Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trừng Phạt Và Hoà Giải Theo Quan Điểm Của Phật Giáo

22/04/201407:16(Xem: 7912)
Trừng Phạt Và Hoà Giải Theo Quan Điểm Của Phật Giáo
Trừng Phạt Và Hoà Giải Theo Quan Điểm Của Phật Giáo
 
Charles K. Fink
Đỗ Kim Thêm dịch 

Charles K. Fink

 

Toát yếu cuả tác giả:

 

Một trong những nền tảng quan trọng của đạo đức Phật giáo là tuân theo tinh thần bất bạo động. Mục đích của tôi trong bài viết sau đây là trình bày những ảnh hưởng của lời nguyện ước này trong mối quan hệ với việc đối xử với phạm nhân. Chấp nhận trừng phạt có liên hệ đến chủ tâm bắt phạm nhân phải chịu thiệt hại, tôi lập luận rằng cách áp dụng trừng phạt là không phù hợp với nguyên tắc bất bạo đng. Giáo lý cơ bản của Đức Phật là chinh phục ác tâm bằng thiện tâm, và tinh thần hoà giải phù hợp với giáo lý này hơn là biện pháp trừng phạt. Tôi lập luận là tuân thủ tinh thần bất bạo đng đòi hỏi không những chúng ta từ bỏ chủ tâm gây hại mà còn từ bỏ gây hại không cần thiết và có ảnh hưởng quan trọng trong cách áp dụng biện pháp vô hiệu hoá. Tôi phân tích khái niệm thiệt hại và lập luận rằng hiểu biết theo quan điểm Phật giáo sẽ đưa ti kết luận rõ hơn là không có một chun mực nào biện minh cho trừng phạt là phù hp vi tinh thần bất bạo đng.

 

Charles K. Fink, Giáo sư Phật học, Art and Philosophy, Miami Dade College, Kendall Campus.

 

Nguyên tác: Buddhism, Punishment, and Reconciliation, Journal of Buddhist Ethics, Volume 19, 2012, 371-395, http://blogs.dickinson.edu/buddhistethics/

 

Bài liên quan của dịch giả:

 

Neil J. Kritz - Luật Pháp Và Hoà Giải Chính Trị - Các Kinh Nghiệm Quốc Tế

Colleen Murphy - Lý Thuyết Đạo Đức Cho Hoà Giải Chính Trị

Johan Galtung - Phật Giáo và Hoà Bình Thế Giới

Website của dịch giả: http://neocogitare.tumblr.com/

 

 

* * *

 

Như đã được giải thích khá phổ cập, giới luật đầu tiên của Phật giáo có quan hệ đến lời khấn nguyện tuân theo tinh thần bất bạo động. Trước trên và quan trọng hơn hết là điều này được hiểu là ta cam kết sẽ không có chủ tâm giết bất cứ một sinh vật hữu tình nào. Hiểu bao quát hơn thì ta sẽ không cố ý làm hại bất cứ ai. Nếu hiểu tinh thần bất bạo động rộng như vậy thì điểm chính là ta đo lường về hậu quả cuả giới luật đầu tiên này có quan hệ với việc đối xử với người gây thiệt hại. Nhưng nếu ta đồng ý là phải có trừng phạt khi có chủ ý gây ra thiệt hại, thì hậu quả của vấn đề là biện pháp trừng phạt sẽ không phù hợp với giới luật đầu tiên. Trong bài viết sau đây tôi sẽ triển khai lập luận này và cố minh chứng là hoà giải, một giải pháp tương ứng thay cho trừng phạt, là một cách nắm bắt tốt đẹp nhất về tinh thần bất bạo động của Phật giáo. 

 

Các Biện Pháp Tương Tự Thay Cho Trừng Phạt

 

Trừng phạt liên quan đến việc bắt phải chịu thiệt hại, mà tiêu biểu nhất là có một vài hình thức chịu khổ. Điều này tự nó là có vấn đề thuộc về khía cạnh đạo đức, nhưng điểm làm cho trừng phạt thành vấn đề là khi có quan hệ tới hành vi chủ ý bắt phải chịu đựng thiệt hại.

 

Thí dụ, người theo chủ thuyết trừng phạt tin là phạm nhân phải bị trừng phạt, đó là chuyện đơn thuần, vì lẽ phạm nhân phải chịu hậu quả như là cứu cánh tự tại. Đối với họ, nếu trừng phạt có phải là biện pháp hữu hiệu làm giảm bớt tội phạm hay không, đó lại là chuyện khác

 

Những người theo chủ thuyết ngăn ngưà tin là trừng phạt phạm nhân là phương tiện để đạt cứu cánh: vì vừa ngăn chận cá nhân họ không được tái phạm (ngăn ngừa đặc biệt) vừa ngăn chận công luận tránh thái độ hình sự (ngăn ngừa tổng quát). Theo lối suy nghĩ này, thì trong cả hai trường hợp, phạm nhân phải chịu hình phạt do tội của mình gây ra.

 

Nếu có suy nghĩ như vậy, điều hiển nhiên là trừng phạt phải được phân biệt với một số phương cách sau đây, mà đôi khi được sử dụng và dù không được xem như biện pháp tương ứng, thì ít nhất cũng xem là cách bổ sung cho trừng phạt.

 

Vô hiệu hoá

 

Phạm nhân hình sự bị vô hiệu hoá khi họ bị ngăn ngừa không còn cách tái phạm. Cách này có thể liên quan đến việc giam giữ, nhưng cũng có những cách khác làm vô hiệu hoá, tùy theo bản chất của vi phạm. Một cách đơn giản làm vô hiệu hoá người lái xe say ruợu là giam xe; người vi phạm tội về tình dục là cho dùng thuốc cai nghiện ma túy; đối với một số lớn các vi phạm có một hình thức thay cho giam giữ là kiểm soát bằng điện, thí dụ như dùng điện để ở cổ chân.

 

Cho dù dùng cách nào, thì vô hiệu hoá không là hình thức trừng phạt, bởi vì ngay cả khi phạm nhân chịu sự giới hạn, thì mục tiêu của viêc áp đặt những biện pháp này là không bắt họ phải chịu khổ, nhưng chính ra là để bảo vệ công chúng. Thiệt hại gây ra nếu có, chỉ là hiệu ứng phụ vì không có chủ tâm. (Ta có thể so sánh với trường hợp bệnh nhân có bịnh lây lan đôi khi cần bị kiểm dịch, nhưng cách ly bệnh nhân với công chúng không có nghĩa là trừng phạt họ, vì mục đích của kiểm dịch bệnh nhân là không gây khổ cho họ và đúng ra là bảo vệ công chúng. Thể chế hoá những tội phạm hình sự do có bệnh tâm thần không thể coi là trừng phạt, vì đó có cùng lý do tương tự). 

 

Bồi thường thiệt hại

 

Khác với tiền phạt, bị buộc phải bồi thường thiệt hại không có chủ đích làm khổ cho phạm nhân, nhưng đúng ra là cách làm hoà của phạm nhân với nạn nhân. Chính vì lý do này mà bồi thường thiệt hại, cũng giống như vô hiệu hoá, không phải là hình thức trừng phạt.

