Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

[05] Người tu Phật phải là kẻ chán đời chăng?

13/05/201313:14(Xem: 2371)
[05] Người tu Phật phải là kẻ chán đời chăng?


Đạo Phật và Tuổi Trẻ

Hòa thượng Thích Thanh Từ

--- o0o ---

-05-

Người tu Phật phải là kẻ chán đời chăng?

Có một số người muốn lên án đạo Phật, không biết gì hơn, họ muợn danh từ "chán đời" gán vào đạo Phật. Thế rồi họ oang oang lên rằng người tu là kẻ "chán đời", đạo Phật là đạo "chán đời"... Phản ứng lại, một số Phật tử nồng nhiệt bênh vực đạo, cực lực phản đối và đính chánh: "Người tu là yêu đời..." Chúng ta hãy gạt ngoài tình cảm, lấy lý trí xét đoán thử người tu Phật phải là "chán đời" không?

Trước ta hãy định nghĩa "chán đời" là thế nào? - Theo nghĩa thông thường mọi người hiểu, "chán đời" là kẻ không bằng lòng xã hội thực tại.

Có hai hạng "chán đời". Một hạng, vì không thỏa mãn tham vọng, bất lực trước cảnh trái nghịch đâm ra chán ghét xã hội. Một hạng vì thấy sự mục nát của xã hội, đủ khả năng cải đổi, nên chán cái cũ, xây dựng cái mới. Tỷ dụ: Có một cái nhà mục nát hư rách và bẩn thỉu, nắng không có chỗ ẩn, mưa không chỗ đụt, lại hôi hám thối tha. Trong nhà ấy có ba người ở. Người thứ nhất thì luời biếng, cho rằng số kiếp đã định, phải sao chịu vậy, rồi cứ đùa giỡn say sưa với cảnh đen tối ấy. Người thứ nhì, mỗi khi bị gió lồng mưa lọt thì chắc lưỡi hít hà, đâm ra căm tức muốn xô cho ngã, đập cho tan cái nhà oan nghiệt này, mà trong tay không có một đồng xu, một cây tre, một miếng lá... Người thứ ba nhận rõ sự khổ sở, sự bẩn thỉu, không cam chịu sống mãi trong cảnh tủi cực này, nhất định thay đổi cái nhà mục nát nhớp nhúa bằng cách dành dụm tiền, tìm vật liệu để xây dựng lại chắc chắn tốt đẹp, cho mình và anh em mình ở khỏi khổ. Ba anh em trong nhà này, là đại biểu ba hạng người trong xã hội. Người thứ nhất là hạng người chạy theo dục lạc, không có một ý niệm gì về cuộc đời cả. Người thứ hai là hạng người chán đời, vì không thỏa mãn tham vọng và bất lực. Người thứ ba là hạng người tinh tấn, thấy sự mục nát của xã hội, chán cái cũ, xây dựng cái mới.

Hạng người chạy theo dục lạc: Họ nói là yêu đời, kỳ thật họ chỉ yêu dục lạc mà thôi. Vùi mình trong dục lạc, họ chỉ sống có ngày nay mà không có ngày mai. Họ nhìn đời qua lớp sơn bên ngoài, nên say sưa mê mệt. Nếu ai nói cái gì khác hơn sự hưởng dục lạc, họ không ngần ngại gán cho danh từ "chán đời yếm thế". Ai khuyên họ làm lành lánh dữ, họ chế nhạo là lên mặt "thầy đời". Thấy ai khổ sở khuôn mình trong đạo đức, họ cười là bọn "dại khờ"... Mục đích của họ không ngoài thỏa mãn dục vọng nhất thời. Giá trị của họ là hưởng được nhiều khoái lạc. Bởi thế, nên cái nhìn, cái nghĩ của họ không quá một tấc, một gang. Và suốt đời không làm gì khác hơn là lo cho thằng người của họ. Thế mà, gặp ai họ cũng vỗ ngực ta đây là yêu đời. Hai tiếng "yêu đời" là cái bia danh dự nhất, để họ nêu lên trước quần chúng.

Hạng người chán đời vì không thỏa mãn tham vọng và bất lực:Hạng người này nhìn đời bằng cặp mắt oán ghét, cuộc đời toàn xấu xa bỉ ổi, mọi người trong xã hội là kẻ thù của họ. Vì thế, họ muốn trốn một nơi nào, mà không có người bén mảng đến. Tại sao có quan niệm này? - Bởi vì:

- Hoặc họ là người đã đổ bạc vạn để mua chức quan (theo thời mua quan bán tước) mà không đắc cử. Tiền đã sạch, của đã không thì còn gì mà không chán ghét xã hội.

- Hoặc họ là một quan chức bị thải hồi. Khi xưa ra đường có kẻ võng người hầu, mà nay chỉ chiếc gậy quéo với cặp chân trần, thì tài nào họ không chán đời khinh bạc.

- Hoặc họ là một thí sinh, bao nhiêu sinh lực đều dồn vào sự học; đến năm thi, đặt hết hy v?ng vào cái cấp bằng để có sở làm, được cơm no áo ấm, thế mà thi trượt! Trượt một lần, hai lần... mắt họ đã hoa, nhìn trước cả một bầu trời đen tối.

