Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Nghi Ngờ

03/01/201916:11(Xem: 15462)
17. Nghi Ngờ

Nghi Ngờ

(giọng đọc Anh Thư)

 

Mỗi khi phát sinh ý niệm nghi ngờ kẻ khác, dù họ có xấu thật hay không, thì trong tâm ta đã tạo ra một nguồn năng lượng rất độc hại.

 

 

 

Thực tại kỳ bí

 

Thật khó có thể tin rằng những gì chúng ta thấy trong giây phút hiện tại đều không đúng như chính đối tượng ấy đang là. Đó là lời cảnh báo của khoa học. Chúng ta có đức tin rất lớn nơi những thành tựu khoa học, nhưng khoa học vẫn tự nhận mình còn rất nhiều hạn chế, nhất là sự hoang mang đến khủng hoảng về bản thể học (ontology) của thế giới chúng ta. Khoa học chưa biết một cách chính xác bản chất của mọi hiện tượng thực ra là gì, chúng hội tụ đủ những điều kiện nào để biểu hiện. Immanuel Kant, triết gia người Đức, đã phát biểu: "Cái mà chúng ta biết về thực tại là do chúng hiện lên đúng như trình độ mà chúng ta thấy về nó. Thực tại là chính nó, chúng ta không bao giờ biết được với tính chất của một hiểu biết khoa học". David Bohm, một nhà lượng tử xuất sắc của Mỹ, cũng đồng thuận ý kiến trên và bổ sung rằng: "Các hạt điện tử mà chúng ta (các nhà khoa học) nhìn thấy chợt ẩn chợt hiện và thay đổi cấu trúc liên tục, là do chúng bị điều khiển bởi trường lượng tử (quantum potential)". Theo đây thì trường lượng tử của David Bohm phải có chứa tâm thức, không bị giới hạn bởi không gian và tác động lên nhau tức thì.

 

Như vậy, những gì mà ta cho là đúng đắn thì chúng chỉ có giá trị tương đối trong nhận thức của con người mà thôi. Và cái đúng ấy lại bị giới hạn thêm một lần nữa bởi trình độ mỗi người và cả sự biến dịch của thời gian. Vì thực tại luôn vận động và liên kết, còn ta lại chủ trương cố định và biệt lập. Cũng như hiểu biết của ta về dòng sông chắc chắn khác xa với hiểu biết của con cá. Và một người đang "khát cháy" nhìn dòng sông cũng không giống với một người đang ngồi trên du thuyền, hay một người muốn kinh doanh thủy điện. Thi sĩ nào đó đã cho rằng: "Chỉ có dòng sông mới hiểu được mình". Nhưng cũng chưa chắc. Chính ta đây cũng đâu hiểu về mình bao nhiêu. Lúc thương ta thấy khác, lúc ghét ta thấy khác, lúc vui ta thấy khác, lúc buồn ta thấy khác. Cái thấy của một nghệ sĩ tất nhiên rất khác với cái thấy của một doanh nhân; cái thấy của một nhà tâm linh cũng rất khác với cái thấy của một nhà chính trị. Vậy đâu mới là cái thấy đúng đắn nhất? Không có cái thấy nào đúng đắn nhất cả. Sống giữa thế giới tương đối thì ta phải chấp nhận cái thấy tương đối. Đó cũng là lý do tại sao ta chỉ có được hạnh phúc tương đối - thứ hạnh phúc luôn bị điều kiện hóa.

 

Chỉ khi nào ta có khả năng vượt thoát chính phiền não bảo vệ cái tôi hiểu lầm là biệt lập này, để chấp nhận vạn vật trên khắp vũ trụ đều là thân mạng của mình, thì chừng ấy ta mới có được tầng nhận thức siêu việt và đúng với thực tại.

