Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đáp ứng của Phật Giáo trước Đại Dịch Covid-19 từ gốc độ lịch sử ( Buddhist Responses to the Covid-19 Pandemic in Historical Perspective)

01/02/202218:55(Xem: 5922)
Đáp ứng của Phật Giáo trước Đại Dịch Covid-19 từ gốc độ lịch sử ( Buddhist Responses to the Covid-19 Pandemic in Historical Perspective)

covid-19 


 ĐÁP  ỨNG  CỦA PHẬT GIÁO  TRƯỚC  ĐẠI  DỊCH  COVID -19  TỪ  GỐC ĐỘ  LỊCH SỬ

( Buddhist Responses to the Covid-19 Pandemic

 in Historical Perspective)

 

Nguyên Tác : C. Pierce Salguero
Việt dịch      : Trần Như Mai

 

 

 

Giới thiệu : C. Pierce Salguero là một học giả liên ngành về y học nhân văn . Ông đã có học vị Tiến sĩ về Lịch Sử Y Khoa tại Đaị Học Y Khoa John Hopkins, Hoa kỳ  ( 2010) , và giảng dạy về Lịch sử Á Châu, Y học và Tôn giáo tại Trường Abington, thuộc Đại học Pennsylvania, gần Philadelphia. Trong số nhiều công trình nghiện cứu đã được xuất bản có liên quan đến Phật Giáo và Y học, ông là tác giả của bộ sưu tập  “Phật Giáo và Y học” , do Đaị học Columbia xuất bản.

 

*****************

 


stayhomecovid19

Với sự xuất hiện của virus SARS-CoV2 ở Vũ Hán - Trung quốc cuối năm 2019, và tiếp theo sau là sự lây lan rộng khắp thành một đại dịch toàn cầu, các tổ chức Phật giáo đã ra tay hành động khắp nơi trên thế giới. Đáp ứng của Phật giáo rất đa dạng, phản ảnh sự khác biệt giữa các tông phái và các nền văn hóa, tuy nhiên họ đã hội tụ quanh những chủ đề chung theo những tiền lệ đã được ghi sâu trong lịch sử.

 

Một ví dụ về sáng kiến gần đây là dự án “ Làm Phẳng Đường Cong” do Hội Từ Tế ( Tzu Chi Foundation ) Chi Nhánh  Hoa Kỳ công bố  - đây là một Tổ chức nhân đạo Phật giáo khổng lồ đặt trụ sở trung ương  tại Đài-loan, có trên 10 triệu hội viên và 45 chi nhánh khắp thế giới. Trong một thông cáo báo chí vào đầu tháng 4 , Hội Từ Tế Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ sẽ phân phối hằng triệu khẩu trang và dụng cụ y tế cho các nhân viên y tế làm việc ở tuyến đầu, và khởi động một chương trình hỗ trợ cho những người chịu tác động của đại dịch về mặt kinh tế xã hội. Những sáng kiến ấy ở Hoa kỳ bổ sung cho những nỗ lực quốc tế rộng khắp của Hội Từ Tế để giúp khống chế và giảm thiểu tác hại của đại dịch khắp nơi trên thế giới. Suốt thời gian này, trụ sở trung ương của Hội cũng liên tục phổ biến Giáo pháp được soạn thảo cho những thời điểm khó khăn như hiện nay. Giáo pháp ấy gồm có “ Lời nhắc nhở hằng ngày” khích lệ Phật tử cầu nguyện, giữ vững chánh niệm, thanh lọc tâm, phát triển lòng từ bi, thực hành ăn chay và xem đại dịch như là một dịp để thức tỉnh tâm linh.

 

Những đáp ứng có tầm mức rộng lớn khác của Phật giáo trước đại dịch Covid-19 bao gồm các hoạt động của tổ chức Soka Gakkai International ( SGI), một tổ chức Phật giáo khổng lồ  đặt trụ sở trung ương ở Tokyo, với khoảng 12 triệu hội viên ở 192 quốc gia.  Trong một thông cáo báo chí ngày 10/ 4 /2020, chủ tịch hội SGI là Minoru Harada thông báo rằng các chi nhánh tại Ý, Mã-lai, và Hoa kỳ đang tặng khẩu trang và gây quỹ để gúp đỡ các nhân viên y tế ở tuyến đầu, trong lúc các hội viên trẻ ở Nhật chia sẻ một sáng kiến về “Ở Nhà” trên Twitter.

