Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

38. Rāhula Ngủ Trong Nhà Xí

15/03/201410:40(Xem: 27007)
38. Rāhula Ngủ Trong Nhà Xí
mot_cuoc_doi_bia_3


Rāhu
la
Ngủ Trong Nhà Xí






Hội chúng du hành hôm ấy, như những đám mây trời, lại ra đi, lại lên đường. Tôn giả Sāriputta, bao giờ cũng vậy, là kẻ đi sau cùng để tìm cách giúp đỡ các vị sư già yếu hoặc thình lình ốm bệnh. Tôn giả quả như là một người mẹ hiền với đàn con dại cần được chăm sóc. Sẽ có khá nhiều vị sư, vì lý do nào đó rơi rớt lại dọc đường, nên ngài thường cùng các vị tỳ-khưu trẻ trung, các vị sa-di biết việc, tháo vát sẽ cáng đáng tất cả các trường hợp bất ngờ phát sanh.

Bởi vậy, lúc ấy đã khá khuya mới đến công viên Badarikārāma, tôn giả cùng hội chúng của ngài không tìm ra nơi nào để qua đêm. Cốc liêu đặc biệt riêng thường dành cho tôn giả đã bị người khác chiếm chỗ. Đi quanh một vòng, không còn một hành lang, một gốc cây, một lùm cây nào là còn khoảng trống. Thế rồi, tôn giả phải ra ngoài trời, cột một tấm y tạm che sương, trải tọa cụ lên đất rồi ngồi kiết già suốt đêm.

Các vị sa-di theo thói quen, ghé vào các liêu thất, ngủ dưới sàn nhà của bất cứ vị tỳ-khưu nào, nhưng đều bị đuổi ra ngoài. Không ai giải thích lý do. Riêng có một vị tỳ-kheo già, thấy Rāhula, con trai của đức Phật cùng chịu chung cảnh ngộ nên đã cặn kẽ trình bày nguyên do, nói rằng:

- Này Rāhula quý mến! Trước đây sa-di ngủ chung với tỳ-khưu thì được, nhưng hôm đó, tại điện Aggāḷava, thành phố Āḷavī, đức Phật đã chế định điều luật: Tỳ-khưu không được ngủ chung phòng với người chưa thọ giới. Có lẽ Rāhula chưa nghe biết đó thôi.

- Thưa vâng!

- Chỉ mới mấy tháng trước, tại Āḷavī, nhiều tỳ-khưu-ni và nhiều nữ cận sự thường đến tịnh xá để nghe đức Thế Tôn thuyết pháp, buổi giảng pháp thường tổ chức vào ban ngày. Sau một thời gian, những thời pháp lại chuyển sang ban đêm chỉ để dành cho tỳ-khưu và cận sự nam. Sau thời pháp, chư vị trưởng lão thì có cốc liêu nên họ rút về phòng, còn chư tỳ-khưu trẻ và cận sự nam thì nằm ngủ chung chạ tại giảng đường. Khi họ ngủ, những hình ảnh thiếu mỹ cảm hiện ra. Có vị tỳ-khưu nằm ngáy khò khò vang dội. Có vị tỳ-khưu nằm há hốc như miệng cá ươn, nước dãi chảy tràn ra. Có vị tỳ-khưu nghiến răng như cóc nghiến. Có vị nằm gác chân ngang dọc, ngược xuôi lên vị khác, y áo lõa lồ, hở hang cả hạ thể trông rất khó coi. Trong hội chúng ấy có một thánh nam cư sĩ, chứng kiến hình ảnh không đẹp mắt ấy, sợ một số cư sĩ sẽ mất đức tin với chúng tỳ-khưu, nên sáng hôm sau, thưa bạch mọi điều tai nghe mắt thấy lên đức Thế Tôn. Vậy là buổi giảng pháp hôm sau, đức Phật chế định học giới ấy.

Nghe rõ nhân và quả, sa-di Rāhula tri ân vị tỳ-khưu già rồi lặng lẽ đi tìm kiếm chỗ nghỉ cho mình. Qua sân, ra vườn, Rāhula đứng lặng một hồi chiêm ngưỡng hình ảnh đẹp đẽ, vô ngại của thầy mình - tôn giả Sāriputta - rồi bước vào bên sau. Đến hương phòng của đức Phật, thấy bên cạnh có phòng vệ sinh, còn chập chờn ánh đèn dầu lạc và tỏa ra mùi hương(1), Rāhula khẽ hé cửa bước vào, và chú có cảm giác ở đây như là cung điện của phạm thiên!

Sáng ngày, đức Phật đứng trước phòng vệ sinh và đằng hắng(2), bên trong vẳng lại tiếng đằng hắng đáp lời. Đức Phật hỏi:

- Ai đấy?

- Đệ tử Rāhula đây!

Cửa mở, Rāhula thu xếp lại y bát trên nền đất rồi đảnh lễ đức Phật.

- Sao con lại nằm ở chỗ bất tịnh này?