 

Phục hồi

 

Phục hồi khác với trừng phạt, vì mục tiêu của phục hồi không làm hại phạm nhân; đúng hơn là chỉnh sửa khuynh hướng tội ác và giảm đi khuynh hướng tái phạm. Biện pháp phục hồi, nếu thành công, hoàn toàn không hề làm hại phạm nhân, vì đem lợi cho họ khi cá tính được cải hóa. (Tuy nhiên, tôi sẽ phân biệt sau về biện pháp phục hồi với hai đặc tính trừng phạt và không trừng phạt, vì cũng còn có người tin rằng trừng phạt theo cách báo thù “mắt đổi mắt“ có thể dùng như cách phục hồi.)

 

Hoà giải

 

Nếu anh với tôi là bạn và tôi có làm điều sai trái với anh, có nhiều bước để thực hiện để tôi được anh tha thứ và mang lại niềm tin trong mối quan hệ của chúng ta. Ngay cả trong một xã hội gồm có quá nhiều người lạ, thoả thuận hợp tác là đặt trên niềm tin và gây sai phạm thể hiện vi phạm niềm tin. Nếu tôi phạm tội về hình sự, thì có nhiều bước để tôi được tha thứ, phục hồi tín nhiệm và tìm lại vị thế tốt đẹp trong xã hội. Đó là ý nghĩa của hòa giải.

 

Hòa giải khác với trừng phạt, vì mục tiêu của hoà giải không làm hại phạm nhân, đúng hơn là phục hồi mối tín nhiệm để đem lại đoàn kết xã hội. Vì lý do này, hoà giải đôi khi được đề cập như một loại công lý có chức năng phục hồi, đối nghịch với loại công lý nhằm báo thù.

Có phải những cách này thực sự là không có tính trừng phạt chăng? Đặc biệt nhất là biện pháp vô hiệu hoá thường không được xếp là loại trừng phạt, (hoặc xem là một loại lập luận cho trừng phạt). Điều này có thể hiểu được. Làm hại người là làm cho người ta trở nên tồi tệ hơn là họ có, ít nhất là trong ngắn hạn. Và một cách khác làm hại người là tướt đoạt tự do. Nếu phạm nhân được vô hiệu hoá, họ mất một phần tự do (hay ít nhất trong toàn bộ tự do) do chủ tâm, và vì thế đó là làm hại có chủ ý. 

 

Nhưng liệu có nên xem vô hiệu hoá không phải là hình thức trừng phạt chăng? Để trả lời câu hỏi này ta cần có một vài biện minh. Đối với hình thức xử lý được kể là trừng phạt, biện pháp này không những chỉ tác hại mà có chủ ý còn xem đây là một sự thiệt haị; trong ý nghiã này thì trừng phạt có liên quan đến chủ ý bắt phải chịu đựng thiệt hại. Điều này đúng khi phạm nhân được vô hiệu hoá, đó là một cái gì có tác hại cho họ khi có chủ tâm gây ra cho họ (cho đến mức độ mà khi người mất tự do là chịu thiệt thòi). Nhưng điều này cũng đúng cho trường hợp bệnh nhân có bệnh lây lan bị kiểm dịch để ngăn ngừa cho công chúng, biện pháp này không thể kể là trừng phạt. Ngay cả khi bệnh nhân phải chịu khổ vì cách ly xã hội, thì đây là việc không chủ tâm làm hại; thiệt hại, nếu có, cũng không liên hệ đến việc bảo vệ công chúng. Cùng cách tương tự như vậy, khi phạm nhân bị giam giữ để bảo vệ công chúng, cảm giác chịu đựng của phạm nhân không liên hệ đến việc đạt mục tiêu. Dù giam giữ là tác hại, nhưng chủ đich là không nhầm gây hại. 

 

Đối nghịch với tác dụng này là việc áp dụng biện pháp ngăn ngừa. Khi phạm nhân bị giam giữ để ngăn ngừa tội phạm, cảm xúc chịu đựng mà phạm nhân phải có là đặc điểm cần thiết cho cách này. Nếu có khác đi thì giam giữ sẽ không còn là phương pháp hữu hiệu để ngăn ngừa. Trong trường hợp này, giam giữ không những chỉ làm hại, mà có chủ xem đây là một tác hại. Ý kiến tương tự cũng áp dụng cho những cách nêu trên mà đôi khi được sai lầm coi là có tính trừng phạt.

 

Những ảnh hưởng đạo đức của giới luật đầu tiên trong việc xử lý phạm nhân là gì? Nguyên tắc này có loại trừ trừng phạt một cách tất yếu không? Để trả lời câu hỏi này ta cần đặt nguyên tắc bất bạo đông trong khung cảnh đạo đức học Phật giáo và làm rõ thế nào là tổn hại cho một người nào đó trong ý nghĩa này.

 

Đạo Đức Phật Giáo và Nguyên Tắc Bất Baọ Động

 

Lời giáo huấn của Đức Phật về đạo đức thật đơn giản, nhưng đầy uy lực:

 

Lấy an hoà thắng giận dữ,

Lấy thiện thắng ác,

Lấy bố thí thắng tham lam,

Lấy chân thật thắng ngụy tạo.

(Pháp Cú, kệ số 223)

 

Lấy từ bi, lấy ôn hòa

Thắng cơn nóng giận bùng ra thét gầm

Lấy hiền lành, lấy thiện tâm

Thắng lòng hung ác bất nhân khó lường

Lấy tâm bố thí cúng dường

Thắng hàng keo kiệt, thắng phường tham lam

Lấy chân thật để đập tan

Những trò hư ngụy, dối gian ở đời

(Dịch thơ của Sư Cô Diệu Phương)

 

Hành trì theo con đường cuả Phật là ta phải dùng cách tháo bỏ ba ô trược tâm linh, đó là gian tham, ghét bỏ và hoang tưởng tự đại. Muốn bỏ gian tham, ta phải thực hành bố thí; bỏ thù ghét, ta phải có tâm từ bi; bỏ hoang tưởng tự đại, ta phải học Giáo Pháp.

Về cơ bản, đạo đức Phật giáo chỉ đơn thuần là mở rộng cách tự thanh lọc bản thân trong mối quan hệ với tha nhân. Về khía cạnh tiêu cực, điều này có nghĩa là ta phải bỏ mọi hành động xuất phát từ tâm bất thiện, mà cụ thể là do gian tham, thù ghét và hoang tưởng tự đại. Về khía cạnh tích cực, điều này có nghĩa là trong mọi lời nói và hành động, ta dựa trên tâm từ thiện, đối nghịch với ba điều ô trược tâm linh. Nói một cách lý tưởng hoá, mọi hành động của con người dựa trên lòng mong ước phát huy mọi điều tốt đẹp và bớt đau khổ cuả tha nhân.