 

Cũng trong tháng 4, tổ chức Dhammakaya của Thái-lan đã sử dụng YouTube để kêu gọi khoảng 3 triệu hội viên khắp thế giới cùng đến với nhau để “ hành thiền chống coronavirus”. Tổ chức này gọi nỗ lực của họ để tích lũy một triệu phút hành thiền  tập thể vào ngày 22/04/2020 là một hành động sẽ “ chữa lành vết thương trên thế giới ”. Trong lúc đó Đức Dalai Lama đã  xuất hiện  rất nhiều lần trên các phương tiện truyền thông báo chí để truyền bá đáp ứng của ngài trước đại dịch Covid-19. Trong một bài báo đăng trên tạp chí Time ngày 14/04/2020 , ngài đã diễn dịch cuộc khủng hoảng này theo nguyên lý tương quan tương liên, khổ, và vô thường , và kêu gọi lòng từ bi và hy vọng. Trong một bài báo khác dành riêng cho các Phật tử Trung quốc và Tây Tạng, ngài đặc biệt kêu gọi các tín đồ tụng thần chú Bồ tát Tara  để  cầu an và được che chở  chống lại virus.

 

Những hành động được tóm tắt ở đây  tiêu biểu cho tính đa dạng trong các đáp ứng của Phật giáo trước đại dịch Coronavirus. Do tầm cở của những tổ chức đặc biệt này, những sáng kiến của họ đã tạo nên  ấn tượng rộng lớn hơn hầu hết các tổ chức khác. Nhưng các tổ chức Phật giáo khắp thế giới – dù là Nguyên Thủy, Đại Thừa hay Kim Cương Thừa, truyền thống hay hậu truyền thống, điạ phương hay toàn cầu - tất cả đều tích cực dấn thân giúp đỡ các thành viên  và công đồng của họ bằng nhiều phương cách tương tự trong lúc hoạn nạn này.

 

Nói chung, phần lớn những đáp ứng trước đại dịch coronavirus đều có  nền tảng vững chắc dựa trên giáo lý và lịch sử Phật giáo. Có lẽ rất nhiều độc giả đã quen thuộc với lời dạy của Đức Phật về các chiều hướng tinh thần và tâm linh. Tuy nhiên, có lẽ các bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng đây cũng là trường hợp Phật giáo đã giảng dạy hằng nghìn năm trước về những đáp ứng đặc biệt, trực tiếp và cụ thể trước các dịch bệnh truyền nhiễm. Những biện pháp chống lại dịch bệnh đã được đề cập đặc biệt trong các bài kinh lớn xuyên qua nhiều truyền thống Phật giáo khác nhau. Trong các nền văn hóa Á châu tiền-hiện-đại, các tu viện Phật giáo là một trong những tổ chức có nhiều quyền lực và tương quan xã hội nhất , và vì thế thường có nhiều ảnh hưởng trong việc vận động quần chúng đáp ứng các vấn đề sức khỏe cộng đồng.

 

Bên ngoài các cơ cấu tổ chức chính thức, tín đồ Phật giáo thường tổ chức các nhóm tương trợ và  dự án từ thiện vào những lúc có dịch bệnh, nạn đói, và các thiên tai khác. Nhiều tiền lệ ấy trong lịch sử đang vang vọng lại trong những đáp ứng của Phật giáo trước đại dịch toàn cầu hiện nay. Ở đây, tôi muốn hướng trọng tâm đến ba lãnh vực: hành thiền, từ thiện và nghi lễ cầu an. Những ví dụ được đề cập dưới đây đã được các học giả ghi lại thành tài liệu trong khi nghiên cứu về lịch sử Phật giáo và y học, và được rút ra từ các tuyển tập “Phật giáo và Y học” của tôi vừa đựợc Viện Đại Học Columbia xuất bản gần đây.

 

Uy lực của thiền tập để nâng cao sức khoẻ đang xuất hiện như một trọng tâm của những đáp ứng của Hội Từ Tế, Tu viện Dhammakaya, và những nhóm Phật giáo thuộc các tông phái khác.  Nhiều chùa và trung tâm hành thiền khắp thế giới đã tạo ra nhiều nguồn tài liệu như ‘Tăng đoàn ảo’, ‘thiền tập được hướng dẫn đặc biệt để tăng cường sức đề kháng và sức khoẻ ’ để phục vụ moị người  trên Mạng Internet . Những biện pháp này phản ảnh sự kết hợp lâu đời giữa thiền tập và sức khoẻ trong truyền thống Phật giáo, vốn đã có mặt rất lâu trước thế kỷ thứ 21,  khi các nhà khoa học thần kinh  nhấn mạnh đến sự can thiệp của thiền chánh niệm để giảm căng thẳng  thần kinh.

