Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Giáo Việt Nam Và Tuổi Trẻ Âu Mỹ

22/06/201107:56(Xem: 2279)
Phật Giáo Việt Nam Và Tuổi Trẻ Âu Mỹ
PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ TUỔI TRẺ ÂU MỸ
Minh Mẫn

Hiện nay, người Việt ở hải ngoại đã qua ba thế hệ, họ sớm hòa nhập với xã hội công nghiệp, nhất là tuổi trẻ thuộc thế hệ thứ ba. Vấn đề tôn giáo đối với thế hệ nầy gần giống như cư dân bản địa, còn chút gì chăng là do tính huyết thống của ông bà cha mẹ lưu truyền.

Năm 1975 và tiếp theo những năm sau đó, hàng loạt người bỏ nước ra đi với những phương tiện , hình thức và lý do khác nhau. Dù hòa nhập với xã hội mới, thế hệ đầu tiên vẫn không tránh khỏi khó khăn về ngôn ngữ, tập quán; chính vì thế mà trong lòng luôn hướng về quê hương, nơi còn những thân bằng quyền thuộc sống trong nghèo khó. Trên đất khách tha phương, họ cật lực lao động để ổn định cuộc sống và có dư để giúp ruột thịt quê nhà. Những năm sau đó họ đóng góp công tác từ thiện cho đồng bào các vùng sâu vùng xa thiếu tiện nghi vật chất; chính vì thế mà giếng đóng, cầu đường, học bổng, trường lớp vùng sâu vùng xa được họ dang tay thực hiện. Ngoài số ít có căn bản học vị và năng lực chuyên môn, đã thành đạt trên đất khách, đa phần còn lại là những người lớn tuổi, lao động phổ thông, chính vì thế mà mức thu nhập ngoài tầm kiểm soát không phải đóng thuế. Những người con theo họ từ Việt Nam hoặc ra đời tại Âu Mỹ, được tiếp cận văn hóa và nếp sinh hoạt xứ người, tuổi trẻ ấy dễ tiếp thu và nhanh chóng hòa nhập; tuy nhiên vẫn còn 50% bảo lưu truyền thống quê hương ông bà, vì thế giữ được nếp sông cổ truyền. Thế hệ thứ ba được ra đời, hoàn toàn sinh ra, lớn lên trên đất người, cha mẹ họ đã có 50% chịu ảnh hưởng tập quán sinh hoạt và giáo dục văn hóa bản địa, vì thế, lớp trẻ kế thừa hoàn toàn 90% được báo động là sẽ mất gốc Việt Nam, ít nói được tiếng Việt. Thế hệ trẻ ít có điều kiện sinh hoạt chung với ông bà cha mẹ. Các thành viên trong gia đình ít đoàn tụ với nhau trong mâm cơm hàng ngày, vì công việc đòi hỏi họ thường xuyên ít gặp nhau. Tuy nhiên, thế hệ trẻ nầy dễ thành đạt do được thừa hưởng tính thông minh và sự cần cù của một Việt tộc khi được giáo dục đào tạo theo một chương trình văn minh tiến bộ của Âu Mỹ. Chính vì thế, không ít trẻ trở thành ngôi sao trên nhiều lãnh vực như toán học, khoa học, y học…

Khi con cháu thành đạt làm đẹp mặt gia phong, ông bà đó, cha mẹ đó tạ ơn Trời Phật bằng cách đi chùa để cầu nguyện. Ngoài ra, những thế hệ thứ nhất và thứ hai, dù chưa có cháu con thành đạt, họ cũng có nhu cầu về tìn ngưỡng sau những ngày làm việc, để bớt trống vắng và nhớ quê. Họ gặp nhau cuối tuần dưới mái chùa để tìm thấy chút an ủi với đồng hương. Có nhiều chùa do Phật tử đóng góp xây dựng rồi thỉnh thầy về trụ trì. Với diện tích quá rộng lớn của nước Mỹ, dân số Việt kiều sống rãi rác khắp nơi, tu sĩ không đủ đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, vì vậy có những cuộc bảo lãnh từ Việt Nam qua hoặc các quốc gia khác vào. Cũng không hiếm những tu sĩ đi với diện thăm viếng, diễn giảng rồi ở lại luôn. Những trường hợp nầy, chùa trở thành nơi nương náu ban đầu để những tu sĩ trẻ tràn đầy ham muốn mọc cánh tung bay khi được một số Phật tử quý mến, yểm trợ có một cơ ngơi riêng biệt. Từ đây phát sanh lắm tệ nạn lạm dụng và chạy theo nguồn lợi của nếp sống thực dụng. Đó là trường hợp cá lẻ, phần lớn các tu sĩ trẻ tiếp thu văn hóa mới, có tầm nhìn và cách sống cởi mở hơn, vì thế tâm huyết hoằng pháp cho quần chúng người Việt có định hướng mà không còn bị áp lực chính kiến như quý thầy trước kia vào những năm trước. Tuy áp lực chính trị do một số phẩn uất, nhưng hầu hết các tu sĩ Phật giáo trẻ hiện nay trên đất Mỹ có khuynh hướng tu tập nghiêm túc hơn và chí nguyện hoằng truyền Phật Pháp tốt hơn.