 

Có điều hoàn toàn không rõ là nên phân loại đạo đức Phật giáo như thế nào, hoặc là có nên phân loại không, nhưng các học giả đều đi đến điểm đồng thuận là đạo đức Phật giáo được hiểu một cách tốt nhất như một loại đạo đức về tính hạnh. Dù quan điểm này có phù hợp với đạo đức của Aristotle không, thì đạo đức Phật giáo sử dụng phương cách quán chiếu tự thân để hướng về đạo đức. Vấn đề đạo đức được giải quyết, không chỉ căn cứ trên hành động của con người từ quan điểm ngoại quan, nhưng bằng cách rà soát lại những động lực và chủ tâm. Hành vi tốt đẹp, thiện hay thiện xảo chính là những hành động biểu hiện hay thúc đẩy tâm thiện. Việc xấu, bất thiện, không thiện xảo là những hành động biểu hiện hay đẩy mạnh tâm bất thiện. Hiển nhiên, từ tâm là những động lực tốt đẹp. Thù ghét, ganh tị, gian tham và hãnh diện là những động lực xấu. Ý định làm giảm bớt đau khổ cho nguời khác là một thiện ý. Ý định làm cho người khác chịu đau khổ là một ác ý. Đối với một hành vi có giá trị đạo đức phải có được là do thúc đẩy và có thiện ý. Điều này cũng chưa đủ mà người ta cũng cần có trí huệ khôn ngoan.

 

Thí dụ có lập luận của Phật tử chống lại việc giúp làm cho người chết không gây đau, xem cách này là điên rồ, vì ngay cả khi thực hiện với động lực tốt đẹp (từ tâm đối với bịnh nhân) và thiện ý (nhằm chấm dứt đau khổ của bịnh nhân), vì bệnh nhân còn trong vòng luân hồi, nên việc chết không gây đau chỉ đơn thuần kéo dài đau khổ hơn là dứt khổ cho bịnh nhân, vì có thể làm vấn đề còn tồi tệ hơn cho bệnh nhân trong kiếp sau.

 

Đức Phật định nghĩa nghiệp (karma) là một hành vi của ý muốn, chính là tự ý mình thể hiện qua hành vi của thân, tâm và trí.

 

“Này các tỳ kheo, khi có ý muốn, Ta gọi đó là nghiệp. Với ý muốn, người ta hành động bằng cách bộc lộ qua thân, ý và tâm“, (Tăng Chi Bộ Kinh, Anguttara-nikaya, III, 415).

 

Phê phán hành động là tốt hay xấu tùy thuộc vào tác nhân muốn hành động như thế nào. Lời khuyên này dường như có hàm ý là làm hại một sinh vật hữu tình không có chủ tâm không phải là tạo nghiệp ác, kể cả khi việc hại tạo ra này có thể tiên đoán được.

 

Peter Harvey có trích thí dụ ép cây mía, "khi ta biết rõ hoặc có nghi ngờ chắc là trong mía có sâu" và "lái xe trong một ngày oi bức làm chết côn trùng có thể xãy ra". Vài học giả chấp nhận ảnh hưởng này và cũng có nhiều kinh điển hỗ trợ cho lập luận này.

 

Thí dụ như trong kinh chuyện Tiền Thân Đức Phật (Kurudhamma Jātaka), theo ý kiến của Peter Harvey, có nhấn mạnh là “không chủ tâm làm hại tha nhân không xem là làm hại, mà khi còn nặng lòng lo nghĩ vấn đề này là thiếu khôn ngoan, như "chuyện vua bắn cung lên trời trong buổi lễ, khi mất một cây cung, vua lo cây cung sẽ rơi xuống hồ và giết chết cá".

 

Giữa đạo đức Phật giáo và Kỳ Na giáo thường được nhận định là dù có chung một nền tảng, nhưng lại có dị biệt nhau về khía cạnh chủ yếu này. Theo đạo Kỳ Na, ngay cả khi không có chủ tâm giết một sinh vật hữu tình, kể cả việc tình cờ làm chết một côn trùng, thì cũng là tạo nghiệp ác.

 

Phân tích này là khả tín nếu ta nghĩ là hậu quả của hành động, dù không có chủ tâm, nhưng có thể tiên đoán được, không liên hệ đến việc phải chịu có gây nghiệp ác hay không (hay chịu hậu quả tai hại hơn). Hiểu biết của Phật giáo về sự siêu hình của nghiệp và cơ chế mà nghiệp gây hậu quả hoàn toàn khác biệt với ý nghĩa của Kỳ Na giáo. Nhưng nếu cho rằng hậu quả của hành vi không chủ tâm nhưng có thể tiên đoán được không gây chịu đựng về một hành vi đạo đức xấu, điều này có thuyết phục được không?

 

Thí dụ như tôi quyết định việc tập bắn cung trong sân sau nhà tôi, trong lằn ranh nhà bên cạnh sân chơi của trẻ. Nếu có một đứa trẻ bị trúng tên và chết, điều này có quy trách cho tôi được không, khi tôi không có chủ tâm giết trẻ? Nhưng suy đoán rằng tôi thường xuyên bắn sai mục tiêu làm chết nhiều trẻ khác, thì đối với tôi, đó có phải là chuyện phải ray rứt về những tai nạn không may này không?

 

Khi phân loại việc này ra, ta có thể bắt đầu nhận ra rằng đạo đức Phật giáo, hoàn toàn khác hẳn với thuyết vụ lợi, vì không nói rằng hành vi là tốt hay xấu, vì nó có hậu quả tốt hay xấu, nhưng nói là mọi hành vi có hậu quả tốt hay xấu (đặc biệt là hậu quả theo nghiệp tốt hay xấu) vì hành vi tốt hay xấu. Một hành vi có giá trị đạo đức hay vô đạo đức do tâm trạng nội tại của con người, không tùy thuộc vào hậu quả ngoại lai của hành động. Nếu như thế, có thể là một hành vi tác hại là nghiệp ác chỉ khi nào tác hại có chủ ý (bởi vì cơ chế của nghiệp, dù tốt hay xấu, hứng chịu thành quả); một hành vi có thể là xấu về mặt đạo đức bởi vì tính chất cố hữu của nó là xấu.

 

Giả dụ rằng trong tâm trạng mừng lễ tôi bắn súng lên không trung và không hề để ý rằng đạn sẽ có thể trở lại mặt đất và làm chết hay bị thương người. Khả năng này có thể không bao giờ xãy ra cho tôi, trong trường hợp mà tôi hành động lơ đễnh, không để tâm đến hậu quả có thể xãy ra do hành động này. Hoặc cũng có thể là tôi có ý thức rõ về khả năng này. Hiển nhiên, tôi có hành động sai trái về một cái gì đó và tôi cũng không thể xin lỗi về sự bất cẩn này bằng cách nói rằng tôi không hề chủ ý làm hại ai. Tôi đang làm một cái gì đó sai trái, cho dù tôi không hề có ý định làm hại ai và thực ra tôi có gây hại hay không. 

 

Theo đạo đức của Kỳ Na giáo thì khấn nguyện tuân thủ theo tinh thần bất bạo đông được hiểu trước hết và quan trọng trên hết là lòng khâm tuân cẩn trọng. Để thực hiện lời nguyện này, tín đồ phải làm bất cứ điều thiết yếu nào để tránh gây hại cho bất cứ sinh vật hữu tình nào, bất kể là có chủ ý hay không. Nếu không làm trọn, việc khấn hứa không thành, dù bất kỳ là sinh vật hữu tình có thực sự bị thiệt hại hay không. Tu sĩ khất thực theo đạo Kỳ Na có thể khấn nguyện theo tinh thần bất bạo động này một cách cực đoan, thí dụ như họ đội mũ che đầu để tránh hít phải ruồi, dường như họ nắm bắt được tinh thần này hơn là chỉ khấn nguyện xuông là không chủ tâm làm hại. 

