GIÁO DỤC HỌC PHẬT GIÁO
Nguyên Hồng
I.DẪN NHẬP
Nói chung khái niệm về giáo dục. Các quan niệm buổi đầu về giáo dục của cổ Trung Hoa và của Phương Tây. Từ đó nhận định về giáo dục theo Phật giáo.
II.CÁC LÃNH VỰC GIÁO DỤC
1. Tư Tưởng Giáo Dục Phật Giáo
1.1.Tư tưởng nhất thừa
Giáo dục Phật giáo lấy tư tưởng nhất thừa làm cứu cánh. Mọi sự phân chia thứ bậc chỉ là phương tiện để đạt tới cứu cánh giải thoát Niết bàn. Với tư tưởng nhất thừa, giải thoát không có nghĩa là trốn chạy và Niết bàn không phải là một cõi hư ảo xa xôi. Tất cả đều từ thực tại. Nhất thừa là lý không hai. Giáo dục Phật giáo lấy con người làm đối tương và cứu cánh cũng ở con người, lấy thế giới làm đối tượng và cứu cánh cũng ở thế giới này. Tư tưởng nhất thừa trong giáo dục Phật giáo không dạy ta chối bỏ con người thực tại để tìm kiếm một hiền thánh mà dạy chúng ta làm cho con người trở thành hiền thánh, không dạy ta từ bỏ Ta bà để đi tìm Tịnh độ mà dạy ta chuyển hoá ta bà thành tịnh độ.
1.2. Tư tưởng xã hội
Trong 45 năm hoạt động giáo hóa, từ những việc lớn liên quan chính trị quốc gia đến những việc nhỏ như kinh tế tiêu phí của tăng đoàn và chi tiêu trong gia đình của tín đồ tại gia, từ vấn đề lớn như chế độ chủng tính đến nhỏ như như quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng, nhiều vấn đề hiện thực đa dạng thuộc phạm vi thế tục đều được Phật dạy đến. Từ sau thời đức Phật nội dung giáo dục đa dạng này đã được triển khai, thực tiễn hóa trong sinh hoạt kinh tế xã hội hiên thực. Đến nay nếu hệ thống kết quả đó chắc chúng ta sẽ có một kho tài liệu không nhỏ các kinh điển và những trước tác về “học thuyết xã hội của Phật giáo”.
1.2.1. Xã hội quan trong Phật giáo nguyên thủy.
Giáo nghĩa căn bản của đức Phật là dạy chúng ta giải thoát vô minh phiền não, giác ngộ thành Phật bằng thực hành 8 con đường chân chính. Xã hội quan Phật giáo thường được biểu hiện bằng tăng già, tức chúng hòa hợp. Nghĩa hẹp của tăng già là đoàn thể xuất gia sống hòa hợp. Nếu ai có hành vi phá hoại sự hòa hợp đó là phạm tội ngũ nghịch. Qua đó rõ ràng xã hội quan của Phật giáo nguyên thủy đặt nền móng trên chủ nghĩa lợi tha và chủ nghĩa liên đới. Đây có thể coi như tế bào của một cộng đồng để từ đó phát triển ra xã hội, đến quốc gia, thế giới trong lý tưởng xã hội của Phật đà. Đức Phật không chỉ chú trọng vào tăng già mà còn mở rộng sự hòa hợp vào các tổ chức, đoàn thể bằng đường lối 4 phép nhiếp hóa, tức bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự.
1.2.2. Đạo đức kinh tế trong Phật giáo nguyên thủy.
Cuộc đời đức Phật phần lớn du hành này đây mai đó. Phật tán thán người đời đã vì những người xuất gia tu hành thiết lập tinh xá, cung cấp giường nằm, tọa cụ, y phục, ẩm thực vật, chăm sóc thuốc thang cho người xuất gia. Những việc làm đó gọi là tạo phúc lợi thế gian. Còn hoan hỉ tu tập Phật đạo là tạo phúc lợi xuất thế gian.
Phật tử hành thiện hạnh tu thiện nghiệp là tïạo phúc đức. Vì ý nghĩa đó, nơi phát sinh phúc đức gọi là phúc điền. Và do đó phúc điền trở thành nguyên nhân của hành vi lợi tha. Kết quả đó, cũng giống như đối với tăng ni, Phật tử mở rộng phúc điền đối với đông đảo dân chúng, đặc biệt là tăng tiến các hoạt động trợ giúp người nghèo, người bệnh, và các hoạt động phúc lợi công cộng. Với người tại gia Phật khuyên trước tiên phải siêng năng trong nghề nghiệp. Phật dạy mối quan hệ hỗ tương quan trọng nhất là phải nắm vững chức năng của mình trong trật tự xã hội.
1.2.3. Tinh thần và nội dung của luân lý Đại thừa phát triển.
Tư tưởng phúc điền đôi khi cũng chỉ vào 8 hành sự sau đây: 1. Mở đường, đào giếng 2. Làm cầu qua sông 3. San lấp lối đi hiểm trở 4. Hiếu dưỡng cha mẹ 5. Cung kính Tam bảo 6. Cấp dưỡng bệnh nhân 7. Cứu tế người nghèo khổ 8. Mở pháp hội vô giá (tức cúng thí cô hồn). (Sự phân chia này được mô tả trong Kinh Phạm Võng).
Ở Nhật Bản cũng như các quốc gia theo Phật giáo ở Đông Nam Á có thể nói đã dựa trên cơ sở này mà phát huy tư tưởng chính sách xã hội và sự nghiệp xã hội. Các cao tăng nhiều đời đã dốc chí suy nghĩ và thực hiện ý nghĩa về chính sách xã hội của tư tưỏng phúc điền mới để lại cho đời nhiều sự nghiệp quí trọng nay đã trở thành tài sản của cộng đồng như tinh xá, phòng tăng, bệnh xá, trường học, nhà cứu tế, vườn cây, rừng trồng, bến thuyền, cầu đường, giếng nước công cộng, nhà vệ sinh công cộng v.v... Và những tài sản ấy ngày nay còn là của công là do liên quan căn bản đến giới không trộm cắp trong giới luật nhà Phật.
1.2.4. Lý tưởng và thực tiễn trong Phật giáo Đại thừa phát triển.
Tuyệt đỉnh lý tưởng của xã hội Phật giáo là thế giới Tịnh độ. Một thế giới bình đẳng, hòa bình an vui không phải lo âu về cuộc sống, “tưởng y y chí, tưởng thực thực lai”. Thế nhưng hiện tại cộng đồng xã hội Phật giáo chỉ thực hiện một phần. Cho nên đương nhiên dù mang một lý tưởng siêu xuất thế gian, Phật giáo cũng không thoát khỏi sự chi phối của hoàn cảnh xã hội, đặc biệt là về chính trị và luật pháp. Tất nhiên dưới chế độ xã hội đương thời, muốn đưa Phật giáo vào trong dân chúng không thể không thông qua những hoạt động chính trị của quốc gia.
Các kinh điển hậu kỳ Đại thừa còn dạy vị quốc chủ phải có 3 chức năng xây dựng đất nước: 1. Kiến lập đế vương nghiệp luận dạy rằng: “Khéo dạy binh sĩ việc quân trận, chiến đấu, hàng phục binh chúng nước ngoài, phủ dục nhân dân.” 2. Kiến lập điền trạch nghiệp luận dạy rằng: “Khéo dạy nhân dân xây dựng nhà ở, kinh doanh nông nghiệp cho đời sống được an cư no đủ.” 3. Kiến lập tài bảo nghiệp luận dạy rằng: “Khéo dạy nhân dân học các ngành công thương tạp nghệ để có nhiều của cải tùy ý tiêu dùng, cuộc sống thêm an vui.” Ngoài ra, thế giới Hoa Nghiêm mở ra một mô dạng xã hội sinh thái học của Phật giáo. Nơi đây dân chúng trong xã hội chỉ trồng một căn lành rất nhỏ cũng được một kết quả vô cùng to lớn (Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Ly Thế Gian). Qua đó ta khám phá ra một nguyên lý kinh tế học quan trọng.
1.2.5. Các kinh điển đậm màu sắc xã hội.
Kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma, kinh Khổng Tước Minh Vương, luận Du Già Sư Địa, kinh Đại Tập, kinh Kim Quang Minh, kinh Phạm Võng, kinh Vô Lượng Thọ, Luận Bảo Hành Vương Chính, kinh Đại bảo Tích.v.v…
1.2.6. Tinh thần bình đẳng trong giáo dục Phật giáo.
Tư tưởng nhất thừa là cứu cánh của giáo dục Phật giáo nên nó bao trùm mọi tư duy và hành động của giáo dục Phật giáo, trong đó có tư tưởng bình đẳng trong xã hội. Phật dạy: “Tất cả chúng sinh đềàu có Phật tính tất hữu.” cho nên đối với quan hệ giữa người và người là một quan hệ tuyệt đối bình đẳng, không có người cao thượng hay hèn hạ vì phân biệt giai cấp, không có tôn ti vì phân biệt nam nữ, cũng không có hạng giáo dục được và hạng người nào là không giáo dục được. Vai trò của giáo dục Phật giáo là quan sát cái xã hội đang liên tục biến đổi để cải thiện con người và xã hội. Người tu Phật hành Phật sự phải đứng trên lập trường lấy hiện tượng sinh hoạt thực tế của xã hội làm cơ sở giải đáp nguyện vọng về tinh thần cũng như vật chất của dân chúng. Nói vắn tắt là Phật giáo phải hiện đại hóa và thực tế hóa. Nói hiện đại hóa, thực tế hóa, động thái hóa tức đương nhiên bao hàm vấn đề xã hội hóa và dân chủ hóa. Điều mà người tu Phật, hành Phật sự ngày nay là triển khai nguyên lý, giáo thuyết của đức Phật, vận dụng làm sống lại tính xã hội hóa của đạo Phật. Trong kinh giáo nguyên thủy cũng như kinh giáo thời Đại thừa phát triển đức Phật đã từng dạy phải làm thế nào.
III.1.3 TƯ TƯỞNG HOÀ BÌNH.
1.3.1 Tư tưởng hoà bình trong giáo dục Phật giáo đối với vấn đề cấu tạo xã hội.
Theo tư tưởng hoà bình trong giáo dục Phật giáo đối với tổ chức cơ cấu xã hội thì bình đẳng là yếu tố cơ bản cho việc cải tạo xã hội nếu không nói là cách mạng cơ cấu tổ chức xã hội. Danh từ xã hội được hiểu từ tế bào của cơ cấu xã hội là gia đình hạt nhân (nuclear family) trở lên cho đến gia tộc, đẳng cấp, tập đoàn, làng xã, quốc gia, cộng đồng quốc tế và thế giới.
Khởi nguyên luận về xã hội của Phật giáo thường bao gồm những thuyết minh về sự phát sinh của gia tộc, về tư hữu tài sản, quân chủ, quốc gia, cho đến những chức phận đoàn thể v.v... có tính hiện thực hết sức phổ quát và cao độ.
Trong quan hệ xã hội, Phật giáo chủ trương thực hiện tinh thần bình đẳng tuyệt đối của tư tưởngnhất thừa.
1.3.2 Tư tưởng hoà bình trong giáo dục Phật giáo đối với vấn đề chính trị, chiến tranh và quốc phòng.
Theo Phật giáo nguyên thủy thì mục đích của người Phật tử là lấy giải thoát làm đầu. Thế nhưng, vận mệnh tổ quốc Kapilavastu sớm muộn không khỏi bị đe doạ bởi cường quốc láng giềng Kosala, cho nên những vấn đề về quốc gia, chính trị, chiến tranh, không phải người đạo sĩ xuất thân vương tộc ấy không quan tâm.
Đức Phật không phải chỉ coi những hoạt động chính trị của quốc gia là đường lối quan trọng nhất nâng cao hạnh phúc nhân dân trong cuộc sống hiện tại, mà còn coi đó là chính pháp, tức là nguyên lý căn bản của Phật giáo mà thực hiện theo đó tức là thực hiện trực tiếp lý tưởng của Phật giáo.
Chính trị của đức Phật là triệt để “Vô hại chủ nghĩa”, là triệt để “Bất sát chủ nghĩa” do đóù đề cao chủ nghĩa hoà bình. Chủ nghĩa hoà bình của đức Phật là không làm hại một quốc gia dân tộc khác, và do đó sẽ là một quốc gia độc lập không bị nước khác xâm lược. Đường lối cốt yếu của chính trị là hành xử nội bộ quốc gia bằng chính pháp. Đức Phật đã nói lý do vì sao Bạt Kì là một nước nhỏ nằm giữa các nước lớn mà không bị diệt vong.
2. NỘI DUNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO.
Giáo dục Phật giáo là nền giáo dục có bình diện rộng. Đối tượng của giáo dục Phật giáo là con người trong hoàn cảnh sống của nó. Vượt ra ngoài mọi phân biệt về chủng tộc, ranh giới địa lý hay văn hoá, giáo dục Phật giáo lấy con người trong thế giới này làm đối tượng và cứu cánh cũng ở con người trong thế giới này. Phật giáo quí trọng giá trị con người.
2.1. Trí dục, đức dục, thể dục trong giáo dục Phật giáo.
Các nền giáo dục hiện đại trên thế giới đều chủ trương ba phương diện của giáo dục là Trí dục, Đức dục và Thể dục và gïọi là xây dựng con người toàn diện . Đức Phật tuy không thiết lập ba phạm trù như ngôn ngữ hiện đại, nhưng nội dung giáo dục của đức Phật đã bao gồm đầy đủ từ trên hai nghìn năm trước.
2.2. Giới, định, tuệ trong giáo dục Phật giáo.
Nội dung giáo dục của Phật giáo là không ra ngoài ba môn học: Giới học, Định học và Tuệ học. Điểm này rất thống nhất trong nhiều bài phát biểu và tham luận tại Hội thảo giáo dục Phật giáo
3. Phương pháp giáo dục Phật giáo.
Các nhà giáo dục xưa nay khi đề cập phương pháp giáo dục thường quan tâm đến ba lĩnh vực. Đó là phương pháp soạn thảo chương trình (curiculum planning), phương pháp tổ chức học đường và các tiện ích giáo dục (schools and facilities), phương pháp giảng dạy và học tập (teaching and learning).
Tuy nhiên phương pháp giáo dục nói trên thực ra nhằm khoanh vùng trong hệ thống giáo dục học đường (school education), một hệ thống giáo dục mang tính hàn lâm, có thi cử và có bằng cấp học vị. Nếu là phương pháp giáo dục đó thì không phải là phương pháp ứng dụng của Phật giáo vì giáo dục Phật giáo không nhằm mục đích đó. Còn giáo dục với ý nghĩa rộng hơn, hay nói khác hơn là ý nghĩa thực sự của nó thì vươn tới mọi sinh hoạt của con người trong cuộc sống cũng như trong cộng đồng xã hội.
Trong giáo dục Phật giáo, không một đối tượng được áp dụng một phương pháp nào mà chưa trải qua thể nghiệm. Như thế có thể nói một trong các phương pháp giáo dục trong Phật giáo là phương pháp kinh nghiệm, phương pháp giáo dục từ kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra có phương pháp tự tỉnh, về sauđược áp dụng nhiều trong thiền học. Trong các công án thiền, có những câu gợi ý ngắn gọn, có những câu hỏi phản vấn, có những câu sử dụng tính mâu thuẫn và cả đến sử dụng cái “vô ngôn” như một cú đánh, một tiếng hét. Dùng lời hay không dùng lời, trong giáo dục Phật giáo cả hai đều là phương pháp có giá trị. Trong Phật giáo thường nói Ngôn giáo và Thân giáo. Phương pháp Thân giáo có trường hợp còn có phần hữu hiệu hơn Ngôn giáo. Phương pháp giáo dục Phật giáo còn triển khai hai phân ngành có tính chuyên môn như phương pháp phân tích tâm lý, áp dụng cho lãnh vực hiện tượng học mà chuyên từ Phật học gọi là Pháp tướng duy thức học. Phương pháp này chủ yếu phân tích triệt để các hành tướng của tâm thức để nhận diện mọi hiện tượng và mối liên quan của nó trong thế giới nội tâm ngoại cảnh. Một ngành nữa là phương pháp Luận lý, trong Phật học gọi là Nhân minh học. Ngành luận lý còn triển khai rộng sâu với những kiểu lý luận sắc bén, nhất là thời kỳ Đại thừa thành lập mà Asvaghosa (Mã Minh) và Nagarjuna (Long Thọ) là những tên tuổi sáng chói trong ngành luận lý học Phật giáo.
IV.PHẦN KẾT.
Ở đây muốn đề cập đến hình tượng mẫu người lý tưởng trong giáo dục Phật giáo để tạm làm phần kết khép lại giảng khoá này.
Mẫu người lý tưởng trong giáo dục Phật giáo có thể nói đó là hình tượng của bồ tát. Hình tượng này vô cùng đa dạng vì cuộc sống vốn đa dạng. Cuộc sống đa dạng nên Bồ tát tuy đa hạnh nhưng hạnh nào cũng là hạnh Bồ tát miễn sao không “trụ tâm thủ tướng” và thực hành hạnh nguyện đến chỗ rốt ráo tức thực hành Bồ tát đạo. Chính vì tinh thần Bồ tát thể hiện một cách linh động và đa dạng mà giáo dục Phật giáo đã thâm nhập một cách hoà bình và phát huy tích cực nhiều mặt vào đời sống con người và xã hội.
Trong giáo trình CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC do Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lê Nin tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội ấn hành năm 2002, trang 469 đoạn nói về Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam và việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo của đảng và nhà nước ta hiện nay có đánh giá về Phật giáo như sau:
“Phật giáo là một tôn giáo thế giới xuất hiện ở Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên và được truyền vào Việt Nam những thế kỷ đầu Công nguyên. Nhìn chung, quá trình tồn tại và phát triển Phật giáo gắn liền với dân tộc, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đạo đức, tâm lý, phong tục tập quán và văn hoá của nhân dân ta.”
@@@
I.DẪN NHẬP.
1. Khái niệm về giáo dục.
Giáo dục là gì, có từ lúc nào và bao giờ chấm dứt? Chúng ta không ai không tiếp nhận một nền giáo dục, hay nói một cách dễ hiểu là một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lung khi gặp một câu hỏi bất ngờ như trên và cũng khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy. Thực ra giáo dục có từ rất sớm và sẽ không bao giờ chấm dứt. Từ khi có động vật xuất hiện trên hành tinh, do bản năng sinh tồn và bảo tồn nòi giống loài vật cũng biết dạy con chuyền cành, săn mồi tìm kiếm thức ăn. Có điều là động vật không có khả năng truyền đạt bằng ngôn ngữ nên cách dạy con săn mồi từ xưa vẫn không có tiến bộ thay đổi. Còn giáo dục của loài người thì theo thời gian đã tiến triển từ những cách luyện tập giản đơn truyền đạt từ một người riêng lẻ đến một người riêng lẻ, rồi từ một người đến tổ chức đám đông. Nói thế không có nghĩa chỉ tôn vinh một thứ giáo dục bằng ngôn thuyết văn tự mà không kể đến những hình thức giáo dục phi ngôn thuyết phi văn tự như thủ thoại (sign language) dành cho người khiếm thính, hay những cú đánh những tiếng hét (bỗng hát) truyền đạt thẳng từ tâm hồn qua tâm hồn (tâm truyền tâm) trong thiền học. Từ khi con người có tiếng nói, có chữ viết, giáo dục của loài người nhờ đó phát triển nhanh rộng. Những tri thức kinh nghiệm được lưu giữ và truyền tiếp cho thế hệ sau mà không bị sự quên lãng cướp mất. Từ đó trường học được thành lập, bao nhiêu lãnh vực giáo dục được phát triển như loại hình, quan niệm, triết lý, nội dung, tổ chức, phương pháp v.v...đều luôn luôn tiến tới không bao giờ dừng lại để tốt hơn, hiệu quả hơn và thích nghi với hoàn cảnh thực tế. Vì vậy W.O.Lester Smith, giáo sư Đại Học Luân Đôn, chủ tịch Hội nghiên cứu giáo dục Anh Quốc năm 1964 đã nói: “Khi nghĩ về giáo dục ta không được quên rằng giáo dục có tính cách phát triển của một cơ thể. Nó thường xuyên tuỳ thuộc và liên tục thay đổi để tự thích ứng với những nhu cầu mới và hoàn cảnh mới. Nếu cứ khư khư muốn đơn giản hoá ý nghĩa của giáo dục vào một định nghĩa theo chủ quan có tính giáo điều thì ắt hẳn không phải thái độ đúng đắn của nhà giáo dục. Giáo dục do đó không phải chỉ thay đổi theo thời gian mà còn thay đổi theo hoàn cảnh. Nó mang ý nghĩa và quan niệm khác nhau theo mỗi hoàn cảnh và ngay cả trong cùng một quốc gia nó cũng đòi hỏi một ý nghĩa một quan niệm khác nhau cho vùng nông thôn và đô thị kỹ nghệ”. Nhà giáo dục Ý Disraeli có lần đã bảo rằng ông rất ghét những định nghĩa. Ông cho rằng trong việc nghiên cứu giáo dục thì những định nghĩa không khác gì những tên đầy tớ tốt nhưng lại là những ông chủ xấu. Vì lẽ nó phục vụ trung thành cho một quan điểm chủ quan và do đó giết chết ý tưởng, sáng kiến về những quan điểm rộng rãi và phương cách thích nghi trong tiến trình sinh hoạt của loài người.
2. Quan niệm buổi đầu về giáo dục.
Giáo dục theo từ tiếng Hán thì giáo nghĩa là dạy là rèn luyện về đường tinh thần nhằm phát triển tri thức và huấn luyện tình cảm đạo đức, dục là nuôi là săn sóc về mặt thể chất. Vậy giáo dục phương Đông cũng đã quan niệm đó là một sự rèn luyện con người về cả ba phương diện trí tuệ, tình cảm và thể chất. Ở Trung Quốc từ giáo dục xuất hiện rất sớm. Trong Mạnh Tử có câu: “ Đắc thiên hạ anh tài nhi giáo dục chi.” (Tận Thượng). Nghĩa là giáo dục để được anh tài trong thiên hạ. Theo phương Tây thì từ Education vốn phát xuất từ chữ Educare của tiếng La Tinh. Chữ E có nghĩa là out tức là làm phát xuất ra và chữ ducare có nghĩa là to lead tức dắt dẫn lôi kéo của tiếng Anh. Động từ Educare là dắt dẫn, hướng dẫn để làm phát khởi ra những khả năng tiềm tại. Sự dắt dẫn này nhằm đưa con người từ không biết đến biết, từ xấu đến tốt, từ thấp kém đến cao thượng, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Từ Education xuất hiện ở Pháp từ đầu thế kỷ 16 nhưng đến giữa thế kỷ 17, Viện Hàn Lâm Pháp mới đưa ra định nghĩa đầu tiên như sau: “Giáo dục là sự dạy dỗ trẻ em hoặc về phương diện trí tuệ hoặc về phương diện thể chất.” (L’éducation c’est le soin qu’on prend de l’instruction des enfants, soit en ce qui regarde les exercices de l’esprit, soit en ce qui regarde les exercices du corps.) Như vậy lúc đầu chữ Education đồng nghĩa với chữ Intruction, nghĩa là giảng dạy hay nói cách khác là sự truyền thụ kiến thức làm cho nảy nở thêm lên ví như vun trồng loài cây hay tập luyện loài vật vậy.