 

Thiền tập không những được xem là giúp giảm căng thẳng tinh thần và tăng cường sức đề kháng, mà còn trực tiếp chữa lành nhiều bệnh tật về thể chất. Thí dụ, thiền quán về những chi phần của giác ngộ được mô tả như là một phương pháp thực hành để xua đuổi bệnh tật trong một số bài kinh thuộc Phật giáo Nguyên Thủy, như bài kinh Girimānanda Sutta ( Tăng Chi BK 10.60 ) từ Kinh tạng Pāli, được kết tập trong thế kỷ thứ nhất trước Tây lịch. Truyền thống Đại thừa đã dành trọn nhiều bộ luận viết về đề tài làm thế nào một bậc thánh nhân giác ngộ tánh không đã chứng tỏ hoàn toàn chế ngự được bệnh tật, thí dụ như Kinh Duy Ma Cật ( Virmalakirti Sutra), đựợc viết vào thế kỷ 100 sau Tây lịch. Các pháp hành thiền quán tưởng  để chữa  bệnh đã đóng một vai trò nổi bật trong Kim Cương Thừa (Mật Tông) ít nhất là từ thế kỷ thứ năm sauTây lịch, khi các hành giả bắt đầu quán tưởng thần chú, các biểu tượng thiêng liêng hoặc thần linh nhập vào thân để chữa lành bệnh tật hoặc điều hoà năng lượng vi tế . Trong lúc cơ cấu của những phương pháp thiền tập được cho là để chữa bệnh ấy khác nhau tùy theo sự khác biệt giữa các truyền thống Phật giáo và các nền văn hóa , khái niệm về thiền tập có thể chữa lành bệnh hoặc phòng bệnh là một sợi chỉ chung xuyên suốt các tông phái Phật giáo.

 

Một chủ đề quan trọng thứ hai trong những đáp ứng của Phật giáo trước đại dịch COVID-19 là sự nhấn mạnh đến tâm từ bi và hạnh bố thí đối với người bệnh. Những sáng kiến từ thiện của các tổ chức như Hội Từ Tế, Hội SGI là phiên bản  hiện đại của sự dấn thân của Phật giáo trong công tác từ thiện về mặt y tế  theo truyền thống đã có từ nhiều thế kỷ trước. Bắt đầu từ thuở sơ kỳ là thế kỷ thứ 6 sau Tây lịch và tiếp tục suốt thời kỳ tiền-hiện-đại, các tài liệu lịch sử còn ghi lại  chứng tỏ rằng các nhà nhà hảo tâm Phật giáo đã thường xuyên thành lập và tài trợ  rất nhiều bệnh viện và trạm xá y tế khắp các nước như Campuchia, Trung hoa, Nhật bản, Hàn quốc, Tích-lan, Thái lan, và Tây-tạng. Các cơ sở y tế đó thường do những tăng ni Phật giáo điều hành, và đôi lúc còn được đặt ngay trong khuôn viên của chùa.

 

Thậm chí các cơ sở Phật giáo đôi lúc còn đóng vai trò trực tiếp trong việc thi hành những sáng kiến cứu trợ về y tế hay tai ương thảm họa công cọng ở cấp bậc địa phương. Trong lúc các bệnh viện tiền-hiện-đại chăm sóc bệnh nhân bằng đủ loại y dược truyền thống, thì nhiều tổ chức Phật giáo đương đại đã chuyển sự hỗ trợ của họ sang những biện pháp can thiệp khoa học và y sinh học. Như vậy, các tổ chức từ thiện Phật giáo ngày nay đã tích cực hỗ trợ hoặc trực tiếp điều hành đủ loại bệnh viện, phòng khám bệnh, và những sáng kiến y tế công cọng khắp thế giới.