chuavietnam-losangeles-contentPhật giáo du nhập vào đất Mỹ thông qua giới trí thức và các Thiền sư vào thế kỷ XX. Riêng người Việt đầu tiên có HT Thích Thiên Ân là người đem Phật giáo vào giới trí thức Âu Mỹ. Ngài thành lập ngôi chùa Việt Nam rất sớm vào năm 1970 tại California. Mặc dù Đài Loan, Triều Tiên đều có mặt tại Mỹ trước lâu, họ có trên ngàn ngôi chùa, nhưng không mấy hiệu quả trong việc hoằng pháp, vì vậy chỉ còn hơn vài trăm tự viện hiện nay, vì thế sinh hoạt không ảnh hưởng rộng đến xã hội. Đến khi Thiền sư T. Nhất Hạnh thành lập Làng Mai, tầm sinh hoạt của Tăng Thân bắt đầu lan tỏa khắp châu Mỹ, và nhất là đợt di dân tị nạn của người Việt, nhu cầu tôn giáo và tín ngưỡng đòi hỏi hệ thống sinh hoạt thiền môn để giải quyết khát khao tín ngưỡng của những kẻ xa quê, đồng thời ma chay cho người quá cố theo tập tục cổ truyền cũng trở nên bức thiết. Chính điều nầy cần các sư tụng niệm hơn là giảng dạy và tu tập.

Một khi các tu sĩ trẻ thành lập cơ sở thờ tự riêng, phải đối diện với bao khó khăn chứ không dễ dàng như quê nhà họ tưởng. Phần lớn họ mua nhà để thờ phượng như một tư gia. Ít có chùa xử dụng chuông trống như ở Việt Nam, vì bị hạn chế bởi luật pháp bảo vệ yêu cầu của cư dân bản địa, những chùa như Trúc Lâm ở Atlanta, Georgia, xa cách nhà dân nên có thể xử dụng chuông trống. Tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, chùa Hoa Nghiêm ở VIRGINIA, đường Backlick. Fort Belvoir phải mất 5 năm xin phép xây dựng chính thức là một ngôi chùa. Do các Phật tử trí thức đứng ra thành lập. Một chùa hội như thế mà còn phải đối mặt với pháp lý và công nợ thì cá nhân một tu sĩ phải xoay xở để đóng thuế và bao nhiêu loại khoản phí khác, quả là một khó khăn, như vậy thì giờ đâu để tu học hoặc thăng tiến kiến thức học vị! Ngay cả nhà thờ là cơ sở tín ngưỡng cổ truyền bản địa, còn phải đóng cửa và chuyển nhượng vì không có tín đồ, không có thu nhập để đóng thuế.