Rāhula kể lại mọi sự. Chú cũng không quên kể lại trường hợp tôn giả Sāriputta cũng không có chỗ nghỉ, phải qua đêm trên nền đất lạnh ngoài vườn.

Xúc động chánh pháp, đức Phật suy nghĩ: “Quả thật, ta có chế định điều đó tại Āḷavī nhưng chỉ là với nam cư sĩ, và ta cũng chưa cho tuyên bố rộng rãi lý do là vì khắp nơi cốc liêu còn chật chội. Mà cho dù với sa-di chăng nữa thì cũng chỉ là chế định mà thôi. Gọi là chế định thì bao giờ cũng tùy lúc, tùy khi, tùy trường hợp phát sanh! Cái kiểu mà chúng áp dụng cứng nhắc như vậy là giết chết sinh mạng học giới (chưa thành luật) của Như Lai, luôn cần phải uyển chuyển và thích nghi theo từng hoàn cảnh. Chuyện ấy đã tệ mà chuyện với Sāriputta còn tệ hơn! Chúng còn coi thường luôn bậc thầy của họ, dám ngang nhiên chiếm luôn tịnh thất riêng của Sāriputta thì còn chi tôn ti hạ lạp, tôn kính, kính trọng các bậc trưởng thượng?”

Thế rồi, đức Phật cứ để cho không khí sinh hoạt diễn ra bình thường như không có chuyện gì xảy ra, chỉ bảo thị giả Upavāna và các vị trưởng lão thông báo toàn thể chư tăngi ni trong thị trấn Bādarika tụ họp đông đủ tại tịnh xá để nghe ngài thuyết giảng.

Vào buổi chiều, khi hội chúng đã tụ tập đầy đủ, tràn ra cả khu vườn, mở đầu cuộc giáo giới, đức Phật hỏi:

- Này Sāriputta! Đêm hôm qua, Rāhula, đệ tử của ông, ngủ nghỉ ở đâu?

- Thưa, đệ tử không rõ, vì lúc đến đây đã khá khuya!

- Nó ngủ nghỉ trong nhà vệ sinh đấy!

Cả hội trường như thảng thốt, bàng hoàng. 

Đức Phật yên lặng một lát, đưa đôi mắt nghiêm khắc lướt quanh một vòng rồi chậm rãi nói:

- Sāriputta không biết, đúng vậy! Vì chính ông ta, một người lớn tuổi, một vị thượng thủ, một bậc thầy của giáo hội cũng phải ngồi suốt đêm ngoài sương lạnh! Lý do là tịnh thất của ông ta đã bị tỳ-khưu khác chiếm mất chỗ! Thế đấy! Chẳng lẽ nào giáo pháp của Như Lai, cái giáo hội độc thân này lại tệ hại, tệ mạt như thế? Tệ hại, tệ mạt vì trẻ thì bị vứt bỏ chẳng ai ngó ngàng đến, mà tuổi lớn, hạ lạp cao, bậc trưởng thượng lại không được cung kính và tôn trọng hay sao!?

Lời khiển trách của đức Phật làm cho cả hội trường như bị hóa đá.

Đức Phật bắt đầu xuống giọng:

- Với Rāhula mà chư tỳ-khưu còn đành đoạn quay lưng, vất bỏ như thế thì nói chi đến tình tương thân, tương ái, tương nhượng? Rồi còn rất nhiều những sa-di mới học tu khác nữa, không biết số phận còn tồi tệ đến dường nào? Rồi sau này, biết được chuyện này, có cha có mẹ nào mà còn dám cho con em họ vào học tu trong giáo pháp không có một chút quan hoài, thiếu thốn tình người như thế?

Chuyện tại Āḷavī, bây giờ Như Lai chế định lại cho rõ ràng, kẻo nhiều vị hiểu lầm, như sau:

- Tỳ-khưu không được ngủ chung phòng với nam cư sĩ, riêng sa-di, nơi nào thiếu phòng ốc, liêu xá thì cho ngủ chung được ba đêm, quá ba đêm thì phạm tội pācittiya (ba-dật-đề). Khi phạm tội này thì phải thú nhận và sám hối trước tăng. Tỳ-khưu-ni cũng tương tợ vậy. Và các vị trưởng lão phải công bố điều này một cách rộng rãi và đều khắp trong các hội chúng tu học.



(1)Bất cứ đại tịnh xá nào cũng có thiết kế hương phòng, nhà vệ sinh riêng cho đức Phật (các công trình này thường thiết kế rất khéo léo, tế nhị, mỹ cảm; luôn có đèn, có hoa, có hương thơm phảng phất - không do thí chủ tạo thì cũng do chư thiên làm). Đôi nơi có thêm liêu thất của hai vị đại đệ tử nữa.