Như vậy quan niệm buổi đầu về giáo dục, phương Đông cũng như phương Tây đều giống nhau ở chỗ lấy con người làm đối tượng và nhằm phát triển ba phương diện trí tuệ, tình cảm và thể chất. (Xin tham khảo thêm bài của HT. Thích Thiện Siêu bài Bàn vềmục tiêu của giáo dục Phật Giáođăng trong GIÁO DỤC PHẬT GIÁO TRONG THỜI HIỆN ĐẠI, Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam, NXB TP.HCM, tr. 30, có đoạn nói về từ Giáo Dục như sau: “Từ Giáo dục được dùng ở Trung hoa, Nhật bản, Việt Nam … khá chậm, khoảng thế kỷ 19 hay đầu thế kỷ 20, nhằm dich từ Education của Tây phương. Education có gốc La-tinh là Eùducatus, động từ Educacere, nghĩa là nuôi nấng, dạy dỗ, dẫn đi tới … Trong khi đó, kinh điển Phật Giáo dùng từ Giáo hoá để dịch từ Paripae của Phạn ngữ.”õ)
3. Giáo dục học Phật giáo.
Phật giáo có hay không có một nền giáo dục? Nếu có thì nền giáo dục ấy như thế nào? Câu hỏi đặt ra nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng thật sự ta phải đặt ra, ta phải khẳng định rõ ràng và có bổn phận nói với tất cả mọi người trên thế giới. Bởi giáo dục Phật giáo là một lãnh vực còn bị bỏ hoang đối với giới nghiên cứu giáo dục. Những tác phẩm có tính cách tổng kết giới thiệu các nền giáo dục của thế giới như quyển The World of Education của Rena Foy của nhà xuất bản Mac Millan Luân Đôn ấn hành năm 1967 cũng chỉ nói đến giáo dục cổ Hi Lạp, giáo dục của đế quốc La Mã, giáo dục Khổng giáo, giáo dục Thiên chúa giáo và quyển The Development of Education in The 20thCentury của Meyer do nhà xuất bản Prentice-Hall tái bản nhiều lần đều không hề động cập đến giáo dục Phật giáo. Tiến sĩ Kanazawa Tomitarō trong lời tựa quyển NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC PHẬT GIÁO của ông xuất bản năm 1955 đã than rằng: “Nhìn lại quá trình nghiên cứu lịch sử giáo dục Phật giáo Nhật Bản từ trước đến nay, ta thấy vai trò của Phật giáo đã hết sức bị xem nhẹ.”
Khổng Tử đề cao lễ nhạc, giảng dạy đạo tam cương ngũ thường, san định Kinh Thi, để lại cho đời một quyển Luận Ngữ chừng trăm trang giấy nhỏ đã được hậu thế tôn xưng là “Vạn thế sư biểu”. Jesus Christ cho đến khi bị đóng đinh trên cây thập giá còn lại một quyển gọi là Kinh Thánh nằm gọn trong lòng bàn tay, nhà xuất bản Prentice-Hall trong THE EDUCATOR’S ENCYCLOPEDIA đã lặt ra 4 điểm gọi là những đóng góp của Thiên chúa giáo cho nền giáo dục thế giới. Còn Thích Ca Mâu Ni từ khi đứng dậy dưới cây Pippala cho đến khi nằm xuống giữa hai cây Sala một đêm trăng vàng, ròng rã 45 năm không mỏi mệt đi khắp miền của bán đảo Ấn Độ giảng dạy từ vương hầu tể tướng, Bà la môn, cư sĩ, thương nhân cho đến người paria cũng được hoá độ. Những lời vàng ấy đã được kết tập thành ba tạng giáo bằng văn hệ Pali và Sanskrit và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, có tác dụng như ngọn gió mát trong lành thổi vào cái sinh hoạt của con người suốt từ trên hai ngàn năm cho đến thế kỷ 21 đầy sôi sục này là điều có thể phủ nhận được sao?
Xã hội Ấn Độ dưới thời Thích Ca Mâu Ni có hai tình trạng đặc biệt mà người nghiên cứu không thể bỏ qua. Một thuộc khía cạnh tư tưởng và một thuộc khía cạnh xã hội.
Về mặt tư tưỏng có thể nói đây là quê hương của nhiều tín ngưỡng tôn giáo như bái vật giáo, đa thần giáo, nhất thần giáo, vô thần giáo v.v… Theo Phạm Động Kinh trong bộ Trường A Hàm thì lúc bấy giờ có đến 62 học phái ngoại đạo. Có phái chủ trương khoái lạc. Họ cho rằng từ ý nghĩa cho đến hành vi sở dĩ xấu ác tội lỗi là vì khoái lạc không được thoả mãn. Theo chủ trương phái này thì nếu khoái lạc được thoả mãn, con người sẽ cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái. Có no đầy khoái lạc con người mới thực sự tự do trước dục vọng. Ngược lại có phái chủ trương ép xác khổ hạnh. Họ ngồi trên bàn chông, phơi mình dưới nắng cháy, nhịn đói, quất roi da vào mình v.v…dùng đủ mọi hình thức để hành hạ xác thân. Phái này chủ trương coi thân xác là nguyên nhân của mọi tội lỗi. Nó khác nào con ngựa bất kham, phải trừng trị cho đến tê mê kiệt quệ không còn cảm giác mới hết những thèm muốn, những đòi hỏi thấp hèn. Theo họ, thân xác là ngục tù, nó giam hãm tinh thần không cho thần hồn thể nhập được với tinh hoa của vũ trụ. Thân xác hãy như cây củi khô, có cháy cho tiêu tan thì khói thần hồn mới bốc cao tận chín phương trời.
Trong tất cả các tín ngưỡng tôn giáo lưu hành tại Ấn Độ lúc bấy giờ có đạo Bà la môn là uy quyền hơn cả. Đạo Bà la môn không chỉ ngự trị về mặt tư tưởng học thuật mà còn định đoạt giá trị của sự an bài các giai tầng trong xã hội.
Về mặt xã hội, đạo Bà la môn chủ trương mọi người đều do thần Brahma sinh ra. Trong Nguyên Nhân Tán Ca có chép: “Dòng Bà la môn được thần Brahma sinh từ miệng, dòng vương tộc từ hai cánh tay, thứ dân từ hai mắt và nô lệ hạ tiện từ hai chân.” (Rig Vedas. X.92.12) Từ huyền thoại Vệ Đà đó, xã hội Ấn Độ đã phải sống trong chế độ chủng tính (castes) vô cùng khe khắt không làm sao thoát ra được nếu không có một cuộc cách mạng tư tưỏng, cách mạng xã hội. Sự xuất hiện của Thích Ca Mâu Ni trong bối cảnh đó, về khía cạnh văn hoá xã hội có thể coi như một cuộc cách mạng.
Thích Ca Nâu Ni từ bỏ nếp sống cao sang dấn thân tìm đạo, rồi từ bỏ nếp sống khổ hạnh trở lại cuộc sống bình thường. Hai cử chỉ ấy là sự thể nghiệm và đồng thời cũng chứng minh rằng chủ trương theo khoái lạc hay chịu hành xác đều là sai lầm. Bài nói pháp đầu tiên của Thích Ca Mâu Ni đã phủ nhận cái gọi là chúa tể sáng tạo của nhất thần giáo, những luận điệu mơ hồ của phiếm thần giáo và đa thần giáo. Đạo lý nhân quả trong thuyết Tứ diệu đế, được giải thích bởi lý 12 nhân duyên, cắt nghĩa sự sinh thành tồn tục của vũ trụ vạn vật mà không lâm vào ngõ bí của nguyên nhân đầu tiên. Thuyết nhân quả của Thích Ca Mâu Ni đã trả lại cho con người cái giá trị đích thực của nó mà xưa kia đã bị tư tưởng hữu thần tước đoạt. Theo đó con người tự trách nhiệm về hạnh phúc hay khổ đau bằng hành vi của chính mình chứ không do may rủi, không do định mệnh hay do thần linh thưởng phạt. Vì thế sau khi thức tỉnh rồi, Phật dạy 8 con đường hành động chân chính để cải thiện đời sống cho đời này và đời sau.
Thuyết Tứ diệu đế và Bát chính đạo còn phủ nhận huyền thoại về sự phân chia chủng tính đã ngự trị xã hội Ấn Độ từ khi dân tôïc Aryan thu phục xứ này. Trong kinh Tiện Dân, một bản kinh giải thích về sự hạ tiện hay tôn quí của người dân, có đoạn nói: “Con người sinh ra không ai là tiện dân không ai là Bà la môn mà do hành vi khiến họ trở thành tiện dân hay Bà la môn.” (Sn.I.Vasala).
Để hiện thực cuộc cách mạng xã hội, Thích Ca Mâu Ni, một vị đông cung thái tử dòng Sát đế lị đã “cầm cái bát khất thực”. Thích Ca Mâu Ni đã tổ chức đời sống tăng đoàn theo 6 pháp hoà hợp. Đây có thể nói là một mô thức sinh hoạt của một xã hội không còn đấu tranh vì mâu thuẫn. Bà Gotami, theo Tiểu Phẩm Luật, là phụ nữ đầu tiên được Thích Ca Mâu Ni độ cho xuất gia, tu học, hành đạo với đầy đủ phương diện. Nếu gọi đây là quyền con người thì ngày nay trong nhiều tôn giáo, trong nhiều xã hội trên thế giới phụ nữ vẫn chưa được cái quyền này.
Đạo Phật còn nhằm đào tạo một mẫu người lý tưởng dấn thân vào xã hội. Đó là con người Bồ tát đa hạnh. Và dù phát hạnh nguyện nào, con người Bồ tát cũng được khuyến khích học hỏi sáng tỏ 5 điều (ngũ minh) để làm viẹâc lợi ích cho đời, để làm phương tiện độ sinh. Năm điều ấy là: nội điển, luận lý, ngôn ngữ, y khoa và kỹ thuật. Đây sẽ là một ngạc nhiên to lớn cho những ai nghiên cứu giáo dục, nhất là giáo dục sử học khi khám phá ra điều này trong đạo Phật.
Vậy đến đây câu hỏi có hay không có một nền giáo dục Phật giáo tưởng không phải đợi câu trả lời. Thế nhưng tại sao đến nay giáo dục học Phật giáo vẫn còn là mảnh đất chưa được khai phá, vẫn còn là đề tài chưa được biết đến đối với các nhà nghiên cứu giáo dục Đông cũng như Tây? Có lẽ có một lý do nằm trong bài phát biểu của giáo sư Minh Chi: Giáo dục Phật giáođối diện những vấn đề hiện đại.Giáo sư viết: “Cho đến nay, chúng ta thường hạn chế số người làm chức năng giáo dục trong tăng sĩ, và giờ giáo dục Phật giáo trong các buổi thuyết pháp hay là lên lớp ở các trường Phật học cơ bản và cao cấp. Một quan niệm hẹp như vậy làm giảm sút hiệu quả của giáo dục Phật giáo rất nhiều. Tất cả những người không kể là xuất gia hay tại gia, một khi đã tin vào chân lý của những giá trị triết lý đạo đức của đạo Phật và sống theo đúng những giá trị đó, đều mặc nhiên trở thành những nhà giáo dục Phật giáo, bằng thân giáo, bằng mọi hành vi và lời nói của mình.” (Minh Chi, SĐD, tr.88)
Nếu thời Phật tại thế đã có một Duy Ma Cật giảng diễn Phật pháp dưới sự ấn khả của Phật, cũng như một Thắng Man phu nhân được Phật cho phép đã giảng giải ý nghĩa nhất thừa đạo, là hình ảnh một cư sĩ nam một cư sĩ nữ đã thực hành vai trò giáo dục, giảng nói ý nghĩa cao tột của Phật giáo thì sau Phật diệt độ không lâu một Asoka đã thực hiện truyền bá Phật giáo sang phương Nam và sự nghiệp truyền bá Phật giáo cũng như sự nghiệp giáo dục Phật giáo của ông không bao giờ phai mờ trong lịch sử đạo Phật. Và sau khi Phật giáo được truyền vào Nhật Bản không lâu, một Shōtoku taishi (Thánh Đức thái tử) đã khoác áo cà sa trên thân hình thế tục lên giảng toà giảng kinh Thắng Man. Không những thế, ông còn viết ra Bản Hiến Pháp 17 điều, nổi tiếng là cơ sở tinh thần Nhật Bản mà đếùn nay trong cũng như ngoài nước chưa ai phủ nhận. Điểu thứ 2 trong Bản Hiến Pháp là: “ Nhị viết: Đốc kính Tam Bảo. Tam Bảo giả Phật Pháp Tăng dã. Tắc tứ sinh chi chung qui. Vạn quốc chi cực tôn. Hà thế hà nhân. Phi quí thị pháp. Nhân tiên vưu ác. Năng giáo tùng chi. Kỳ bất qui Tam Bảo. Hà dĩ trực uổng.” Nghĩa là: “Dốc lòng tin kính Tam Bảo. Tam Bảo là Phật Pháp Tăng. Đó là nơi chung qui của bốn loài chúng sinh, cực tôn của muôn nước. Dù đời nào dù người nào, không quí trọng pháp này thì con người thành xấu ác. Nên dạy người tuân theo. Nếu không qui y Tam Bảo thì lấy gì sửa đổi chỗ tà vạy”.
II. CÁC LÃNH VỰC GIÁO DỤC.
1. Tư tưởng giáo dục Phật giáo.
1.1. Tư tưởng nhất thừa.
Tư tưởng nhất thừa là cứu cánh của giáo dục Phật giáo. Tư tưởng này thể hiện rõ nét nhất trong Kinh Pháp Hoa. Phẩm Phương Tiện có bài kệ như sau:
Chư Phật lưỡng túc tôn
Tri pháp thường vô tính,
Phật chủng tùy duyên khởi.
Thị cố thuyết nhất thừa
Thị pháp trụ pháp vị,
Thế gian tướng thường trú.
Nghĩa là:
Chư Phật lưỡng túc tôn
Biết pháp thường không tính,
Giống Phật tùy duyên khởi.
Cho nên nói nhất thừa
Là pháp trụ pháp vị,
Tướng thế gian thường trú.
(Bản dịch KINH PHÁP HOA của Nguyên Hồng, NXB TÔN GIÁO, Hà Nội, năm 2003)
Về hình thức ngữ pháp trong bài kệ này ta lưu ý chữ “Thị cố” là một liên từ và chữ “Thị” là một động từ. Về nội dung cần lưu ý chữ “tính” ở câu đầu và chữ “tướng” ở câu cuối. Không tính nghĩa là không có tự tính. Tất cả các pháp đều theo luật duyên khởi. Nhất thừa là “pháp trụ pháp vị”, nhất thừa là “tướng thế gian thường trú”. Tướng thường trú là thật tướng bình đẳng thường hằng trong tất cả các pháp không phân biệt thế gian hay xuất thế gian.
Qua bài kệ này ta thấy nhất thừa là tư tưởng tuyệt đối bình đẳng không phân biệt, là phổ biến và luôn tồn tại. Kinh Niết bàn Phật dạy: “Nhất thiết chúng sinh tất hữu Phật tính.” Nghĩa là tất cả chúng sinh đều có Phật tính tất hữu. Cái Phật tính tất hữu tồn tại trong tất cả chúng sinh. Cái tính Phật trong chúng sinh như như ngọc trong đá, như hạt gạo trắng nằm trong vỏ trấu, như kho tàng chôn giấu trong nhà người nghèo, như tượng vàng gói trong vải rách, như người con gái nghèo xấu mang thai một chuyển luân thánh vương. Cho nên tất cả chúng sinh đều có khả năng thành Phật. Có khả năng đạt được sự viên mãn cao tột. Tư tưởng nhất thừa cũng là tư tưởng một là tất cả, tất cả là một (nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất), là tư tưởng không xa rời (bất ly). Là phiền não tức Bồ đề, sinh tử tức Niết bàn, cảnh giới Niết bàn và thế giới hiện thực là một. Là Phật cũng ở thân này(Tức thân thành Phật), là tâm thanh tịnh tức cõi Phật thanh tịnh (Kinh Duy Ma).
Tổ sư Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn có bài kệ như sau:
Phật pháp tại thế gian
Bất ly thế gian giác.
Ly thế mích Bồ đề
Cáp như cầu thố giác.
Nghĩa là:
Phật pháp ở trong đời
Không lìa đời mà có.
Bỏ đời đi tìm đạo
Như tìm sừng con thỏ.
(Nguyên Hồng dịch, KINH PHÁP BẢO ĐÀN, 2000, NXB TP. HCM)
Lý Đạo Tải người xã Vạn Tư huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh đỗ Giáp Khoa triều Nhà Trần, ngày nọ theo vua Trần Nhân Tôn đến chùa Vĩnh Nghiêm nghe thiền sư Pháp Loa thuyết pháp bèn ngộ đạo than rằng:
Vi quan cư Bồng Đảo,
Đắc đạo đáo Phổ Đà.
Chân thế thượng tiên,
Tây phương Phật dã.
Nghĩa là:
Làm quan ở Bồng Đảo
Đắc đạo đến Phổ Đà.
Là tiên ấy cũng là ta,
Cũng là Phật ở liên toà phương Tây.
Rồi nhân đấy qua núi Yên Tử trụ trì chùa Yên Vân, hiệu Kim Cương Huyền Quang. Sau khi mất được dân chúng lập đền thờ ở xã Vạn Tư huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh được triều đình sắc phong là Huyền Quang tôn giả hộ quốc tế thế thiền sư chi thần. Qua bài thơ ngộ đạo tư tưởng nhất thừa cũng được toát lên rõ rệt.
Thiền sư Đạo Nguyêân, tổ sư phái thiền Tào Động, trong Vĩnh Bình Quảng Kýù đã viết:”Nhất trần cử, đại địa thâu. Nhất hoa khai, thế giới khởi. Nhất niệm thấu thoát, bát vạn tứ thiên trần lao đốn trừ. Nhất cú đương cơ, bát vạn tứ thiên pháp môn thành tựu. Thí như cử võng tắc võng tuỳ, cử lãnh tắc sa tuỳ. Nhất vi vô lượng, vô lượng vi nhất. Tiểu trung hiện đại, đại trung hiện tiểu. Ư nhất hào đoan, hiện bảo vương sát. Ư vi trần lý, chuyển đại pháp luân.” (Quyển 6, tr.554-555) Nghĩa là đưa một hạt bụi lên thâu hết cả đại địa, một đoá hoa nở mở ra cả một thế giới. Một niệm thông suốt dứt trừ ngay tám vạn bốn ngàn trần lao. Một câu trúng cơ là tám vạn bốn ngàn pháp môn thành tựu. Ví như nhấc lưới thì cả lưới đều theo lên, nhấc áo thì cả áo đều theo. Một là không lường hết, không lường hết là một. Trong cái nhỏ hiện ra cái lớn. Trong cái lớn hiện ra cái nhỏ. Một vương quốc hiện ra trên đầu một mảy lông. Quay bánh xe pháp lớn trong một hạt bụi.
Như trên đã trưng dẫn cái đạo lý nhất thừa nói riêng hay triết lý Phật giáo nói chung mà người đời thường cho là cao siêu huyền diệu đó liệu có làm ra cơm gạo thuốc men để giải quyết cảnh nghèo đói bệnh tật cho nhân loại không? Cái đạo lý cao siêu đó có giải quyết được cái mâu thuẫn về sắc tộc, tôn giáo đang sôi sục trên thế giới, là nguy cơ đe dọa nhân loại trong thế kỷ 21 này với vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học, vũ khí sinh học đang ngấp nghé thực hiện những cuộc thảm sát giết người hàng loạt hay không?
Để trả lời câu thắc mắc đó xin dẫn ra một câu trong Kinh PHÁP HOA, Phẩm Phương Tiện. Phật nói: ” Chư Phật thế tôn vì một nhân duyên trọng đại mà xuất hiện ở đời.” Xưa nay người giảng kinh dạy đạo thường thích đào sâu cái huyền bí nhiệm mầu, thành ra người giảng diễn Phật pháp lại là người làm cho Phật pháp trở thành nên khó hiểu, trở thành khó tiếp cận. Khi giảng câu này, các giảng sư không khỏi nói đến ứng thân Như lai, rồi nói đến ba thân của như lai rồi nói đến bản thể tự tính thanh tịnh để giảng nghĩa chữ đại sự nhân duyên là giáo hoá chúng sinh đạt đến Phật thừa cứu cánh. Nhưng chắc ít ai giảng nói chữ xuất hiện với một ý nghĩa hết sức thế gian là tinh thần nhập cuộc, tinh thần dấn thân, dũng mãnh không sợ sệt, tự nguyện dạy dỗ dìu dắt mọi người để được kết quả cao nhất, hoàn thiện nhất của con người. Giảng như vậy không có nghĩa là hạ thấp giáo lý nhà Phật, không có nghĩa là thế tục hoá đạo Phật mà chính là vận dụng được tinh thần Phật pháp vào trong cuộc sống. Nếu không vận dụng được tinh thần Phật dạy vào cuộc sống thì không thực hiện được ý nghĩa giáo dục, cô phụ cái “đại sự nhân duyên xuất hiện ư thế” của Phật biết bao, và không có lý gì để chứng tỏ sự tồn tại của Phật giáo là cần thiết cho nhân loại.