 

Có nhiều bằng chứng của Phật tử lúc sơ khai chấp nhận khái niệm rộng hơn về bất bạo động. Sư tăng cũng tuân thủ theo khuôn mẫu của Kỳ Na giáo, thường miễn cưỡng phải uống nước để tránh nuốt các sinh vật cực nhỏ. Đức Phật có dạy sư tăng, nếu phải di chuyển thường, cũng nên tránh đi lại trong mùa mưa tình cờ dẫm chết côn trùng dưới chân. Hành vi bất cẩn cũng bị minh thị kết án. Trường hợp mà kinh điển nói tới đó là có một vị sư ngồi trên đống giẻ rách vô tình giết chết một trẻ thơ nằm trong. Có trường hợp tương tự là có một vị sư ném hòn đá từ trên núi xuống và không có ý giết chết người dưới núi. Cả hai trường hợp theo kinh điển là có kết án các vị sư này sai trái. 

 

Quan điểm rộng hơn về bất bạo động - như là một khấn nguyện bảo trọng - tự nó có sức thuyết phục nhiều hơn, đặc biệt là trong khuôn khổ đạo đức về tính hạnh. Giả dụ như một y sĩ có thể trị liệu cho bịnh nhân hết bịnh với một trong hai cách X và Y. Cả hai cách điều trị đều có hai hậu quả phụ, nhưng hậu quả của cách X là tệ hơn của Y. Nếu theo quan điểm hẹp hòi về bất bạo động thì chuyện trị liệu theo X hay Y đều không quan trọng, vì chủ tâm của y sĩ là không làm hại bệnh nhân.

 

Hậu quả phụ của trị liệu dù có thể nhận ra được, nhưng không có chủ tâm không liên quan đến việc vị y sĩ chọn lựa thuốc nào. Tuy nhiên, nếu xét trên một khía cạnh rộng hơn, thì vấn đề hậu quả phụ này phải đặt ra để cứu xét. Hiển nhiên, y sĩ phạm phải bất cẩn khi cho thuốc mà không để ý tác dụng phụ của thuốc gây ra. Cũng có thể cho là bất cẩn gia trọng hay nhẫn tâm khi y sĩ cho thuốc X khi biết rằng là tác hại hơn Y. Trong cả hai trường hợp, về phương diện đạo đức, thái độ của y sĩ là xấu và trái với nguyên tắc bất bạo động, nếu ta hiểu một cách rông hơn. Nói chung, hành động này có thể được mô tả là cùng một loại với bất cẩn, lơ đểnh, không bảo trọng, hay nhẫn tâm.

 

Đức Phật có khuyên chúng sinh nên bộc lộ từ tâm đối với các sinh vật hữu tình và thái độ bất cẩn, lơ đểnh, thiếu cẩn trọng hay nhẫn tâm chắc chắn là ngược lại với đạo đức từ bi. Nói một cách thực tế, không ai có thể sống một cuộc đời hoàn toàn vô hại, nhưng người ta phải cố gắng tối thiểu hóa gây ra tổn hại.

 

Trên môt quan điểm rộng hơn, người tuân thủ thuyết bất bạo động không chỉ giới hạn việc không chủ tâm làm hại người khác mà cũng còn tránh việc gây hại thái quá không cần thiết. Có thể tha thứ dù gây ra thiệt hại tiên đoán được khi có ý tốt (như trường hợp y sĩ cho thuốc và biết được hậu quả phụ có thể gây xấu), điều này cũng còn áp dụng cho trường hợp khi điều thiệt hại xãy ra không vượt mức cần thiết khi mang lại thiện ý. 

 

Khái niệm bất bạo động này có hậu quả đạo đức quan trọng liên quan đến cách áp dụng biện pháp vô hiệu hoá. Thí dụ như người ta có thể lập luận rằng giam giữ phạm nhân có gây baọ động càng lâu là càng tốt vì để bảo vệ công chúng, đây là một tình trạng luôn được biện minh. Biện pháp này cũng đúng cho trường hợp phạm nhân cần vô hiệu hoá, khi họ bị quản thúc bằng điện. Điều này đúng trong một quan điểm hẹp hòi về tinh thần bất bạo động, nhưng không đúng khi theo một quan điểm rộng.

 

Bảo vệ công chúng là một ý tốt, trong khi người ta có thể có những biện pháp an toàn công cộng khác và ít gây tổn hại hơn thì không thể biện minh là còn cần giam giữ phạm nhân. Có ảnh hưởng khác là vô hiệu hoá không thể biện minh như một cách chấp pháp và suy đoán giam giữ luôn là giải pháp không nhất thiết bắt buộc. Và ngay cả khi giam giữ trong những điều kiện tàn bạo và trở thành vô nhân đạo như trong tình trạng hiện nay, là không thể biện minh, khi chấp nhận tình trạng giam giữ này là làm hại một cách không cần thiết. Nói chung, biện pháp vô hiệu hoá chỉ thật sư là bất bạo động nếu chỉ khi nó gây sự chịu đựng thiệt hại ở mức tối thiểu cần thiết để vô hiệu hoá phạm nhân. 

 

Tìm Hiểu Về Bản Chất Cuả Thiệt Hại

 

Đông lực tốt thường đi chung với ý định tốt và động lực xấu đi chung với ý định xấu. Nhưng trường hợp này có luôn xãy ra không? Theo phẩm Thánh Đế (Ārya-satyaka-parivarta), một bản kinh của Phật giáo có kể một vị vua liêm chính với lòng từ tâm phải trừ kẻ gian giống như cha trừng phạt con. Là bậc phụ huynh, với tình thương tôi có thể bị thúc dục để trách phạt con, chủ ý trước mắt của tôi là làm cho con tôi chịu khổ, nếu làm khác đi thì việc quở trách không có tác dụng. Nhưng nếu tôi được thúc dục do lòng thương cảm, chủ tâm tối hậu của tôi là sẽ đem lợi cho con trong một cách nào đó. Nếu tôi quở phạt con, hành động làm hại con với chủ ý có trong ý nghiã này là tôi làm trái lại với giới luật đầu tiên không? 

 

Câu trả lời đơn giản là chủ ý trước mắt của tôi là làm hại con tôi nhưng hậu ý là làm lợi cho con. Nhưng câu trả lời này quá đơn giản. Làm hại một người là làm người đó tệ hơn những gì mà họ đang có. Mặc dù tôi hại con trong ngắn hạn, nhưng về lâu dài con tôi có thể được lợi. Vậy thì vấn đề là nếu tôi có ý hại con trong ý nghĩa này thì có khi nào tôi làm cho con tệ hơn trong lâu dài không (khi được so sánh để tổng kết hay mọi sự việc được xét đến). Nếu như thế phải giả dụ rằng con tôi, khi đúc kết lại, sẽ tốt hơn, do kết quả cuả quở phạt, thì tôi không có ý định làm hại cho con. Thực ra, hành vi cuả tôi là có công đức bởi vì có động lực tốt, thiện ý và khôn ngoan.

 

Có nhiều lý do để chấp nhận lối giải thích này. Phật giáo Tiểu thừa xem giới luật này có đặc tính đạo đức tuyệt đối. Khi các đấng A La Hán (arahat) đã triệt để nhập tâm giới luật này, đối với họ, có chủ ý hại bất cứ ai, nói dối, trộm cắp hay phạm giới luật khác là không thể chấp nhận được. Mặt khác, Phật giáo Đại thừa cho phép có ngoại lệ qua danh nghĩa là có phương tiện thiện xảo.