 

Dù  là lời nhắc nhở cầu nguyện hằng ngày của Hội Từ Tế,  sự nhấn mạnh của Hội SGI về tụng các thần chú, hay lời khuyên của Đức Dalai Lama về cầu nguyện Bồ Tát Tara, một chủ đề lớn khác đã xuất hiện trong đáp ứngcủa Phật giaó trước đại dịch Covid-19 là nghi lễ cầu nguyện sự bảo vệ. Đây đã là mối quan tâm chung đối với Phật tử, xuất phát từ thời xa xưa  khi  lịch sử các truyền thống bắt đầu được ghi chép lại, và tiếp tục trở thành vấn đề quan trọng nhất đối với hầu hết Phật tử khắp thế giới ngày nay.

 

Trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy sơ kỳ, một số bài kinh đặc biệt được tụng như là Kinh Cầu An ( Parittas ), để được bảo vệ khỏi bị bệnh tật và tai họa. Đặc biệt, các bài kinh kể lại chuyện được chữa lành bệnh ngay – như là Kinh Girimānanda  đã được đề cập ở phần trên -  được cho là có năng lực giúp vượt qua bệnh tật và duy trì sức khỏe nhờ những uy lực thần bí về nguồn gốc của bài kinh. Mặc khác, truyền thống tu tập của Đại Thừa và Kim Cương Thừa có khuynh hướng đặt trong tâm vào việc kêu gọi sự phù hộ của một vài vị Phật hay Bồ-tát đặc biệt.  Bài kinh và bài Chú phổ thông nhất liên quan đến các vị Phật chuyên chữa lành bệnh tật là Kinh Dược Sư (Medicine Buddha Sutra ), Chú Đaị Bi ( Great Compassion Mantra)  liên kết với Đức Quán Thế Âm Bồ Tát, và Thần chú Tara được Đức Dalai Lama khuyến nghị như đã nói ở phần trên. Chúng ta có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng những ngôn ngữ thần bí đó đã được sử dụng từ thời kỳ trung cổ để chống lại dịch bệnh trong những buổi cầu nguyện riêng tư hay trong các buổi lễ cầu nguyện tập thể của quần chúng, do các tự viện lớn, vua chúa  hoặc các đoàn thể cứu tế  xã hội tổ chức.

 

Được cho là tâm điểm trong giáo  lý và lịch sử Phật giáo, không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta thấy những tổ chức hành thiền để chữa lành bệnh tật, những hoạt động từ thiện về y tế, những nghi lễ cầu an đã đóng một vai trò quan trọng trong  đáp ứng của Phật giáo trước đại dịch Covid-19. Các Phật tử hầu như luôn luôn sử dụng những biện pháp ấy một cách nghiêm túc như những can thiệp về y tế và sức khoẻ công cọng. Làm thế nào và tại sao họ nghĩ là những biện pháp ấy có hiệu quả lại là một câu hỏi phức tạp hơn.

 

Các truyền thống Phật giáo lớn tự thân đã có nhiều cách diễn giải về bệnh tật rất khác nhau tùy theo tông phái, văn hóa và địa lý. Trong một số nơi, các Phật tử phần lớn nghĩ đến bệnh tật là do quỷ thần gây ra, và đã tìm kiếm sự che chở theo kiểu thần bí. Trong những hoàn cảnh khác, họ đã nghĩ đến bệnh tật là do nghiệp báo, và họ đã tìm kiếm sự can thiệp của các đấng linh thiêng. Trong một số vùng miền, phần lớn người ta nghĩ rằng bệnh tật là do  những biểu hiện đặc thù của các năng lượng vi tế. Những Phật tử đương đại trước tiên muốn diễn dịch các  truyền thống ấy qua một lăng kính hiện đại có lẽ ưa thích cách diễn dịch theo tâm lý học và mang tính chất thế tục hơn về đáp ứng của Phật giáo trước đaị dịch hiện nay. Do sự khác biệt văn hóa, sự trải rộng khoảng cách về địa lý, và luôn luôn có nhiều tiếng nói khác nhau, các truyền thống Phật giáo nói chung tiếp tục đồng thời  lên tiếng về tất cả mọi biện pháp thực hiện này.

 

Như vậy, đáp ứng của Phật giáo trước đại dịch coronavirus và việc diễn dịch các biện pháp thực hiện ấy không nhất thiết phải trùng hợp nhau trong những nét đặc thù. Tuy nhiên, người ta có thể thấy những đáp ứng ấy qui tụ quanh một số chủ đề bắt nguồn sâu xa từ lịch sử . Những gì làm cho tất cả các đáp ứng ấy trở thành một phần  của truyền thống Phật giáo trước dịch bệnh không phải là vấn đề họ đồng ý với nhau trong mọi lãnh vực, mà là tất cả những đáp ứng ấy đều là một phần của cuộc đối thoại xuyên văn hóa vẫn  tiếp diễn từ mấy ngàn năm nay về Phật giáo và sức khỏe.