1.2. Tư tưởng xã hội.
Trong khi khuyến khích sinh hoạt xuất gia, đó là phương pháp để đạt mục đích giải thoát, một mặt đức Phật cũng rất quan tâm và tôn trọng sinh hoạt thế tục. Trong 45 năm hoạt động giáo hóa, từ những việc lớn liên quan chính trị quốc gia đến những việc nhỏ như kinh tế tiêu phí của tăng đoàn và chi tiêu trong gia đình của tín đồ tại gia, từ vấn đề lớn như chế độ chủng tính đến nhỏ như như quyền lợi và nghĩa vụ của vợ chồng, nhiều vấn đề hiện thực đa dạng thuộc phạm vi thế tục đều được Phật dạy đến. Từ sau thời đức Phật nội dung giáo dục đa dạng này đã được triển
khai, thực tiễn hóa trong sinh hoạt kinh tế xã hội hiên thực. Đến nay nếu hệ thống kết quả đó chắc chúng ta sẽ có một kho tài liệu không nhỏ các kinh điển và những trước tác về “học thuyết xã hội của Phật giáo”.
1.2.1. Xã hội quan trong Phật giáo nguyên thủy.
Giáo nghĩa căn bản của đức Phật là dạy chúng ta giải thoát vô minh phiền não, giác ngộ thành Phật bằng thực hành 8 con đường chân chính. Qua đó rõ ràng xã hội quan của Phật giáo nguyên thủy đặt nền móng trên chủ nghĩa lợi tha và chủ nghĩa liên đới.
Xã hội quan Phật giáo thường được biểu hiện bằng tăng già, tức chúng hòa hợp. Nghĩa hẹp của tăng già là đoàn thể xuất gia sống hòa hợp. Nếu ai có hành vi phá hoại sự hòa hợp đó là phạm tội ngũ nghịch. Thế nhưng có trường hợp từ tăng già không chỉ riêng đoàn thể xuất gia như tì khưu, tì khưu ni thôi mà còn được hiểu với ý nghĩa là một tập thể các đệ tử đức Phật và tín đồ nhà Phật. Mối tương quan xã hội trong trường hợp này là tăng già thí pháp cho người tại gia, đối lại người tại gia thí y thực cho người xuất gia, hai bên dựa vào nhau, phò trợ nhau duy trì cuộc sống hòa hợp. Đây có thể coi như tế bào của một cộng đồng để từ đó phát triển ra xã hội, đến quốc gia, thế giới trong lý tưởng xã hội của Phật đà. Đức Phật không chỉ chú trọng vào tăng già mà còn mở rộng sự hòa hợp vào các tổ chức, đoàn thể bằng đường lối 4 phép nhiếp hóa, tức bố thí, ái ngữ, lợi hành và đồng sự. Bố thí như thế gian gọi là hoạt động từ thiện, phúc lợi xã hội. Bố thí trong Phật giáo là đưa ra chứ không thu vào cho mình. Bố thí có phạm vi rộng gồm tài, pháp, vô úy, và thái độ hành vi bố thí là “tam luân không tịch”. Công đức bố thí diễn tả trong câu chuyện “Ngọn đèn của một nữ thí chủ” tạo rất nhiều ấn tượng. Ái ngữ là nói lời nhu nhuyến tạo sự đoàn kết hòa hợp đem lại niềm vui lòng hi vọng và tin tưởng cho mọi người. Lợi hành là làm tất cả mọi sự cho phúc lợi thế gian và xuất thế gian. Đồng sự là kề vai sát cánh, đồng hành cùng mọi người, vất vả gian nan cùng chia sẻ, phúc lợi cùng chung hưởng đồng đều. Không có người chỉ huy cho người khác làm hay ngồi xem người khác làm. (Xem Kinh Lễ Bái Sáu Phương –Kinh Dạy Người Thi Ca La Việt, Nam Truyền Đại Tạng Kinh, Q.8, tr. 257). Tổ chức nông thiền của tổ Bách Trượng đời Đường ở Trung Quốc với câu “Nhất nhật bất tác nhất nhật bất thực” (Một ngày không làm một ngày không ăn) là một thí dụ.
Đức Phật dạy làm người phải có nghĩa vụ đền đáp, đó là thái độ sống đạo đức trong quan hệ gia đình và xã hội. Trong Kinh Lễ Bái Sáu Phương Phật dạy nên lễ bái sáu phương. Đây không phải hành động sụp lạy 6 cái khoảng không vô tri vô giác. Lễ bái là phụng thờ, tôn kính, tri ân, báo đáp. Sùáu phương đó là: Phương Đông tượng trưng cha mẹ, Phương Nam tượng trưng thầy dạy, Phương Tây tượng trưng vợ con trong gia đình, Phương Bắc tượng trưng bạn hữu, Phương dưới tượng trưng người giúp việc và Phương trên tượng trưng đạo sĩ. Đó là sáu đối tượng mà làm người phải có nghĩa vụ báo ân báo đức và phục vụ.
1.2.2. Đạo đức kinh tế trong Phật giáo nguyên thủy.
Cuộc đời đức Phật phần lớn du hành rày đây mai đó. Phật tán thán người đời đã vì những người xuất gia tu hành thiết lập tinh xá, cung cấp giường nằm, tọa cụ, y phục, ẩm thực vật, chăm sóc thuốc thang cho người xuất gia. Những việc làøm đó gọi là tạo phúc lợi thế gian. Còn hoan hỉ tu tập Phật đạo là tạo phúc lợi xuất thế gian. Đạo Phật dạy người luôn luôn chú trọng cả hai mặt thế gian và xuất thế gian, cho nên trong việc tạo phúc lợi cũng vậy. Chẳng thế ta thương nghe câu: “Pháp tài nhị thí thủy thành công. Phúc tuệ song tu phương tác Phật.”Nghĩa là có thí tài và thí pháp thì mới đạt kết quả và có tu phúc lẫn tu tuệ mới thành Phật. Không chỉ hướng về tăng già xuất gia, đức Phật cũng đặc biệt ca ngợi những việc làm công ích như săn sóc người bệnh, thiết lập những phương tiện giúp người qua đường như làm thuyền bè, cầu bến, nhà nghỉ, mở đường, tránh hiểm, đào giếng nước, nhà cấp nước uống, trồng cây xanh v.v.. (Tạp A Hàm, Q.36)
Phật tử hành thiện hạnh tu thiện nghiệp là tïạo phúc đức. Vì ý nghĩa đó, nơi phát sinh phúc đức gọi là phúc điền. Và do đó phúc điền trở thành nguyên nhân của hành vi lợi tha. Kết quả đó, cũng giống như đối với tăng ni, Phật tử mở rộng phúc điền đối với đông đảo dân chúng, đặc biệt là tăng tiến các hoạt động trợ giúp người nghèo người bệnh và các hoạt động phúc lợi công cộng.
Với người xuất gia đức Phật khuyên tinh tiến tu hành, nhưng đối với người tại gia Phật khuyên trước tiên phải siêng năng trong nghề nghiệp. Phật dạy mối quan hệ hỗ tương quan trọng nhất là phải nắm vững chức năng của mình trong trật tự xã hội. Bất cứ ai từ vua chúa võ sĩ Bà la môn nông dân thương nhân đều có chức nghiệp của mình. Không những thế, chức nghiệp không phân biệt quí tiện. Có điều là người tại gia phải sở đắc bằng chức nghiệp chính đáng của mình. Những chức nghiệp chính đáng được đức Phật nêu ra như sau: nông nghiệp, chăn nuôi, thương nghiệp, thủ công nghiệp, kinh doanh cho thuê nhà ở, công chức, thầy giáo, thư ký, giúp việc nhà v.v... tức là những nghề nghiệp hiẹân chính thức được công nhận. Còn những hoạt động kiếm lợi nhuận như buôn bán chế tạo vũ khí, thuốc độc, nấu rượu, kinh doanh quán rượu, hành thương qua sa mạc, buôn bán nô lệ, hành nghề sát sinh, bán hàng thịt, mãi dâm, kinh doanh du hí, làm thầy bói toán. Đó là những nghề nghiệp theo giới luật nhà Phật là không thích đáng. Đặc biệt trong kinh Tạp A Hàm và Tăng Nhất A Hàm Phật dạy nhiều chi tiết liên quan về thương nghiệp.
Về mặt quản lý gia đình hợp lý, Phật dạy thu nhập phải do hoạt động nghề nghiệp chính đáng và chia làm 4 phần: chi phí cho xã hội, chi phí cho gia đình, ngân khoản tái đầu tư, ngân khoản dự trữ bảo hiểm tai nạn. Chính sách quản lý theo Phật dạy này đã trở thành nguyên lý chỉ đạo về quản lý kinh tế truyền thống của các nước Phật giáo ở Châu Á. (Ōno Shinzo,Nguyên Lý Kinh Tế Học, quyển thượng, 1956) Tên gọi cũng như tỷ lệ phân chia của 4 phần trên tương đối có khác nhưng về đại thể không cách xa nhau mấy.
Điều đức Phật cảnh giác nhất đối với kinh tế gia đình là sự lãng phí. Phật dạy có 6 nguyên nhân đưa đến lãng phí là: 1. Uống rượu, 2. Chơi đêm, 3. Ham khoái lạc, 4. Cờ bạc, 5. Bạn xấu, 6. Lười biếng. (Kinh Lễ Bái Sáu Phương)
1.2.3. Tinh thần và nội dung của luân lý Đại thừa phát triển.
Đến đây xin nói thêm về tư tưởng phúc điền thời hậu kỳ Phật giáo. Theo đó thì tư tưởng phúc điền còn nhân rộng ra có tam phúc điền và bát phúc điền. Tam phúc điền là: 1. Kính điền (Phụng sự Tam bảo) 2. Ân điền (Báo ơn cha mẹ) và 3. Bi điền (Phục vụ người nghèo khổ tật bệnh). Tam phúc điền còn được gọi dưới tên khác là: 1. Báo ân điền (Báo ân cha mẹ) 2. Công đức điền (Cúng dường Tam bảo) và 3. Bần cùng phúc điền (Phục vụ người nghèo khổ). (Sự phân chia này là trong Ưu Bà Tắc Giới Giáo) Bát phúc điền thông thường là: 1. Phật điền 2. Thánh nhân điền 3. Tăng điền (Ba loại này gọi là Giáo điền) 4. Hòa thượng điền 5. A Xà Lê (Sư tượng) điền 6. Phụ điền 7. Mẫu điền (Bốn loại này gọi là Ân điền) và 8. Bệnh điền (Loại này gọi là Bi điền). Bát phúc điền đôi khi cũng chỉ vào 8 hành sự sau đây: 1. Mở đường, đào giếng 2. Làm cầu qua sông 3. San lấp lối đi hiểm trở 4. Hiếu dưỡng cha mẹ 5. Cung kính Tam bảo 6. Cấp dưỡng bệnh nhân 7. Cứu tế người nghèo khổ 8. Mở pháp hội vô giá (tức cúng thí cô hồn). (Sự phân chia này được mô tả trong Kinh Phạm Võng).
Nhật Bản cũng như các quốc gia theo Phật giáo ở Đông Nam Á có thể nói đã dựa trên cơ sở này mà phát huy tư tưởng chính sách xã hội và sự nghiệp xã hội. (Những điều đề cập này được dẫn lại trong Nghiên Cứu Sử Kinh Tế Nhật Bản, Quyển hạ tr. 590 của Uchida Ginzōvà Nhật Bản Phật Giáo Xã Hội Sự Nghiệp Sử của Asano Kenshin).
Các cao tăng nhiều đời đã dốc chí suy nghĩ và thực hiện ý nghĩa về chính sách xã hội của tư tưởng phúc điền mới để lại cho đời nhiều sự nghiệp quí trọng nay đã trở thành tài sản của cộng đồng như tinh xá, phòng tăng, bệnh xá, trường học, nhà cứu tế, vườn cây, rừng trồng, bến thuyền, cầu đường, giếng nước công cộng, nhà vệ sinh công cộng v.v... Và những tài sản ấy ngày nay còn là của công là do liên quan căn bản đến giới không trộm cắp trong giới luật nhà Phật. Ở Nhật Bản ngày nay ngoại ô thành phố nhà cửa phòng xá vẫn không dùng ổ khoá, vật rơi không ai nhặt, việc lấy trộm bị khinh miệt như một sự đồi bại về đạo đức.
Trong hậu kỳ Phật giáo có rất nhiều hình tượng Bồ tát mỗi mỗi tượng trưng cho ý nghĩa của Phật dạy như Bồ tát Di Lặc tượng trưng tinh thần vị tha hóa độ, tương lai sẽ là vị Phật kế tiếp đức Thích Ca Mâu Ni thuyết giáo độ sinh.
Tì khưu Pháp Tạng lập 48 lời nguyện mở ra cảnh giới Tịnh độ tiếp dẫn chúng sinh, thành Phật hiệu A Di Đà vô lượng quang vô lượng thọ. Xuất phát từ tinh thần từ bi cứu khổ có Bồ tát Quán Thế Âm. Tượng trưng trí tuệ bát nhã để giác ngộ thì hình tượng Văn Thù đã được nhân cách hóa v.v... Đứng về thể mà nói thì hình tượng Bồ tát là đồng thể với chư Phật quá khứ hiện tại cũng như vị lai. Đứng về dụng mà nói thì hình tượng Bồ tát là mẫu người vị tha không còn ai vị tha hơn, là mẫu người lý tưởng, với trí tuệ sắc như gươm và lòng dũng cảm hùng mạnh như núi Tu Di đi vào đời để giải quyết các mặt sinh hoạt trong cuộc sống hiẹân thực. Chúng sinh đau khổ, Bồ tát thương yêu chúng sinh như con. Nỗi đau của chúng sinh như biển lớn thì số Bồ tát cũng không thể kể xiết. Trong thực tiễn, người tu Phật hành Bồ tát đạo là người sáng suốt và dũng cảm dùng mọi phương tiện đem giáo pháp đến với mọi người. Trước khi thành lập giáo đoàn Đại thừa Phật giáo thì chỉ tăng già là đoàn thể xuất gia duy nhất đủ tư cách “đại Phật tuyên dương” thực hành pháp thí. Thế nhưng về sau tình hình ngày một tăng dần sắc thái tại tục. Kinh Duy Ma, Kinh Thắng Man là những thí dụ chân xác. Trong thời hiện tại không thiếu những hình bóng, không thiếu những đoàn thể tổ chức tại tục làm công việc nghiên cứu diễn giảng Phật pháp.
1.2.4. Lý tưởng và thực tiễn trong Phật giáo Đại thừa phát triển.
Thông thường lý tưởng và thực tiễn được xem như hai mặt đối lập. Lý tưởng là cái gì hay đẹp, cao thượng nhưng khó thực hiện được trong thực tế. Như tình yêu giữa Lan và Ngọc trong tiểu thuyết Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng. Đó là một thứ tình yêu lý tưởng. Tình yêu này chắc không tìm được trong thực tế mặc dù là cao đẹp thuần khiết. Người ta nói: “Tôi hoài bão một lý tưởng.” hay “lý tưởng của đời tôi” , như vậy tức có nghĩa là cái còn trong ước mơ, cái còn đang ôm ấp chưa thực hiện được và biết đâu sẽ không bao giờ thực hiện được. Còn thực tiễn được coi là thứ ăn xổi ở thì là thứ sờ sờ trước mắt lộ liễu và trần trụi, bị người cao thượng rẽ rúng coi thường.
Phật giáo Đại thừa không quan niệm như vậy vì Phật giáo Đại thừa sống trong thực tế và đang thực hiện lý tưởng của mình ngay từ thực tế chứ không phải chỉ có ước mơ. Trên bước đường hướng về cõi tịnh ai ngăn cản ta xây dựng những vườn xuân trong cuộc hành trình? Cho nên nếu gọi thực tế là Ta bà, lý tưởng là Tịnh Độ thì theo tinh thần Đại thừa của Phật giáo không những không trái chống nhau mà còn “tương tức”. Nghĩa là Ta Bà tức Tịnh Độ, không có “thử độ bỉ độ”. Vì vậy tuy mang lý tưởng siêu xuất thế gian mà chính là thực tại thế gian và dĩ nhiên phải dựa trên cơ sở hoàn cảnh thực tế về xã hội, định chế chính trị và luật pháp nhà nước mới có thể thực hành lý tưởng giáo dục Phật giáo.
Tuyệt đỉnh lý tưởng của xã hội Phật giáo là thế giới Tịnh độ. Một thế giới bình đẳng, hòa bình an vui không phải lo âu về cuộc sống, “tưởng y y chí, tưởng thực thực lai”. Thế nhưng hiện tại cộng đồng xã hội Phật giáo chỉ thực hiện một phần. Cho nên đương nhiên dù mang một lý tưởng siêu xuất thế gian, Phật giáo cũng không thoát khỏi sự chi phối của hoàn cảnh xã hội, đặc biệt là về chính trị và luật pháp. Tất nhiên dưới chế độ xã hội đương thời, muốn đưa Phật giáo vào trong dân chúng không thể không thông qua những hoạt động chính trị của quốc gia.
Trong Chính Pháp Chính Lý Luận (Đại Chính ĐTK Q.31) và Du Già Sư Địa Luận (Q.61, Nhật Bản Quốc Dịch ĐTK, Luận Bộ Q.8) có nói đến tư cách và điều kiện đức hạnh của nhà vua như sau: 1. Xuất thân chủng tính tôn qúi 2. Có thể hành động tự do tự tại 3. Không bạo ác 4. Thưởng phạt nghiêm minh 5. Cho dân chúng thấm nhuần ân trạch 6. Tiếp thu những lời trung ngôn chính trực 7. Xử lý thận trọng mọi sự 8. Thường để tâm vào những điều dạy chân chính 9.Đánh giá đức tính và năng lực của bề tôi, tôn trọng các công lao quá khứ của họ 10. Tránh những hành động buông thả phóng túng.
Ở đây ta hãy suy gẫm điểm thứ nhất trong mười tư cách và điều kiện đức hạnh của một vị vua được Phật dạy trong Chính Pháp Chính Lý Luận và Du Già Sư Địa Luận. Trong kinh Tiện Dân, Phật đã dạy “không có giai cấp trong giọt máu cùng đỏ, không có giai cấp trong nước mắt cùng mặn” hay “Con người sinh ra không ai là tiện dân không ai là Bà la môn mà do hành vi của họ làm cho họ thành tiện dân hay Bà la môn.” Nhưng trong điều thứ nhất nói về tư cách và điều kiện đức hạnh của nhà vua ở đây Phật lại nói “Xuất thân chủng tính tôn quí”. Nói thế phải chăng Phật chấp nhân chế độ chủng tính, và như thế có nghĩa là đã tự mâu thuẫn với những điều đã dạy trong kinh Tiện Dân? Không. Đây chính là điểm thực tại và lý tưởng trong quan điểm của Đại thừa Phật Giáo. Không thể đem lý tưởng mà chối bỏ thực tại cũng như không thể bám riết thực tại hay bị nhận chìm trong thực tại mà không thực hiện lý tưởng. Ở đây Phật đối cơ và tuỳ thời dạy bảo nhà vua cho nên điều thứ nhất là điểm xuất phát từ thực tại để thực hiện lý tưởng.
Kinh Nhân Vương Bát Nhã được Nhật Bản quí trọng như một trong những kinh điển hộ quốc. Các kinh điển hậu kỳ Đại thừa còn dạy vị quốc chủ phải có 3 chức năng xây dựng đất nước: 1. Kiến lập đế vương nghiệp luận dạy rằng: “Khéo dạy binh sĩ việc quân trận, chiến đấu, hàng phục binh chúng nước ngoài, phủ dục nhân dân.” 2. Kiến lập điền trạch nghiệp luận dạy rằng: “Khéo dạy nhân dân xây dựng nhà ở, kinh doanh nông nghiệp cho đời sống được an cư no đủ.” 3. Kiến lập tài bảo nghiệp luận dạy rằng: “Khéo dạy nhân dân học các ngành công thương tạp nghệ để có nhiều của cải tùy ý tiêu dùng, cuộc sống thêm an vui.” (Đại thừa Thập Tập Địa Tạng Thập Luân Kinh, Q.2, Đại Chính ĐTK 13.7.30)
Ngoài ra, thế giới Hoa Nghiêm mở ra một mô dạng xã hội sinh thái học của Phật giáo. Nơi đây dân chúng trong xã hội chỉ trồng một căn lành rất nhỏ cũng được một kết quả vô cùng to lớn (Kinh Hoa Nghiêm, Phẩm Ly Thế Gian). Qua đó ta khám phá ra một nguyên lý kinh tế học quan trọng. Và tư tưởng Tịnh Độ trong Phật giáo là một đề xuất về một xã hội lý tưởng như trên đã nói. Tuy nhiên Tịnh Độ của Phật giáo không phải một thứ thiên đàng hư cấu, không tưởng mà đó là một thế giới hiên thực do khả năng vận dụng trí tuệ giác ngộ và nỗ lực của con người như tinh thần của Kinh Pháp Hoa, Kinh Duy Ma, Kinh Pháp Bảo Đàn đã thuyết giảng.
1.2.5. Các kinh điển đậm màu sắc xã hội.
1.Kinh Pháp Hoa: Phẩm Phổ Môn với tinh
thần cứu khổ cứu nạn của Bồ tát Quán Thế Âm. Phẩm Phổ Hiền Bồ tát khuyến phát dạy về thiểu dục tri túc. Phẩm Dược Vương nói về thiêu thân cúng dường, vì pháp xả thân.
2. Kinh Hoa Nghiêm: Nói về hành trình cầu đạo của đồng tử Thiện Tài.
3. Kinh Duy Ma: Hình ảnh người cư sĩ tại gia.
4. Kinh Khổng Tước Minh Vương: Nói thụ trì độc tụng kinh này sẽ được giải trừ ách nạn, oán địch, tật bệnh, được sống yên ổn.
5. Luận Du Già Sư Địa: Nói về niềm vui được 7 thứ thánh tài mà của cải thế gian không có được:
- Niềm vui thanh tịnh do tôn trọng chữ tín.
- Niềm vui làm các thiện hạnh.
- Niềm vui có những sở thích cao thượng.
- Niềm vui không chê bai khuyết điểm người khác.
- Niềm vui hiểu đúng Phật pháp.
- Niềm vui không để lại của cải dư thừa cho con cháu.
- Niềm vui phát sinh do thực hành Phật pháp.
6. Kinh Đại Tập: Nói về những tác hại do không tin kính kinh này.
7. Kinh Kim Quang Minh: Phẩm Tứ Thiên Vương nói về hộ trì quốc gia. Kinh này cùng với Kinh Pháp Hoa và Kinh Nhân Vương được Phật giáo Nhật Bản gọi là “hộ quốc tam bộ kinh”.
8. Kinh Phạm Võng: Không tuyệt đối cấm tì khưu xuất gia (Phương Nam là 227 giới, Phương Bắc là 250 giới) ăn cá thịt. Phật chế cho các tì khưu bệnh được phép dùng. Thịt được chia làm 3 loại tịnh nhục và bất tịnh nhục. Ba tịnh nhục là không thấy, không nghe và không nghi. Phạm vào một là bất tịnh nhục. Ngoài ra về loại thịt cũng chia loại tịnh và loại bất tịnh. Thịt heo, thịt gà được coi là tịnh. Thịt voi, thịt ngựa, thịt sư tử, thịt chó sói được coi là bất tịnh.
