Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

25. Nguyên Tắc

04/01/201909:11(Xem: 14362)
25. Nguyên Tắc

Nguyên Tắc

(giọng đọc Xuân Lan)

 

Nguyên tắc chính là thước đo kỷ luật sống của con người.

 

 

Sự bảo hộ cần thiết

 

Trong quá trình tiến hóa, con người đã tìm ra những điều kiện cần thiết giúp cho bản năng được thuần phục để vươn tới hạnh phúc. Ta gọi đó là những "nguyên tắc sống".

 

Bản năng của con người vốn hướng tới sự hưởng thụ - yêu thích cảm xúc tốt và tránh né cảm xúc xấu. Nhưng nếu muốn đạt tới giá trị bình an và hạnh phúc bền vững, thì ta cần phải thực tập buông bỏ những cảm xúc tốt không cần thiết và chấp nhận những cảm xúc xấu cần thiết. Những điều không cần thiết thường được gọi là những điều "không nên làm", và những điều cần thiết thường được gọi là những điều "nên làm". Đó là những trải nghiệm quý báu mà nhiều thế hệ trước đã phải trả những cái giá rất đắt mới đúc kết được. Đi theo những nguyên tắc ấy, tuy không được sống theo sự tùy hứng thoải mái của mình, nhưng ta sẽ đỡ phải mất thêm thời gian và năng lực để thử nghiệm. Nhất là ta có thể tránh được những lầm lỡ đáng tiếc. Chính vì thế, những ai sống theo nguyên tắc đúng đắn thì họ sẽ luôn được bảo hộ một cách an toàn và luôn mạnh dạn đi tới.

 

Nguyên tắc còn có tác dụng tạo nên sự hòa điệu giữa nhiều cá thể. Vì mỗi người vốn sở hữu một nhận thức và tập quán sống khác nhau. Nhất là tâm tính con người cũng thường xuyên biến đổi, nên phải cần có những nguyên tắc để quy định mức "cân bằng cảm xúc". Thật ra, chỉ cần ta sinh hoạt hay sống chung với một người nữa là phải có những nguyên tắc cần thiết, để bên này không vô tình vượt qua ranh giới đã quy định của bên kia. Bên kia dù thân thích hay yêu thương ta tới mức nào thì rốt cuộc họ cũng chẳng phải là ta. Họ có những nhu cầu nhất định mà ta bắt buộc phải tôn trọng. Như vậy, số người sinh hoạt chung với nhau càng đông, sự khác biệt giữa nhận thức và tập quán sống càng lớn, thì số lượng các nguyên tắc càng phải tăng lên và trở thành tiếng nói chuẩn mực của đoàn thể.


Có những nguyên tắc được ghi chép và có ngày ban hành hẳn hòi, nhưng cũng có những nguyên tắc "bất thành văn". Vì điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của các cá thể và mức độ ý thức tôn trọng nhau. Cho nên nguyên tắc phải thường xuyên thay đổi cho phù hợp với trình độ nhận thức không ngừng tiến bộ của con người. Có thể nói nguyên tắc chính là thước đo kỷ luật sống của con người. Người sống có nguyên tắc là người có bản lĩnh, dám tự đặt mình vào những khuôn khổ đúng đắn để vươn tới chân - thiện - mỹ.

 

Thế nhưng, nhiều người lại ghét nguyên tắc. Đó là những người sống bằng cảm tính, thích thì làm không thích thì không làm mà bất chấp hậu quả. Họ cho rằng nguyên tắc chính là sự ràng buộc, làm mất đi sự tự nhiên. Người dễ dàng thành đạt bằng sự may mắn (nhờ điều kiện thuận lợi bên ngoài), hoặc người dựa vào tài năng bẩm sinh (không qua môi trường rèn luyện) thì cũng có xu hướng coi thường nguyên tắc. Thậm chí, họ rất dị ứng với nguyên tắc. Ta thấy nhiều người thành đạt, nổi tiếng hoặc có tài năng nổi trội thì họ hay có lối sinh hoạt và giao tế khác thường. Đôi khi, họ cố tình không đi theo những nguyên tắc chung để tỏ ra sự khác lạ đặc biệt của mình. Với họ, làm khác người là một loại đẳng cấp. Rồi họ cứ ngang nhiên trễ hẹn, ăn mặc diêm dúa, phát ngôn trịch thượng, hay làm những chuyện mà người khác phải phát hoảng nhưng họ lại tỏ ra thích thú. Bởi vì họ nghĩ họ là ngôi sao. Bây giờ xã hội có thêm chứng "bệnh ngôi sao" tức là những người tự cho mình cái quyền vượt qua "quy luật cân bằng cảm xúc" của xã hội. Họ quên rằng họ có được như thế là nhờ vào sự quan tâm và ủng hộ của công chúng. Nếu họ cứ ỷ vào tài năng mà thiếu tôn trọng những nguyên tắc căn bản của xã hội thì sớm muộn gì họ cũng sẽ bị tẩy chay và quên lãng. Mà chỉ cần họ không thể tỏa sáng như trước đây thì công chúng cũng sẽ quay lưng với họ ngay. Quy luật đào thải này người nổi tiếng cần phải ghi nhớ.

