Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy trao cho thời đại những gì họ cần

09/04/201317:09(Xem: 4686)
Hãy trao cho thời đại những gì họ cần

 Buddha_1

HÃY TRAO CHO THỜI ĐẠI NHỮNG GÌ MÀ HỌ CẦN

HT. Thích Trí Quảng

Vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người, đó là mục tiêu đức Phật xuất hiện trên cuộc đời. thể hiện mục tiêu ấy, Ngài vào đời độ sanh, trao cho người những gì họ cần. Vì vậy, Ngài được tôn danh là đấng Vô thựơng sĩ, tức người thành công nhất bậc nhất, không ai bằng được Ngài.

Thật vậy, sau khi thành đạo dưới cội bồ đề, trên bước đường giáo hóa, đức Phật luôn quán sát xem người cần gì. Với trí tuệ của bậc Chánh Biến Tri, đến nơi nào, Ngài cũng thấy rõ yêu cầu nơi đó, gặp bất cứ ai, Ngài đều biết căn tánh hành nghiệp của họ, tức họ có khả năng gì, ham muốn gì. Và tùy người, tùy chỗ, tùy lúc mà Phật chỉ dạy những việc tương ứng, nhằm mục tiêu giúp người thăng hoa, giúp nơi đó an bình, phát triển. Tất cả việc làm của đức Phật trong 80 năm trụ thế đều vì người, mang lợi lạc cho người, Ngài không hề khởi tâm nghĩ đến lợi lộc cho bản thân. Đó chính là tinh thần vô ngã vị tha, một triết lý sống cao đẹp nhất mà đức Phật đã thể hiện trên cuộc đời này và truyền dạy cho những ai mang cùng chí nguyện hướng thượng ấy.

Với tư tưởng chỉ đạo theo đạo Phật dạy: vô ngã vị tha, tức sống vì người, đáp ứng yêu cầu của người, nên hàng đệ tử Phật trên bước đường truyền giáo đã không bị chống đối. Ở giai đoạn đầu, khi đến Trung Hoa, các nhà sư truyền đạo không gặp sức cản của đạo Nho đã có mặt từ trước. Và hàng tăng lữ đã giúp cho người dân Trung Hoa những điều họ cần, giải tỏa cho họ những bế tắc, từ đó họ tìm thấy ở đạo Phật một sự chỉ đạo thiết thực lợi ích, nên phát tâm quy y, trở thành đệ tử Phật. Điển hình như Tăng Triệu, Tăng Duệ, Đạo Sanh, Đạo Dung là những kiện tướng của Nho giáo, Lão giáo nhưng đều trở thành đệ tử Phật một cách vô điều kiện, đóng vai trò đắc lực quan trọng cho việc dịch thuật kinh điển với ngài Cưu Ma La Thạch.

Về sau vua Lương, vua Đường kính trọng đạo Phật vì đạo Phật đã trao cho họ những gì họ cần để ôn định tình thế rối ren lúc đó và xây dựng đất nước thịnh trị. Pháp Vân là vị Đại pháp sư ổn định cho triều nhà Lương bằng các đem những người có tâm thù nghịch, chống đối về chùa, xây dựng họ trở thành người hiền lương. Đạo Nho đành bó tay, không giải quyết được trước việc làm chống phá, thì nhà truyền giáo đạo Phật, bằng tinh thần vô ngã vị tha, hiểu rõ tâm tư, hoàn cảnh khiến người bất mãn. Từ đó từng gỡ bỏ rối ren cho họ, hướng dẫn họ thấy được những nhận thức sai lầm thấy được điều đáng làm, điều không nên làm. Hiểu được như vậy, họ tự thay đổi nhận định và hành động, trở thành người tốt. Được sự trợ giúp thành côn của các nhà sư trong việc trị nước an dân, nên vua Lương Võ đế mới hết lòng ngưỡng mộ đạo Phật, phát tâm xây dựng 72 ngôi chùa.

