nói cách khác. Bằng tuổi trẻ của mình đã đì qua, tôi muốn nóirằng, tuổi trẻ các bạn đang được đặt trước hai câu hỏi cần phải trả lờidứt khoát, hay trước hai ngả đường cần phải lựa chọn không lưỡng lự:tình yêu và sự nghiệp. Trước mặt các bạn là con đường thăm thẳm, đangẩn hiện mơ hồ dưới ánh sao mai. Chưa phải là buổi bình minh để các bạnthấy rõ mình đang đứng đâu và con đường mình sẽ đi đang dẫn về đâu. Vàtrước mắt có thật sự là hai ngả đường phải lựa chọn, hay thực tế chỉmột mà thôi? Các bạn sẽ tiến tới theo hướng nào? Học tiến lên theo conđường công danh sự nghiệp, bởi vì "đã sinh ra ở trong trời đất, phải códanh gì với núi sông"? Hay săn đuổi bóng dáng một mùa xuân vĩnh cửu? Cảhai ý nghĩa, các bạn trẻ đều hiểu rõ. Chúng ta không cần biện giải dàidòng. Có điều, sự hiểu biết của các bạn về con đường trước mắt khôngphải do chính mình đã nhìn thấy, như thấy rõ con đường mình đang đi,khi ánh bình minh xuất hiện; mà do dấu vết của nhiều thế hệ đì trước.Dễ có mấy ai tự vạch cho mình một lối đi riêng biệt, không dẫm theo bấtcứ lối mòn nào.

Lần bước theo những vết mờ của ngườiđi trước, tuổi trẻ định hướng cho tương lai của mình. Trong số họ, rấtít người bước ra khỏi bóng đêm của rừng rậm, để bằng chính đôi mắt củamình, nhìn thấy rõ con đường đang đi đang chạy theo hướng nào, dưới mặttrời rực sáng của ban mai.

Chúng ta hãy đi tìm một người trong sốrất ít người ấy. Người không xa lạ với chúng ta. Tôi muốn nhắc các banvua Trần Nhân Tông. Tuổi trẻ, lớn lên giữa cung đình xa hoa, đầy lạcthú, nhưng người thiếu niên vương giả lại sống như một ẩn sỹ ngay giữahoàng thành. Trường trai, khổ hạnh; không biết người ta có nhìn thấyphong độ hào hoa nơi thiếu niên vương giả này hay không. Nhưng vua chanhìn thân thể gầy còm của người kế vị ngai vàng mà khóc: Biết con có đủnghị lực để giữ vững giền mối giang sơn chăng? Tuy vậy, con người ấy,về sau, khi ngự trị trên ngai vàng, làm chủ một đất nước, không chỉ đãtự khẳng định giá trị bản thân, mà còn khẳng định ý nghĩa sinh tồn củamột dân tộc. Dù ngồi trên bệ rồng cao vời vợi; dù xông pha chiến trận;hay dù trên vó ngựa khải hoàn, từ những chiến thắng oanh liệt; mà chođến nay, trong bóng đền khuya, trong bóng đêm tịch mịch của lịch sử,chúng ta vẫn mường tượng nhịp mõ công phu và giọng kinh man mác nhưngvẫn rành rọt khí phách anh hùng của bậc quân vương vốn coi ngai vàngnhư đôi dép bỏ: "Nhất thiết hữu vi pháp, Như mộng huyễn bào ảnh". Làmsao trong con mắt nhìn, thế giới này chỉ tồn tại như hạt sương trên đầucỏ, lại có thể định hướng không chỉ cuộc đời của riêng mình mà cho cảvận mệnh của dân tộc? Hy vọng các bạn trẻ có thể tự mình tìm thấy câutrả lời. Bởi vì, nếu các bạn có thể trả lời được câu hỏi ấy, các bạncũng có thể định hướng cuộc đời của mình mà không e ngại rằng sẽ cóđiều nhầm lẫn.