Các tu sĩ đến Mỹ, một là trụ trì, hai là theo đuổi việc học, ba là diễn giảng, tu tập và nghiên cứu. Trụ trì gặp phải nhiêu khê như đã nói, việc hỷ cúng từ quần chúng có hạn vì mức sinh hoạt bản xứ quá cao, thu nhập phổ thông vừa đủ sau khi trừ bao nhiêu khoản phí như thuế má, bảo hiểm, tiết kiệm… Vả lại, với số tiền vài ngàn cúng cho chùa tại Mỹ, chả thấm vào đâu, cũng với số tiền đó đem về Việt Nam giá trị sẽ lớn gấp bội, vì thế họ dồn về V.N để cúng và là từ thiện. Các vị lớn tuổi mất sức lao động, tiền do con cháu chu cấp hạn chế. Tuổi còn đi làm, có thể tìm thêm việc phụ thì phải đóng thuế thu nhập. Cuối tuần họ đến chùa như một lối thoát ức chế tâm lý và nhu cầu tín ngưỡng. Các tu sĩ phải thông thạo khoa nghi để có thu nhập và gần gủi cộng đồng. Các chùa hội lập ra, mong có quần chúng tu tập đông, vừa giải quyết công nợ vay ngân hàng, vừa giúp cho quần chúng có nơi tu học, vì thế đòi hỏi các giảng sư có trình độ tương thích với bản xứ để thu hút tuổi trẻ, làm mới cách hoằng pháp mà tuổi trẻ hiện nay không cần đến kinh điển, chỉ cần học hiểu được giáo lý. Những tu sĩ đáp ứng được đòi hỏi như thế quả là rất hiếm. Các tu sĩ biết ngoại ngữ nói chuyện với tuổi trẻ, sống với tuổi trẻ, phải là những tu sĩ trẻ, điều nầy, phần lớn tu sĩ Việt Nam hiện nay thiếu trình độ.

Có những tu sĩ từ Việt Nam qua do sự thỉnh cầu, cũng chỉ là những tu sĩ quen cách diễn đạt trên bục giảng hơn là cách hòa nhập thân thiện bình đẳng của tuổi trẻ âu Mỹ. Những tu sĩ tốt nghiệp thế học, có thể đảm đương hoằng pháp theo phong cách mới, quả là hiếm hoi, chưa đủ 10 đầu ngón tay. Hiện nay cũng chỉ vài ba tu sĩ tuy không còn trẻ, cũng đủ khả năng thu hút một số lớp trung niên và người cao tuổi qua cách diễn đạt khôi hài, đúng hơn là trò giải trí chứ không thể xem là giáo dục chuyên sâu vào giáo lý hoặc hướng dẫn tu tập, một nhu cầu chính đáng của quần chúng tha hương hiện nay. Thỉnh thoảng một vài chùa có khóa tu, tạm đủ và đúng để tín đồ xem đó là pháp môn khả hữu mà sau khi ra về, họ còn có thể thực hiện trong cuộc sống thường nhật. Quần chúng mục đích giải thoát tâm linh chứ không phải trở thành cảm tình viên của tôn giáo hay chỉ là người thuần phục cung dưỡng. Như vậy, số tu sĩ đáp ứng nghi thức ma chay đã chưa thể phát triển Phật giáo trên đất nước tiến bộ như âu Mỹ, số tu sĩ đủ năng lực chuyển hóa quần chúng và giới trẻ đang thiếu trầm trọng, những tu sĩ chuyên tu và thực hành có hiệu quả để quần chúng nương tựa cũng đang là vấn đề chưa đáp ứng đủ hiện nay. Số vị chuyên tu, ít nằm trong lớp tu sĩ trẻ, phần nhiều là bậc lão thành đã kinh qua trường đời, chinh vì thế mà tâm họ thuần thành và chân chính, họ không tham cầu danh lợi, địa vị, họ không muốn sở hữu chùa chiền, họ ẩn mình để chuẩn bị hành trang cho cuộc sống kiếp sau; thời gian còn lại trên cỏi đời đối với họ rất quý mà thời trai trẻ họ đã phí phạm vô lý. Những bậc chuyên tu như thế, về mặt sinh hoạt, quả thật họ không giúp được gì cho cộng đồng người Việt, nhưng rất khả dụng cho từ trường tâm linh. Chính những nguyên nhân nầy, chùa mọc rất nhiều làm cho kinh tế và tài chánh của quần chúng phân tán mỏng, tỷ lệ nghịch với hiệu quả hoằng pháp, để rồi cộng đồng Phật tử không còn biết nương và tin vào ai trong khi mỗi tu sĩ cát cứ một lãnh địa khi mà ảnh hưởng chính trị bị áp đặt, và không thiếu những lãnh địa đó không ăn nên làm ra, họ lại bán như bán căn nhà bình thường, họ bỏ luôn tôn tượng, pháp khí cho kẻ mua nhà muốn vứt đâu thì vứt. Chưa nói đến áp lực chính trị phải hô hào ủng hộ chống đối để có đất sống. Cộng đồng Phật giáo Việt Nam trên đất Mỹ hiện nay như chợ trời bày đủ loại mặt hàng, quần chúng bất lực nhắm mắt chọn lựa giữa hàng chục tổ chức đoàn thể giáo hội...mặc dù có trên 600 ngôi chùa Việt khắp nước Mỹ.