 

Ngay cả khi chấp nhận những ngoại lệ này, mục tiêu cao cả là mọi sinh vật hữu tình đều hưởng lợi, cuối cùng là không ai chịu thiệt, đó là chuyện hiển nhiên. Lấy một thí dụ quan trọng, Vua A Xà Thế (Asangua) lập luận là các giới luật này có thể được vi phạm - ngay cả giới luật cấm sát sanh - chỉ khi nào có chủ ý làm lợi cho tất cả chúng sinh. Một trong những thí dụ của ông là giết một tên cướp sẽ phạm tội giết hàng loạt người.

 

Nếu cắt nghĩa tương tự như vậy, vị Bồ tát có thể nhìn tên cướp hay trộm, vì lợi vật chất mà tàn sát hàng trăm sinh linh, nên sẽ bị quả báo nhãn tiền. Nhìn cảnh này, vị này có thể nghĩ trong đầu: "Nếu tôi giết người này, thì tôi sẽ tái sinh vào cảnh giới địa ngục. Chẳng thà tôi sinh vào cảnh giới địa ngục tốt hơn là để người này bị quả báo nhãn tiền phải sa ngay vào địa ngục." Với thái độ như thế vị Bồ tát đoan chắc suy nghĩ là đạo đức hoặc lưng chừng, và cảm thấy bị miễn cuỡng với lối suy nghĩ của lòng nhân từ đối với hậu quả, vị này sẽ giết tên cướp. Điều này không sai trái, công được được tán thán.

 

Hành vi là công đức vì vị Bồ tát có từ tâm làm động lực và do trí huệ dẫn dắt mà hành đông với thiện ý làm lợi cho tên cươp và nạn nhân. Vua A Xà Thế không đồng ý lối cân bằng theo cách so sánh các hữu dụng - điều này có nghĩa là làm hại cho người này vì có mục tiêu là đem thuần lợi lộc lớn hơn cho người kia -, hoặc ít nhất không một thí dụ nào mà ông đề ra mà ông chịu làm theo. Tuy nhiên, khi cho là không có một nhân vật nào có tầm vóc lịch sử trong Phật giáo cho phép việc này, đây là một kết luận vội vàng.

 

Charles Goodman trích dẫn lời cuả Tôn Giả Tịch Thiên, (Santideva), khi cho rằng Tôn Giả cho là sai trái nếu "vị này không tạo khổ nhỏ và phiền não là cách để tránh được khổ và phiền não to tát hơn. Goodman giải thích quan điểm này như là một lối đề cao sự dung hoà cuả hai cách hữu dụng. Nhưng Goodman cũng công nhận Tôn Giả ở văn bản khác cũng có đặc biệt nêu rõ mong ước không làm hại sinh vật hữu tình "Đừng bao giờ để người khác khổ vì do lý do của mình“.

 

Làm thế nào để dung hoà những đòi hỏi đối nghịch của Tôn Giả? Một khả năng có thể xãy ra như sau. Lời khấn nguyện của Bồ tát là để đưa tất cả mọi sinh linh vượt qua bể luân hồi đặt tới bến Niết Bàn, và một số hành trì để đạt mục tiêu khấn nguyện này có thể làm hại sinh linh, nhưng chỉ trong đoản kỳ. Về trường kỳ, thì Bồ tát này có khả năng đem lợi tất cả mọi chúng sinh để họ trở thành Bồ tát. Trong trường kỳ tất cả mọi chúng sinh đều hưởng lợi với việc hành trì của Bồ tát, điều này có nghĩa là cuối cùng không ai bi tổn hại. Nếu suy nghĩ này là đúng, Tôn Giả cũng không cho phép so sánh đúc kết theo cách thực dụng. Sự khác biệt giữa Tôn Giả và vua A Xà Thế đơn giản là ở điểm Tôn Giả chấp nhận quan điểm rộng hơn, chú ý tới mục tiêu xa của giải thoát tất cả mọi sinh linh khỏi vòng đau khổ.

 

Những nhận định này cho thấy khi chủ tâm bắt phạm nhân chịu cảnh khổ hơn trong lâu dài (dựa trên việc đúc kết hay khi mọi sự được cân nhắc) không phải là luôn sai lầm. Ý kiến này có hai ảnh hưởng quan trọng liên quan đến đạo đức của trừng phạt.

 

Một là trừng phạt phạm nhân như cứu cánh tự tại hoặc xem là một phương tiện làm lợi cho tha nhân, điểm này không thể chấp nhận được về mặt đạo đức, chính thế mà cần loại bỏ cả hai loại chủ trương báo thù và ngăn ngừa tổng quát.

 

Hai là, trừng phạt có thể chấp nhận được khi có cân nhắc đem lợi cho phạm nhân trong trường kỳ. Điều này hàm ý rằng biện pháp ngăn ngừa cá nhân là có thể chấp nhận được, nhưng trong suy đoán là phạm nhân, khi đúc kết lại đạt được tốt hơn do kết quả tốt đẹp của việc ngăn ngừa phạm tội.

 

Để đo lường khả năng này, điểm quan trọng là cần phân biệt ngăn ngừa cá nhân do phục hồi có tính trừng phạt (xin được thảo luận ngắn gọn). Mục tiêu tối hậu của hai trường họp là giống nhau: ngăn ngừa phạm nhân tái phạm. Sự dị biệt là phục hồi có đặc tính trừng phạt hoàn tất được mục tiêu khi cải thiện được cá tính phạm nhân, trong khi ngăn chận đặc thù đạt được mục tiêu khi sợ hải thấm vào trong lòng phạm nhân. Phạm nhân được ngăn chận không tiếp tục vi phạm vì họ sợ trừng phạt. Sở dĩ họ sợ vì trước tiên họ đã có kinh nghiệm trực tiếp có thể sẽ bị trừng phạt.

 

Hệ thống ngăn ngưà không cốt nhằm để cải thiện cá tính phạm nhân, khi người ta không tiếp tục vi phạm vì sợ bị trừng phạt, nên không có vấn đề giá trị đạo đức được đặt ra. Sợ hải khác tình yêu hay lòng từ bi, nó không phải động lực tốt đẹp về mặt đạo đức và không giá trị để tham khảo về hành động đạo đức. Theo đạo Phật, tính hạnh đạo đức là kết quả được tích lũy của tất cả mọi việc thiện mà chúng ta làm, và việc thiện cần phải có đông lực tốt đẹp thúc đẩy.

 

Chắc chắn có thể đây là điểm ngạc nhiên khi cho rằng ngăn ngừa đặc biệt đem lại cho phạm nhân. Phạm nhân chắc là ít nhất phải chịu thiệt trong ngắn hạn. Nhưng nếu việc này không đưa tới cải thiện đạo đức thì làm sao phạm nhân đạt điều tốt đẹp trong lâu dài? Điều chỉ tốt đẹp hơn cho tha nhân là nếu phạm nhân không tái phạm. Nhưng khi suy đoán là phạm nhân không tái phạm không có lý do gì khác hơn là sợ bị trừng phạt, thì làm sao có thể cải thiện phạm nhân được? Nếu nói phạm nhân được cải hoá vì sẽ không bị trừng phạt nữa không đề cập đến vấn đề đang giải thích là trừng phạt đã từng được biện minh.