Hoặc bên cạnh vua Đường có ngài Huyền Trang là vị Pháp sư nổi tiếng, đã giúp vua thành công trong lãng vực thu phục được nhân tâm, giải tỏa những hận thù khi ông thống nhất đất nước.

Hoặc tại Ấn Độ, vua Asoka đã lập nhiều chiến công hiển hách, mở rộng vương quốc. Chín năm sau ngày đăng quang, năm 260 trước CN, vua Asoka chinh phục xứ Kalinga. Sau trận chiến đẫm máu này, ông ghê tởm chiến tranh, quyết tâm từ bỏ vũ lực và phát tâm sống với Phật pháp, lãnh đạo đất nước theo tinh thần Phật dạy, kiến tạo xứ Ấn thái bình thịnh trị

Vua Asoka đã trở thành Phật tử nhiệt tình, đóng góp cho sự phát triển Phật giáo khắp năm châu. Cuộc thảm sát ở Kalinga đã làm vua thức tĩnh, trở về với đạo PHật mà ảnh hưởng đã có sẵn từ trong gia tộc vua. Thật vậy, người vợ đầu tiên của ông, ở xứ Ujjan vốn là con gái dòng họ Thích (Sakya), bà đương kim hoàng hậu vốn gần gũi chư tăng và người em trai cùng mẹ, Vitagasoka là một tu sĩ PHật giáo nổi tiếng.

Riêng tại Việt Nam, chúng ta đều biết sử liệu ghi rõ lúc vua Trần Thái Tông mới 20 tuổi bị Trần thủ Độ ép buộc lấy người chị dâu đang có mang với người anh ruột là Trần Liễu. Vua Thái Tông phản đối kịch liệt, nhưng vì Trần Thủ Độ nắm giữ nhiều uy quyền, Thái Tông không có cách nào ngăn cản được.

Mang nặng tâm trạng khổ đau tuyệt vọng, không biết đối phó như thế nào, vua Thái Tông bỏ ngai vàng, trốn lên núi Yên Tử. Nơi đó, vua gặp được Phù Vân Quốc sư liền giải bày nổi niềm tâm sự. Hôm sau, Trần Thủ Độ dẫn các quan lên núi đón vua về kinh, nài nỉ nhiều lần, vua vẫn không nghe. Thủ Độ cũng cương quyết bảo mọi người: "Vua ở đâu thì lập triều đình ở đó"

Phú Vân cầm tay vua nhẹ nhàng nói: "Phàm làm đấng nhân quân, thì phải lấy ý muốn của thiên hạ làm ý muốn của mình và tâm thiên hạ làm tâm của mình. Nay thiên hạ muốn đón bệ hạ về, không về sao được. Tuy nhiên, sự nghiên cứu nội điển, xin bệ hạ đừng phút nào quên".

Những tham vọng, bức bách mà người đời không giải quyết được, những khuôn phép lễ - nghĩa - trí - tín của Nho giáo ràng buộc cũng không đưa ra được lối thoát cho vấn đề. Chỉ một câu nói đơn giản của Phù Vân quốc sư thể hiện trọn vẹn tinh thần vị tha vô ngã, đã cởi mở được nổi u sầu của vua, soi sáng cho vua thấy được việc tu hành của mình bằng con đường dẫn dắt muôn dân sống an lạc. Là Phất tử thấm nhuần sâu sắc chánh pháp, vua Trần Thái Tông trở thành đấng minh quân, trong suốt 32 năm điều hành chính sự nước nhà.