 

Nhưng nhìn đúng bản chất thực tại để làm gì? Đó có phải là vấn đề viển vông hay công việc riêng của khoa học không? Không. Mục đích của khoa học cũng nhằm phục vụ cho hiểu biết của con người, giúp cho con người ngày càng tiến gần hơn với sự vận hành của vũ trụ. Dù ta đang quá bận rộn với cuộc sống, ta không có ý muốn tìm hiểu bản thể học của thế giới này để làm gì, nhưng sự thật là chính ta và mọi thứ xung quanh ta đều nằm trong quỹ đạo của nhân quả và duyên sinh vô cùng kỳ bí ấy. Nên càng ít hiểu biết về chân lý ta càng phí tổn năng lực để tranh đấu cho những thứ vận hành trái nghịch với tự nhiên. Càng trái nghịch tự nhiên sẽ càng mau chóng tàn hoại. Đó là cội nguồn của mọi khổ đau.

 

Ấy vậy mà ta luôn tự cho mình là tài giỏi, đã hiểu biết tất cả, có thể nắm tương lai và hạnh phúc trong bàn tay. Có được bằng tiến sĩ thì sao? Kiến thức ấy có thể giúp ta biết cơn giận từ đâu tới và được điều khiển bởi những nguồn lực nào không? Những hiểu biết về thế giới nội tâm của ta có phải là vấn đề phi thực tế không? Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến phẩm chất đời sống của ta không? Hy sinh chừng ấy năm trời chỉ để nắm bắt những thứ còn nằm trong sự may rủi của hoàn cảnh thì chẳng oan ức lắm sao? Oan ức hơn nữa là sống giữa cái giả mà ta ngờ là thật, hay sống giữa cái thật mà ta cứ nghi là giả.

 

 

Từ chối sự thật


 

Truyện cổ Phật giáo Ấn Độ có kể một câu chuyện rất thương tâm. Có một người thương buôn nọ rất giàu có, nhưng vợ chết sớm và để lại cho ông một đứa con trai. Vì bận rộn việc mua bán ở phương xa,


nên ông đành phải nhờ những người làm trong nhà chăm sóc con mình. Một hôm bọn cướp ập tới đốt phá làng, khiến nhiều người mất mạng trong trận hỏa hoạn ấy. Biết con trai mình cũng kẹt trong đám cháy, vị thương buôn ấy đã ngất đi. Sau khi hỏa táng xong, ông lấy chút xương tro của đứa con bỏ vào trong túi gấm. Đi đâu ông cũng mang theo bên người, đêm nào cũng lấy ra kể lể than khóc. Bỗng đêm kia, bên ngoài có tiếng đứa bé xưng là con của ông. Nhưng ông lại nghĩ đó là ma hay là bọn con nít trong làng đến chọc phá, nên kiên quyết không mở cửa. Thật ra, đứa con ông chỉ bị bọn cướp bắt về rừng, còn đứa bé bị cháy đen mà ông đã thương khóc là một đứa bé khác trong làng. Nhưng mãi mãi ông không bao giờ biết được sự thật ấy khi sự nghi ngờ và cố chấp trong ông đã đóng bít cửa trái tim và đẩy đứa con của mình ra đi trong tuyệt vọng.

 

Cuộc sống luôn có những câu chuyện từa tựa như thế. Có khi chân lý đã đến gõ cửa rồi mà ta cũng không chịu mở cửa. Bởi ta vẫn tin chắc những nhận định của mình là hoàn toàn đúng. Đó là thái độ cố chấp, bám chặt vào những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy cũ kỹ để nhìn vào thực tại mới mẻ. Trong chừng mực nào đó, dĩ nhiên, kiến thức và kinh nghiệm tích lũy là thứ tài sản quý báu của con người. Nhưng nếu ta không biết sử dụng nó một cách đúng đắn và hợp lý, thì nó sẽ trở thành những bức tường vĩ đại định kiếnthành kiến để ngăn cách ta với sự thật. Trong khi mọi sự mọi vật vốn không ngừng vận động và biến đổi. Dù nhìn tướng trạng bên ngoài ta thấy không có gì khác so với trước kia, nhưng thật sự là chúng đã không còn y nguyên như tất cả những gì ta hiểu về chúng.

