Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

31. Trên Ngọn Đồi Đá Trắng

15/03/201408:16(Xem: 29486)
31. Trên Ngọn Đồi Đá Trắng
blank

Trên Ngọn Đồi Đá Trắng



Thấy nhân duyên ở Vesāli vậy là vừa đủ, đức Phật giáo giới thêm một số thời pháp nữa đến chư tỳ-khưu tăng và ni rồi lại lên đường. Lần này, ngài chỉ đi một mình cùng với thị giả Meghiya theo hướng tây bắc.

Nửa tháng sau, đến vùng Cālikā, có con sông Kimikālā xanh trong mát mẻ , ngôi làng Jantu tươi đẹp, trù phú, thạnh mậu, đức Phật dừng chân nghỉ ngơi tại một lùm cây im mát. Khuất xa sau vùng dân cư, đức Phật thấy một ngọn núi trắng nổi bật giữa nền trời trông vô cùng hùng vĩ và diễm lệ. Dân địa phương cho biết, là trên núi ấy, núi Cālikapabbata(1)có rất nhiều hang động có thể trú mưa, trú nắng được.

Sáng ngày, sau khi trì bình khất thực, thấy dân tình thuần phác, chưa nhiễm quá nặng mê tín của đạo bà-la-môn, đức Phật quyết định an cư mùa mưa thứ mười ba ở đây.

Độ thực xong, đức Phật và thị giả Meghiya bộ hành lên núi. Hóa ra Cālikapabbata là một ngọn núi đá vôi màu trắng, không lẫn một màu sắc nào, xen kẽ là những gốc cổ thụ, lùm hoa, bụi cây điểm xuyết trông vô cùng ngoạn mục.

Đức Phật lựa tìm một hang động. Và tỳ-khưu Meghiya cũng có một hang động gần bên. “Hai thầy trò” bỏ y bát, lui cui quét tước, dọn dẹp nơi ăn chốn ở cho mình. Quả thật là thanh tịnh và yên ổn vô cùng, chẳng có ai quấy rầy.

Tỳ-khưu Meghiya không biết, chứ hằng đêm, đức Phật lại thuyết pháp cho thọ thần, địa thần, sơn thần, chư thiên xung quanh vùng đến đảnh lễ, thăm viếng và hỏi đạo.

Hôm kia, đứng trên đỉnh núi, đưa mắt nhìn bao quát bốn phương, một sự so sánh, tỷ giảo chợt đến với ngài. Quả thật, giáo pháp của ngài xuất hiện ở thế gian cũng tương tự như ngọn núi trắng này, hùng vĩ giữa nền trời, dường như không nhiễm bụi bặm trần tục. Còn hội chúng tu tập, với những đạo quả, thắng tuệ, tứ vô ngại giải, thần thông, giới định, thuyết pháp... điểm xuyết cũng tương tợ những cụm cây xanh, những lùm hoa kia!

Còn nữa, hằng đêm, đêm này sang đêm khác, chỉ cần một chút sáng tự trời cao thì ngọn núi đá trắng chợt trông như một mảnh trăng hùng vĩ xua giạt bóng đêm - để lại một thứ ánh sáng dịu dàng, tĩnh lặng và thanh bình.

Đức Phật tự nghĩ:

“- Hôm tại Verañja, ông Sāriputta đề nghị một bộ luật hoàn hảo hẵng là có lý. Muốn bảo vệ, gìn giữ giáo pháp nguyên tuyền, trinh trắng như ngọn núi này thì phải cần có giới luật căn bản, cụ túc. Vậy, nhân mùa an cư này, có lẽ ít bận rộn bởi những hội chúng, ta sẽ để tâm nghiên cứu trước các bộ luật của chư Chánh Đẳng Giác quá khứ để lúc nào thuận tiện, đúng thời, đúng duyên thì ta sẽ chế định”.

Thế rồi, ngày qua ngày, đức Phật lặng lẽ trì bình khất thực, khi một mình, khi cùng thị giả Meghiya. Đôi khi, đức Phật vào định suốt mấy ngày thì những lúc ấy, tỳ-khưu Meghiya lủi thủi ôm bát đi một mình. Hôm kia, vui chân ông đến làng Jantu, thấy một vườn xoài cổ thụ xinh đẹp, ông thích thú quá, muốn độc cư ở đây.

Khi đức Phật xuất định, tỳ-khưu Meghiya quỳ bạch xin đến vườn xoài kia để tu tập. Cả hai lần đức Phật đều từ chối.

Quán căn duyên, ngài biết rõ, một kiếp quá khứ lâu xa, vị tỳ-khưu này đã từng làm một vị vua cai trị một vương quốc ở đây, và ngôi vườn kia là hậu thân vườn thượng uyển của ông ta. Khi thấy cảnh xưa cũ, dù đã hằng ngàn lần thay đổi, sinh diệt nhưng luồng tâm vẫn bắt gặp được ký ức cũ nên sinh ra thỏa thích. Nếu tỳ-khưu này đến ở đấy thì những hình ảnh xa xăm đâu đó về đời sống hưởng thụ ngũ dục sẽ tái hiện lại trong tâm tưởng và sẽ đánh gục ông ta tức thì!

Nhưng khi tỳ-khưu Meghiya khẩn thiết xin đến lần thứ ba thì đức Phật lại gật đầu, nói rằng:

- Thôi được rồi! Ông cứ đi cho vừa lòng, cho thỏa nguyện. Như Lai biết chuyện gì sẽ xảy ra. Và có lẽ sau khi chuyện xảy ra rồi thì lời dạy bảo của Như Lai mới khỏi phải phí phạm như nước trượt lá sen, như nước đổ đầu vịt!