9. Kinh Vô Lượng Thọ: 48 lời nguyện mở cảnh giới Cực Lạc của Bồ tát Pháp Tạng. Ở thế gian có thứ gì thì có nỗi khổ lo âu về thứ đó, bới cái mình có là cái người khác muốn có, cái mình muốn giữ là cái người khác muốn lấy.
10. Luận Bảo Hành Vương Chính: Nói về tư cách và vai trò người quốc chủ.
11. Kinh Đại Bảo Tích: Dạy thiết lập kho lẫm
phòng bị đói kém, ổn định vật giá sinh hoạt.
1.2.6. Tinh thần bình đẳng trong giáo dục Phật giáo.
Tư tưởng nhất thừa là cứu cánh của giáo dục Phật giáo nên nó bao trùm mọi tư duy và hành động của giáo dục Phật giáo, trong đó có tư tưởng bình đẳng trong xã hội. Chư Phật thế tôn vì một nhân duyên trọng đại mà xuất hiện ở đời. Câu này nói lên nguyên nhân chủ quan cho sự hiện hữu của đức Phật và giáo lý của ngài. Nguyên nhân chủ quan là lòng từ bi vô hạn của chư Phật. Vì lòng từ bi mà xuất hiện ở đời độ thoát chúng sinh trở về với bản thể thanh tịnh bình đẳng. Còn xuất hiện ở đâu và khi nào, đó là nguyên nhân khách quan, là bối cảnh xã hội mà thuật ngữ Phật học gọi là thời và cơ.
Xã hội Ấn Độ thời Thích Ca Mâu Ni ra đời là mảnh đất phì nhiêu cho tư tưởng bình đẳng phát sinh và nảy nở. Nói theo ngôn từ của nhà nghiên cứu văn hoá và xã hội thì Thích Ca Mâu Ni là người đã làm một cuộc cách mạng văn hóa và xã hội thời bấy giờ. Bởi vì Thích Ca Mâu Ni đã làm đổ nhào mọi tư duy tư tưởng cũng như thang giá trị xã hội đương thời. Nếu thử làm một so sánh nhỏ cũng thấy không kém phần thú vị. Thí dụ đạo Bà la môn chủ trương thần Brahma sáng tạo ra vũ trụ. Phật dạy vạn sự vạn vật đều do duyên sinh. Đạo Bà la môn chủ trương sát tế đẫm máu. Đạo Phật chủ trương từ bi không giết hại sinh mệnh. Đạo Bà la môn nặng tế lễ cầu thần linh cứu giúp. Đạo Phật thì tu tập thiền quán để tự giác ngộ và giải thoát. Để trở thành thầy Bà la môn, người đó phải xuất thân từ giai cấp Bà la môn. Còn để trở thành tu sĩ Phật giáo thì bình đẳng không phân chia giai cấp. Thầy Bà la môn ở tại gia, phải có vợ con và bắt buộc phải có kinh tế gia đình sung túc. Tu sĩ Phật giáo thì xuất gia từ thân cát ái và không nắm cầm tiền bạc. Thầy Bà la môn để tóc dài quấn quanh đầu, bịt khăn trắng để bảo vệ khối tư tưởng. Tu sĩ Phật giáo cạo bỏ râu tóc. Thầy Bà la môn ăn mặc toàn trắng tương trưng cho sự thanh khiết. Tu sĩ Phật giáo mặc áo phấn tảo màu đất vàng biểu tượng cùng đồùng hành với những người lầm than trong xã hội. Theo luật Manu, phụ nữ là tài sản của nam giới. Theo Phật giáo thì nam nữ bình đẳng, được xuất gia tu học, độ đệ tử và chứng quả vị như nam giới v.v...
Phật dạy: “Tất cả chúng sinh đềàu có Phật tính tất hữu.” cho nên đối với quan hệ giữa người và người là một quan hệ tuyệt đối bình đẳng, không có người cao thượng hay hèn hạ vì phân biệt giai cấp, không có tôn ti vì phân biệt nam nữ, cũng không có hạng giáo dục được và hạng người nào là không giáo dục được. Theo Phật dạy thì cao thượng hay hèn hạ là do hành vi con người chứ không do giai cấp. Không thể nói trong giới quí tộc không có người hèn hạ, cũng như không thể nói trong giới bình dân không có người cao thượng. Tư tưởng bình đẳng trong đạo Phật dạy con người phá bỏ sự phân chia giai cấp. Điều này Phật dạy trong nhiều kinh, và chính tự thân đức Phật tự thân thực hiện trong việc độ người xuất gia và sinh hoạt bình đẳng trong tăng đoàn. Rõ nét nhất, trong Kinh Tiện Dân (Nipata) câu 136 Phật dạy: “Không ai sinh ra là tiện dân, không ai sinh ra là Bà la môn. Do hành vi mà con người thành tiện dân, do hành vi mà con người thành Bà la môn.” Đường lối giáo dục bình đẳng không phân biệt, Phật dạy: “Giáo pháp của ta như nước trong, rửa sạch mọi ô uế, không phân biệt giàu nghèo, giai cấp, nam nữ. Chỉ cần tu tập theo đường lối của ta thì đều được cứu độ. Ta quyết không vì nể những hạng tôn quí mà chọn lấy kẻ giàu sang vương giả. Ta đã độ cho Upali, người sinh ra trong giai cấp tiện dân và Shurata nghèo khổ. Ta cũng dùng cách thích ứng với năng lực những hạng ngu si tham dục. Giáo pháp ta không thiên vị một đảng phái nào mà là con đường chân chính bình đẳng an ổn cho tất cả dân chúng.” Đây là một đoạn dẫn của Hữu Tùng Viên Đế để kết luận bộ “PHẬT GIÁO THÁNH ĐIỂN” do ông biên dịch. (Trích dẫn lại của Ōno Shinzōtrong tác phẩm NGHIÊN CỨU HỌC THUYẾT KINH TẾ XÃ HỘI PHẬT GIÁO, 1956, Tokyo)
Việc Phật độ cho người nữ xuất gia là một đặc điểm ưu việt trong giáo dục Phật giáo nhất là ở thời điểm Phật tại thế. Hơn thế nữa không những được độ cho xuất gia mà còn được đầy đủ các quyền hành xử vai trò “ đại Phật tuyên dương” tức thay Phật thuyết giảng độ chúng, tổ chức và điều hành ni bộ để tu học. Về điểm nam nữ bình quyền bình đẳng, ở thế kỷ 21 này còn là niềm ước mơ ở nhiều nơi trên hành tinh chúng ta nhưng vẫn còn tồn tại nhiều điều phi lý như đạo luật xử ném đá cho đến chết những phụ nữ ngoại tình mà trong khi đó thì nam giới không bị áp dụng điều luật đó, hoặc nữ tu không được làm phép thánh cho tín đồ v.v...
Hơn thế nữa tinh thần bình đẳng đến triệt để không những nữ nhân mà cực ác xiển đề cũng thành Phật. Nghĩa là không một hạng người nào không được độ thành Phật. Tất cả đều có Phật tính thì tại sao không thành Phật được. Có phải do ta không đủ năng lực giúp họ khơi dậy cái Phật tính tất hữu trong họ hay không? Đứng về ý nghĩa giáo dục mà nói, đó là do người thầy không đủ kiến thức, phương pháp sư phạm cũng như nhiệt tâm nên đã nói một cách thiếu trách nhiệm rằng đó là một đứa trẻ không giáo dục được.
Nếu đem đối chiếu tư tưởng nhất thừa và tư tưởng bình đẳng trong giáo dục Phật giáo mà đức Phật đã dạy trên 2500 năm với tư tưởng bình đẳng trong giáo dục của thế giới thời hiện tại có thể nói là không thể làm một so sánh được. Vì tư tưởng bình đẳng trong giáo dục mới được quan niệm và triển khai trong thế kỷ 20 nhưng còn rất nhiều chỗ bất cập và bất khả thi. Với ý tưởng bình đẳng trong giáo dục thì mọi trẻ em đến tuổi đi học đều có quyền hưởng quyền được giáo dục một cách đồng đều. Giai đoạn trẻ em được hưởng quyền lợi giáo dục đồng đều đó ngắn dài khác nhau và hưởng những gì hưởng như thế nào khác nhau tuỳ theo mỗi quốc gia. Nhưng nói chung quốc gia nào cũng có giai đoạn giáo dục đó. Nước ta gọi là giai đoạn giáo dục phổ cập, Trung Quốc, Nhật Bản gọi là nghĩa vụ giáo dục, các nước Âu Mỹ gọi là giáo dục cưỡng bách (Education obligatoire, hay Compulsory education). Cho dù bằng ngôn từ gì, phổ cập hay nghĩa vụ hay cưỡng bách khắp thế giới không thiếu trẻ con đi ăn xin, bán rong, đánh giày hay bị bóc lột lao động trong những nhà máy mà Ủy ban nhân quyền Liên Hiệp Quốc đã nhiều lần lên tiếng.
Về mặt lý thuyết và phương pháp, tâm lý giáo dục cũng từ thế kỷ 20 được phát triển đa dạng và phương pháp trắc nghiệm tâm lý được áp dụng khá phổ biến trong học đường. Phương pháp trắc nghiệm trí thông minh gọi là IQ Test được dùng để phân loại trẻ. Theo lý thuyết người ta cho rằng trẻ em có chỉ số thông minh IQ dưới 70 là trẻ không giáo dục được (uneducable). Với tinh thần giáo dục Phật giáo thì đây là quan điểm không thể chấp nhận. May thay quan niệm này ngày nay vừa được xét lại.
Phật giáo là giáo thuyết lấy con người làm trung tâm, giải quyết mọi sinh hoạt thực tế của con người trong hoàn cảnh nó đang sống để từ đó thăng tiến hơn lên. Đạo Nguyên thiền sư khai tổ của dòng thiền Tào Động Nhật Bản đã nói “thế pháp tức Phật pháp” và chân như pháp thân không có nghĩa là trạng thái của một thế giới thanh tịnh nào khác hoàn toàn không liên quan đến sinh hoạt thực tế của con người. Cho nên vai trò của giáo dục Phật giáo là quan sát cái xã hội đang liên tục biến đổi để cải thiện con người và xã hội. Người tu Phật hành Phật sự phải đứng trên lập trường lấy hiện tượng sinh hoạt thực tế của xã hội làm cơ sở giải đáp nguyện vọng về tinh thần cũng như vật chất của dân chúng. Nói vắn tắt là Phật giáo phải hiện đại hóa thực tế hóa và động thái hóa. Nói hiện đại hóa, thực tế hóa, động thái hóa tức đương nhiên bao hàm vấn đề xã hội hóa và dân chủ hóa. Phật giáo vốn không xa rời lập trường xúc tiến lợi ích cho dân chúng. Và “bồ tát” trụ tâm nơi từ bi hỉ xả vì tất cả dân chúng mà nỗ lực theo đuổi lợi ích thế gian và xuất thế gian.
Khi xuất hiẹân Phật giáo đại chúng bộ thì tên Phật giáo Đại thừa cũng mang ý nghĩa Phật giáo thế tục hóa, nhưng đồng thời cũng mang ý nghĩa xã hội hóa. Nói như một nhà nghiên cứu tôn giáo triết học người Đức Leopold Zielger trong Der ewige Buddho, 1922: “Tôn giáo của đức Phật xưa nay vốn là tôn giáo lấy dân chúng làm bản vị, một tôn giáo vô cùng dân chủ, một tôn giáo luôn luôn đổi mới”. Vì vậy Phật giáo thời hiện tại phải xác minh lại tính xã hội và vì dân. Nói xác minh lại bởi vì trong quá khứ việc thế tục hóa Phật giáo ở Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Việt Nam đã nhiều thời trở thành một thứ tôn giáo gia tộc hóa, triều đại hóa. Và khi quyền thế chi phối thì Phật giáo trở thành một thứ công cụ xa rời lớp dân chúng bình dân, mất đi tính xã hội vốn có. Từ đó Phật giáo trở thành một thứ đồ cổ mỗi khi được nhắc đến, còn trong thực tế chỉ còn lại như một thứ nghi lễ trong tang tế mà thôi.
Điều mà người tu Phật, hành Phật sự ngày nay là triển khai nguyên lý, giáo thuyết của đức Phật, vận dụng làm sống lại tính xã hội hóa của đạo Phật. Trong kinh giáo nguyên thủy cũng như kinh giáo thời Đại thừa phát triển đức Phật đã từng dạy phải làm thế nào.
1.3 Tư tưởng hoà bình.
Năm 1945 sau khi kết thúc chiến tranh thế giới lần thứ II, nhân dân thế giới nỗ lực xây dựng hoà bình trong các lãnh vực hoạt động xã hội như chính trị, kinh tế, văn hoá v.v... Giáo dục cũng không ra ngoài lệ đó. Lại nữa cơ quan văn hoá giáo dục Liên Hiệp Quốc cũng nỗ lực quan tâm đến các hoạt động giáo dục phục vụ hoà bình.
Trong ý nghĩa đó, hầu hết các nền giáo dục trên thế giới ngày nay đều được coi trọng và mệnh danh là giáo dục hoà bình. Thế nhưng giáo dục hoà bình trong thế giới hiện thực liên quan mật thiết đến các vấn đề như chính trị, kinh tế và cấu tạo xã hội chứ không đơn giản chỉ là một danh từ.
1.3.1 Tư tưởng hoà bình trong giáo dục Phật giáo đối với vấn đề cấu tạo xã hội.
Theo tư tưởng hoà bình trong giáo dục Phật giáo, đối với tổ chức cơ cấu xã hội thì bình đẳng là yếu tố cơ bản cho việc cải tạo xã hội nếu không nói là cách mạng cơ cấu tổ chức xã hội. Danh từ xã hội được hiểu từ tế bào của cơ cấu xã hội là gia đình hạt nhân (nuclear family) trở lên cho đến gia tộc, đẳng cấp, tập đoàn, làng xã, quốc gia, cộng đồng quốc tế và thế giới.
Khởi nguyên luận về xã hội của Phật giáo thường bao gồm những thuyết minh về sự phát sinh gia tộc, về tư hữu tài sản, quân chủ, quốc gia, cho đến những chức phận đoàn thể v.v... có tính hiện thực hết sức phổ quát và cao độ.
Theo đó, con người lúc ban sơ đều có tự do bình đẳng, sống với nhau không có oán ghét sống vui vẻ hồn nhiên, yên ổn tự tại, tuổi thọ cao, không phân biệt tôn ti nam nữ. Nhưng về sau, thế giới biến đổi, tham dục nổi lên, con người sinh ra phân biệt đẹp xấu, kiêu mạn, cạnh tranh, phân biệt quan hệ nam nữ. Do đó từ sinh hoạt tự nhiên phát sinh ra gia đình và gia tộc.
Khi con người bắt đầu biết ăn gạo, những người lười biếng không muốn mỗi ngày đi hái lượm, bắt đầu chứa để dành dụm. Rồi do thu hoạch sút giảm mà sinh ra tranh giành và bảo vệ của riêng. Sự phân chia ranh giới đất đai, phát triển quyền sở hữu của mình và của người khác phát sinh từ đó.
Khi biết chứa để, biết quyền tư hữu tài sản là lúc phát sinh hành vi chiếm đoạt, trôïm cướp, dối trá, giết chóc và phục thù. Từ đó phát triển dần lên mối quan hệ về quyền lợi. Những người cùng quyền lợi hợp lại với nhau để bảo vệ. Người có tài có đức được suy cử lên nắm quyền lực bảo vệ dân chúng. Để duy trì tình trạng này, một phần tài sản của mỗi người phải nộp cho người nắm chức quyền trong việc điều hành và bảo vệ. Đó là khởi nguyên của quốc gia và dân chủ v.v...(D.27, Aggamma sutta và rải rác trong số mười mấy kinh. Tân Dịch Phật Giáo Thánh Điển, Cải đính bản, tr. 310~311).
Trong quan hệ xã hội, Phật giáo chủ trương thực hiện tinh thần bình đẳng tuyệt đối của tư tưởng nhất thừa đạo. Trong 45 năm du hoá, đức Phật đã giảng dạy, đã thực thi việc phá vỡ cái xã hội bất bình đẳng của Ấn Độ, đã hoá độ và tổ chức một xã hội lý tưởng bằng lối sống lục hoà, bằng pháp thất diệt tránh trong hàng ngũ xuất gia, 5 giới cho người tại gia, 6 pháp ba la mật cho hàng Bồ tát. Tất cả đều xuất phát từ tinh thần từ bi độ tha của đạo Phật.
Lời mở đầu bản hiến chương của tổ chức văn hoá giáo dục Liên Hiệp Quốc (UNESCO) có câu: “Chiến tranh là do tâm phát khởi thì hoà bình cũng do tâm xây dựng.” Phải chăng câu này đã được bắt nguồn từ tinh thần Phật dạy là “Tâm bình thì thế giới mới bình”? Không thế mà cố thủ tướng Nehru, trong ngày độc lập của Ấn Độ đã nói: “Xưa vua Asoka chinh phạt nước Kalinga, cảm vì nỗi đau của nhiều người tử thương trong cuộc chiến nên đã qui y theo Phật giáo. Từ đó nhà vua đem giáo pháp từ bi trí tuệ của Phật dạy ra giáo hóa người đời, thay vì chinh phạt bằng vũ lực. Không những chỉ trong nước Ấn Độ, nhà vua còn phái khiển nhiều đoàn sứ giả hoà bình sang các nước láng giềng. Nay chúng ta dùng biểu tượng pháp luân Asoka cakra cho lá quốc kỳ độc lập của Ấn Độ và hình sư tử Asoka làm quốc huy là sự lựa chọn có ý nghĩa chứ không phải ngẫu nhiên. Đó là chúng ta tiếp nối cái lý tưởng chính trị của Asoka đại vương, nó tượng trưng cho sự nỗ lực và lòng chân thành của người Ấn Độ đối với lý tưởng hoà bình.” (SaitōEizaburō, TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CỦA PHẬT GIÁO, Tokyo, 1971, tr. 253)
1.3.2 Tư tưởng hoà bình trong giáo dục Phật giáo đối với vấn đề chính trị, chiến tranh và quốc phòng.
Nói giáo dục Phật giáo liên quan đến vấn đề chính trị và lòng yêu nước, liên quan đến vấn đề chiến tranh và quốc phòng ắt hẳn là vấn đề mới lạ, không những đối với người bình thường mà đến những nhà nghiên cứu khoa học xã hội trong nước cũng vậy. Tác phẩm MẤY VẤN ĐỀ VỀ PHẬT GIÁO VÀ LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG VIỆT NAM do Viện Triết Học xuất bản tại Hà Nội năm 1986 đã chứng tỏ điều đó. Đây là tác phẩm tập hợp những bài thuyết trình, tham luận của hai cuộc hội thảo cùng một chủ đề là “Mối quan hệ giữa Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam, một do Viện Triết Học tổ chức tại Hà Nội tháng 12 năm 1984 và một do Viện Khoa Học Xã Hội TP. Hồ Chí Minh tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh vào tháng 3 năm 1985. Qua các bài phát biểu của hai cuộc hội thảo được đăng trong tác phẩm nói trên, ta thấy có ba khuynh hướng nhận định và đánh giá về vấn đề Phật Giáo và chính trị, Phật Giáo và tư tưởng như sau:
Khuynh hướng thứ nhất của giáo sư Trần Văn Giàu nhìn nhận rằng trong Phật Giáo có chứa đựng yếu tố thúc đẩy lòng yêu nước. Giáo sư viết: “Tôi cho rằng đạo Phật của người Việt Nam có cái gì trong đó, cứ đụng vào là nó nổi lên. Điều đó cần phải cắt nghĩa, có cái gì đó trong Phật Giáo Việt Nam? Đó là tư tưởng yêu nước. Đạo Phật là cứu khổ cứu nạn, nên khi đất nước lâm nguy thì các phật tử mọi người theo đạo Phật phải cứu nước. Cho nên theo tôi, cần từ bỏ lối nghiên cứu theo chủ nghĩa hình thức và cần phải theo sát cuộc đấu tranh của dân tộc. Theo sát cuộc đấu tranh của dân tộc từ trước đến nay không tư tưởng nào hơn Phật Giáo, trừ chủ nghĩa Cộng sản.” (Trần Văn Giàu, SĐD, tr.14~15)
Khuynh hướng thứ hai bác bỏ tư tưởng yêu nước trong Phật Giáo. Đó là bài “Lịch sử tư tưởng Việt Nam và vấn đề Phật Giáo” của giáo sư Hà Thúc Minh. Giáo sư viết: “Hơn 40 năm chu du thuyết pháp Thái tử Thích Đạt Đa có lẽ cũng không kêu gọi gì về tinh thần yêu nước chống ngoại xâm…. Có lẽ cũng không thể phủ nhận Phật Giáo thực chất là đạo lý giải thoát… Một trong những yêu cầu quan trọng của đạo lý giải thoát là thực hiện cái gọi là’bất nhị pháp môn’ hoặc là ’ bình đẳng quán’. Những cái ddosthwcj ra không liên quan gì bao nhiêu đến tư tưởng yêu nước chống ngoại xâm cả.”(Hà Thúc Minh, SĐD, tr. 42~43)
Khuynh hướng thứ ba của giáo sư Nguyễn Tài Thư trong bài “Phật Giáo và thế giới quan người Việt Nam trong lịch sử”. Giáo sư phủ nhận hoàn toàn, khẳng định một cách quả quyết rằng Phật Giáo chẳng có tư tưởng yêu nước gì cả, cũng chẳng có phần nào thuộc về vấn đề chính trị xã hội. Giáo sư viết: “Phật Giáo không bàn tới lĩnh vực chính trị. Lý luận của nó không có phần nào là thuộc về vấn đề chính trị xã hội. Tuy rằng các nhà sư, như Vạn Hạnh, Ngô Chân Lưu, v.v…đều tham gia công việc của triều đình nhưng lý do mà họ tham gia là do đất nước kêu gọi, do tình thế bắt buộc, do nhân dân yêu cầu, chứ không phải là do một giáo lý nào đó của nhà Phật xui nên.” (Nguyễn Tài Thư, SĐD, tr. 37) Giáo sư viết: “Phật Giáo không đề cập đến quan hệ giữa nước và nước, không nói tới vấn đề dân tộc độc lập.. Gần đây, nhiều tác giả, nhất là các tác giả nhà sư nói nhiều đến quan điểm vô thần và tinh thần nhập thế của Phật Giáo, nói nhiều đến hành động yêu nước của các sư tăng, nhưng họ vẫn không tìm được điều nào trong giáo lý để chứng minh cho các nhận định của họ. Giáo lý Phật Giáo không đề cập nên họ không tìm được là điều dễ hiểu.” (Nguyễn Tài Thư, SĐD, tr. 38).