 

Khi Goodman bảo vệ cho quan điểm ngăn ngừa đặc biệt, người ta có thể lập luận là hành vi sai trái có hậu quả thuộc về nghiệp xấu, và nếu người ta ngưng việc làm sai trái vì sợ hải, thì họ vẫn còn tốt hơn trong trường kỳ. Dĩ nhiên, có phản ứng là chúng ta không thể lấy nghiệp báo để bảo chứng, đặc biệt nếu chúng ta muốn không theo quan điểm Phật giáo trong một cuộc đối thoại xây dựng về đạo đức trừng phạt.

 

Nếu nghiên cứu thuyết này một cách độc lập, thì thật là khó giải thích được ngăn ngừa đặc biệt đem lợi cho phạm nhân. Hơn thế, nếu ta tin vào thuyết này, điều không hiển nhiên chút nào là đó là thật. Cho dù nghiệp ác cuả con người đem đến kết quả tốt hay không tùy thuộc vào sự chọn lựa tương lai của mình. Nghiệp ác có thể được bớt đi hoặc giải trừ (xuyên qua việc tích đức), và người ta không đảm bảo rằng ngăn ngừa đặc biệt sẽ đạt đến tác dụng như dự định. (Điều có ý nghĩa là thí dụ cuả vua A Xà Thế về việc giết người tạo công đức, như đã kể ở trên, liên hệ đến kẻ sát Phật hay Bồ Tát, hay một cái gì khác, mà theo lập luận chính thống của Phật giáo, đây là một hành vi thuộc loại quả báo nhãn tiền, chắc chắn đưa phạm nhân sa vào cảnh giới địa ngục. Giết một đồng loại bình thường, như anh và tôi, không nhất thiết đưa đến kết quả này, như đã minh chứng trong sự tích cuả Angulimala. Nếu suy đoán là không có thuyết về nghiệp báo thì dường như là ngăn ngừa đặc biệt không đem lợi, mà đúng ra làm hại cho phạm nhân trong trường hợp không có thiện ý. Giả thuyết cho là ngăn ngừa đặc biệt là có thể có thiện ý, nhưng sai lầm. Trong trường hợp này, không thể bảo vệ quan điểm này trong phạm vi khuôn khổ của đạo đức Phật giáo.

 

Nhìn chung, phục hồi được xem là một biện pháp tương ứng thay thế cho trừng phạt và tôi có nêu lên những đặc điểm này. Nhưng cũng có nguời xem phục hồi có mục đích trừng phạt. Khi bố mẹ quở trách con, thì chủ ý thuờng là giúp cho con em trở thành người tốt trong lâu dài, khi bắt chúng phải chịu đau khổ trước mắt. Theo một vài triết gia, đó là lý do tại sao xã hội phải nhận định vấn đề trừng phạt. R. A Duff lập luận là trừng phạt phải được hiểu như một loại hành động ăn năn hối lỗi thuộc về thế tục, không chỉ nhằm nói ra một điều khiển trách, mà c n qua đó để thuyết phục phạm nhân hối lổi, tự kiểm và hoà giải. Phạm nhân chịu khổ những gì mà họ gây ra khi họ lượng được tính cách nghiêm trọng của tội phạm về mặt đạo đức, trải nghiệm về ăn năn và trở thành người tốt hơn. 

 

Trong kinh điển Phật giáo đã có nhiều lập luận hỗ trợ cho quan điểm này. Theo lời Peter Harvey trong Phẩm Thánh Đế có mô tả vị vua liêm chính trừng phạt người xấu nhằm mục đích cải hoá họ. Bình luận về kinh này Harvey cho là "khi trừng phạt họ, mục đích cuả vị vua này thuyết phục họ không sao lãng nghiã vụ để họ có thể trở lại thành một ngưòi tốt."

 

Có một câu chuyện thú vị cuả Hariti do Charles Goodman kể lại. Hariti là một khuôn mặt ác quỷ có tiếng xấu trong việc bắt cóc và giết trẻ con. Đức Phật với ý định làm để làm tĩnh thưc về sự đồng cảm của Hariti, ngài bắt cóc một trong những người con của Hariti. Harirti nổi giận tìm gặp Đức Phật. Theo lời kể của Goodman, "Đức Phật mới chỉ ra rằng cơn thịnh nộ của Hariti cũng giống như những cảm xúc của các bà mẹ bình thường khác phải trải nghiệm khi con bị Hariti giết." Nhờ thế, bấy giờ Hariti mới biết đánh giá sự nghiệm trọng về mặt đạo đức của tội ác, bà vượt qua được với sự ăn năn và chấp nhận lời khuyên của Đức Phật, thôi làm việc sai trái và trở thành một vị thánh nữ phù hộ cho trẻ con.

 

Ý nghĩa đạo đức của câu chuyện thật rõ. Nếu phạm nhân có thiện cảm với nạn nhân, họ phải hiểu được đối xử khi họ đã đối xử với nạn nhân. Một cách có thể làm cho phạm nhân hiểu được vấn đề là buộc phạm nhân cũng phải chịu cách đối xử giống như nạn nhân. Lối báo thù "mắt đổi mắt" có thể được xem như một phương tiện hữu hiệu làm tĩnh thức sự đồng cảm trong lòng phạm nhân.

Nếu cho rằng phục hồi có tính trừng phạt đem lợi cho phạm nhân trong lâu dài, người ta có thể lập luận là cách này không làm hại cho phạm nhân, và chính thế sẽ không có xung khắc với giới luật đầu tiên. Trước khi đồng ý với lập luận này, thì cũng có một cái gì đó, ít nhất cần phải cân nhắc có ba ý kiến đối nghịch để xét đúc kết cho công bình.

 

Thứ nhất, thật là không đơn giản khi cho rằng trừng phạt, đặc biệt là cách báo thù "mắt đổi mắt" sẽ có những hiệu ứng như dự định. Lối giao trả quỷ cho quỷ có thể dạy cho kẻ làm điều sai trái là họ sẽ đối xử như những gì mà họ đối với nạn nhân của họ, nhưng lối đối xử như thế cũng gây thêm thù hận giống như cách tạo thương cảm. Chính vì thế mà lối phục hồi có tính trừng phạt có thể bị phê bình là điên rồ.

 

Thứ hai, cũng không thể nói là hiển nhiên khi xem trừng phạt là cách duy nhất giải quyết được cho xong vấn đề cho một số người. Nếu có lời khiễn trách, nhưng không phải là trừng phạt cho phạm nhân và thuyết phục được họ ăn năn về tội ác, như vậy thì trừng phạt có hại vì không cần thiết. Vì thế mà phục hồi có tính trừng phạt được phê bình là nhẫn tâm.