 

___________________________

 

    *Xin bấm vào đường dẫn này để  đọc bản tiếng Anh :

https://www.buddhistdoor.net/features/buddhist-responses-to-the-covid-19-pandemic-in-historical-perspective




facebook-1
***
youtube

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/11/2017(Xem: 8946)
Long Thọ hay Long Thụ (Nāgārjuna) không phải chỉ là tổ của tông Trung Quán (Madhyamika),[1] trong lịch sử phát triển Phật giáo ngài được coi là vị Phật thứ hai sau Đức Thế Tôn[2] nên trong các hình tượng bồ tát chỉ có tượng của ngài duy nhất được tạc vẽ với nhục kế (uṣṇīṣa), vốn tượng trưng cho trí tuệ viên mãn như hình tượng Đức Phật chúng ta thường thấy. Truyền thống Phật giáo xuy tôn ngài là người thành lập Phật giáo Đại thừa không phải vì theo truyền thuyết nói rằng ngài đã mang kinh điển Đại thừa từ Long Cung về phổ biến mà vì ảnh hưởng thật sự tư tưởng của ngài trong các tông môn. Cho đến ngày nay, tám tông môn Phật giáo lớn từ Thiền đến Mật của Trung Hoa Triều Tiên Nhật Bản Tây Tạng Mông Cổ nhận ngài là tổ đều truyền bá đến Việt Nam từ lâu. Ở nhiều nước như Tây Tạng, Nepan, Mông Cổ chùa viện tư gia còn đắp tượng vẽ hình thờ phượng ngài như Đức Phật. Ngay tại Ấn Độ, đất nước đã tiêu diệt Phật giáo, người ta vẫn còn tiếp tục hãnh diện phổ biến các nghiên cứu về ngài và tôn kính ng
25/08/2017(Xem: 21405)
Bản Giác (sách pdf) tác giả: Tiến sĩ Lâm Như Tạng
23/03/2017(Xem: 9969)
Thực tại, nghĩa là nơi chốn, chỗ, vị trí, cũng có tên không gian. Không gian, nói một cách tổng thể, là bề mặt của vũ trụ từ bao la, rộng lớn, cho đến hạn hẹp đối với mỗi con người chúng ta đang có mặt ở một nơi nào đó, như tại : Núi cao, thác ghềnh, quán cà phê, phòng làm việc, phòng ngủ, phòng ăn, sân chùa,
20/03/2017(Xem: 11047)
Thức A-lại-da không phải là linh hồn. Đạo Phật bác bỏ không có linh hồn tồn tại trong một bản thể muôn loài hữu tình chúng sanh. Thức A-lại-da, là cái biết linh diệu của muôn loài, trong đó có loài người là tối thượng hơn tất cả. Cho nên Thức A-lại-da là con người thật của con người, chứ thể xác không phải là con người thật vì sau khi xác thân con người nói riêng, muôn loài chúng sanh nói chung bị chết đi, xác thịt sẽ bị bỏ lại, rồi từ từ tan rã thành đất, cát, tro, bụi bay tứ tung trong không gian, không thể mang theo qua bên kia cõi chết. Duy chỉ còn lại một mình thức A- lại-da ra đi và tồn tại trong một bản thể nào đó bên kia cõi chết.
20/03/2017(Xem: 7555)
Nhân dịp đức Phật về Thành Ca Tỳ La Vệ giáo hóa hay tin công chúa Da Du Đà La mới bảo con mình đến gặp Phật xin chia gia tài, Phật mới nói rằng ta bây giờ không còn nắm giữ tài sản thế gian, chỉ có tài sản của bậc Thánh, nếu con muốn ta sẽ chia cho con? La Hầu La nghe Phật nói liền chấp nhận và sau đó phát tâm xuất gia tu theo Phật. Các bạn biết gia tài tâm linh đó là gì không? Này các bạn, đức Phật của chúng ta trước khi đi tu vẫn có vợ có con, sau khi thành đạo dưới cội Bồ đề thấu rõ mọi nguyên lý sai biệt như phải quấy, tốt xấu, nên hư, thành bại trong cuộc đời đều do chính mình tạo lấy, sau đó Phật mới trở về tiếp chúng độ sinh. Bảy thứ gia tài Thánh nếu chúng ta biết ứng dụng vào trong đời sống hằng ngày, thì chúng ta sẽ giàu có và tràn đầy hạnh phúc, không một ai có thể cướp đi được. Đức Phật của chúng ta đã thừa hưởng gia tài đó, nên đã không còn luyến tiếc cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, và thần dân thiên hạ.