Vậy thật sự Phật Thích Ca có dạy đệ tử lòng yêu nước không? Có dạy một đường lối chính trị giúp dân giúp nước nào không? Có đề cập gì đến vấn đề chiến tranh và quốc phòng không? Sau đây xin giới thiệu một số kinh điển Đại thừa cũng như kinh điển nguyên thuỷ cùng các tác phẩm khác để tham khảo.
Nhà nho Lê Quí Đôn của Việt Nam trong KIẾN VĂN TIỂU LỤC quyển 9, Chương Thiền Dật chép:
“Thái Bình Quảng Ký chép: Na Bạt Ma từ Tây Vực đến Kim Lăng. Tống Văn Đế hỏi: Đệ tử thường muốn trì trai không sát sinh, lấy mình thay cho loài vật, mà không được như chí muốn, xin sư dùng cách nào dạy bảo cho? Na Bạt Ma thưa: Về việc tu hành, vua chúa và thường dân có khác nhau. Thường dân thân danh nhỏ mọn, đạo đức không lan đến nơi xa, giáo hoá không ra khỏi gia đình, lời nói không dạy bảo được người hầu hạ; nếu không tự bản thân khắc khổ, làm điều làønh giữ bụng thanh thì sẽ dụng tâm vào việc gì? Còn như vua chúa, coi bốn biển như một nhà, muôn dân như con cái, nói ra một điều thiện thì dân chúng đều vui mừng, ban ra một chính lệnh tốt thì thần và người được hoà hợp, hình phạt công minh thì mệnh người không chết yểu, công việc giản dị thì sức dân khỏi nhọc nhằn. Được như thế cũng là trì trai to lắm rồi, cần gì phải bớt thức ăn trong một lúc, giữ tính mệnh cho một con chim mới là tế độ rộng rãi.”
Pháp Uyển Châu Lâm chép: Phật nói ngày trước có chim anh vũ thấy vua nước Ca Xi là người vô đạo muốn khuyên vua sửa đổi tính nết làm điều lành, bèn nói với vua rằng: Nhà vua làm bảy việc phi pháp
sẽ có hại đến bản thân như đam mê sắc dục, hay uống rượu, cờ bạc, săn bắn, nói điều hung ác, thuế khoá nặng nề và cướp bóc của dân. Lại nói: Nhà vua có ba việc có thể làm tan nát quốc gia như thân cận với kẻ gian tà nịnh hót không thu nạp lời nói phải và thích đánh dẹp nước khác. Nay người làm vua một nước, cả nước đều mong đợi ngóng trông, nhà vua nên như cái cầu tế độ cho muôn dân, nhà vua nên như cái cân dẫu thân dẫu sơ đều cân nhắc cho đúng, nhà vua nên như mặt trời soi khắp thế gian, nhà vua nên như mặt trăng chiếu ánh vàng cho loài vật được trong mát, nhà vua như cha mẹ nuôi dưỡng thương yêu nhân dân, nhà vua như trời che phủ tất cả, nhà vua như đất bồi dưỡng mọi loài. Như thế Phật nói đường lối cốt yếu về trị nước rất là đầy đủ.(Lê Quí Đôn, Tập II, Kiến Văn Tiểu Lục, bản dịch của NXB Khoa Học Xã Hội, Hà Nội, năm 1977)
Kinh Lăng Nghiêm nói: Nếu chúng sinh biết yêu quí sửa sang đất nước, phán đoán công việc làng xóm thì ở trước mặt những người ấy ta sẽ hiện ra thân phận một quan tể, vì họ thuyết pháp, để nguyện vọng của họ được thành tựu; về phần nữ giới, nếu có người nào muốn làm việc nội chính để sửa sang nhà và nước, thì ở trước mặt những người ấy ta sẽ hiện ra thân phận nữ chúa quốc phu nhân, mệnh phụ hoặc đại gia vì họ thuyết pháp để nguyện vọng của họ được thành tựu. Đấy phải chăng ý nghĩa tề gia trị quốc là gì? (Lê Quí Đôn, Sách đã dẫn)
Luận Kim Cương nóùi: Thân người con trai có bảo bối yên sinh, tức là điều lành có thể giúp bậc vua chúa, nuôi dưỡng cha mẹ, có bảo bối yên bang, tức là xử lý mọi việc, trên dưới đều tin theo. Đó là đem việc trung với vua hiếu với cha mẹ, kỳ vọng sâu sắc vào người đời.(Lê Quí Đôn, Sách đã dẫn)
Trong Hứa Sử Truyện, một truyện nôm thời Tây Sơn có những câu:
Gặp cơn ác đảng tung hoành,
Dễ ta đâu khá nỡ đành ngồi coi.
...................................................
Vả chăng quyền xảo Thích trung,
Bồ tát đa hạnh thiệt trong đạo này.
Làm sao mà đặng lợi người,
Giúp nước cứu đời cũng một việc tu.
Một đoạn khác:
Mật Hạnh nghe luận từ bi,
Nói rằng Phật chế tu trì đa môn.
Giả như cố ý bất nhân,
Buông lòng sát hại tội dường hà sa.
Vốn nay vì nước vì nhà,
Cứu dân giúp chúa sao mà chẳng nên.
Luật rằng phương tiện xảo quyền,
Tuỳ cơ lợi vật phép truyền xưa nay.
Đồ Trừng, Ấn Phong hai thầy,
Ở trong quân trận ngày ngày ngăn binh.
Một đoạn khác:
Đạo là cứu độ từ bi,
Nước nghèo dân chết bỏ đi nỡ nào.
v.v... Hứa Sử Truyện xưa nay được các nhà văn học sử xếp vào loại truyện vô danh hay khuyết danh. Gần đây người ta đã phát hiện được một số bản lưu hành ở Phú Yên, ở Nha Trang, cùng với một số các bản trong các chùa có thể chứng minh Hứa Sử Truyện là tác phẩm của thiền sư Toàn Nhật ở Phú Yên và sống trong khoảng cuối thờiTây Sơn đầu thời Nguyễn.
Theo Phật giáo nguyên thủy thì mục đích của người Phật tử là lấy giải thoát làm đầu. Sự giải thoát phải do chính nỗ lực cá nhân trong sinh hoạt thực tiễn, cụ thể như thiền định, trí tuệ và giới luật mà đạt được. Do đó việc dạy người đời tu đạo giải thoát của đức Phật không đụng chạm trực tiếp gì đến vấn đề tổ chức xã hội và hoạt động chính trị cả. Hơn nữa tự thân đức Phật cũng không một lần can dự trực tiếp đến chính trị.
Thế nhưng, vận mệnh tổ quốc Kapilavastu sớm muộn không khỏi bị đe dọa bởi cường quốc láng giềng Kosala, cho nên những vấn đề về quốc gia, chính trị, chiến tranh, không phải người đạo sĩ xuất thân vương tộc ấy không quan tâm.
Đức Phật không phải chỉ coi những hoạt động chính trị của quốc gia là đường lối quan trọng nhất nâng cao hạnh phúc nhân dân trong cuộc sống hiện tại, mà còn coi đó là chính pháp, tức là nguyên lý căn bản của Phật giáo mà thực hiện theo đó tức là thực hiện trực tiếp lý tưởng của Phật giáo. Vì ý nghĩa đó,
Đức Phật đối với vương pháp, tức là đối với trật tự chính trị thế tục đã biểu thị một sự quan tâm nhất định và có một yêu cầu nhất định.
Trên lập trường này, đức Phật đã có lời dạy tóm tắt hết sức ngắn gọn và trong sáng như sau: “Trong thiên hạ có nhiều đường lối, trong đó vương pháp là đường lối lớn nhất. Thế nhưng Phật đạo mới là con đường chí thượng.”(Kinh NÊ HOÀN, quyển thượng, Tân Dịch Phật Giáo Thánh Điển, Cải đính bản, tr. 507)
Lời dạy này có ý nghĩa là chính pháp trên vương pháp, nghĩa là trên trật tự luật pháp quốc gia. Nó không những chỉ là đường lối chi phối trật tự có tính đạo đức tôn giáo, mà hơn nữa vương pháp phải được chỉ đạo bởi chính pháp.
Từ lập trường này, đức Phật đối với vị quân chủ của thế tục cũng thường yêu cầu theo đường lối chính trị chính pháp. Nói cách khác, trạng thái tự nhiên của một quốc gia dù thành lập từ một lý do nào cũng phải có thái độ đạo đức cao, phải phát huy tinh thần và đạo đức nội tại.
Đức Phật không phải chỉ là một người theo chủ nghĩa thế giới(Cosmopolitan) nhưng đức Phật vẫn thừa nhận tình cảm tự nhiên của dân tộc. Trong đời đức Phật có nhiều việc rất cảm động. Trong đó sự kiện cảm động nhất là lúc về già, khi đất nước Kapilavastu, nơi sinh trưởng củangài, bị vua nước láng giềng Kosala uy hiếp toan tiêu diệt thì đức Phật về thăm tổ quốc. Khi đi qua đô thành của cố hương, ngài ngồi dưới một gốc cây khô trụi lá bên đường chờ đợi cuộc tiến quân của địch. Vua nước địch trông thấy hỏi đức Phật: “Này Thế Tôn! Có bao nhiêu cây nigroda cành lá sum sê tươi mát, vì sao người ngồi dưới cây khô?” Đức Phật trả lời: “Thưa nhà vua! Thân tộc là bóng mát.” Đức Phật nhấn mạnh hai ba lần câu trả lời. Cảm thấu ý nghĩa sâu của câu trả lời, nhà vua liền cho rút quân. Nhưng sự việc đã diễn đi diễn lại đến ba lần. Cuối cùng Uidobala (Tì Lưu Ly vương) không từ bỏ được ý định phục thù. Lần tiếp theo địch quân tiến đến, đức Phật cũng làm như thế rồi sau khi quán “túc duyên”, “quán pháp” ngài trở về tinh xá. (Xem Tăng Nhất A Hàm, Kinh số 26, Tân Dịch Phật Giáo Thánh Điển, Cải đính bản, tr.498~501)
Chính trị của đức Phật là triệt để “Vô hại chủ nghĩa”, là triệt để “Bất sát chủ nghĩa” do đóù đề cao chủ nghĩa hoà bình. Chủ nghĩa hoà bình của đức Phật là không làm hại một quốc gia dân tộc khác, và do đó sẽ là một quốc gia độc lập không bị nước khác xâm lược. Đường lối cốt yếu của chính trị là hành xử nội bộ quốc gia bằng chính pháp. Đức Phật đã nói lý do vì sao Bạt Kì là một nước nhỏ nằm giữa các nước lớn mà không bị diệt vong. Đức Phật nói có bảy pháp không bị diệt vong. (Xem Trung A Hàm quyển 35 Kinh Vũ Thế, Trung A Hàm,Q.2 Kinh Du Hành. Tân Dịch Phật Giáo Thánh Điển,Cải đính bản,tr.506~507)
Bảy pháp làm cho quốc gia không bị suy vong đó là:
1. Thường hội họp lo việc phòng bị cho chu đáo.
2. Trên dưới thống nhất hoà hợp chung lo việc nước.
3. Tôn trọng các chế độ, tập quán truyền thống.
4. Không dùng quyền lực xâm phạm vợ con của người.
5. Tôn trọng ý kiến xây dựng của những bậc có đức vọng.
6. Kính trọng và không phá hoại tín ngưỡng.
7. Kính trọng và bảo vệ những thánh giả hiền đức.
Vị quân chủ trước tiên phải lấy đức tu thân, sao cho nhân dân vui phục. Vị quân chủ phải lưu ý thực hành 8 điều:
1. Không tham lam vơ vét của cải, không thịnh nộ, không hôn mê.
2. Thường hoà mục với quần thần, tiếp nhận sự can gián.
3. Thường thích ban cho, cùng vui với nhân dân.
4. Thuế khoá, tư pháp, phải xử lý đúng pháp luật.
5. Phải giữ sự trong sạch đối với phụ nữ, thương yêu bảo hộ vợ.
6. Không say sưa hoang loạn rượu chè.
7. Tránh vui chơi, lo chăm nom việc quân sự.
8. Thường lưu ý giữ gìn sức khoẻ.
(Tăng Nhất A Hàm, Q.1, Phẩm Tế Cấm. Đại Tạng Kinh Q.2, tr. 778)
Về điểm này trước tiên đức Phật nhằm vào môn đệ của Nigantha Nataputta sau khi qui y Phật, nói về nhiệm vụ của một quốc vương lý tưởng cho vua Pajjota. (Kinh Đại Tát Già Ni Kiền Tử Sở Thuyết, Q.10, Đại Tạng Kinh, Q.9, Tân Dịch Phật Giáo Thánh Điển, Cải đính bản, tr. 221~222)
Theo đó thì nhiệm vụ của một vị quân chủ, bậc cha mẹ chân chính của dân, là bảo hộ dân, tạo hạnh phúc cho dân, làm cho dân hết khổ, đem lòng thương yêu nuôi dưỡng dân. Vị quân chủ thường quan sát thấy sự khổ vui của dân, cân nhắc sự thịnh vượng của dân, biết rõ tình hình thu nhập trong năm tốt hay xấu, biết dân vui mừng hay lo âu. Vị quân chủ là người phải biết công tội nặng nhẹ để thưởng phạt công minh. Vị quân chủ là người phải rõ tình hình thực tế trong dân, đem uy lực bảo hộ dân, không cướp đoạt lợi ích của dân, không trưng thu thuế khoá một cách hà khắc khốc liệt cho đời sống của dân được ổn định.
Trường hợp xử đoán tội phạm, vị quân chủ phải lấy từ tâm làm gốc. Phải dùng trí tuệ sáng suốt quan sát xử trí theo 5 phương châm:
1. Cứu xét rõ sự thật, căn cứ sự thật mà xử đoán.
2. Khi vị quân chủ có đủ sức, có thể phạt mà đem lại hiệu quả thì phạt. Khi không đủ sức dù phạt chỉ gây sự tạo loạn thì hoãn.
3. Xét rõ hành vi phạm tội là cố ý hay không cố ý để quyết định xử phạt.
4. Dùng lời lẽ khéo léo chỉ dạy cho thấy phạm tội như vậy thì đối với pháp luật sẽ ra sao, để tội phạm tự giác tội của mình.
5. Căm ghét tội lỗi mà không căm ghét con người. Lấy lòng từ bi làm gốc để cho tội phạm ăn năn hối cải.
Khi các quan liêu của quốc vương không nghĩ gì đến đại kế quốc gia, làm đổ nát chính đạo và đại nghĩa của dân thì sẽ xảy ra tình trạng dân chúng lừa dối nhau, mạnh hiếp yếu, cao quí khinh miệt hạ tiện, giàu chê nghèo v.v... bạo loạn tăng trưởng. Khi ấy những người trung thực sẽ ẩn lánh, bọn siểm nịnh lộng quyền, lấy chính trị làm của riêng. Người có tâm huyết e ngại nguy hại đến bản thân làm thinh không nói, công quyền dần dần bị lạm dụng để làm giàu riêng, nỗi nghèo khổ khốn cùøng của dân không thể cứu vãn được. Đối với những hạng quan liêu như vậy quốc vương phải xử phạt rất nặng... (Xem Kinh Tăng Nhất A Hàm, Q. 44, Phật dạy vai trò một quốc vương thực hiện lý tưởng quốc gia theo Phật giáo.)
Nếu vị quân chủ nắm giữ đường lối chính trị theo chính pháp mà trường hợp có địch từ nước ngoài xâm lược thì phải làm sao? Phật dạy quốc vương có nghĩa vụ bảo vệ đất nước, cho nên khi nước địch xâm nhập thì phải đẩy lui. (Kinh Tứ Thập Hoa Nghiêm, Q.11. Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, Q.10, tr.712 hạ) Mặc dù lý tưởng là hoà bình nhưng trường hợp đó không thể không vào cuộc chiến. Phật dạy vị quốc vương theo chính pháp khi chấp nhận cuộc chiến phải suy nghĩ ba điều:
1. Suy nghĩ xem binh lực nước địch bằng ta hay mạnh hơn ta. Nếu bằng thì khi xảy ra chiến tranh cả hai bên đều tổn hại không được ích gì. Nếu địch mạnh hơn ta thì địch sống ta chết. Nghĩ vậy rồi tìm kiếm các nước thân hữu thân thiện của nước địch dùng phương pháp ngoại giao mà hoà giải tranh chấp.
2. Trường hợp hoà giải được thì nước địch có yêu cầu điều chi nên tìm cách đáp ứng để giải tiêu tranh chấp.
3.Trường hợp quân nước địch đông, thế lực quân ta yếu thì dùng kế sách hay làm cho địch thấy ta cường mạnh dũng cảm khiến địch phải kinh sợ
không dám động binh.
Nếu cả ba thủ đoạn áp dụng mà không giải quyết được thì trước khi lâm chiến phải tâm niệm rằng:
1. Địch vì không có lòng từ bi giết hại chúng sinh, ta nên vì sự ái hộ mà cố làm giảm thiểu đến tối đa sự giết chóc lẫn nhau.
2. Dùng phương tiện hàng phục vua nước địch để quân hai bên thoát khỏi cuộc chiến.
3. Dùng phương tiện bắt sống binh địch hơn là tàn sát cố làm sao dù phải chấp nhận cuộc chiến tự vệ nhưng ít đổ máu. (Xem Kinh Đại Pháp Cổ, Đại Chính ĐTK 9, tr.292 thượng trung)
Những nhà vua tiêu biểu thực hiện theo đường lối chính pháp hoà bình của đức Phật có thể kể các vua thời Lý Trần của Việt Nam, Lương Vũ Đế của Trung Quốc, Thánh Đức Thái Tử của Nhật Bản, Asoka của Ấn Độ v.v...
Về tư tưởng hoà bình trong giáo dục Phật giáo liên quan đến tinh thần yêu nước, việc trị nước yên dân, quốc phòng và chiến tranh như trên đã trình bày và trưng dẫn là một số thí dụ không thể nêu hết được. Sau đây xin giới thiệu thêm một số tư liệu trong kinh điển ở đây chưa đề cập để làm nguồn tư liệu chính thống cho những ai quan tâm có thể tra cứu và thâm nhập chủ đề này.
1.3.3. Các kinh điển đề cập các vấn đề chính trị, chiến tranh và quốc phòng.
1. Thư gửi đại vương Kanika: Tên Phạn Mahārāja Kanika-, Lekha, nguyên bản Sanskrit và bản Hán dịch đều không còn, chỉ còn bản dịch tiếng Tây Tạng. Thư này đề cập đến tộc Kusyāna. Đại vương Kanika tức vua Kaniska. Trong thư, Mātŗcetadạy vua Kaniska về tư cách cần phải có của một vị quốc vương.
2. Long Thọ Bồ tát vị Thiền Đà Ca Vương thuyết pháp yếu kệ: 1 quyển do Cầu Na Bạt Ma dịch ra tiếng Hán vào đời Lưu Tống năm Nguyên Gia thứ 8 (Tây lịch 431), ĐTK 32. Vua Thiền Đà Ca tín ngưỡng Phật giáo, nội dung yếu kệ Long Thọ dạy nhà vua về tư cách của một vị quốc vương.
3. Ratnāvalì (Bửu Hành Vương Chính Luận:1 quyển, Chân Đế tam tạng dịch ra tiếng Hán (trong khoảng Tây lịch 557-569), ĐTK 32 gồm 5 Chương: An lạc giải thoát phẩm, Tạp phẩm, Bồ đề tư lương luận, Chính giáo vương phẩm và Xuất gia chính hạnh phẩm. Bản Tây Tạng có tên là Rgyal-po-la gatmbyaba rin-po-chehi phrenba, Rājaparikathāratnamā-lānguyên vănSanskrit
được phát hiện ở Nepal, giáo sư Giuseppe Tucci dịch ra Anh ngữ đăng trong JRASnăm 1934-1936 dưới nhan đề The Ratnāvalì of Nāgārjuna,nội dung nói về chính đạo luận.
4. Vương pháp chính lý luận: 1 quyển, Di Lặc tạo, Huyền Trang dịch tiếng Hán năm Trinh Quán thứ 2 (Tây lịch 646), ĐTK 31, Di Lặc dựa vào những liên quan trong kinh Phật vị Ưu Điền vương thuyết pháp chính luận mà giải thích rõ cho nhà vua.
5. Gián vương kinh: 1 quyển, ĐTK 14, nguyên tên là Rājā-vavādaka, nguyên bản thất truyền, hiện còn bản Tây Tạng. Nội dung Phật dạy cho vua Prasenajit về phương sách trị nước của một quốc vương. Các bản dịch khác có tên Như Lai thị giáo Thắng Quân vương kinh của Huyền Trang đời Đường và Thắng Quân vương sở vấn kinh của Thi Hộ đời Tống.
6. Kim Quang Minh Kinh: Nguyên bản Suvarnạprabhāsotta-marāsūtra, Đàm Vô Sấm dịch ra tiếng Hán 4 quyển, Bửu Qui hợp toàn bộ Kim Quang Minh Kinh 7 quyển. Nghĩa Tịnh dịch Kim Quang Minh Tối Thắng Vương Kinh 10 quyển. Đây là bộ kinh được Nhật Bản trân trọng là một trong “Hộ quốc tam bộ kinh” và cũng là bộ kinh ảnh hưởng đến tư tưởng “Lập chính an quốc” của phái Nhật Liên.
7. Tứ Thập Hoa Nghiêm: 40 quyển, Bát Nhã đời Đường dịch ra tiếng Hán. Tên đầy đủ là Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh. Trong quyển 11, 12 Phật có dạy rõ về quốc vương luận.
8. Chư Pháp Tập Yếu Kinh: 10 quyển, Nhật Xứng đời
Tống dịch. Trong quyển 10, Phẩm vương giả trị quốc dạy những điều thiết yếu cho nhà vua.
9. Chính Pháp Niệm Xứ Kinh:70 quyển, đời Nguyên Ngụy, Bát Nhã Lưu Chi dịch, ĐTK 17, xem từ quyển 543-55.
10. Đại Tát Già Ni Kiền Tử sở thuyết kinh: 10 quyển, Nguyên Ngụy, Bồ đề Lưu Chi dịch.