Tóm lại, tuổi trẻ Việt Nam tại Âu Mỹ, tuy thành đạt trong xã hội, nhưng truyền thống tín ngưỡng tâm linh vẫn là điều ràng buộc theo huyết thống; sinh hoạt các chùa chưa đủ sức thuyết phục, các tu sĩ chưa thu hút được chúng qua giáo lý cao siêu. Phải mất nhiều năm nữa, lớp tu sĩ trẻ hấp thụ văn hóa và ngôn ngữ, tập quán bản địa mới giúp phát triển Phật giáo Việt Nam trên đất âu Mỹ, và đáp ứng thỏa mãn nhu cầu tâm linh của giới trẻ Việt Nam đang được cha mẹ ông bà cố duy trì truyền thống tộc Việt. Quý thầy Việt Nam trên đất Mỹ phải đối diện quá nhiều khó khăn, vừa áp lực chính trị, vừa áp lực kinh tế, vừa áp lực học vấn, vừa đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng tâm linh và khoa nghi tôn giáo cho quần chúng trong khi phải đáp ứng những điều kiện khắc khe của luật pháp Hoa Kỳ về hội đoàn có lợi nhuận mà không xem tôn giáo là một mãng tách biệt như ở Việt Nam; Thế nhưng, quý thầy và quần chúng Phật tử vẫn luôn dành sự quan tâm cho đồng bào trong nước để chia xẻ một phần vật chất có được sau những năm tháng vất vả trên xứ người. Nhìn những vật dụng của quý thầy ở Mỹ, trong đó có cell phone, mới thấy giản dị so với các tu sĩ trong nước rất nhiều. Có những tu sĩ phải tìm việc làm để tự sống. Có đến mới thấy, hiểu, cảm thông cái khó của họ; những người còn sống trên quê hương, cứ nghĩ ai ở Mỹ cũng sung sướng giáu sang! Vật dụng chư Tăng còn như thế thì Phật tử tín đồ cũng không khá hơn là bao.

MINH MẪN
19/6/2011

Hình trên: Chùa Huệ Quang , TP. Santa Ana trong ngày lễ Vu Lan
Hình thứ nhì là hình Chùa Việt Nam TP. Los Angeles do Thầy Thích Thiên Ân khai sáng

Xem thêm:
PHẬT GIÁO VIỆT NAM ĐANG LỤI TÀN HAY KHỞI SẮC (?!)Trần Kiêm Đoàn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2019(Xem: 16191)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
10/05/2019(Xem: 12838)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
04/01/2019(Xem: 81649)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 11084)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/06/2018(Xem: 5832)
Với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chúng ta ngày càng tiếp thu được nhiều thông tin qua các phương tiện truyền thông đại chúng, biết được hàng ngày hàng giờ có nhiều bạn trẻ tự tử mà nguyên do bị ức chế tình cảm, phiền não gia đình, thất vọng công danh, tự ti bản thân, buồn khổ cô đơn, trầm cảm bi khổ, bế tắc tiền tài, lo sợ bị đe dọa...
03/06/2018(Xem: 21548)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
13/03/2018(Xem: 11265)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 22934)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
07/01/2018(Xem: 5738)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Bình Quang, xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định, chúng tôi thay mặt cho Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng cảm ơn HT Viện chủ Tự Viện Bình Quang; cảm ơn quý vị đại diện Chính quyền sở tại; cảm ơn tất cả các Anh Chị Em BHDGĐPT Bình Định cũng như Bà con trong Xã nhà của chúng ta đã có mặt hôm nay, trong buổi lễ tặng quà bị thiệt hại do cơn bão số 12 đã gây ra cho Bà con chúng ta, và nhân nơi đây chúng tôi cũng xin chia sẻ đến Bà con một vài điều trước khi Bà con nhận món quà, bằng tất cả tấm lòng của Phái đoàn chúng tôi
15/12/2017(Xem: 76537)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567