 

Cho nên, bám chặt vào hiểu biết của mình mà không dám mở lòng ra để khám phá và học hỏi thêm, tức là ta đã tự đào thải mình ra khỏi sự vận hành tự nhiên của cuộc sống. Tuy ta đang có mặt với thực tại, nhưng ta đã đánh mất thực tại.

 

 

 

Bóng tối nghi ngờ

 

Khi không hiểu được sự thật thì ta dễ phát sinh thái độ nghi ngờ như một loại phản ứng bảo vệ cái tôi ích kỷ của mình. Bởi hầu hết những nghi ngờ của ta đều cho rằng người kia có thể là kẻ xấu, chứ ít khi nào ta nghi ngờ ngược lại. Trong khi bản chất của sự nghi ngờ chỉ là thái độ thắc mắc, suy đoán, hay thử đặt ra những giả thuyết khác có


thể xảy ra. Nên đó cũng là cơ hội tốt để ta bắt tay vào công trình khám phá thêm sự thật về đối tượng ấy. Nhưng thói quen "kinh điển" của ta là khi nghi ngờ điều gì thì hầu như ta tin chắc đó là sự thật, không muốn tìm hiểu hay khám phá thêm nữa. Thậm chí, khi được cung cấp những thông tin có cơ sở chứng minh rõ ràng để giúp ta hiểu đúng đắn hơn về đối tượng ấy, thì ta cũng không dễ dàng mở lòng ra tiếp nhận. Ta luôn nghĩ: "Dò sông dò biển dễ dò/ Nào ai lấy thước mà đo lòng người". Ta biến lời nhắc nhở nên cẩn thận khi đặt niềm tin thành câu thần chú bất di bất dịch để che đậy sự sợ hãi, yếu đuối và thiếu trách nhiệm của mình. Thế nên, có khi sự thật hiện bày sờ sờ ra đó nhưng ta lại chìm đắm trong những vọng tưởng miên man, rồi rơi vào những nhận thức và phán xét sai lệch.

 

Càng sống trong điều kiện tiện nghi thì nội lực của ta càng yếu kém. Khả năng quan sát tinh tường để quyết đoán đúng sai hay thật giả của ta không còn nhạy bén như xưa nữa. Ta đã đặt đời sống của mình ở bên ngoài quá nhiều, hy vọng điều kiện hạnh phúc từ những đối tượng khác quá lớn, nên lúc nào ta cũng lo sợ nghịch cảnh sẽ ập tới. Nếu ta từng bị lừa dối, từng lăn xả trong chốn thương trường hay hoạt động chính trị, thì trong ta rất dễ hình thành thói quen cảnh giác với tất cả mọi đối tượng, dù với những người thân yêu. "Không có lửa thì làm sao có khói", ta vẫn thường dùng hình ảnh này để giải mã mọi vấn đề. Trong khi thực tế không có vấn đề nào giống hệt như vấn đề nào. Cũng như khói không nhất thiết phải sinh ra từ lửa, vì ngay cả khí lạnh cũng có thể sinh ra khói kia mà.

 

Ngay khi người kia không có một tín hiệu nào khả nghi cả, họ rất tốt và dễ thương, ta biết rõ điều ấy nhưng ta vẫn không cưỡng lại nổi cố tật nghi ngờ của mình. Ta nghĩ thà nghi lầm còn hơn là tin lỡ. Đó là một sai sót rất lớn của cơ chế tâm lý. Nếu không chữa trị thì sớm muộn gì nó cũng chuyển sang mức độ nặng hơn như là phán xét hay vu khống. Trong khi một người có nội lực vững vàng thì không bao giờ nghi ngờ người khác làm điều xấu với mình. Vì họ có đủ sức ứng phó một cách bình thản trước mọi biến động.