2. Nội dung giáo dục Phật giáo.
Khi xây dựng một nền giáo dục, dù thuộc phạm vi hẹp hay trên một bình diện rộng, trước tiên phải xác định đối tượng giáo dục và mục tiêu giáo dục, sau đó là xây dựng nội dung chương trình giáo dục rồi đến phương pháp giáo dục và tổ chức giáo dục để đạt mục tiêu cho đối tượng đó. Nói phạm vi hẹp thí dụ như giáo dục khiếm thị và nói bình diện rộng như giáo dục quốc dân chẳng hạn.
Giáo dục Phật giáo là nền giáo dục có bình diện rộng. Đối tượng của giáo dục Phật giáo là con người trong hoàn cảnh sống của nó. Vượt ra ngoài mọi phân biệt về chủng tộc, ranh giới địa lý hay văn hoá, giáo dục Phật giáo lấy con người trong thế giới này làm đối tượng và cứu cánh cũng ở con người trong thế giới này. Phật giáo quí trọng giá trị con người. Trong nhiều kinh sách Phật giáo thường nhắc câu “ Thân người khó được.” (Nhân thân nan đắc) vì con người đủ điều kiện thuận lợi hơn bất cứ loài chúng sinh nào khác để được giáo dục và học tập tiến đến chỗ hoàn thiện nhân cách. Phật giáo coi trọng cuộc sống hiện thực, thế giới hiện thực, không bao giờ dạy người chối bỏ cuộc sống để mơ về một cõi hư ảo xa xôi. Tư tưởng Duy Ma và Huệ Năng phát biểu điều này rất sắc nét.
2.1. Trí dục, đức dục, thể dục trong giáo dục Phật giáo.
Các nền giáo dục hiện đại trên thế giới đều chủ trương ba phương diện của giáo dục là Trí dục, Đức dục và Thể dục và gïọi là xây dựng con người toàn diện . Đức Phật tuy không thiết lập ba phạm trù như ngôn ngữ hiện đại, nhưng nội dung giáo dục của đức Phật đã bao gồm đầy đủ từ trên hai nghìn năm trước. Có điều là Trí dục trong giáo dục Phật giáo không dạy con người giong ruổi truy cầu cái thế giới hiện tượng, coi nó là thế giới khách quan ngoài ta rồi đem tâm phân biệt chấp trước, cóp nhạêt lại thành một số hiểu biết theo thế gian trí mà gọi là trí tuệ. Trí dục Phật giáo thoát ra ngoài phân biệt tự tha, chủ khách. Tất cả là ở nơi ta, ngoài ta không có một pháp nào khác. Đức Phật chưa hề thiết lập một phòng thí nghiẹâm vi sinh, nhưng do tâm ái hộ chúng sinh, Phật đã dạy các tỳ kheo phải sắm đãy lọc nước. Chưa thiết lập một đài thiên văn nhưng Phật đã dạy rằng có thế giới này, có thế giới khác, có vô lượng thế giới. Chưa thiết lập đài truyền tin vô tuyến, Phật đã dạy tu chứng lục thông thì có được thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông. Câu nói của Phật “Ta bấm ngón chân rúng động ba ngàn thế giới” phải đợi đến luạât vạn vật hấp dẫn được chứng minh mới thấy lời ấy là không ngoa. Phật dạy có bốn loài sinh là sinh trứng, sinh thai, sinh do hơi ẩm ướt, sinh do chuyển hoá thì ngày nay các nhà nghiên cứu vũ trụ học phải đợi kết quả tìm kiếm trên sao hoả có nước hay không mới xác định được là có hay không có sinh vật. Phật dạy vạn vật đều do 4 yếu tố tạo thành, đó là đất, nước, gió và lửa, điều đó ngày nay ngàønh nghiên cứu năng lượng học đã phát hiện năng lượng nguyên tử trong vật chất. Có người sẽ hỏi rằng nếu đức Phật giỏi giang như thế, lại có lòng thương người sao không biên tập thành những công trình nghiên cứu hay đào tạo các đệ tử thành những khoa học gia để nhân loại sớm văn minh hạnh phúc, rút ngắn thời gian tăm tối? Đức Phật không làm thế vì mục đích giáo dục của Phật không nhằm đào tạo chính trị gia, khoa học gia, nhà văn hoá, thầy thuốc hay thợ thủ công. Mục đích của đức Phật như đã nói trong Kinh Pháp Hoa: “Ta vì nhân duyên việc lớn xuất hiện ở đời.”
Quyển “Phật Giáo Đại Từ Điển” của Mochizuki, một bộ từ điển gồm mười mấy quyển mỗi quyển dày cả ngàn trang, mỗi năm đều tiếp tục ra những quyển “bổ di”, có thể nói đây là một bộ Bách Khoa Toàn Thư Phật Giáo của Nhật Bản. Trong lời đề tựa xuất bản lần đầu có giới thiệu : Đây là thành tựu của một tập thể trên 400 tiến sĩ, nhà nghiên cứu khoa học đủ các ngành khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật công nghệ, từ những nhà tôn giáo học, triết học, giáo dục học, văn học, ngôn ngữ học, mỹ học, chính trị học, xã hội học, luật học, dân tộc học, tâm lý học đến các nhà vật lý học, hoá học, sinh vật học, y dược học, thực vật học, điểu học, âm học, đến các nhà công kỹ nghệ, kiến trúc v.v... đã làm việc cật lực trong 30 năm mà nguyên văn nói là “ tam thập niên ác chiến khổ đấu”. Chừng đó đủ cho ta thấy rằng nếu nội dung giáo dục Phật giáo chẳng liên quan gì đến vấn đề trí dục, cho dù là trí dục thế gian thì cần gì phải tập hợp một lực lượng chuyên môn ưu tú và đông đảo như vậy. Nếu giáo dục Phật giáo dạy người chỉ biết gõ mõ chuông tán tụng thì làm Từ điển Phật học chỉ cần vài cung văn thầy cúng cũng đủ.
Đức dục theo giáo dục học Phật giáo là không phải dạy cái luân lý đạo đức phát sinh trong quan hệ xã hội, trong sự đối đãi theo quan niệm thông thường về bổn phận hay mang tính ơn đền oán trả. Cái đức dục đó chỉ nhằm thiết lập một trật tự về gia đình và xã hội, nó có nhiều điểm tuỳ thuộc vào thời gian, không gian và thể chế xã hội. Đức dục của xã hội phong kiến sẽ không hoàn toàn tương thích với xã hội dân chủ, của xã hội tư bản chủ nghĩa có những điểm đối nghịch với xã hội xã hội chủ nghĩa.
Trong bài diễn văn khai mạc Hội thảo giáo dục Phật giáo trong thời hiện đại, hòa thượng Thích Minh Châu đã nói “Trong đạo đức học Phật giáo nổi bật là lòng từ bi vô lượng”. Hoà thượng đã trích dẫn một số câu trong Kinh Từ (Metta sutta) và Kinh Tập (Sutta Nipata) như sau:
“Mong sao tất cả chúng sinh đều thấy an lạc,
Mong sao tất cả chúng sinh đều đạt được niềm vui tự nội., ...
Như một người mẹ suốt đời chăm sóc đứa con,
Đứa con độc nhất,
Đối với các chúng sinh cũng thế,
Tâm mình phải quảng đại,
Lòng từ đối với toàn cõi thế gian,
Bên trên bên dưới và xuyên suốt,
Không bị ngăn ngại vì thù hận và ác tâm.”
(Thích Minh Châu, SĐD, tr. 16)
Tinh thần từ bi không phân biệt bạn thù, chỉ có ban cho mà không tranh lấy, hợïp tác mà không đối đầu, hoà bình không chiến tranh, vị tha không vị kỷ. Qua Kinh Vu Lan sự kiện Phật dạy đức Mục Kiền Liên cứu mẹ ta thấy rõ tinh thần đó. Thân mẫu đức Mục Kiền Liên tay che bát cơm không cho mọi người chung quanh trông thấy, nhưng khi đưa cơm vào miệng cũng không ăn được. Bởi theo tinh thần từ bi của đạo Phật thì không thể chấp nhận có một người no đủ giữa đám người đói khát. Chính tinh thần đó mà hành sự Vu Lan đã trở thành Mùa Báo Hiếu và cúng thí cô hồn.
Từ bi của Phật giáo không phải là lòng thương hại, tình cảm tội nghiệp hay một sự ban ơn. Từ bi không phải là hành vi lim dim ngồi rục một chỗ để kẻ ác tha hồ tung hoành. Từ bi là một sức mạnh. Châm ngôn của giáo dục Gia Đình Phật Tử là Bi-Trí-Dũng. Ba là một, một đủ ba. Gia Đình Phật Tử, tăng tín đồ Phật giáo đã thể hiện tinh thần đó bằng nhiều hành động mang sắc thái khác nhau nhưng cùng một ý nghĩa trong công cuộc vận động năm 1963 ở Miền Nam Việt Nam. Dưới thời Nhà Trần thế kỷ thứ 13, vua chúa tướng quân đều là Phật tử đã đánh tan quân xâm lược Mông Cổ trên đất nước này, trong khi từ Á sang Âu những nơi đoàn kỵ binh Mông Cổ đi qua là cỏ không mọc được dưới dấu chân ngựa.
Tứ tính bình đẳng của Phật giáo là tư tưởng đạo đức chính trị cao tột. Sinh hoạt tăng đoàn trong Phật giáo nguyên thuỷ là đạo đức kinh tế xã hội cao tột. Người xuất gia để lại cho đời tất cả những gì mà thế gian gọi là quyền lợi vật chất, là tài sản của cải, không chiếm hữu làm của riêng cho dù một cọng rau, chỉ trừ mảnh vải che thân, cái bát ăn và bình lọc nước. Hoạt động hoằng pháp và làm việc phúc lợi của Asoka là cách quảng khai tinh thần hoà bình cao tột, dữ lạc bạt khổ của giáo dục đức dục trong đạo Phật.
Thể dục là một trong ba phương diện xưa nay của giáo dục. Ý nghĩa của thể dục (physical education) ngày nay không chỉ gói trọn trong việc rèn luyẹân thể lực mà đã được triển khai trong phạm vi rộng là giáo dục sức khoẻ và sự lành mạnh (health education) trong đó có sức khoẻ tinh thần (mental health). Câu thành ngữ “Một tâm hồn lành mạnh trong một thân thể tráng kiện.” nay đã thành câu nói quen thuộc. Người khoẻ mạnh là người có đặc tính của một nhân cách thống nhất, như thân thể thì có thể lực mạnh mẽ và điều hoà, trí năng thì sáng suốt hoạt bát và có cảm xúc ổn định.
Về phương diện này giáo dục Phật giáo dạy người cách làm chủ bản thân, cân bằng giữa tinh thần và thể chất. Phật dạy không nên nuông chiều thể xác, cũng không chủ trương ép xác khổ hạnh. Thích Ca Mâu Ni từ bỏ những người khổ tu, đứng dậy nhận bát sữa của người nữ thí chủ, xuống sông tắm gội rồi lên tĩnh toạ dưới cội Bồ đề là hành động phủ nhận lối thực hành khổ hạnh, hành hạ xác thân một cách vô ích mà 6 năm qua là thời gian quá đủ để thể nghiệm.
Giáo dục sức khoẻ trong Phật giáo là một vấn đề đã và đang còn bị lãng quên, nhưng không phải vì kém thú vị. Đứng về mặt rèn luyện thể chất để khoẻ mạnh, cứng cỏi chịu đựng được những gì khó chịu đựng được từ những tác động của hoàn cảnh bên ngoài thì viẹâc Bồ đề Đạt Ma truyền thiền học sang Đông độ là một minh chứng cụ thể. Bồ đề Đạt Ma làm sao chịu được cái nóng cái rét trên đường xuyên qua các nước Tây Vực mà không có đến một phương tiện bảo vệ thô sơ? Làm sao đủ sức chống chọi gió mưa chướng khí thú dữ khi ở động Thiếu Thất để rồi sau đó Chùa Thiếu Lâm trở thành nơi phát tích của các phái võ Trung Hoa mà ngày nay còn truyền tụng câu “Thiên hạ võ công xuất phát tự Thiếu Lâm”? Và hiện nay ở bàn thờ tổ nơi Đạt Ma Đường chùa Thiếu Lâm vẫn còn tấm hoành phi với bốn chữ THIỀN VÕ SONG TU. Tam tạng pháp sư Huyền Trang đời Đường của Trung Hoa sang Thiên Trúc thỉnh kinh làm sao băng qua sa mạc vượt suối trèo đèo lại gặp nhiều thổ dân yêu quái mà hoàn thành được chuyến đi lịch sử không thể có lần thứ hai? Daisetsu Suzuki từ khi đem thiền học sang giảng tập ở Âu Mỹ thì thiền học ngày một được nhiều giới hâm mộ và trở nên phổ biến nhanh ở các nước có nền văn minh công nghiệp. Vì sao vậy? Vì việc hành thiền còn là phương thuốc giúp con người giải toả những căng thẳng khẩn trương (stress)trong sinh hoạt bận rộn hiện nay. Ngày nay người ta sợ nhất là việc xảy ra những hiện tượng tâm lý như bất an, xung động, thần kinh căng thẳng, trầm cảm, sợ hãi vu vơ, u uất, hoang tưởng v.v... Những bệnh thời đại đó đã dẫn đến những hành vi mà con người không kiểm soát được bằng lý trí như hành động hiếu sát, tự sát tập thể cho một mục đích thật vu vơ mơ hồ. Phật giáo gọi đó là những tâm sở phiền não. Có thể chuyển hóa các tâm sở ác đó thành tâm sở thiện nếu học môn pháp tướng duy thức học và tu tập thiền quán. Việc ăn chay theo cách hành trì của Phật giáo phương Bắc nghĩa là chỉ ăn ngũ cốc và hoa quả không ăn cá thịt ngày nay đã được xác nhận là lợi ích về dưỡng sinh rất hiệu quả. Y học và khoa dinh dưỡng học hiện đại đã có nhiều nghiên cứu có giá trị đã được công bố.
2.2. Giới, định, tuệ trong giáo dục Phật giáo.
Có thể nói nội dung giáo dục của Phật giáo là không ra ngoài ba môn học: Giới học, Định học và Tuệ học. Điểm này rất thống nhất trong nhiều bài phát biểu và tham luận tại Hội thảo giáo dục Phật giáo (SĐD). Trong bài diễn văn khai mạc, Hoà thượng Thích Minh Châu, Viện trưởng Viẹân Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam nói: “Có thể nói toàn bộ giáo lý của đức Phật là một hệ thống triển khai nội dung Giới Định Tuệ.” (SĐD, tr. 14-15). Hòa thượng cũng có bài phát biểu nhan đề là: “Giới, Định, Tuệ con đường giáo dục chấm dứt đau khổ sanh tử luân hồi” trong đó Hòa thượng nói: “Ba vô lậu học là một chương trình giáo dục, một hệ thống tu học cho hàng xuất gia, đã được đức Phật truyền dạy trong nhiều kinh điển” (SĐD, tr. 19). Trong bài phát biểu của Hoà thượng Thích Thiện Siêu, Trưởng ban giáo dục tăng ni Trung Ương nói: “Để thực hiện giải thoát cần phải tu tập nội dung giáo lý của Ngài tức Giới, Định, Tuệ.” (SĐD, tr. 28-29). Giáo sư Tiến sĩ Trần Tuấn Lộ, Họâi đồng Khoa Học Xã Hội Thành ủy TP.HCM, trong bài tham luận cũng nói: “Nôïi dung đặc trưng của giáo dục Phật giáo, nội dung giáo dục thuần túy củûa Phật giáo là Phật pháp, bao gồm Giới, Định, Tuệ.”
(SĐD, tr. 168)
Quả thực nói đến chỗ rốt ráo cứu cánh thì ba môn học là chương trình giáo dục con đường “chấm dứt khổ đau sinh tử luân hồi”. Nhưng tùy theo căn trí, cơ duyên chứ không phải bất cứ đối tượng chúng sinh nào cứ gặp được Phật pháp là một đời làm xong. Và vì thế ba môn Giới, Định, Tuệ không chỉ là hệ thống tu học dành riêng cho hàng xuất gia.
Vậy trước tiên xác định ba môn học gồm những gì và triển khai ứng dụng vào cơ duyên chúng sinh như thế nào.
Hòa thượng Thích Minh Châu giảng như sau: “Giới học tức là sống biết hổ thẹn, biết sợ hãi những điều ác mình làm, sống như thế nào không để cho sắc đẹp, tiếng hay, hương thơm, vị ngon, xúc êm dịu chi phối tâm của mình, sống như thế nào cho thân hành, khẩu hành, ý hành, mạng sống được thanh tịnh... Định học là loại trừ 5 triền cái, làm ô uế tâm, làm chướng ngại trí tuệ, tức tham dục, sân hận, hôn trầm, thụy miên, trạo hối và nghi... Người hành giả dùng 5 thiền chi, dùng tầm đối trị với hôn trầm thụy miên, dùng từ đối trị với nghi, dùng hỷ đối trị với sân, dùng lạc đối trị với trạo hối, dùng nhứt tâm đối trị với tham dục... Phát triển túc mạng trí, thiên nhãn trí, lậu tận trí thuộc tuệ học” (HT. Thích Minh Châu, SĐD, tr. 19~22).
Thông thường người ta gọi chung một từ giới luật. Thực ra giới tiếng Phạn là śilacó ý nghĩa là tính cách, hành vi, khuôn phép đạo đức, tính cách thiện, hành vi thiện. Còn luật là vinaya có ý nghĩa là qui tắc sinh hoạt củûa giáo đoàn. Luật có tính đặc thù. Giới có tính phổ biến. Do giới và luật có quan hệ mật thiết nên thường được gộp chung làm một từ. Theo các văn kiện Pali thì pháp luật (dhammavinaya) được dùng phổ thông hơn là giới luật (sīlavinaya). Giới là từ pháp giáo (dhammadesanā) nói ra nên sau đó được kết tập vào kinh tạng (suttapiţaka). Còn luật là những qui tắc cá biệt được chế định tùy thời, cần thiết cho sinh hoạt giáo đoàn nên sau đó được kết tập vào luật tạng (vinayapiţaka)
Là một và đứng đầu trong ba môn tu học, giới được Phật chế cho người tại gia và giới cho người xuất gia. Về cấp độ có tiểu thừa giới nhằm hoàn thiện tư cách của chính mình và Đại thừa giới ngoài việc hoàn thiện chính mình còn có đặc tính lợi tha cao độ, lấy việc làm cho tha nhân và xã hội được hoàn thiện làm mục tiêu quan trọng. Đại thừa giới, cũng gọi là Bồ tát giới, tập trung vào tu tập ba tịnh giới tức Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới và Nhiếp chúng sinh giới. Nhiếp luật nghi giới giống với tiểu thừa giới, tức là những hoạt động chủ quan, thực hiện tinh thần giới luật một cách tiêu cực. Nói cách khác đó là những hành vi liên quan đến tự lợi như đoạn diệt phiền não, ngăn ngừa ác hạnh. Nhiếp thiện pháp giới là những hoạt động ý chí nhằm thực hiện tích cực tinh thần giới luật. Nói cách khác là khởi tâm Bồ tát làm các thiện hạnh, tự lợi và lợi tha. Nhiếp chúng sinh giới là những hoạt động ý chí nhằm thực hiện tích cực tinh thần Phật Đà. Nói cách khác là phát thệ nguyện từ tâm vì lợi ích cho tất cả.
Nói một cách gần với chúng ta hơn thì giới luật là những qui luật tất yếu. Vận hành đúng qui luật thì đạt hiệu quả mong muốn. Muốn được đầu óc minh mẫn, tâm trí sáng suốt mà rượu chè be bét, say sưa li bì là điều không thể. Muốn hòa bình yên ổn mà cứ hiếu sát là điều không thể. Giới luật không phải là những ràng buộc vô lý đặt ra để tự trói mình. Giới còn cóù nghĩa là Biệt giải thoát. Giữ được phần nào là giải thoát phần nấy. Vì vậy khi truyền giới, truyền giới sư hỏi rõ : “Giới này người có giữ được chăng?” Nếu quyết tâm cao, hoàn cảnh bản thân thuận lợi, tự thấy sức mình giữ được thì trả lời rõ ràng rằng : “Giới này con xin giữ được”. Ngay giây phút trang nghiêm đó ta được giới thể xuất phát từ sự động tâm của mình. Còn tự thấy chưa giữ được thì làm thinh không trả lời. Vì vậy thụ giới cũng được phép “thiểu phần thụ”, “bán phần thụ” và “mãn phần thụ”. Vì lẽ đó người làm nghề sát sinh như lò mổ hay đánh cá vẫn được qui y Phật pháp mà không có gì trở ngại. Khi đã thụ giới rồi nhưng hoàn cảnh phải nhập ngũ tòng quân ra trận thì làm lễ xả giới. Khi mãn hạn trở về, có điều kiện thì thụ giới tu trì trở lại. Thụ giới trong đạo Phật không như mắc phải một lời thề suốt đời không thể cởi ra được, nếu cởi bỏ sẽ bị tru diệt. Phật đã cho người xuất gia dù đã thụ đại giới nhưng khi gặp hoàn cảnh không tiếp tục được có thể về đời. Khi có điều kiện muốn sống đời thanh tịnh vẫn được xuất gia thụ giới trở lại, miễn sao hành xử đúng tư cách trong vị trí của mình thì không có gì hổ thẹn hay bị ác nghiệp. Nói tóm lại giữ giới là làm việc lành việc phải, tuân thủ các nguyên tắc hợp lý thì sẽ đạt kết quả tốt.