(2)Thói quen lịch sự của ngài, dù có người hay không có người ngài cũng lên tiếng đằng hắng như vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/08/2019(Xem: 10825)
Trong thời Đức Bổn Sư Thích Ca còn tại thế, nhất là thời giới luật chưa được chế định, 12 năm đầu tiên sau khi Ngài thành đạo, có nhiều tỷ kheo hay cư sĩ đã liễu ngộ, giải thoát, niết bàn chỉ ngay sau một thời thuyết pháp hay một bài kệ của Tôn Sư. Tại sao họ đặt gánh nặng xuống một cách dễ dàng như vậy? Bởi vì họ đã thấu hiếu tận gốc rễ (liễu ngộ) chân đế, tự tại giải thoát, tịch lặng thường trụ, chẳng động, chẳng khởi, chẳng sanh, chẳng diệt, không đến cũng không đi mà thường sáng soi. Khi họ thấu hiểu được vậy. Kể từ lúc đó, họ tín thọ và sống theo sự hiểu biết chơn chánh này. Họ luôn tuệ tri tất cả các pháp đều huyễn hoặc, vô tự tánh cho nên, họ không chấp thủ một pháp nào và thong dong tự tại trong tất cả các pháp.
22/08/2019(Xem: 11016)
Phát Bồ đề Tâm là một pháp môn tu, nếu không hơn thì bằng chứ không kém một pháp môn nào trong tam tạng, bởi nó nói lên được cứu cánh của việc tu hành. Trong kinh Đại Phương Tiện, Phật dạy A Nan: “Phát Bồ Đề Tâm là pháp môn thù thắng giúp hành giả rút ngắn tiến trình tu tập của mình”. Trong kinh Hoa Nghiêm Phật lại ân cần nhắc nhở: “Kẻ chỉ quên việc phát Bồ Đề Tâm thì việc làm Phật sự là đang làm ma sự” huống hồ là kẻ tâm không phát, nguyện không lập.
16/08/2019(Xem: 11489)
Đức Phật là đấng đạo sư, là bậc thầy của nhân loại, nhưng ngài cũng là nhà luận lý phân tích, nhà triết học, nhà giáo dục vĩ đại. Kinh tạng Pāli cho chúng ta thấy rõ về các phương phápgiảng dạy của đức Phật một cách chi tiết. Tùy theo từng đối tượng nghe pháp mà Ngài có phương thức truyền đạt khác nhau. Chúng sanh có vô lượng trần lao, phiền não, thì Phật pháp có vô lượng pháp môn tu. Nếu sử dụng đúng phương pháp thì hiệu quả giảng dạy sẽ đạt được kết quả tốt. Tri thứcPhật học là nguồn tri thức minh triết, là giáo lý để thực hành, lối sống, do đó phương pháp giảng dạy là vấn đề vô cùng cần thiết để giới thiệu nguồn tri thức minh triết ấy.
05/06/2019(Xem: 16509)
Niệm Định Tuệ Hữu Lậu & Niệm Định Tuệ Vô Lậu Phật Đản 2019 – Phật lịch 2563 Tỳ kheo Thích Thắng Giải , Ngôn ngữ là một phương tiện để diễn tả đạo lý, nhưng thể thật của đạo thì vượt ra ngoài ngôn ngữ và tất cả ý niệm. Vì vậy, một khi chúng ta liễu tri được nghĩa chân thật của đạo thì lúc đó sẽ thấu tỏ được sự diệu dụng của phương tiện ngôn ngữ. Nếu xét về nghĩa thật của đạo, đó chính là chân tâm không sinh diệt hay chánh kiến vô lậu.
10/05/2019(Xem: 13172)
Các nước phương Tây đang sống trong một thời đại bất thường: Trung Quốc trỗi dậy và uy hiếp, kinh tế khủng hoảng, nợ công cao ngất, nạn di dân đe doạ, xã hội bất bình đẳng, dân chúng nổi giận giúp đưa cho ông Trump vào Tòa Bạch Ốc và đẩy Vương Quốc Anh thống nhất ra khỏi Liên Âu. Đâu là nguyên nhân cho nền kinh tế thị trường không còn vận hành hoàn hảo và giải pháp cho hệ thống dân chủ tự do đang lâm nguy? Phần một lý giải cho vấn đề này theo quan điểm của Francis Fukuyama trong tác phẩm Identity: khủng hoảng về bản sắc của các nhóm sắc tộc là nguyên nhân, đấu tranh để công nhận nhân phẩm là
12/02/2019(Xem: 6847)
Nhà sư Nhật bản Kenjitsu Nakagaki đang tìm cách thuyết phục người Tây Phương về ý nghĩa của chữ Vạn (Swastica) mà người Nhật gọi là manji. Chẳng qua là vì những người quốc-xã (nazi) đã biến chữ này thành một biểu tượng cấm kỵ trong các nước Tây phương ngày nay. Thế nhưng chữ Vạn đã ăn sâu vào nền văn hóa của Nhật Bản từ khi Phật giáo mới được đưa vào xứ sở này, và nhà sư Nakagaki muốn nhấn mạnh với người Tây Phương là chữ Vạn với tư cách là một biểu tượng hoà bình cũng đã được sử dụng trong rất nhiều tôn giáo!
04/01/2019(Xem: 83644)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 11368)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 5414)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
03/06/2018(Xem: 21955)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567