Bây giờ, chúng ta hãy trở lại đề tàithảo luận. Rất nhiều Anh Chị khi nghe đọc lên đề tài, nghĩ rằng diễngiả sẽ nêu lên một hình thái đạo Phật như thế nào đó, sau đó nghiệm xétxem hình thái ấy có những điểm nào phú hợp với tuổi trẻ, ích lợi thiếtthực cho tuổi trẻ. Cho đến đây, chưa có hình thái nào được giới thiệu.Có Anh Chị nào cảm thấy thất vọng không? Cũng nên thất vọng một ít. Nhưthế để chứng tỏ rằng chúng ta đến với đề tài không phải thụ động; ainói sao nghe vậy. Nhất định, phải có sự lựa chọn; dù không phải là lựachọn một cách tùy tiện. Khởi đầu của nhận thức, tất phải có sự lựachọn. Hoạt động trí năng của tuổi trẻ, trước tất cả, là khả năng lựachọn. Tuổi trẻ học tập để biết lựa chọn. Ðịnh hướng cho tương lai củamình bằng sự lựa chọn sáng suốt.

Vả lại, ở đây ta cũng không nên thấtvọng nếu nói rằng không có một hình thái đạo Phật nhất định nào dànhriêng cho tuổi trẻ. Chỉ có một mảnh trăng trên trời. Nhưng là trăng bạcmàu tang tóc; hay trăng tươi mát hồn nhiên; hoặc là trăng thề làm chứngcho trái tim chung thủy; và cũng có khi là "trăng già độc địa làm sao,xe dây chẳng lựa buộc vào như chơi". Cũng có tuổi trẻ đến với đạo Phật,mong cầu giọt nước cành dương làm sống dậy một tâm hồn khô héo vì tìnhyêu bị phản bội. Cũng có tuổi trẻ đến với đạo Phật để gột rửa sạch "gótdanh lợi bùn pha sắc xám, mặt công hầu nằng rám mùi dâu". Các bạn trẻấy tự tìm thấy hình thái đạo Phật thích hợp với mình. Nếu đạo Phậtkhông đáp ứng được cho những tâm hồn đau khổ, chán chường cuộc sống ấy,chẳng khác nào y sĩ từ chối bịnh nhân. Vậy thì, các bạn trẻ cũng nên tựmình tìm cho mình một hình thái cho đạo Phật thích hợp; không phải làhình thái được lập thành khuôn mẫu do bởi các Anh Chị trưởng, do cácÐại đức, Thượng tọa, hay do các nhà nghiên cứu uyên bác. Một thiền sưViệt nam đã nói: "Nam nhi tự xung thiên chí, hưu hướng Như lai hành xứhành". Ta hãy đi con đường do chính ta lựa chọn, không cần gì phải lắcnhắc theo dấu vết của Như lai. Khẩu khí này nhiều khi khiến ta sợ hãi,e rằng có quá tự phụ, quá ngạo mạn chăng? Ðừng có phổ nhạc những lời ấythành giai điệu với tiết tấu hành khúc dồn dập, mà hãy thử phổ thànhmột sonata nhỏ của mặt hồ tĩnh lặng, ta sẽ nghe được âm hưởng này: hãybình thản tự chọn cho mình một hướng đi, sẵn sàng chịu trách nhiệm đốivới hậu quả xuất hiện trên hướng đi ma ta đã chọn. Lời Phật cần ghinhớ: "Chúng sanh là kẻ thừa tự những hành vi mà nó đã làm". Và còn cólời Phật khác nữa: "Hãy là kẻ thừa tự Chánh pháp của Như lai; chớ đừnglà kẻ thừa tự tài vật".