 

Lỡ như những nghi ngờ của ta hoàn toàn đúng với sự thật thì sao? Ta mong muốn kết quả nào? Dường như ta đang cố gắng phanh phui những điểm yếu hay những vụng về lầm lỡ của người kia, để ta tránh xa hoặc cổ vũ người khác tẩy chay họ, chứ không phải để hiểu và thương họ hơn. Phần lớn những nghi ngờ của ta đều nhắm vào mục đích thỏa mãn bản ngã, dù có khi ta nhân danh tập thể hay cộng đồng nào đó để lên tiếng. Vậy có khi nào nhân danh đạo đức hay tình nhân ái mà ta chú ý đến những cái hay cái đẹp để ca ngợi, còn những biểu hiện khả nghi kia ta vẫn im lặng quan sát và tìm cách giúp đỡ không? Tại sao ta không giữ thái độ tôn trọng người ấy dù ta đang có vài nghi ngờ về họ? Tại sao ta không tự hỏi do người ấy rất đáng để ta nghi ngờ hay tại ta mắc chứng bệnh nghi ngờ quá nặng? Tại sao ta không dám đứng ra xin lỗi người ấy khi phát hiện ra mình đã nghi oan cho họ? Thế nên, nghi ngờ thường chỉ làm cho ta yếu đuối và hèn nhát hơn mà thôi.

 

Ta không hề biết rằng mỗi khi phát sinh ý niệm nghi ngờ kẻ khác, dù họ có xấu thật hay không, thì trong tâm ta đã tạo ra một nguồn năng lượng rất độc hại. Nó vừa đốt sạch năng lượng an lành trong ta, vừa khiến ta đánh mất cơ hội tiếp xúc với sự sống mầu nhiệm. Bởi vì lúc nào ta cũng bận tâm tìm kiếm thêm chứng cớ. Dù ta chưa thốt ra lời nói hay hành động nào để thể hiện sự nghi ngờ, nhưng một khi ta đã hướng tâm tới người kia để gửi sự nghi ngờ tức là ta đã gửi đi một năng lượng xấu. Đúng hơn là ta nợ họ một cảm xúc xấu. Theo "quy luật cân bằng cảm xúc" thì họ sẽ tìm cách trả lại ta một cảm xúc xấu khác tương ứng, nếu họ nhận ra sự nghi ngờ của ta có tính chất xấu. Còn không, vũ trụ cũng sẽ nhờ đối tượng khác trả lại ta một cảm xúc xấu khác. Tệ hại nhất là ta lỡ nghi oan cho một bậc nhân từ, đức hạnh -  nơi quy tụ vô số năng lượng an lành của vũ trụ - thì hậu quả sẽ khôn lường. Đó là món nợ cảm xúc khổng lồ, ta và con cháu ta nhiều đời mới trả hết. Cho nên, đừng bao giờ dễ dãi buông ra sự nghi ngờ. Hãy tập tự hối tâm hoặc bày tỏ sự ăn năn trực tiếp khi phát hiện ra mình đã lỡ nghi oan cho ai đó để hóa giải phần nào hậu quả.

 

Thật ra, nghi ngờ đôi khi là thái độ rất cần thiết. Trong truyền thống thiền tập, các thiền sinh phải tự biết đặt nghi vấn về chính phiền não của mình hay mọi hiện tượng xảy ra ngay trước mắt mà không được tin tưởng tuyệt đối vào kinh nghiệm thành công của những bậc thầy đi trước. "Đại nghi đại ngộ" - nghi ngờ càng lớn giác ngộ sẽ càng lớn. Vì càng nghi ngờ thì sức khám phá càng mạnh mẽ, càng bỏ lại sau lưng những cái thấy đã bị đóng khung. Khi nào bí lắm thiền sinh mới nhờ tới trợ lực của thiền sư bằng những câu hỏi đã được chắt lọc rất kỹ. Nhưng một vị thiền sư đúng nghĩa thì ít khi nào cho một giải đáp rõ ràng cụ thể. Thậm chí, những gợi mở của thiền sư thường rất "lạc quẻ" để đập tan thái độ nhút nhát muốn dựa vào sự hiểu biết của kẻ khác, hoặc để buộc thiền sinh phải ngưng ngay câu hỏi có tính lý thuyết vô bổ ấy. Cuối cùng, thiền sinh cũng phải chịu khó đối đầu với bức tường nhận thức cũ rích và phiền não của chính mình để tìm lời giải đáp.