 

Cuối cùng, cũng có thể ngạc nhiên khi xem cứu cánh có thể biện minh có được không. Nếu tôi biết vợ tôi ngoại tình, tôi sẽ phải biện minh như thế nào? đối xử tàn nhẫn xem như trách cứ nặng nề? thuyết phục nhà tôi ăn năn về lòng chung thủy? Liệu tôi có nên ngoại tình để làm tĩnh thức sự cảm thông của nhà tôi không? Chúng ta có thể biện minh bằng sự dối trá đối với người nói dối không, chúng ta có thể biện minh việc trộm đạo đối với kẻ trộm không, tương tự như vậy khi dùng hãm hiếp đối với kẻ cưỡng hiếp, và tra tấn với kẻ tra tấn để chúng ta có thể giúp phạm nhân đồng cảm với nạn nhân không ? Tăng sĩ theo Đại thừa có thể tha thứ những cách như thế khi nhân danh phương cách thiện xảo, nhưng việc này dường như không phù hợp với nội dung giáo lý cuả Đức Phật, vì chinh phục ác tâm bằng thiện tâm.

 

Hoà Giải

 

Tôi đã lập luận là có nhiều cách tương tự thay thế cho trừng phạt và có tính bất bạo động, đó là vô hiệu hoá, bồi thường, phục hồi không có tính trừng phạt và hoà giải. Dĩ nhiên, chúng ta không cần chọn giữa những giải pháp tương ứng này. Thực ra, hoà giải, như ta thường hiểu và thực hành một cách khá phổ biến, kết hợp được cả ba. Tội phạm biểu hiện vi phạm về niềm tin, và vô hiệu hoá (có thể có mà cũng có thể không liên hệ đến việc giam giữ) được biện minh cho đến khi nào niềm tin được phục hồi. Phạm nhân có được cơ hội làm kết thúc tiến trình hoà giải như là điều kiện cho phục hồi niềm tin, (mà từ đó mà cũng đem lại tự do toàn diện cho phạm nhân).

 

Cách thông thường nhất để hiểu được tiến trành này như sau. Nếu tôi có sai phạm với anh, anh có thể yêu cầu tôi chịu trách nhiệm những gì tôi đã làm và như thế tôi nhận được sự tha thứ của anh. Nói bao quát hơn, tôi thoả mãn điều kiện này nếu

 

1) thú nhận việc làm sai trái

2) thành tâm ăn năn về thái độ của mình

3) mức độ ăn năn tương ứng với tính cách gia trọng của sai phạm

4) vì ăn năn, xin lỗi hành vi sai trái, khấn nguyện không tái phạm, thay đổi cá tính cần thiết để giữ lời khấn nguyện này và tôi bồi thường toàn bộ.

 

Dĩ nhiên, điều này không có bảo đảm là anh sẽ tha thứ cho tôi. Nhưng nếu tôi hoàn tất được tiến trình này, tôi sẽ nhận được sự tha thứ cùa anh và bất cứ thù hận nào mà anh có thể còn có dành cho tôi đều không thể được biện minh. 

 

Đương nhiên, cũng có những phản biện về cách hoà giải này về mặt thực tế và lý thuyết. Tiến trình hoà giải đòi hỏi phạm nhân ăn năn về tội ác của mình. Nhưng cách người ta kêu gọi ăn năn như thế nào cho các phạm nhân mang tội gia trọng? Tiến trình này đòi hỏi là nạn nhân phải được bồi thường thiệt hại. Nhưng bồi thường có phải luôn là chuyện khả thi không? Thí dụ như nạn nhân của một tên sát nhân hay cưỡng hiếp được phải bồi thường như thế nào? Hoàn tất tiến trình này, phạm nhân phải đưọc nạn nhân tha thứ. Nhưng có loại tội ác không thể tha thứ không? Thí dụ như có trường hợp sát nhân mà không còn nạn nhân để tha thứ cho sát nhân. Vậy phải làm sao? Đây là một vấn đề nghiêm trọng và không thể trà lời để làm thoả mãn mọi ngưòi. Tuy nhiên, vấn đề mà tôi muốn đề ra trong phần còn lại cuả bài viết này là khuôn mẫu hoà giải có hỗ trợ mục tiêu hành trì theo đạo Phật không?

 

Như tôi đã nêu lên đặc điểm về mô hình hoà giải, mô hình này có thể được xem là một cách đã được thế tục hoá trong cách tu tập theo “bốn trở lực“ theo cách giáo huấn của Phật giáo Tây Tạng. Bốn động lực đó là ăn năn, tự lực, trị liệu và giải quyết. Sử dụng lực hối tiêc có nghĩa là nhiệt tình khởi động lòng ân hận liên hệ đến hành vi sai trái. Tinh thần tự lực quan hệ đến khẩn cầu tam bảo và khơi động tâm giác ngộ. Trị liệu liên quan đến thực hành việc công đức nhằm mục đích thanh lọc nghiệp sai trái, hồi hướng công đức (như là một hình thức bồi thường về mặt tâm linh) cho những thiệt hại do việc sai trái. Cuối cùng, áp dụng năng lực để giải quyết là khởi động quyết tâm không bao giời tái phạm hành vi sai trái. Như thế có nghĩa là không có nghiệp ác không thể không được thanh lọc qua việc hành trì theo bốn lực này. Trong truyền thông Tiểu thừa tìm kiếm sự tha thứ được nhấn mạnh và hoà giải được thể thức hoá trong kinh điển.

 

Vì thế, mô hình hoả giải dường như hỗ trợ cho mục tiêu hành trì theo đạo Phật, nhưng cũng có thể còn là nguồn gốc của xung đột. Mô hình này suy đoán rằng hoà giải sẽ phù hợp đối với phạm nhân biết ăn năn về tội phạm của mình, nhưng cũng phù hợp khi nạn nhân có oán hận phạm nhân.

 

Trước hết, oán hận được công nhận là phù hợp vì đó là sự biểu lộ lòng tự trọng. Là nạn nhân của một tội phạm nghĩa là họ bị đối xử như một đồ vật không phải là người. Tội ác là biểu tượng và gây cho nạn nhân chịu đựng đau khổ về thể xác lẫn tinh thần, nhưng tội ác cũng là một hành vi biểu lộ sự thông đạt. Thông đạt cho nạn nhân biết rằng họ không phải là người mà được sử dụng hay lạm dụng như đồ vật. Oán hận của phạm nhân là cách đối nghịch với loại thông đạt này khi họ xác định rằng họ có giá trị cố hữu như một con người.

 

Thứ hai, oán hận là phù hợp, vì không có oán hận sẽ không có tha thứ. Tha thứ phạm nhân là từ bỏ oán hận đối với phạm nhân. Nếu tha thứ của nạn nhân dành cho phạm nhân là phù hợp, thì cũng phải chấp nhận là khi nạn nhân có lòng oán hận phạm nhân cũng là ý kiến phù hợp.

 

Đức Phật dạy Phật tử không áp ủ lòng thù hận, giận dữ hay có ý xấu với bất cứ ai. Đoạn văn sau đây trích từ Trung Bộ kinh (Kakacūpama Sutta (Majjhima Nikāya I 3.1) là biểu trưng cho lời giáo huấn của Ngài:

 

Nếu ngưòi nói xấu cho anh, anh phải nghĩ là: "Tâm tôi không nao núng, mà theo từ bi không oán thù. Anh nghĩ về người nói xấu mình với từ tâm, và trong từ tâm này anh sẽ trụ tâm. Từ sự thành tâm này ta sẽ đem đến cho toàn cõi thế gian với tình yêu thương quảng đại vô bờ bến"

 

Hơn nữa, dù cho những kẻ cướp tấn công và cắt đứt hết tay chân bằng một cái cưa hai cán, người nào vì kẻ ấy mà trong lòng nổi lên sân hận, thì đó không phải người thực hành giáo lý của ta." 