Ngày nay, văn minh Tây phương, được coi là đang chiếm lãnh ưu thế, đứng đầu văn minh vật chất, nhưng oái ăm thay, nền văn minh được ca tụng hạng nhất âý, cũng đang đứng bên bờ vực thẳm tiến thoái lưỡng nan. Nếu không tiến tới thì sẽ phá sản, mà đi tới nữa thì cỗ xe văn minh cũng bị đổ dốc thê thảm. Rõ ràng trước mắt mọi người đều thấy hiệu quả của sự nổ lực phát triển văn minh là tuổi thọ trái đất đang bị đe dọa trầm trọng, nảy sinh biết bao vấn đề không cứu vãn được cho môi trường sinh thái của con người và mọi loài, gây ra nhiều bệnh tật, nhiều tệ nạn xã hội ảnh hưởng đến luân lý, đạo đức con người...

Đối trước những bức bách của thời đại, tu sĩ Phật giáo ngày nay, đã tiếp nối con đường khai thông của các bậc tiền bối và trao cho đời phương cách ứng xử thích hợp, lợi ích.

Thật vậy, trong thời hiện đại, vào khoan󧠮ửa thế kỷ trước, những nhà tu đắc đạo của Đông phương đã giới thiệu đạo Phật cho các nước văn minh Tây phương. Điển hình như các Thiền sư Nhật Bản, đứng đầu là Thìên sư Suzuki đã đem Thiền học truyền dạy cho người Tây phương. Ở mức độ thấp, Thiền giúp họ cải thiện sức khỏe điều hòa được tâm sinh lý ổn định, tạo được nếp sống quân bình. Và ở mức độ cao hơn, giới thiệu cho họ những nét thiện my4 của văn minh Đông phương qua biểu trưng đặc sắc của Thiền, tuy ngồi yên nhưng tạo sức mạnh vô hình, tác động cho người bỏ ác thành thiện. Lập cước trên tinh thần, các tổ chức Phật giáo gần như không có kỹ luật theo quan sát bề ngoài, nhưng thực sự tiềm ẩn một kỹ luật rất cao, đó chính là tinh thần tự giác của người đệ tử Phật, tạo nên sức mạnh nuôi sống đạo pháp trường tồn ở khắp mọi nơi.

Ngày nay, Nhật Bản là một trong những cường quốc, có sức mạnh của nền văn minh vật chất ngang bằng với các nước Tây phương, nhưng không bị rơi vào tình thế khủng hoảng do tiến bộ vật chất tạo ra như các nước Tây phương đang phải đối đầu. Sở dĩ người Nhật Bản vừa phát triển được cuộc sống tiện nghi theo vật chất Tây phương, vừa giữ vững được đời sống tinh tha26n tốt đẹp, là nhờ họ đã khéo léo kết hợp hài hòa sự tiến bộ của phát triển khoa học công nghiệp với tinh tuý của Thiền học. Cốt tủy của Thiền thể hiện qua chỉ Đạo, được họ gắn liền với những sinh hoạt trong cuộc sống, từ đó họ có võ sĩ đạo, kiếm đạo, nhu đạo, trà đạo, hoa đạo, thơ đạo..., tạo thành đời sống phát huy được vật chấtt và tinh thần vượt trội hơn người Tây phương. Từ một võ sĩ chuyên chém giết, gây rối loạn cho xã hội không ít, nhưng khi tiếp thu được chữ Đạo theo tư tưởng Thiền, họ trở thành võ sĩ đạo thì việc sát phạt không còn điên cuồng, thù hận, mà phải hành động bằng đầu óc minh mẫn, tâm hồn định tĩnh, ứng xử hợo tình hợp lý, không ức hiếp người, cũng không khiếp nhược

Mẫu người tiêu biểu thứ hai là gần đây, đức Đạt Lai Đạt Ma một nhà lãnh đạo tối cao của Phật giáo đã được thế giới quý trọng, đề cao như là người đứng đầu trong số những vĩ nhân của thời đại chúng ta. Là hành giả Mật Tông, Ngài truyền bá Phật pháp bằng chính cuộc sống đắc đạo tỏa ra cho người có cơ hội tiếp xúc cảm nhận sự bình an ,hạnh phúc và giúp họ thấy được những việc làm cần thiết có ý nghĩa trong hiện tại và muôn kiếp về sau.