- Hoặc họ là người đang nặng lời biển hẹn non thề; bỗng không, ai đành ăn nguyền nuốt hẹn, để họ sớm hờn duyên, chiều tủi phận. Lòng uất hận tràn trề, họ thiếu suy xét, lầm tưởng mọi người đều xấu xa hèn mạt...

Tóm lại, vì không thỏa mãn dục vọng, công danh v.v... nên đâm ra chán ghét đời. Những người này, không phải sẵn lòng chán đời, bởi họ tham cầu những cái gì trên đời mà không được, nên sanh hờn ghét. Nếu những điều họ muốn mà được như ý, thì họ còn mê đời hơn ai nữa.

Hạng người chán đời vì thấy xã hội mục nát, quyết thay cũ đổi mới:Hạng người này lòng thương không bờ bến, nhìn thấy sự lầm than đen tối của đồng bào, của nhân loại, quyết hy sinh đời mình để khỏa bằng những hầm hố chông gai, đưa nhân loại đến nơi vinh quang an lạc. Những vị điển hình của hạng người này:

- Ðức Khổng Tử, vì chán cái xã hội mục nát của thời Xuân Thu nên quên nhọc nhằn, nay ở Lỗ mai về Vệ cho đến Tống, Trần... và chịu vất vả ngồi dạy học trò, biên chép kinh sách để mong vãn hồi Nhân đạo.

- Ðức Jésus Christ, vì chán sự cai trị khắc nghiệt của người La Mã, chế độ giai cấp bất công của đế quốc Do Thái, nên không nệ vào tử ra sanh đi giảng đạo Bác ái.

- Ông Tôn Văn, vì chán cái xã hội hủ bại của nhà Thanh, nên mới vận động cách mạng khởi nghĩa năm 1911 để thành lập Tam dân Chủ nghĩa.

- Ðức Thích-ca, vì chán giai cấp bất bình đẳng của Ấn Ðộ thời ấy, chán lòng sân hận thù oán của loài người, chán cái si mê mù mịt của chúng sanh, nên vất bỏ cả ngai vàng ngôi báu, lìa vợ đẹp con yêu, ngót mười một năm tìm đạo trải qua nghìn vạn hiểm nguy. Sau khi đã thấy đạo, được phương pháp cứu khổ chúng sanh, Ngài dãi dầm sương nắng ngót bốn mươi chín năm, đem tinh thần bình đẳng thay cho giai cấp bất bình, lấy từ bi thay cho sân hận oán thù, dùng trí tuệ thay cho si mê mù mịt. Thế là, Ngài đã cải thiện xã hội bất công đen tối của loài người, trở thành xã hội lành mạnh tốt đẹp cho toàn thể dân sinh.

Tóm lại, sống trong cảnh khổ mà không tự biết, cứ say sưa theo dục lạc khói mây là kẻ mù quáng. Ôm lòng tham trèo lên cây thang danh vọng, tài, sắc... rủi trượt chân đổ ngã, dập đầu toác trán, mới nhận ra nỗi khổ, nhưng chỉ biết kêu khóc, oán hờn là kẻ khiếp nhược. Nhận chân sự khổ rồi đem hết khả năng hoán cải xây dựng biến khổ trở thành lạc là bậc Thánh nhân, là người giác ngộ. Như thế, ta ngại gì không dám thừa nhận người tu là "chán đời", đạo Phật là "đạo chán đời". Chán để xây dựng, để đem hạnh phúc cho chúng sanh ; chớ không phải chán để khóc than, thù hận như họ lầm hiểu.

--- o0o ---

Source: Thiền Tông Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2011(Xem: 2393)
Tuổi thanh niên là tuổi hi vọng ước mơ, bao giờ cũng nuôi sẵn trong lòng những mộng đẹp. Nhờ sự hi vọng ước mơ ấy, thanh niên mới phát triển hết khả năng để đạt được sở nguyện. Thế mà, nghe đạo Phật đề cập đến vấn đề diệt dục, thật là một việc cằn cỗi khô khan, không thích hợp chút nào với tuổi đang tràn trề nhựa sống, theo quan niệm của họ. Do đó, đa số thanh niên chỉ đứng xa nhìn đạo Phật, thấy như mình không có liên hệ gì với cái đạo già cỗi ấy.
23/06/2011(Xem: 15131)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
22/06/2011(Xem: 2306)
Hiện nay, người Việt ở hải ngoại đã qua ba thế hệ, họ sớm hòa nhập với xã hội công nghiệp, nhất là tuổi trẻ thuộc thế hệ thứ ba. Vấn đề tôn giáo đối với thế hệ nầy gần giống như cư dân bản địa, còn chút gì chăng là do tính huyết thống của ông bà cha mẹ lưu truyền.
30/05/2011(Xem: 18518)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
18/02/2011(Xem: 4676)
"Phật Pháp Cho Sinh viên" là kết quả của hai buổi nói chuyện đạo của Ajahn Buddhadàsa vào tháng Giêng năm 1966 với các sinh viên viện Ðại học Thammasat ở Bangkok.
11/02/2011(Xem: 30533)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
06/02/2011(Xem: 3084)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
05/01/2011(Xem: 32029)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 42233)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 7477)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567