20/03/2017(Xem: 8621)
Sau khi nhịp đập của con tim bị ngừng lại và cùng lúc 5 giác quan của toàn thân con người không còn biết cảm giác, gọi là Chết. Nhưng thức A-lại-da bên trong vẫn còn hằng chuyển liên tục và hoạt động một mình. Sự hoạt động đơn phương của nó y như lúc con người còn sống đang ngủ say.Thức A-lại-da hoạt động một mình, không có 5 giác quan của cơ thể bên ngoài cộng tác
16/03/2017(Xem: 7707)
Trong bài “Sức Mạnh Của Tâm” kỳ trước có nói đến Tâm là chủ tể. Đích thực, con người trên đời này làm nên vô số việc tốt, xấu, học hành, nên danh, nên nghiệp, mưu sinh sống đời hạnh phúc, khổ đau, cho đến tu tập phật pháp được giác ngộ thành Phật, thành Thánh, Nhân bản, v.v…đều do tâm chỉ đạo (nhất thiết duy tâm tạo). Qua đây cho ta thấy rằng; tâm là con người thật của con người, (động vật có linh giác, giác hồn thật siêu việt hơn tất cả các loài hữu tình khác trên trái đất này). Phi tâm ra, bản thân con người, chỉ là một khối thịt bất động.
16/03/2017(Xem: 7958)
Trong nghi thức Cầu Siêu của Phật Giáo Việt Nam, ở phần Quy Y Linh, có ba lời pháp ngữ: “Hương linh quy y PHẬT, đấng PHƯỚC TRÍ VẸN TOÀN – Hương linh quy y PHÁP, đạo THOÁT LY THAM DỤC – Hương linh quy y TĂNG, bậc TU HÀNH CAO TỘT” (chơn tâm – vô ngã). Ba lời pháp ngữ trên chính là ba điều kiện, ba phương tiện siêu xuất, có năng lực đưa hương linh (thân trung ấm) được siêu lên các cõi thiện tùy theo mức độ thiện nghiệp nhiều,
11/03/2017(Xem: 8075)
Do vì đặc thù, cho nên bảy hạng đệ tử Phật (Tỳ kheo Tăng, Tỳ kheo Ni, Sa di, Sa di ni, Thích xoa Ma na, Ưu Bà Tắt, Ưu Bà Di) từ trong thời Phật còn tại thế và hôm nay, ai cũng phải có tâm từ bi là một quy luật ắt phải có sau khi quay về Đạo Phật (Quy y tam bảo) trở thành Phật tử xuất gia. Được có tâm từ bi, là phải học và thực tập Phật Pháp. Dù là những oanh vũ nam, oanh vũ nữ trong tập thể GĐPT, đều phải học đạo lý từ bi và thực tập từ bi, được thấy ở những câu: em thương người và vật, em kính mến cha, mẹ và thuận thảo với anh chi, em.
22/12/2016(Xem: 24656)
Tất cả chúng ta đều biết rằng lời Phật dạy trong 45 năm, sau khi Ngài đắc đạo dưới cội cây Bồ Đề tại Gaya ở Ấn Độ, đã để lại cho chúng ta một gia tài tâm linh đồ sộ qua khẩu truyền cũng như bằng văn tự. Kể từ đó đến nay, con Người vĩ đại ấy và giáo lý thậm thâm vi diệu của Ngài đã vượt ra khỏi không gian của xứ Ấn và thời gian trải dài suốt 26 thế kỷ từ Á sang Âu, từ Âu sang Mỹ, từ Mỹ sang Úc, Phi Châu v.v… Như vậy đủ để cho chúng ta thấy rằng giáo lý ấy đã khế hợp với căn cơ của mọi người, dầu tu theo truyền thống Nam truyền hay Bắc truyền và ngay cả Kim Cang Thừa đi nữa cũng là những cổ xe đang chuyên chở mọi người đi đến con đường giải thoát của sanh tử luân hồi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567