 

Nếu không có tha thứ không oán hận và nếu không có chổ cho oán hận trong đạo đức Phật giáo, thì dường như cũng không có chổ cho tha thứ. Khi suy nghĩ về vấn đề này, điều quan trọng để thực hiện là người ta có nên oán giận đối với người lạm dụng mình không, họ làm như vậy, và đó là điều oán giận mà Đức Phật khuyên tín đồ phải bỏ qua.

 

Nói một cách lý tưởng, người ta không nên ấp ủ cảm tưởng xấu xa, dù có thách thức trong bất cứ vấn đề gì, nhưng cứ chấp nhận người ta làm, điểm chính là họ phải để cho qua những cảm tưởng này.

 

Trong kinh Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga (IX 14- 39), Buddaghosa hướng dẫn độc giả qua một số suy nghĩ để giải quyết cảm tưởng thù hận, có chổ ông viết như sau: 

 

Nếu có người khác gây cho ta phiền não

Khiêu khíchta với hành vi ô trược

Tại sao ta chịu để cho cơn giận bùng lên

Và như vậy ta làm giống như người khiêu khích hay sao?

 

Nếu anh nổi giận, chuyện dễ xãy ra,

Anh bất họ chịu khổ, chuyện không nhất thiết xãy ra,

Dù sao với phiền não do cơn giận đem lại

Điều chắc là chính anh bị trừng phạt trước tiên (IX. 22)

 

Tôn Giả Tịch Thiên đã dành trọn một chưong trong Bồ Đề Hạnh Kinh Luận (Bodhi-caryāvatāra) để nói về sự tôi luyện lòng khoan nhẫn như một loại thuốc giải độc cho cơn giận. Tôn Giả khuyên người đọc nên suy nghĩ như sau:

 

Chính do nghiệp ác của tôi tích tụ

Mà người làm hại tôi và chống tôi

Họ sẽ là ngưoì sa vào dịa ngục

Và tự bản thân tôi đưa họ đến cảnh này

 

Vì họ hại tôi, và nhờ tôi có được hành trì khoan nhẫn

Mà tội của tôi được tiêu trừ

Đó là nhờ tôi có tu, nhưng mà họ sẽ là người

Còn chịụ đoạ nơi điạ ngục lâu dài

 

Chính ra tôi là người làm hại họ

Họ đích thực là người mang lợi cho tôi

Như thế là giữ tâm độc haị và sai trái làm gì

Khi tôi vẫn còn mang oán giận với kẻ thù?(VI 47-49)

 

Theo lời Tôn Giả, cho dù bất cứ ma quỷ nào đến với tôi, bất cứ bất hạnh nào mà tôi phải trải nghiệm, đó là kết quả của nghiệp thuộc về các hành động trong quá khứ. Nếu tôi không tạo điều ác trong qúa khứ, thì tôi sẽ không có trải nghiệm việc ác trong hiện tại. Chính vì lý do này mà hoàn toàn vô lý khi tôi thóa mạ kẻ thù khi họ gây khổ cho tôi.

 

Tha thứ cho một người nào đó là từ bỏ cảm giác thù hận dành cho họ, Phật giáo có rất nhiều lời khuyên thực tiễn để đạt thành ước nguyện này. Tiến trình hoà giải hỗ trợ cho mục tiêu này. Những suy nghĩ cuả Buddhaghosa hay Tịch Thiên có thể thuyết phục, mà cũng có thể không, nạn nhân của tội ác, nhưng họ có thể và nên tha thứ cho người đáng nhận được tha thứ. Tiến trình hoà giải, nếu được thành công, thì dường như nó sẽ đem lại lợi ích cho tất cả các người bị ảnh hưởng đến tội phạm. Tiến trình này đem lợi cho nan nhân cũng như đền bù cho họ những mất mát, và quan trọng hơn, (ít nhất theo quan điểm của Phật giáo) giải quyết được cảm tưởng thù hận. Tiến trình này cũng mang lợi cho phạm nhân vì phát huy việc cải thiện đạo đức và chuộc lại hành vi sai trái trong quá khứ. Nhờ thế hoà giải hỗ trợ cho mục tiêu cuả việc tu tập theo Phật giáo và nó phù hợp với nguyên tác bất bạo động, trong cả hai lĩnh vực, vưà theo ý của ngôn ngữ và trong tinh thần.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 5582)
Từ khi bắt đầu xuất hiện trên trái đất, con người luôn luôn thắc mắc với những câu hỏi như: thế giới này tự đâu mà ra, vũ trụ này từ đâu mà có, con người từ đâu sinh ra, sẽ đi về đâu v...v...
09/04/2013(Xem: 4769)
Trong thời đại khoa học, khi mà những tiến bộ khoa học đã làm lui đi phần nào quan niệm thần thánh và những mớ huyền thoại, mê tín dị đoan của con người, thì càng ngày Phật Giáo càng chứng tỏ là một tôn giáo, từ cấu trúc, . . .
09/04/2013(Xem: 5047)
Nếu trong dân gian có rất nhiều huyền thoại về sự sáng tạo ra vũ trụ (creation myth) thì trong khoa học chỉ có một thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ (the origin of the universe) hay sự sinh ra của vũ trụ (the birth of the universe) đó là thuyết "Big Bang".
09/04/2013(Xem: 4281)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 B(efore) C(onfusion): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), . . .
09/04/2013(Xem: 4131)
Giữa cơn biến động xã hội đầy kịch tính của thế kỷ 20, "tự biết mình" chính là điều tiên quyết để "con người hiện đại" đạt được sự bình an nội tại, giải thoát mọi khổ đau đang đè nặng lên thân phận con người.
09/04/2013(Xem: 4714)
Thiết nghĩ, tất cả những vấn đề nan giải phức tạp của cuộc sống hiện đại hôm nay có thể giải quyết tận gốc rễ bằng con đường chuyển hóa tâm thức của từng cá nhân trong từng xã hội.
09/04/2013(Xem: 4069)
"Có kiến thức học vấn giỏi. Trình độ ngoại ngữ lưu loát. Thông thạo vi tính. Bản tánh vui vẻ". Đây là tiêu chuẩn chọn nhân viên cho các tổ chức.
09/04/2013(Xem: 5462)
Hiện nay, có ý kiến cho rằng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và sự lớn mạnh không ngừng của tinh thần duy lý, lãnh vực của tôn giáo - hiểu như một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội - sẽ dần dần thu hẹp lại.
09/04/2013(Xem: 4378)
Ngày nay, nói đến Phật giáo, người ta thường xem như một tôn giáo nặng phần cúng bái, cầu nguyện. Thiết nghĩ việc cúng lễ, cầu nguyện là điều đương nhiên không thể thiếu đối với tôn giáo.
09/04/2013(Xem: 4656)
Vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người, đó là mục tiêu đức Phật xuất hiện trên cuộc đời. thể hiện mục tiêu ấy, Ngài vào đời độ sanh, trao cho người những gì họ cần. Vì vậy, Ngài được tôn danh là đấng Vô thựơng sĩ, tức người thành công nhất bậc nhất, không ai bằng được Ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]