 

Một thiền sinh đúng nghĩa luôn có trách nhiệm với nghi ngờ của chính mình, khi đã đặt ra là phải xông pha đi tìm câu trả lời đúng đắn, chứ không phải quăng ra bỏ đó rồi năm mười năm sau cũng vẫn còn y nguyên như vậy. Cái nghi vấn của thiền sinh luôn nằm trong sự thao thức, nhưng đầy tự do. Nó hoàn toàn khác biệt với căn bệnh nghi ngờ để bảo vệ cái tôi yếu đuối, sợ hãi, vô trách nhiệm của những kẻ có sở thích tìm lỗi lầm ở người khác.

 

 

Thắp sáng ngọn đèn thiền

Giữ tâm mãi linh thiêng

Nhìn đời bằng chánh kiến

Thấu suốt cõi lòng đêm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2014(Xem: 9830)
Sợ hãi và lo âu là sản phẩm tưởng tượng của tâm bị ảnh hưởng bởi những điều kiện ở thế giới bên ngoài. Chúng có gốc rễ từ tham và bám víu. Thực ra, cuộc sống giống như một cuốn phim đang diễn ra, trong đó mọi thứ đều luôn chuyển động và thay đổi. Không có gì trong cõi đời này là thường hằng hay bất biến. Những người trẻ tuổi, khỏe mạnh thì sợ chết yểu. Người già yếu thì lo âu phải kéo dài kiếp sống. Giữa hai nhóm người này là những kẻ ước muốn sống vui vẻ cả đời. Những tham vọng đầy hào hứng về lạc thú thế gian dường như qua đi quá nhanh. Những ước đoán đầy sợ hãi về những điều bất an tạo nên sự lo âu thì dường như không bao giờ chấm dứt. Các cảm xúc đó cũng tự nhiên thôi. Những thăng trầm của cuộc sống đùa giỡn với ngã tưởng của ta, xem nó như một con rối trên sợi dây kéo, nhưng tâm ta thì bản chất của nó là siêu việt. Sự rèn luyện tâm, còn được biết đến như là văn hóa tâm linh, là bước đầu tiên tiến đến việc huấn luyện tâm bất ổn định. Đức Phật đã dạy, Ái sinh ra k
18/08/2014(Xem: 58337)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay. Thật vậy tư tưởng của Ngài có thể biểu trưng cho toàn thể lòng từ bi và trí tuệ Phật Giáo trên một hành tinh mà con người dường như đã mất hết định hướng. Các sự xung đột không hề chấm dứt, con người bóc lột con người, giết hại muôn thú và tàn phá thiên nhiên. Phật giáo thường được coi như là một tín ngưỡng nhưng những lời khuyên của Đức Đạt-lai Lạt-ma trong quyển sách này vượt lên trên khuôn khổ hạn hẹp của một tôn giáo: - "Mỗi khi phải đề cập đến các vấn đề tâm linh thì không nhất thiết là tôi buộc phải nói đến các vấn đề liên quan đến tôn giáo (câu 87).
11/06/2014(Xem: 8107)
Một cuộc đối thoại hai ngày giữa các nhà khoa học, học giả và các hành giả tâm linh về chủ đề "Thiết lập bản đồ tâm thức" tại Kyoto, một cố đô của Nhật Bản. Arthur Zajonc, Chủ tịch Viện Tâm thức và Đời sống và Sakiko Yoshikawa, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kokoro, Đại học Kyoto, đã phát biểu giới thiệu ngắn gọn chương trình.
14/05/2014(Xem: 8386)