Định là tu tập thiền định. Định tâm tĩnh trí để sử dụng năng lực quán chiếu tu tập thân tâm, đạt đến giác ngộ. Định tiếng Phạn là samadhi, cũng được dịch là chánh định hoặc dịch âm là tam ma địa hay tam muội. Trong Đại thừa Nghĩa Chương định nghĩa như sau: “Dĩ thể tịch tịnh ly ư tà loạn cố viết tam muội.” nghĩa là lấy cái thể vắng lặng lìa các tà loạn gọi là tam muội. Theo Ōno Shinzōtrong quyển Nghiên cứu kinh tế xã hội Phật giáo thì môn thiền định xuất hiện rất sớm ở Ấn Độ. Khoảng trước công nguyên 350 – 250 đã có 2 phái Yoga (Du già) và Samkhya (Số luận) được thành lập. Đó là các học phái lấy chủ nghĩa tu định làm trung tâm. Yoga chủ trương ức chế 5 cảm quan, thống nhất tinh thần, phát triển thành phái khổ tu fakir từ xưa của Ấn Độ. Chính tư tưởng Yoga đã làm cơ sở lý luận cho học thuyết của phái Samkhya mà về sau có ảnh hưởng đến Jaina giáo (Kỳ na giáo) và Phật giáo. Ảnh hưởng đó là phương pháp tu định, tức là tĩnh tọa, điều hòa hơi thở, nhờ đó xả bỏ được vọng niệm, trấn tĩnh tinh thần, không sát sinh, không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm, không tham, gìn giữ điều cấm, thanh tịnh, tri túc, khổ hạnh, học tụng, niệm thần linh, tổng trì, tức tập trung vào một chỗ và tĩnh lự, tức giữ liên tục đồng một quán niệm, qua đó đạt được tam muội, tức chỉ còn đối tượng hiển hiện, tự thể của tâm rỗng không, đạt tới cảnh địa siêu tự nhiên (SĐD, tr. 67). Thiền Ấn Độ lấy tiêu ngữ là vô ngã vô tâm, hình thức toạ thiền là chính thân đoan toạ, kết già phu toạ. Thiền định là pháp môn mà Thích Ca Mâu Ni đã tu tập và chưng ngộ dưới cội Bồ đề. Thiền Trung Quốc chú trọng nắm vững cảnh địa vô ngã vô tâm rồi từ đó xuất phát trong sinh hoạt thường ngày. Thiền Trung Quốc triển khai giáo lý Hoa Nghiêm được tái hiện trong Luận Đại thừa Khởi Tín, kết hợp tư tưởng Duy Ma, phát huy tinh thần Đại thừa Bồ tát đạo đem lại ý nghĩa giáo dục tích cực và hoạt động cho thế giới và con người. Hai nhân vật có tính đại diện tinh thần tích cực này là thiền sư Đạo Nguyên, tổ sư phái Tào Động Nhật Bản và Huệ Năng tổ sư thiền phái phương Nam của Trung Hoa. Huệ Năng dạy cách tu thiền định rất linh hoạt, trong Kinh Pháp Bảo Đàn lục tổ Huệ Năng đã đem tinh thần Đại thừa phá chấp rất mạnh mẽ. Tổ định nghĩa hai chữ toạ thiền như sau: “Đối với các cảnh giới thiện ác bên ngoài không khởi tâm niệm gọi là tọa. Trong thì thấy tự tính bất động gọi là thiền.” (Phẩm 5: Tọa thiền) Định nghĩa hai chữ thiền định tổ nói: “Ngoài lìa tướng là thiền. Trong không loạn là định.” (Phẩm 5: Toạ thiền) Để phá chấp, có khi tổ dùng những lời lẽ sắc mạnh như: “Đạo do tâm ngộ, đâu phải tại cái ngồi.” (Phẩm 9: Tuyên chiếu) Hay: “Lại có người dạy ngồi để quán tâm quán tĩnh, không động thân không khởi niệm để từ đó tạo công lực. Người mê không hiểu trở lại cố chấp cái ngồi mà thành khùng thành điên.” (Phẩm 4: Định Tuệ)
Việt Nam thừa hưởng từ hai nguồn tư tưởng và cách sinh hoạt trên. Tuệ Trung thượng sĩ trong bài Phật tâm ca có câu:
Hành diệc thiền, tọa diệc thiền,
Nhất đoá hồng lô hỏa lý liên.
nghĩa là:
Đi cũng thiền, ngồi cũng thiền,
Trong lò lửa đỏ một hoa sen.
Và ngay cả trong lúc nhìn ngắm vẻ đẹp của đất trời cũng giữ được sự tĩnh lặng thì cần gì đến hình thức ngồi thiền:
Đường trung đoan tọa tịch vô ngôn,
Nhàn khán Côn Lôn nhất lũ yên.
Tự thị quyện thì tâm tự tức,
Bất quan nhiếp niệm bất quan thiền.
nghĩa là:
Giữa nhà ngay ngắn lặng ngồi yên,
Nhàn ngắm Côn Lôn sợi khói lên.
Đến lúc mỏi rồi, tâm tự dứt,
Cần chi nhiếp niệm với tham thiền.
Tu tập thiền định nhất thiết phải có thầy hướng dẫn nếu không sẽ bị sai lạc, không những không đạt mục đích mà còn có những tác hại nghiêm trọng. Trong Phật giáo có nêu rõ 5 loại thiền định là ngoại đạo thiền, phàm phu thiền, Tiểu thừa thiền, Đại thừa thiền và tối thượng thừa thiền. Thiền dưỡng sinh, thiền y học trị bệnh, thiền ma thuật, thiền phát sinh cuồng loạn v.v... tốt có xấu có, ích lợi có tai hại có mà ta gặp không ít trong thực tế. Ngay cả giới xuất gia có học tập tu trì chưa hẳn đã không khỏi đoạ lạc. Kinh sách Phật giáo có nói đến một loại cô hồn vốn là thiền tăng không chứng ngộ. Đến nay đã có ít nhất là ba tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam nói đến. Tác phẩm Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của vua Lê Thánh Tôn có đoạn như sau:
“Chịu giáo Thích gia, thìn lòng trì giới, nhuộmsa vàng màu tươi bông cải, sơn thác đỏ thức chuốt lệnh bầu. Mũ tì lư rập tăm tắp vỏ dừa, đội khi hầu nắng; gậy tích trượng chỉn lô nhô đốt trúc, chống thuở còn sương. Lần sổ châu chuốt hạt kim cương, quét đôi guốc dạo non Linh Thứu. Kinh Pháp Hoa giảng đã mưa nhộc nhộc, đượm áo nạp đầm đầm; phiến bối diệp tung thổi gió hiu hiu, quét lòng mình thây thẩy. Già lẫn chiền là nơi ăn ở, khói cùng mây ấy chốn láng giềng. Hái củi quế tiễn trà, khủng khỉnh một bình một bát, nằm am mây tắm suối, nghêu ngao nửa bụt nửa tiên. Náu từ bi kín nước tưới hoa, ngồi thiền định thiêu hương chúc thánh... (Ngỡ) là ba nghìn cung Đâu Suất được thoát thân phàm; chẳng cộc mười hai cửa Phong đô gây nên mộng hoạ.
Hỡi ôi! Sống bởi chưng chưa sạch mọi lòng nhẫn nhục; thác cho phải chịu khó diệt đoạn tân toan.
Kệ than rằng:
Một bình một bát một cà sa,
Náu ở chiền già làm cửa nhà,
Kinh giã ngọc lâu hương lọn triện.
Định lui thiền viện bóng xoay hoa.
Thân làm rửa sạch quê hà hữu,
Giới hạnh vâng đòi giáo Thích già.
Nói những thiên đường cùng địa ngục.
Pháp sao chẳng độ được mình ta.
(Hợp tuyển Thơ văn Việt Nam, Tập II, NXB Văn Học, Hà Nội, 1976, tr. 445-446)
Bài thỉnh Thiền tăng trong Mông sơn thí thực khoa nghi của Phật giáo như sau:
“Nhất tâm triẹu thỉnh: Xuất trần thượng sĩ phi tích cao tăng. Tinh tu ngũ giới tịnh nhân, phạm hạnh tì khưu ni chúng. Hoàng hoa thúy trúc, không đàm bí mật chân thuyên. Bạch hỗ lê nô, đồ diễn khổ không diệu kệ.
Ô hô: Kinh song lãnh tẩm tam canh nguyệt,
Thiền thất hư minh bán dạ đăng.
Như thị truy y Thích tử chi lưu, nhất loại cô hồn đẳng chúng.”
(Chính khắc trung khoa Du già tập yếu, bản khắc gỗ ở chùa Báo Quốc Huế, năm Đồng Khánh Mậu Tý)
Tác phẩm Khoa mông sơn thí thực này đã được hòa thượng Thích Trí Hải chùa Bích Liên ở Bình Định diễn nôm và khắc bản in. Đoạn trên như sau:
“Lại thỉnh kẻ xuất trần phi tích,
Thượng sĩ kìa với khách cao tăng.
Trai tinh ngũ giới đạo hằng,
Gái tì khưu lại đủ ngần nết tu.
Làng hoa trúc nào câu mật đế,
Nhà hỗ nô vấn kệ khổ không.
Ôi thôi: Kinh song trăng thấm lạnh lùng,
Nhà thiền leo lét đèn chong canh dài!
Thiền lưu này những ai ai,
Chân hồn xin hãy chứng lai pháp đàn.”
(Bích Liên đường, tán nhân Trí Hải phụng diễn nghĩa. Mông sơn thí thực khoa nghi, Cẩm Giang Vĩnh Khánh Tự tăng chí tâm phụng lục. Bản gỗ khắc ở chùa Vĩnh Khánh, tháng giêng năm Khải Định, Nhâm Tuất)
Tuệ tức trí tuệ. Để nói rốt ráo nghĩa này, trong Phật giáo thường dùng nguyên từ bát nhã (paññā, prajñā). Về hình thái của trí tuệ tuy có phân chia tiểu thừa với đại thừa, có nhị thừa, tam thừa, ngũ thừa, nhất thừa nhưng rốt cuộc dù ở hình thái nào, cấp bậc nào, trí tuệ cũng kết hợp với nghiệp đạo mà thành lập. Ba môn học giới định tuệ thường đướcuy luận diễn dịch như sau: Nhân giới sinh định, nhân định phát tuệ. Nghĩa là nhân giữ giới mà tâm được định tĩnh. Do tâm định tĩnh mới phát sinh trí tuệ. Đây là lối suy luận diễn dịch theo thế tục đế nên dễ hiểu và dễ chấp nhận. Nhưng con đường tu học giải thoát đòi hỏi sự hiện diện của trí tuệ ngay từ lúc khởi đầu. Chẳng thế mà tiêu ngữ của Viện Đại Học Vạn Hạnh đã lấy bốn chữ Duy Tuệ Thị Nghiệp làm châm ngôn cho giáo dục Phật giáo. Con đường của người tu Phật là học ba môn giới định tuệ, hành lục độ, tu thập thiện nghiệp, chứng thập địa. Nếu xét trong 10 thứ bậc của thập địa thì bậc đầu tiên là Hoan hỷ địa, tức Kiến đạo (dŗşţimārga). Như vậy ngay từ bậc thứ nhất bát nhã tức trí tuệ đã được xác lập. Lại nữa định và tuệ không phải hai pháp biệt lập. Phẩm Định Tuệ trong Kinh Pháp Bảo Đàn tổ Huệ Năng dạy chúng rằng:
“Pháp môn của ta lấy định tuệ làm gốc. Đại chúng chớ lầm bảo rằng định và tuệ khác nhau. Định tuệ đồng một thẻ không phải hai. Định là thể của tuệ. Tuệ là dụng của định. Ngay khi có tuệ thì định ở trong tuệ. Khi định thì có tuệ ở trong định. Nếu biết ý nghĩa này thì định tuệ đều phải tu học như nhau.
Các người học đạo chớ nên nói một cách riêng rẽ rằng có định trước rồi sau mới phát tuệ. Hoặc có tuệ trước rồi sau mới phát định. Hiểu như vậy thành ra pháp có hai tướng.” (SĐD, tr. 111)
“Định tuệ như ánh sáng đèn. Có đèn sáng liền, không đèn tối ngay. Đèn là thể của ánh sáng. Ánh sáng là dụng của đèn. Tuy hai tên gọi mà vốn đồng một thể. Pháp định tuệ cũng như vậy.”
(SĐD, tr. 112)
Đứng về mặt thế trí, Phật nhấn mạnh vai trò quốc vương, tức người đứng đầu lãnh đạo đất nước, tự thân phải học rộng nhớ nhiều, hiểu biết các ngôn ngữ khác (Tứ Thập Hoa Nghiêm, Q.11, Đại Chính Q.10, tr. 713 thượng) , thường học tập mở mang trí tuệ (Niệm Xứ, Q.55, Đại Chính Q.17, tr. 325 trung) và suy tư nghĩa lý chân thật (Bảo Hành, Đại Chính Q.32, tr. 499 trung). Đặc biệt đối với Phật giáo thì việc phổ biến học vấn và làm phổ cập trong dân chúng bình dân là điều rất quan tâm. Cứ xem vai trò của ngôi chùa và sư sãi trong việc giáo dục và sinh hoạt cộng đồng trong các nước theo Phật giáo nguyên thủy như Thái Lan, Myanma, Lào, Cam Bốt thì rõ. Ở Nhật Bản trước khi Minh Trị hiện đại hoá nền giáo dục quốc dân đã tồn tại một loại hình giáo dục được thiết lập trong nhà chùa gọi là Terakoya để dạy dỗ cho con em trong vùng do các sư điều hành và giảng dạy. Thời gian học mỗi ngày ở Terakoya là khoảng 3-4 tiếng đồng hồ. Giáo viên lần lượt giảng bài cho từng học trò, trong khi các em khác tự mình học thuộc lòng, tập viết, tập đọc. Trọng tâm chính của việc giảng dạy là hai kỹ năng đọc và viết, sau đó đến môn toán. Ngoài ra cũng có những Terakoya lấy các môn đạo đức, pháp luật, dạy nghề làm cơ bản cho quá trình giảng dạy. Ở Terakoya các em còn được học chữ Hán, lịch sử, địa lý và làm văn v.v... Nói chung Terakoya cung cấp cho cho người Nhật một nền giáo dục hoàn toàn thế tục khá phong phú. Mục đích các Terakoya không chỉ cung cấp kiến thức mà còn trau giồi những hiểu biết về nghề nghiệp trong tương lai giúp hình thành nhân cách. Terakoya là một đóng góp giáo dục của Phật giáo và đã có chỗ đứng xứng đáng trong lịch sử giáo dục Nhật Bản.
Ngoài ra để thực hành hạnh lợi tha Phật dạy phải học ngũ minh. Trong đó ngoài nội điển còn có các môn như Pháp tướng duy thức học, tạm gọi theo thế tục là Tâm lý học, Nhân minh học, tạm gọi theo thế tục là Luận lý học cho đến y dược học, ngôn ngữ học, kỹ thuật học v.v... Đó là những cái học thuộc về thế trí để làm phương tiện sử dụng trong sinh hoạt hiện tại.
3. Phương pháp giáo dục Phật giáo.
Các nhà giáo dục xưa nay khi đề cập phương pháp giáo dục thường quan tâm đến ba lĩnh vực. Đó là phương pháp soạn thảo chương trình (curiculum planning), phương pháp tổ chức học đường và các tiện ích giáo dục (schools and facilities), phương pháp giảng dạy và học tập (teaching and learning). Muốn đạt hiệu quả giáo dục , ba lĩnh vực này phải được vận dụng một cách linh động, tiến bộ mãi để phù hợp trình độ đáp ứng nhu cầu đưa con người và xã hội tiến lên. Một nhà giáo dục ta ngày xưa đã nói : “Học như nghịch thuỷ hành chu, phi tiến tắc thoái”. Nghĩa là việc học như người đi thuyền trên dòng nước ngược, không tiến lên ắt sẽ thoái lui. Với nguyên tắc tất yếu như thế thì chắc chắn sẽ không có một phương pháp giáo dục nào là cố định, sẽ không có một phương pháp giáo dục tối ưu có thể áp dụng cho tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi và cho mãi mãi.
Tuy nhiên phương pháp giáo dục nói trên thực ra nhằm khoanh vùng trong hệ thống giáo dục học đường (school education), một hệ thống giáo dục mang tính hàn lâm, có thi cử và có bằng cấp học vị. Nếu là phương pháp giáo dục đó thì không phải là phương pháp ứng dụng của Phật giáo vì giáo dục Phật giáo không nhằm mục đích đó. Còn giáo dục với ý nghĩa rộng hơn, hay nói khác hơn là ý nghĩa thực sự của nó thì vươn tới mọi sinh hoạt của con người trong cuộc sống cũng như trong cộng đồng xã hội. Chẳng hạn như giáo dục xã hội, giáo dục truyền thông đại chúng, giáo dục suốt đời (lifelong education). Đây là một phương pháp giáo dục ít đòi hỏi phương tiện, tiện ích mà đòi hỏi ở tấm lòng, đòi hỏi ở người thầy có kỹ năng chẩn đoán giống như thầy thuốc chữa bệnh cho bệnh nhân vậy. Đức Phâät nói : “ Ta như lươngy vì bệnh cho thuốc”“
Trong giáo dục Phật giáo, không một đối tượng nào được áp dụng một phương pháp nào mà chưa trải qua thể nghiệm. Đức Thích Ca Mâu Ni tự thân đã qua quá trình hỏi đạo, biện chiết với các nhà tư tưởng cũng như thực hành các phương pháp luyện tập của các nhà khổ tu trước khi quyết tâm thiền định dưới cây Bồ đề cho đến khi thành chính quả. Văn Thù, bậc đại trí, đã chỉ cho đồng tử Thiện Tài du hành học đạo, tiếp xúc với đủ hạng người từ trưởng giả, Bà la môn, người thần tiên, đồng nam đồng nữ, cư sĩ, người lái thuyền, ngoại đạo v.v... Như thế có thể nói phương pháp giáo dục trong Phật giáo là phương pháp kinh nghiệm, phương pháp giáo dục từ kinh nghiệm thực tế.
Bốn chân lý đầu tiên Thích Ca Mââu Ni giảng dạy, Phật đã không phán rằng :”Ta có con đường diệt khổ tuyệt vời, các người cứ thực hành theo lời ta dạy sẽ được cứu khổ”. Đức Phật đã đưa ra chân lý thứ nhất là sự khổ để chiêm nghiệm, từ đó phăng tìm nguyên nhân. Sự giác ngộ sẽ đến bằng con đường đó, bằng phương pháp đó. Thích Ca Mâu Ni đã từ những cơ sở thực tế đó xây dựng phương pháp giáo dục cải tạo thế gian. Cùng dạy người tu tập thiền học nhưng đối tượng là người thụt bễ lò rèn Phật dạy cho phương pháp đếm hơi thở, đối tượng là người phu giữ mộ ở nghĩa địa Phật dạy cho phương pháp tu quán bất tịnh. Đây là lối giáo dục gọi là đương cơ tuỳ theo đối tượng, được áp dụng rộng rãi trong Phật giáo một cách linh động. Qua đó có thể nói đây là phương pháp thể nghiệm trong giáo dục Phật giáo. Những nhà giáo dục phương Tây của thế kỷ 20 đã ví việc thực hiện phương pháp giáo dục mà không căn cứ vào thực tế khác nào một người đi đầu lơ lửng trên không mà chân không chạm đất.
Đức Phật đã trả lời câu hỏi của Mālunkyaputta. Đó là chuyện người bị xuông mũi tên độc được đưa đến cứu chữa. Hành động thích đáng của người chữa bệnh là rút ngay mũi tên ra và làm các biện pháp cấp cứu. Dẫu người kia cứ nằng nặc đòi phải nói cho biết ai bắn, tên tuổi là chi, hình dáng thế nào, xứ sở ở đâu và vì sao bắn rồi mới chịu để cho cứu chữa thì cũng nhất định phải cứu chữa mà không trả lời. Bởi vì người ấy sẽ chết trước khi được nghe câu giải đáp. Đó là lý do vì sao đức Phật không nặng giảng giải những điều siêu hình. Vì những điều đó sẽ không giúp gì cho việc thoát khổ cuộc đời. Phương pháp mang lại hiệu quả này là phương pháp giáo dục thực tiễn.
Ngày xưa đứa con thương yêu mất, bà Kisagotami đau xót ôm con đi hết đền này miếu nọ khấn xin thần linh cứu sống con bà. Trông thấy đức Phật tướng hảo trang nghiêm, bà sụp lạy thưa: “Xin ngài hãy cứu sống con tôi.” Đức Phật bảo: “Này người đàn bà đau khổ, người hãy vào làng xin một nắm hạt cải về thoa lên mặt đứa trẻ thì đứa trẻ sẽ sống lại.” Người đàn bà vui mừng sắp vội vã quay đi, đức Phật dặn thêm một câu: “ Nhưng người nhớ xin cho được hạt cải ở gia đình nào xưa nay chưa có người chết.” Chiều tối người đàn bà mệt lã ôm con trở lại, đức Phật còn chờ ở đấy. Người đàn bà sụt sùi thưa: “ Thưa ngài, con đi khắp xóm làng nhưng không có gia đình nào xưa nay chưa hề có người chết.” Phật bảo: “Này người đàn bà tội nghiệp! Cả thế gian này có cùng nỗi đau như con.” Ngay sau câu nói người đàn bà đã tỉnh ngộ. Đức Phật với đôi mắt hiền từ dõi theo bóng người đàn bà đang lặng lẽ ôm con đi về phía nghĩa địa. Hariti là tên một quỉ la sát. Hariti là tên Aán Độ được dịch nghĩa là Quỉ tử mẫu. Nó có 500 đứa con, nuôi sống mỗi ngày bằng máu của true con giết được ở trên đường. Tiếng than khóc của những bà mẹ có con bị Hariti giết vang đến tai đức Phật. Phật bèn dùng thần thông giấu đi một đứa con của Hariti. Hariti điên cuồng đi tìm đứa con bị mất. Nghe tin đức Phật đã giấu con mình, Hariti tìm đến xin. Phật hỏi:“ Ngươi có mấy con?” Đáp:” Có 500 con.” Phật hỏi:” Ngươi bị mất mấy con?” Đáp:” Một.” Phật bảo:” Ngươi có đến 500 con, mất chỉ một đứa mà ngươi than khóc đến thế. Còn những người mẹ chỉ có một hoặc hai con mà bị ngươi giết mất thì nỗi đau to lớn biết chừng nào?” Ngay sau câu nói của đức Phật Hariti hối hận hành động tàn bạo của mình rồi liền hoá thành vị thần bảo hộ trẻ em. Đây là phương pháp tự tỉnh, về sau được áp dụng nhiều trong thiền học. Trong các công án thiền, có những câu gợi ý ngắn gọn, có những câu hỏi phản vấn, có những câu sử dụng tính mâu thuẫn và cả đến sử dụng cái “vô ngôn” như một cú đánh, một tiếng hét. Các câu này được sao lục rất nhiều trong Bích Nham Lục, Vô Môn Quan, Thiền Ngữ Lục hay Công án thiền.