 

 

 

Vượt thoát nguyên tắc

 

Đúng là cuộc sống luôn cần có nguyên tắc để giúp mỗi cá thể thuần phục bản năng và giúp cho các cá thể sống hòa điệu với nhau. Nhưng nguyên tắc cũng do chính con người đặt ra nên có những nguyên tắc gần với sự vận hành của vũ trụ, và có những nguyên tắc sai lầm hoặc chỉ mang giá trị tương đối trong một không gian hay thời gian nhất định. Thí dụ "Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng" là


nguyên tắc sống rất cần thiết và gần như bắt buộc cho những ai còn dễ bị tập nhiễm bởi môi trường bên ngoài. Nhưng với người đã thật sự vững chãi, có thể "hòa nhập mà không hòa tan" thì nguyên tắc ấy không còn hiệu lực với họ nữa. Nói đúng hơn, người đã thật sự trưởng thành thì phải vượt khỏi những khuôn thước hạn hẹp, phải có bản lĩnh tiếp xúc với mọi đối tượng hay hoàn cảnh để mở rộng không gian mà thực hiện những mục đích to lớn. Nhất là để giúp người giúp đời.

 

Có một chú tiểu xuất gia đã lâu nhưng vẫn chưa bỏ được thói quen ăn cắp vặt. Nhiều lần các huynh đệ trình báo lên sư phụ, thế nhưng chẳng thấy sư phụ phản ứng gì cả. Lần nọ, chú tiểu trộm một món đồ quý thì bị bắt quả tang. Các huynh đệ liền áp giải chú đến trước sư phụ và đồng thanh kiến nghị phải đuổi chú đi lập tức. Nếu không, họ sẽ bỏ đi hết. Vị sư phụ trầm ngâm hồi lâu rồi gật gù bảo: "Các con muốn đi thì cứ đi. Các con đã ý thức và chịu trách nhiệm được mọi hành động của mình thì ở đâu các con cũng có thể sống được. Riêng chú tiểu này còn dại khờ quá, cần phải ở lại với ta để được tu tập thêm". Mọi người đều bàng hoàng trước lời của sư phụ. Nhiều người ấm ức cho rằng đó là hành động bao che quá đáng, một người mà lại đánh đổi với cả tập thể. Nhưng khi tĩnh tâm lại và nghiền ngẫm kỹ thì ai cũng nhận ra tấm lòng bao la của sư phụ mình.

 

Tu viện vốn là nơi để mọi người đến nương tựa và luyện tập để cải tà quy chánh, chuyển hóa tệ lậu trở thành tốt đẹp, chứ đó không phải là trung tâm tuyển chọn những con người vốn đã được thanh cao. Bản chất giới luật là để nhắc nhở và ngăn chặn con người không tiếp tục phát triển tính xấu mà thanh tịnh hóa tâm hồn, chứ không phải là khuôn vàng thước ngọc để tôn thờ hay là bức tường kiên cố để chia cắt giữa cái tốt và cái xấu. Nếu ai phạm lỗi cũng đều bị trừng phạt đích đáng thì không có gì là giáo dục hay tu tập chuyển hóa nữa cả. Thành người tốt là cả quá trình phấn đấu không ngừng, hẳn nhiên sẽ có lúc được lúc không. Nên không thể căn cứ vào lúc chưa phạm lỗi mà cho là tốt, hay căn cứ vào lúc phạm tội mà cho là xấu. Chuyển hóa thật sự cái xấu mới là cốt lõi của sự tu tập.