Bài viết dưới đây được dịch từ một bản tiếng Pháp mang tựa là Compassion, medecin insurpassable (Lòng Từ Bi, một vị lương y vô song) của một học giả Phật Giáo rất uyên bác là bà Sofia Stril-Rever. Bài viết này được đăng trên tập san Dharma số 46 (tháng 10, 2003) với chủ đề Compassion et Médecine (Từ Bi và Y Khoa), độc giả cũng có thể tra cứu bài viết này trên mạng internet tại : http://www.buddhaline.net/La-compassion-une-energie-de Bài chuyển ngữ này là một trong loạt những bài với chủ đề "Quan điểm của Phật Giáo đối với sự đau đớn và bệnh tật". Các bài khác đã được phổ biến là: - Đức Phật thuyết giảng về sự đau đớn (Kinh Sallatha Sutta) - Đức Phật từng cảm nhận các giác cảm đau đớn (Kinh Sakalika Sutta) - Giáo huấn của Đức Phật về sự đau đớn và khổ đau (Rich Heller) - Thái độ của người Phật Giáo về sự đau đớn (Ajahn Brahmavamso Mahathera) - Cái chết là một thứ bệnh ung thư (Ajahn Liem) - Y khoa cũn
22/04/2014(Xem: 7919)
Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáo là tuân theo tinh thần bất bạo động. Mục đích của tôi trong bài viết sau đây là trình bày những ảnh hưởng của lời nguyện ước này trong mối quan hệ với việc đối xử với phạm nhân. Chấp nhận trừng phạt có liên hệ đến chủ tâm bắt phạm nhân phải chịu thiệt hại, tôi lập luận rằng cách áp dụng trừng phạt là không phù hợp với nguyên tắc bất bạo động
12/03/2014(Xem: 24986)
Trong một cuộc đàm thoại giữa thính chúng thuộc nhiều thành phân xã hội, là nhà truyền thông, nhà giáo dục, chính khách…Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trả lời các câu hỏi về nhiều vấn đề đời sống xã hội của người tham dự một cách thẳng thắn và có duyên.
12/03/2014(Xem: 8267)
Cũng giống như một số nước đang phát triển khác mải lo bận rộn chuyện cơm áo cùng đủ thứ các vấn nạn về chính trị - xã hội, ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường tuy ngày càng được chú ý nhiều hơn, nhưng một số khái niệm tương đối mới như Đạo đức học môi trường (Environmental Ethics), Đạo đức học về Trái Đất (Land Ethics, cũng gọi “Đại địa luân lý học”), Thần học sinh thái (Theology of Ecology),
11/03/2014(Xem: 11782)
Để thảo luận về vấn đề Hoà Bình theo quan điểm của Kim Cang Thừa ta cần tìm hiểu hai khái niệm Hoà Bình và Kim Cang Thừa cùng những truyền thống đặc sắc của Kim Cang Thưà. Trong phạm vi này, thì tìm hiểu tiến trình của Kim Cang Thưà trong mối quan hệ với các truyền thống Phật giáo khác và nhận thức về mối quan hệ gắn bó giữa Hoà bình và Kim Cang Thừa là vấn đề khả thi. Mặc dù Phật giáo Kim Cang Thừa có ở Trung Quốc, Nhật Bản và các nơi khác, nhưng tiểu luận sau đây sẽ đặt trọng tâm vào truyền thống Tây Tạng.
09/03/2014(Xem: 29798)
Ajahn Chah sinh năm 1918 trong một ngôi làng phía Bắc Thái Lan. Ngài xuất gia sa di từ lúc còn nhỏ và trở thành một vị tỳ khưu năm hai mươi tuổi. Ngài theo truyền thống hành đầu đà của các sơn tăng trong nhiều năm; hằng ngày mang bát xin ăn, chuyên tâm hành thiền và đi khắp nơi để truyền bá giáo pháp. Ajahn Chah hành thiền dưới sự chỉ dẫn của nhiều thiền sư danh tiếng
20/02/2014(Xem: 12340)
Trong kinh Pháp Cú, câu 103 Đức Phật có dạy: Người kia ở chiến trường Tuy thắng trăm muôn giặc, Chưa bằng thắng chính mình, Là chiến sĩ bậc nhất.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]