Các bạn trẻ đang học tập để chuẩn bịcho mình xứng đáng là kẻ thừa sự. Kế thừa gia nghiệp của ông cha, cũngdòng họ. Kế thừa sự nghiệp của dân tộc. Kế thừa di sản nhân loại. Dùđặt ở vị trí nào; bản thân của các bạn trẻ trước hết phải sẽ là ngườithừa kế. Thành công hay thất bại trong sự nghiệp thừa kế của mình, đólà trách nhiệm của từng người, của từng cá nhân. Hãy tự đào luyện chomình một trí tuệ, một bản lãnh, để sáng suốt lựa chọn hướng đi, và dũngcảm chịu trách nhiệm những gì ta đã lựa chọn và gây ra cho bản thân vàcho cả chúng sanh.

Không có đạo Phật chung chung cho đồng loạt tuổi trẻ. Mỗi cá nhân tuổi trẻ là biểu hiện của mỗi hình thái đạo Phật sinh động.

Chúc các Anh Chị có đầy đủ nghị lực đểchinh phục những vương quốc cần chinh phục; để chiến thắng những sứcmạnh cần chiến thắng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2012(Xem: 7673)
Phật pháp vô lượng Giáo lý vô biên Ta bước lên thuyền Mong qua khỏi bến Niết bàn sẽ đến Chú trọng tinh thần Suy lý tìm chân Ấy là thức ngộ Hành là tự độ Rồi mới độ tha Vượt biển ta bà Về nơi an lạc
05/02/2012(Xem: 4771)
Áp lực do học tại trường chuyên cũng là nguyên nhân làm cho một số học sinh trở nên căng thẳng với chính mình và ứng xử lạt quẻ. Khicăng thẳng quá mà kết quả học tập kém hơn chúng bạn có thể làm cho một số cháu rơi vào mặc cảm thua sút và chán nản...
09/10/2011(Xem: 12689)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
01/08/2011(Xem: 4515)
Tuổi trẻ thế hệ Tiền Chiến (trước 1945) đi ghe chèo, xe ngựa. Tuổi trẻ thế hệ 1950 đi ghe máy đuôi tôm, xe đạp. Tuổi trẻ thời 1960 đi đò máy dầu cặn, xe mô tô 2 bánh. Tuổi trẻ thời 1980 đi tàu thủy, ô tô. Tuổi trẻ thời nay đi tàu cao tốc, máy bay. Đấy là một bức tranh khá sống động minh họa cho tốc độ chuyển biến của quá trình phát triển khoa học kỹ thuật. Trong đó, tuổi trẻ là lực lượng nhiệt tình và năng nỗ nhất.
08/07/2011(Xem: 4604)
Phật pháp cho trẻ em - Tác giả: Jing Yin và Ken Hudson - Minh họa: Yanfeng Liu - Biên soạn và chuyển ngữ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
04/07/2011(Xem: 9638)
Cụ bà Hà Nội 20 năm tập 5 thức yoga Tây Tạng Bà Lê Thu Hồng, 75 tuổi, hàng sáng đều dành 15 phút tập 5 thế yoga để rèn luyện sức khỏe.
01/07/2011(Xem: 2728)
Tuổi thanh niên là tuổi hi vọng ước mơ, bao giờ cũng nuôi sẵn trong lòng những mộng đẹp. Nhờ sự hi vọng ước mơ ấy, thanh niên mới phát triển hết khả năng để đạt được sở nguyện. Thế mà, nghe đạo Phật đề cập đến vấn đề diệt dục, thật là một việc cằn cỗi khô khan, không thích hợp chút nào với tuổi đang tràn trề nhựa sống, theo quan niệm của họ. Do đó, đa số thanh niên chỉ đứng xa nhìn đạo Phật, thấy như mình không có liên hệ gì với cái đạo già cỗi ấy.
23/06/2011(Xem: 17081)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
22/06/2011(Xem: 2639)
Hiện nay, người Việt ở hải ngoại đã qua ba thế hệ, họ sớm hòa nhập với xã hội công nghiệp, nhất là tuổi trẻ thuộc thế hệ thứ ba. Vấn đề tôn giáo đối với thế hệ nầy gần giống như cư dân bản địa, còn chút gì chăng là do tính huyết thống của ông bà cha mẹ lưu truyền.
30/05/2011(Xem: 21962)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]