 

Dĩ nhiên, khi một người vi phạm luật lệ thì tập thể có quyền quyết định không cho họ ở lại. Nhưng câu hỏi được đặt ra là tại vì ta không đủ sức để giúp đỡ họ, hay tại vì ta sợ mình làm sai luật lệ? Đúng là luật lệ khi đã ban hành thì phải được tôn trọng đúng mức. Nhưng nếu ta dùng luật lệ để làm thước đo trình độ hiểu biết và thương yêu của con người thì chẳng phải oan ức lắm sao? Luật lệ chỉ phản ánh hiện tượng, còn sự hiểu biết và thương yêu thì có thể chạm tới bản thể của con người. Ta biết rất rõ ranh giới giữa tốt xấu hay thiện ác có khi chỉ cách nhau trong đường tơ sợi tóc. Người kia hôm qua là Bồ tát, nhưng hôm nay có thể trở thành Dạ xoa. Và ngày mai họ có thể trở thành Bồ tát trở lại hay mãi mãi làm Dạ xoa là còn tùy thuộc vào sự nâng đỡ của những người có hiểu biết và tình thương. Đây là một bài toán rất khó - một bên lý và một bên tình.

 

Thực tế, không phải lúc nào ta cũng may mắn giải quyết vấn đề vừa thấu tình vừa đạt lý, nhưng ít ra ta phải có chủ trương và hết lòng xét cả hai mặt. Nếu thấy mình bắt buộc phải chọn lý để bảo vệ số đông thì ta đành phải mất tình với người kia. Tuy quyết định ấy không có sai, nhưng kỳ thực ta đã thất bại. Một người không thể ôm ấp được lỗi lầm của một người đã là thất bại rồi, huống hồ chi cả đoàn thể tới mấy chục người. Tại sao đoàn thể không can đảm vượt qua nguyên tắc hay luật lệ một lần để nâng đỡ và giúp người kia một con đường thoát, và rồi cùng nhau chịu trách nhiệm cho sự linh động của mình?

 

Nếu ta nói rằng ở đây chỉ có nguyên tắc và luật lệ, có công thì thưởng có tội thì trừng, thì tuy ta bảo vệ được vài quyền lợi trong nhất thời nhưng vô tình ta đã đẩy mức chấp nhận và bao dung của mình xuống cung bậc rất thấp. Cung bậc này nếu để lâu ngày nó có thể trở thành chai cứng và mặc định. Đành rằng trong chiến trường hay thương trường thì bắt buộc ta phải tuân thủ theo nguyên tắc hay luật lệ rõ ràng. Nhưng cuộc sống đâu chỉ có chiến trường với thương trường. Sử dụng nguyên tắc hay luật lệ một cách cứng nhắc, vô cảm thì đó chỉ là thái độ bảo vệ sự yếu đuối, cố chấp và hờ hững của ta mà thôi. Ta đã từng chứng kiến có những bậc sinh thành không thể tha thứ cho con mình chỉ vì họ sợ mang tiếng giáo dục không nghiêm. Hoặc có nhiều bậc thầy đã lạnh lùng quay mặt trước sự sám hối chân thành của người học trò chỉ vì họ sợ bị cười chê thiếu kỷ cương nề nếp. Họ bám chặt vào nguyên tắc để che đậy trái tim thiếu độ lượng của mình, mà lại tin tưởng đó là hành động bảo vệ chân lý. Cho nên, nguyên tắc nếu không khéo sử dụng thì nó có thể biến thành thành trì lưới sắt giam hãm và giết chết tình nhân ái bao la.

 

Sống là để được tự do và hạnh phúc chứ không phải để nắm giữ hay tôn sùng nguyên tắc. Chỉ khi nào ta thấy mình yếu kém thì phải chấp nhận nương tựa và tôn trọng vài nguyên tắc để kìm hãm sự nông nổi của bản năng và tránh những hậu quả đáng tiếc. Còn khi ta đã làm chủ được những cảm xúc hay phiền não căn bản, thì ta có thể sống ung dung tự tại và sẵn sàng chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình. Tuy nhiên, ta cũng cần kiểm chứng trình độ của mình dưới sự soi sáng của đại chúng, hay ít nhất là của những người thân đang sống bên cạnh. Coi chừng ta đang lầm tưởng giữa nhu cầu sống phóng túng với tinh thần sống vượt thoát nguyên tắc. Và khi ta đã thật sự vững chãi rồi thì nguyên tắc hay không nguyên tắc đều không gây phiền phức hay trở ngại cho ta nữa. Ta có thể thích nghi với mọi đối tượng và hoàn cảnh. Bởi ta không còn nhu cầu bám víu quá nhiều ở  điều kiện bên ngoài. Ta đã tìm thấy sức mạnh từ trong chính tâm hồn mình.