Và không ít những bậc chân tu thạc đức khác, nếu chúng ta may mắn có duyên hạnh ngộ, thanh tịnh của họ sẽ tác động lòng ta vơi đi phiền não hoặc tâm trí ta sáng ra, giải quyết được nhiều vấn đề mà bình thường không thể có đáp án.

Tóm lại, với chiều dài lịch sử của đạo Phật tồn tại hơn 25 thế kỷ tỏa sáng qua các việc làm của tiền nhân thiết thực lợi ích mỹ mãn cho đời, đã nói lên kho tàng pháp bảo mà đức Phật để lại chẳng những cho Đông phương mà cho cả nhân loại, cho những ai muốn thăng hoa trên lộ trình tri thức, đạo đức và giải thoát.

Các bậc tiền bối đã làm tròn trọng trách xương minh đạo pháp. Tiếp tục sự nghiệp vàng son ấy là công việc của chúng ta. Những người đệ tử Phật khắp năm châu, hãy nổ lực trao cho thời đại những gì họ cần để đạo pháp ngời sáng mãi trong đêm dài sanh tử.


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 7468)
Đã có người hỏi tôi câu hỏi này mà tôi không trả lời được: «Nói dân tộc Viêt nam có bốn nghìn năm văn hiến. Nhưng có thấy cái gì đâu!».
09/04/2013(Xem: 5609)
Từ khi bắt đầu xuất hiện trên trái đất, con người luôn luôn thắc mắc với những câu hỏi như: thế giới này tự đâu mà ra, vũ trụ này từ đâu mà có, con người từ đâu sinh ra, sẽ đi về đâu v...v...
09/04/2013(Xem: 4797)
Trong thời đại khoa học, khi mà những tiến bộ khoa học đã làm lui đi phần nào quan niệm thần thánh và những mớ huyền thoại, mê tín dị đoan của con người, thì càng ngày Phật Giáo càng chứng tỏ là một tôn giáo, từ cấu trúc, . . .
09/04/2013(Xem: 5085)
Nếu trong dân gian có rất nhiều huyền thoại về sự sáng tạo ra vũ trụ (creation myth) thì trong khoa học chỉ có một thuyết giải thích nguồn gốc của vũ trụ (the origin of the universe) hay sự sinh ra của vũ trụ (the birth of the universe) đó là thuyết "Big Bang".
09/04/2013(Xem: 4305)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 B(efore) C(onfusion): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), . . .
09/04/2013(Xem: 4160)
Giữa cơn biến động xã hội đầy kịch tính của thế kỷ 20, "tự biết mình" chính là điều tiên quyết để "con người hiện đại" đạt được sự bình an nội tại, giải thoát mọi khổ đau đang đè nặng lên thân phận con người.
09/04/2013(Xem: 4743)
Thiết nghĩ, tất cả những vấn đề nan giải phức tạp của cuộc sống hiện đại hôm nay có thể giải quyết tận gốc rễ bằng con đường chuyển hóa tâm thức của từng cá nhân trong từng xã hội.
09/04/2013(Xem: 4097)
"Có kiến thức học vấn giỏi. Trình độ ngoại ngữ lưu loát. Thông thạo vi tính. Bản tánh vui vẻ". Đây là tiêu chuẩn chọn nhân viên cho các tổ chức.
09/04/2013(Xem: 5482)
Hiện nay, có ý kiến cho rằng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và sự lớn mạnh không ngừng của tinh thần duy lý, lãnh vực của tôn giáo - hiểu như một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội - sẽ dần dần thu hẹp lại.
09/04/2013(Xem: 4404)
Ngày nay, nói đến Phật giáo, người ta thường xem như một tôn giáo nặng phần cúng bái, cầu nguyện. Thiết nghĩ việc cúng lễ, cầu nguyện là điều đương nhiên không thể thiếu đối với tôn giáo.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]