Quả đúng như thế. Tỳ-khưu Meghiya đến vườn xoài, lựa chọn chỗ ở thích hợp với mình xong, mỗi ngày, mỗi đêm tinh tấn hành thiền. Nhưng ông ta hoàn toàn bất lực không tìm thấy một chút thanh bình, một chút an tịnh nào. Cái tâm lúc nào cũng bồn chồn, xao xuyến rồi đủ mọi tham dục khởi lên. Không biết từ đâu trong sương khói chập chờn, những hình ảnh mỹ nữ hiện ra, nõn nường, lồ lộ da thịt, thơm ngát phấn hương... khêu gợi đam mê và dục tình. Rồi nào là những thức ăn mỹ vị... rồi tiệc tùng, đàn ca, xướng hát vang vang trong tâm tưởng, hoặc như từ hư không vọng xuống... Niềm khao khát hưởng thụ đời sống ngũ trần ào ạt tấn công làm cho vị tỳ-khưu này không chịu nổi. Ông toát mồ hôi, cắn răng đến chảy máu hầu chiến đấu với nó. Lát sau, trầm tĩnh lại, Meghiya tự nghĩ: “Thật là kinh khiếp, thật là kỳ lạ. Ở gần bên đức Đạo Sư ta luôn cảm giác an ổn, lúc nào những dục tư duy, dục tầm(1)như thế này khởi lên, chúng nhanh chóng biến mất. Còn bây giờ, khi ta ở một mình, nó đánh ta không còn manh giáp, không còn một chỗ nào để thối lui!”

Một bữa khác, nhẹ nhàng xả thiền, để tâm hư tĩnh, lắng nghe hơi thở một hồi, Meghiya chậm rãi bách bộ dưới những lùm cây thưa với những vệt nắng loang lổ. Buổi chiều mát mẻ, yên tịnh, chàng đã lấy lại được sự thăng bằng tâm hồn. Bất chợt, một đàn chim từ đâu đó rào rào xuất hiện, chúng đập cánh, nô giỡn, ca hót ỏm tỏi, tạp loạn... làm cho chàng rất khó chịu... Rồi phân chim rơi xuống, lông lá bay loạn xạ làm chàng bực bội hơn. Chưa thôi, hôm sau lại một đàn khỉ tìm đến nữa, chúng chí chóe níu cành, chuyền nhánh, vặt trái làm náo động cả khu vườn. Thế là tâm chàng như có ngọn lửa thiêu đốt, lại rơi vào sân tư duy, sân tầm(2)không cưỡng được. Chàng không còn làm chủ được mình. Những bước đi chợt hấp tấp, bồn chồn, lại vấp ngã bởi gốc cây, cục đá...

Sau đó nữa, cơn nóng giận càng tăng trưởng làm cho Meghiya sinh ra thù ghét chúng, chàng giận dữ, cứ muốn la muốn hét, muốn đập, muốn đánh đuổi, muốn chưởi mắng lũ chim, lũ khỉ. Và khi mà hại tư duy, hại tầm(3)khởi lên dữ dội, không còn làm chủ được, chàng đã lấy đá quăng, lấy cành cây đập đuổi đàn chìm, đàn khỉ. Một vài ba con đâu đó đã bị thương tích... nên chúng hoảng sợ bỏ đi cả.

Ngồi thở với hơi thở dồn dập, tim đập mạnh, máu dồn căng lên óc... chàng mệt lả.

- Thôi rồi, đúng rồi! Đức Phật đã từng giáo giới ở đâu đó, rằng là, khi mà dục tầm, sân tầm, hại tầm khởi lên... chúng sẽ thiêu rụi tất thảy mọi thiện pháp, làm cho tàn rụi, héo úa mọi công đức tu tập có được!

Ôi! Phải trở về vập đầu nơi bàn chân bụi của đức Đạo Sư thôi, ngài sẽ chỉ dạy cho ta cách vượt qua chúng. Khi nào mà chưa có biện pháp đối trị, khi nào mà nội lực tâm linh, sự hành trì tu tập của ta chưa vững vàng thì ta không còn dám sống một mình nữa đâu.

Vội vã lúc đến cũng như vội vã lúc đi, Meghiya mau chóng xếp y, mang bát, bộ hành lên lại núi đá Cālikā, đảnh lễ đức Thế Tôn, trình bày lại mọi sự...



(1)Kinh sách nào cũng ghi, hạ thứ 13, đức Phật an cư tại tảng đá Cālika hoặc làng Cālika. Nhưng theo “Dictionnary of Pāḷi Proper Names” - thì đó là một ngọn đồi màu trắng, hoàn toàn trắng (The hill was quite white in colour). Nó còn cho biết có con sông Kimikālā và ngôi làng Jantu với vườn xoài (mango grove) tươi đẹp mà thị giả Meghiya thích thú nữa.

(1)Kāmavitakka: Dục tầm - tức là tầm cầu, suy nghĩ, tìm kiếm để thỏa mãn ái dục - nhất là nhu cầu vật chất, thân xác.

(2)Byāpādavitakka: Sân tầm - tức là tầm cầu, suy nghĩ, tìm kiếm những gì liên hệ đến nóng nảy, bực bội, giận dữ, sân...

(3)Vihiṃsāvitakka: Hại tầm - tức là tầm cầu, suy nghĩ, tìm kiếm những gì liên hệ đến hận, đến thù, đến sự mưu hại chúng sanh khác.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 110065)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12717)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 6207)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
03/06/2018(Xem: 25025)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11682)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
13/03/2018(Xem: 12626)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 27468)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/02/2018(Xem: 16586)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9459)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
05/01/2018(Xem: 12047)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]