 

Cho nên, ta hãy thực tập giữ-nguyên-tắc-như-không- giữ-nguyên-tắc, vì ta muốn làm gương hay nhắc nhở kẻ khác chứ riêng ta đã vượt thoát nguyên tắc ấy rồi. Và ta cũng hãy thực tập không-giữ-nguyên-tắc-như-giữ-nguyên tắc, vì ta muốn bỏ cái tương đối để đạt tới cái tuyệt đối. Đó là nghệ thuật sống mà ta cần phải thấu triệt nếu muốn vươn tới đỉnh cao của hạnh phúc và nâng đỡ mọi người. Nên nhớ, nguyên tắc nào cũng chỉ là phương tiện, thái độ sống và ứng xử với nhau mới chính là giá trị quan trọng nhất trong cuộc đời.

 

 

Đừng xây dựng nguyên tắc

Như thành lũy kiên trì

Giam hãm lòng từ ái

Đúng sai có được gì.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2013(Xem: 5986)
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài trả lời phỏng vấn của Paul F. Knitter, Giáo sư thần học về các Tôn giáo Thế giới và Văn hóa tại Chủng viện Union ở Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách “Không Học Phật, Tôi Đã Không Thể Là Một Con Chiên- Without Buddha I Could Not Be A Christian”.
21/01/2013(Xem: 5907)
Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội.
21/01/2013(Xem: 5710)
Tiến sĩ Thupten Jinpa chuyển vai trò thông dịch sang thuyết trình. Ông bắt đầu với lý thuyết Phật giáo thời kỳ sơ khởi về nguyên tử và đề cập đến các xu hướng giản hóa luận trong thời kỳ này. Ông cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ quan điểm giản hóa luận nào của các nhà tư tưởng Phật giáo đã quy giản tâm thức về vật chất thuần túy. Nhà hiền triết Aryadeva, đệ tử của đạo sư Long Thọ, đã viết các tranh biện với các luận thuyết thời kỳ sơ khởi là ở trong khía cạnh các quan điểm về tính rời rạc và về lý nhân quả. Trong khuôn khổ của Hai Chân lý thì tất cả các trường phái tư tưởng Phật giáo đều đồng quan điểm về chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng nếu Cơ học Lượng tử được luận giải trong bối cảnh này, thì sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
28/12/2012(Xem: 10170)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
17/12/2012(Xem: 4054)
Nhu cầu cần thiết để tổ chức khóa tu dưỡng giảng sư là để tạo điều kiện cho Tăng Ni và trụ trì các Tự Viện có đủ năng lực phục vụ Đạo Pháp, mở ra và định hướng cho thế hệ trẻ tương lai, đem Đạo Phật vào tận các nơi xa không có hình bóng chư tăng hoằng pháp.
10/10/2012(Xem: 9021)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
03/10/2012(Xem: 3047)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính. Đây là sự thật, không cần phải tìm hiểu lý do. Động vật cũng thế. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc, không muốn đau đớn và bất hạnh. Ta cũng không cần phải chứng minh điều này. Trên cơ bản này, ta có thể nói rằng mọi người đều có quyền lợi để có một đời sống hạnh phúc và khắc phục khổ đau.
25/08/2012(Xem: 9090)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
15/08/2012(Xem: 11697)
Cuốn sách này ghi lại những lời phỏng vấncủa Hội Phật Học Đuốc Tuệ với Thầy Thích Nhật Từ, nhân dịp Thầy hoằng pháp ởHoa Kỳ năm 2004. Người Phật tử hải ngoại hôm nay, tronghoàn cảnh “một chốn đôi quê” đang ấp ủ những nỗi niềm cần được giải đáp. Niềmriêng là đối với đạo pháp và dân tộc. Niềm chung là với Phật giáo và thế giới. Chúng ta đang đi vào thế kỷ XXI và cũnglà những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3. Thời gian cứ trôi đi, trôi mãi chẳngchờ đợi ai! Cuộc đời cũng cứ chảy theo dòng sông không hề ngừng nghỉ. Vấn đề đặtra là, chúng ta đã làm được gì cho cuộc sống hôm nay và ngày mai? Nghĩ xa hơn nữathì đạo Phật đã chuyển hóa được những gì trên địa cầu này và đã đóng góp đượcnhững gì cho nhân loại hôm nay cùng tất cả chúng sinh mai sau?
02/08/2012(Xem: 16553)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]