Dùng lời hay không dùng lời, trong giáo dục Phật giáo cả hai đều là phương pháp có giá trị. Trong Phật giáo thường nói Ngôn giáo và Thân giáo. Thân giáo còn có phần quan trọng hơn. Nhân cách và hình ảnh ông thầy là điều không thể thiếu trong phương pháp giáo dục Phật giáo. Bởi nếu giáo dục chỉ cần ngôn từ để giảng giải thì giáo dục đó sẽ không có hiệu quả. Người xưa có nói: “ Tam tuế anh nhi tuy đạo đắc. Bát thập lão ông hành bất đắc”. Nghĩa là nếu chỉ nói thì đứa bé ba tuổi cũng nói được. Nhưng làm thì chưa chắc ông lão tám mươi tuổi đã làm được. Và nếu chỉ cần ngôn từ thôi thì ngày nay chỉ cần phương tiện nghe nhìn cũng có thể dạy và học được sao? Thế nhưng đến nay hình ảnh ông thầy vẫn là nhu cầu không thể thiếu. Giáo dục Phật giáo không chấp nhận câu nói: “ Hãy làm như những gì ta nói chứ đừng làm như những gì ta làm..” (Fais ce que je dis et ne fais pas ce que je fais). Bởi đó là phản giáo dục. Hình ảnh ông thầy trong giáo dục Phật giáo bao giờ cũng được quí trọng như tất cả mẫu mực. Chính vì thế vai trò của chư tăng được xếp vào hàng Tam Bảo. Không những tự thân ông thầy là sự thể hiện đầy đủ ý nghĩa, lý tưởng và mục đích của giáo dục mà trong vô hình còn thêm một hiệu quả không nhỏ về mặt giáo dục tình cảm và đạo đức. Xin mượn câu nói của giáo sư Minh Chi trong bài phát biểu tại cuộc Hội thảo Giáo dục Phật giáo để suy gẫm: “ Tôi cho rằng, một trong những nguyên nhân khiến cho đạo không truyền được vào đời, khiến cho giáo dục Phật giáo có hiệu quả hạn chế là vì chúng ta coi nhẹ thân giáo, tức là người làm chức năng giáo dục Phật giáo, phải thực hành hằng ngày, hằng giây phút những giá trị cao cả của đạo Phật trong cuộc sống của mình.”
Phương pháp giáo dục Phật giáo còn triển khai hai phân ngành có tính chuyên môn như phương pháp phân tích tâm lý, áp dụng cho lãnh vực hiện tượng học mà từ Phật học gọi là Pháp tướng duy thức học. Phương pháp này chủ yếu phân tích triệt để các hành tướng của tâm thức để nhận diện mọi hiện tượng và mối liên quan của nó trong thế giới nội tâm ngoại cảnh. Phương pháp này phát triển và áp dung nhiều ở thời kỳ bộ phái Phật giáo. Một ngành nữa là phương pháp Luận lý, trong Phật học gọi là Nhân minh học. Ngành luận lý còn triển khai rộng sâu với những kiểu lý luận sắc bén, nhất là thời kỳ Đại thừa thành lập mà Asvaghosa (Mã Minh) và Nagarjuna (Long Thọ) là những tên tuổi sáng chói trong ngành luận lý học Phật giáo.
Sau đây xin nêu một vài đoạn trong Kinh Pháp Bảo Đàn để thấy phương pháp lý luận của Lục tổ Huệ Năng biến hoá như thế nào. Trong Phẩm Phú chúc, Huệ Năng dặn dò đệ tử nắm vững tôn chỉ căn bản trong khi giáo hoá như sau:
“ Trước hết lấy pháp môn ba khoa, sử dụng một cách linh động ba mươi sáu cặp đối lập, rồi thoát ra ngoài hai thái cực của sự đối lập đó, giảng nói tất cả pháp mà không lìa tự tính.” (Phẩm 10 : Phú Chúc)
Rồi Huệ Năng cụ thể cách lý luận như sau:
“ Nếu có ai hỏi người một pháp gì thì trả lời đều có hai cửa, dùng phép đối chọi mà bên này bên kia có tác nhân với nhau, cuối cùng loại trừ cả hai không theo bên nào.” (Phẩm 10 : Phú Chúc)
Đây rõ ràng Huệ Năng đã dùng khái niệm mâu thuẫn có tính phổ quát trong Lưỡng đao luận pháp hay cũng gọi là Song quan luận pháp (Dilemma) như phép luận lý phương Tây, để cuối cùng cho thấy cả hai đều sai.
Thí dụ Huệ Năng hỏi Pháp Đạt, người tự hào đã tụng kinh Pháp Hoa đến 3 ngàn bộ.
“Huệ Năng hỏi: - Nếu ngươi chỉ bo bo chấp chỗ tụng niệm ấy làm công khoá hằng ngày thì khác nào con ly ngưu yêu thích cái đuôi dài của nó!
Đạt hỏi lại: - Nếu vậy chỉ cần hiểu nghĩa, khỏi cần nhọc sức tụng kinh?
Huệ Năng trả lời: - Kinh có lỗi chi mà cấm cản không cho ngươi tụng?” (Phẩm 7 : Cơ Duyên)
Ngoài ra để thực hiện tốt việc giáo dục, đức Phật còn dạy phải thực hành các phương tiện như học ngũ minh, tu tứ nhiếp pháp, hành lục ba la mật. Ứng phú đạo tràng cũng có thể coi là một phương tiện. Nhưng trong thời mạt pháp phương diện của một ông thầy để tiếp tăng độ chúng phần nhiều gói trọn trong hai thời công phu, bộ luật tiểu, và biết ứng phú đạo tràng. Vì vậy mà không ít trở nên biếng nhác, không có tinh thần tu học, lấy phương tiện làm cứu cánh.
Đức Thích Ca Mâu Ni từ lúc đứng dậy dưới cây Bồ đề đến khi nằm xuống giữa hai cây sala trong đêm trăng tròn, suốt 45 năm rày đây mai đó để ngày nay khảo cổ học đã phát hiện bao nhiêu di chỉ trên thế giới là Trung tâm Phật giáo, trong đó có Trung tâm Luy Lâu của Việt Nam chúng ta. Phải chăng đó là do hiệu quả của đường lối giáo dục của Phật giáo. Đó là đường lối giáo dục “tìm đến với người chứ không đợi người tìm đến”.
Một hôm đức Phật hỏi ngài Phú Lâu Na sắp lên đường làm sứ mệnh giáo dục rằng: “Ông đến đó giảng dạy lỡ người ta không nghe mà còn mắng nhiếc
ông thì sao? Phú Lâu Na đáp: “Con sẽ cám ơn họ vì họ vì họ đã không nỡ đánh đập con.” Phật hỏi: “Lỡ người ta đánh đập ông thì sao?” Phú Lâu Na đáp:” Con sẽ cám ơn họ vì họ đã không nỡ giết con.” Phật hỏi: “ Lỡ người ta giết ông thì sao? “ Phú Lâu Na đáp: “ Con sẽ cám ơn họ vì nhờ họ mà con đã hiến dâng đời con cho sự nghiệp cao cả.”
Tinh thần giáo dục Phật giáo là như thế và vì vậy mà Phật giáo luôn cần những con người như Phú Lâu Na.
III. Phần kết.
Ở đây chúng tôi muốn đề cập đến hình tượng mẫu người lý tưởng trong giáo dục Phật giáo để tạm làm phần kết khép lại giảng khoá này.
J.J. Rousseau chủ trương giáo dục không có mục đích huấn luyện con người thành một người lính, một quan toà hay một cố đạo mà huấn luyện con người sao cho thành người.
Giáo dục lấy con người làm đối tượng và cứu cánh cũng ở con người. Đó là quan điểm giáo dục của Phật giáo.
Xưa nay giáo dục vẫn luôn luôn cố gắng xây dựng cho thời đại một mẫu người lý tưởng. Xưa kia ở Phương Đông là hình ảnh người quân tử trong giáo dục Khổng giáo, là hình ảnh người samurai trong giáo dục phong kiến Nhật Bản. Và Phương Tây là hình ảnh những élites gentlemen những chivalries. Và ngày nay khắp Đông Tây không phân biệt thể chế chính trị, quốc gia nào cũng cố gắng xây dựng cho thời đại một mẫu người lý tưởng. Chủ tịch Hồ Chí Minh có nói: “ Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”
(Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 1996, trang 10, trang 310. Trích dẫn lại: Giáo Trình Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội, 2002, tr.389). Xác định mẫu người là điều cần thiết, là mục đích của giáo dục. Nếu không, việc làm sẽ trở nên vô mục đích hay mù mờ về mục đích. White Head trong The Aims of Education (Ernest Benn, 1966, p.1) cũng trước tiên xác định mẫu người như sau: “Mục tiêu mà chúng ta hướng đến là con người có cả văn hoá và kiến thức chuyên môn trong hướng dặc biệt. Kiến thức chuyên môn sẽ là điểm khởi hành và văn hoá sẽ hướng dẫn đến chỗ thâm sâu như triết học và cao thượng như nghệ thuật”. (What we should aim at producing is men who possess both culture and expert knowledge in some special direction. Their expert knowledge will give them the ground to start from, and their culture will lead them as deep as philosophy and as high as art.)
Tác giả Shitahodo Yūkichi trong giảng khoá Giáo Dục Học ở Đại Học Kyoto đã dẫn: “ Văn hoá Nhật Bản nếu loại trừ Phật Giáo ra thì sẽ không còn gì cả. Phật giáo đã làm trọn ý nghĩa rất lớn về giáo dục xã hội”. (Nihon bunka kara Bukkyō wo torisareba jijitsujō nani ga nokoru ka to iwareru hodo, Bukkyō no hatashita shakai kyōiku teki igi wa oookii). (Kyōikugaku, Tokyo 1962, tr.240)
Vậy giáo dục nói chung đều nhằm mục đích xây dựng con người và xã hội. Điều này ta đã thấy rõ trong giáo dục Phật giáo qua quá trình triển khai ở các phần trên.
Mẫu người lý tưởng trong giáo dục Phật giáo có thể nói đó là hình tượng của bồ tát. Hình tượng này vô cùng đa dạng vì cuộc sống vốn đa dạng. Cuộc sống đa dạng nên Bồ tát tuy đa hạnh nhưng hạnh nào cũng là hạnh Bồ tát miễn sao không “trụ tâm thủ tướng” và thực hành hạnh nguyện đến chỗ rốt ráo tức thực hành Bồ tát đạo. Chúng ta thường tụng niệm và hình ảnh gần gũi chúng ta có cứu khổ cứu nạn Quán Thế Aâm, có đại lực Đại Thế Chí, có đại nguyện Địa Tạng, có đại hiếu Mục Kiền Liên v.v… Nhưng mở Kinh Pháp Hoa, ta còn gặp nhiều hình tượng hơn nữa. Có hình tượng thanh tịnh trang nghiêm, có hình tượng oai hùng, có hình tượng thân thương cảm động như Phật thân, Thanh văn Duyên giác, Đế thích Phạm Thiên, tiểu vương, trưởng giả, tể quan, cư sĩ, Bà la môn, tì khưu, tì khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di, đồng nam đồng nữ, cho đến trời rồng dạ xoa phi nhân v.v… tất cả đều là mẫu người mượn hình tượng làm phương tiện thực hành giáo dục Phật giáo. Ta không thể kể hết có bao nhiêu hình tượng Bồ tát cũng như ta không thể đếm kể hết ngàn sao trên bầu trời. Nhưng tiêu biểu đại diện cho tất cả hình tượng ấy ta thường thấy được thờ phụng trong các chùa với pho tượng trung tôn là Thích Ca Mâu Ni, bên trái là Văn Thù, bên phải là Phổ Hiền. Đây là ý nghĩa tượng trưng cho đại trí và đại hạnh. Giáo hoá độ sinh phải có trí tuệ và hạnh nguyện lớn. Trí tuệ và hạnh nguyện là hai chân của một con người đi vào pháp giới trong hành trình học đạo và hành đạo. Phẩm Nhập pháp giới trong Kinh Hoa Nghiêm kể chuyện đồng tử Thiện Tài đã đầu tiên gặp Văn Thù và cuối cuộc hành trình đã gặp Phổ Hiền không phải cũng ý nghĩa như vậy sao?
Chính vì tinh thần Bồ tát thể hiện một cách linh động và đa dạng mà giáo dục Phật giáo đã thâm nhập một cách hoà bình và phát huy tích cực nhiều mặt vào đời sống con người và xã hội. Tiến sĩ Nakamura Hajime, giáo sư ngành Đông Phương Học Đại Học Tokyo, trong bài diễn thuyết “ Contribution of Eastern Thought and Buddhism to World Culture ” (Sự đóng góp của tư tưởng phương Đông và Phật giáo cho văn hoá thế giới) tại Viện Đại Học Vạn Hạnh Sài Gòn ngày 15 tháng 5 năm 1973 nhân dịp giáo sư nhận bằng Tiến sĩ danh dự của Đại học này đã trưng dẫn không biết bao nhiêu những đóng góp cụ thể của Phật giáo cho văn hoá thế giới.
Về các mặt tư tưởng, tình cảm, văn hoá, nghệ thuật, ngôn ngữ, sự đóng góp của Phật giáo trong lĩnh vực này cũng để lại những thành tựu không nhỏ. Đặc biệt thấy rõ là ở các nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái lan, Myanma, Lào, Cam Bô Đia v.v… Nhà văn Liên Xô V. A. Pronilov. I. D, Ladanowv, trong cuốn Japoncy, xuất bản năm 1985 đã viết: “ Nhà sư Nhật Bản không phải bao giờ cũng hoàn toàn là người chuyên hoạt động về tôn giáo mà còn có thể từng là (và hiện vẫn là) nhà giáo, nhà kinh doanh, nhà hoạt động chính trị, nhà quân sự v.v… Bởi thế ở Nhật Bản, đạo Phật có ảnh hưởng rất sâu rộng tác động đến tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội.” (Người Nhật, NXB Hậu Giang, 1989, tr.17).
Về phương diện dựng nước giữ nước và kiến tạo hoà bình thế giới, lịch sử Phật giáo luôn xuất hiện những khuôn mặt lớn như Lương Vũ Đế của Trung Quốc, Thánh Đức thái tử, thị thánh Không Dã thiền sư của Nhật Bản, Asoka của Aán Độ. Ở Việt Nam có các thế hệ vua Trần và các tướng quân, có những thiền sư Khuông Việt, Vạn Hạnh. Trong thời kháng chiến chống thực dân Pháp có những đạo Lành thiền sư ở Nam Bộ đã cùng Âu Dương Lân, Diệp Kỳ Sanh v.v… lập kế hoạch kháng chiến dưới thời Tự Đức, có những Bạch Xỉ tướng quân ở Quảng Bình với cờ hịch tuyên truyền chống Pháp bằng khẩu hiệu “ Trượng nghĩa cứu dân. Nhân hỉ từ bi câu đạo Phật. Tặc kinh uy vũ tâ xưng thần”, và những nhà sư như Võ Trứ ở thôn Nhơn Ân, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định dưới thời Thành Thái đã giả dạng làm thầy bùa vào cho thuốc trong các làng mọi để tổ chức vũ trang. (Xem Châu Bản Triều Nguyễn, chuyên đề Phật giáo, của Lý Kim Hoa, NXB Văn Hoá Thông Tin, Hà Nội, 2003). Trong chiến tranh chống Mỹ có những Thích Quảng Đức, Tiêu Diêu, Quảng Hương, Nguyên Hương, Thanh Tuệ, ni cô Diệu Quang và nhiều tăng ni Phật tử cả đến những vị chỉ từ chiến khu về sau ngày giải phóng và còn những người vô danh mà lịch sử không biết đến.
Trong giáo trình CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC do Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa học Mác-Lê Nin tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội ấn hành năm 2002, trang 469 đoạn nói về Tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam và việc thực hiện chính sách đối với tôn giáo của đảng và nhà nước ta hiện nay có đánh giá về Phật giáo như sau:
“ Phật giáo là một tôn giáo thế giới xuất hiện ở Ấn Độ từ thế kỷ VI trước Công nguyên và được truyền vào Việt Nam những thế kỷ đầu Công nguyên. Nhìn chung, quá trình tồn tại và phát triển Phật giáo gắn liền với dân tộc, góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển đạo đức, tâm lý, phong tục tập quán và văn hoá của nhân dân ta.”
Đến đây ta có thể nóùi một cách đường hoàng rằng Phật giáo đã khẳng định được vai trò của mình và có một vị trí nhất định trong lịch sử cũng như hiện tại và mai sau./.
PHỤ LỤC
PHẬT QUỐC THIỀN SƯ VĂN THÙ CHỈ NAM ĐỒ TÁN
Trung thư xá nhân Trương Thương Anh thuật
Nguyên Hồng dịch, Mùa An cư năm 1983
Tính Hoa Nghiêm như biển, thu nạp nước thơm từ trăm sông. Nghĩa Pháp giới như trời, bao quát sáng soi muôn trượng. Tột chân trí của Phật Đà. Cùng linh nguyên loài hàm thức. Cho nên thế chủ diệu nghiêm Văn Thù kết tập. Từ Long cung đọc ra, từ núi Kê truyền đến, nối gót lưu thông khắp miền Hoa Hạ. Trưởng giả họ Lý hợp luận 40 cuốn, Trừng Quán thiền sư sớ sao 100 quyển, Long Thọ tôn giả 20 vạn kệ, Phật Quốc thiền sư 54 tán. Bốn nhà diễn nói, người học đều theo. Nhưng nếu toát yếu được đại kinh, lập cương mục của pháp giới, nêu nghi tướng của tri thức, thuật các pháp môn mà Thiện Tài liễu ngộ, người cảnh đối chiếu, sự lý sáng tỏ thì đồ tán này ý rõ văn gọn. Vậy làm bài tựa này giới thiệu để tin thụ phụng hành.
Lần đầu tiên: Thiện Tài đến rừng Sa La tham vấn Văn Thù sư lợi bồ tát, thấy như voi chúa trừng mắt, như sư tử rống gầm, sáu ngàn tì khưu ngay sau khi nghe giảng thành đạo, năm chúng liền phát sơ tâm, Thiên Tài được pháp môn “Căn bản trí chỉ nam” chứng “Thập tín tâm”. Tán rằng:
Ra rừng rồi lại bước vào rừng,
Đúng thật Sa La Phật miễu đông.
Sư tử rống hồi thơm cỏ biếc,
Voi thiêng về lúc nở hoa hồng.
Sáu ngàn khất sĩ mười tâm đủ,
Năm chúng cao nhân một tín chung.
Trân trọng lời thầy đường Nam tiến,
Trăm thành mây nước rộng vô cùng.
Lần thứ 2: Thiện Tài đến núi Diệu Phong tham vấn tì khưu Đức Vân, tìm khắp bốn phương đến bảy ngày mới gặp tì khưu một mình thong thả đi kinh hành. Đảnh lễ hỏi pháp vào cảnh giới Phật, Thiện Tài được pháp môn “Ức niệm chư Phật phổ kiến”, chứng “Phát tâm trụ”. Tán rằng:
Đức Vân ở núi Diệu Phong cao,
Đỉnh núi đường mây chẳng định nào.
Bảy bữa ngóng trông tìm chẳng gặp,
Nào ngờ một sớm thoả mong sao.
Phát tâm trụ xứ duyên thầy hợp,
Phổ kiến môn này Phật cảnh thâu.
Ngoái cổ bóng chiều pha dưới núi,
Trắng mây xanh ngọn mấy ngàn dâu.
Lần thứ ba: Thiện Tài đến nước Hải Môn tham vấn tì khưu Hải Vân. Trong 12 năm quán tưởng biển hiện ra Phật, 1200 năm sờ đầu giảng kinh ghi nhớ thụ trì, bút chất thành đống không tả xiết, Thiện Tài được pháp môn “Phổ nhãn”, chứng “Trị địa trụ”. Tán rằng:
Một pháp môn rồi một pháp môn,
Rõ ràng Phổ nhãn chiếu càn khôn.
Mười năm tưởng biển sâu sâu thẳm,
Ngàn tuổi nghe kinh phẩm phẩm còn.
Sóng bạc trỗ hoa kìa hiển hiện,
Sen hồng thấy Phật độc xưng tôn.
Đầy non bút chất thôi khôn tả,
Muôn khoảnh trùng dương dễ rợn hồn.
Lần thứ tư: Thiện Tài đến bên đường Lăng Già tham vấn tì khưu Thiện Trụ thấy qua lại trên khoảng không trung hiện nhiều thần thông biến hoá. Tay sờ mặt trời mặt trăng. Thân từ trong đám mây nóng bước ra dạo khắp các cõi Phật rưới cúng hoa trời, Thiện Tài được pháp môn “Phổ tốc tật cúng dường chư Phật”, chứng “Tu hành trụ”. Tán rằng:
Bao lâu rồi mới đến Hải Lăng Già,
Xa thấy trên trời dạ thiết tha.
Niệm niệm viễn du ngàn cõi Phật,
Rần rần đổ xuống trận mưa hoa.
Tay sờ nhật nguyệt ba vòng ngoại,
Thân phủ mây hồng bốn mặt ra.
Nếu vậy lại cầu sinh quí lạc,
Vũ môn sóng cả nhảy cho qua.
Lần thứ 5: Thiện Tài đến nước Đạt Lý Trà tham vấn trưởng giả Du Già, hỏi xong đảnh lễ, rải hương hoa châu báu, phóng hào quang chiếu sáng, phân biệt tự luân, nghiên cứu vạn loại âm thanh, ngộ pháp tổng trì. Thiện Tài được pháp môn “Diệu âm đà ra ni”, chứng “Sinh quí trụ”. Tán rằng:
Trầm bột hoa vàng hương bảo trân,
Tung hê rồi lại hiện oai thần.
Hừng hừng chiếu sáng ba ngàn cõi,
Lau lảu lời thông vạn tự luân.
Rừng rậm mọi mường cùng hổ báo,
Vực sâu vắng bóng lũ long lân.
Đà ra ni xướng lời vi diệu,
Rõ thấu lời man lẫn tiếng văn.
Lần thứ 6: Thiện Tài đến thành Trụ Lâm tham
Vấn trưởng giả Giải Thoát thấy trong một thân hiện 10 cõi Phật, vị nào vị nấy giống nhau, cõi nào cõi nấy không khác, không đến mà muốn thấy liền thấy. Thiện Tài được pháp môn “Như lai vô ngại trang nghiêm”, chứng “Cụ túc trụ”. Tán rằng:
Mười hai năm lẻ đến nơi đây,
Trụ Lâm rừng ấy hỏi thăm thầy.
Có khi muốn thấy mười phương Phật,
Vô sự nhàn xem một tấm này.
Chẳng đến chẳng đi như ảnh chớp,
Duyên sinh duyên diệt tựa mây bay.
Trang nghiêm cửa mở ai tìm đến,
Nẻo quạnh hoa rơi nước chảy dài.
Lần thứ 7: Thiện Tài đến nước Ma Lị Già La tham vấn tì khưu Hải Tràng, quan sát tam muội nửa năm thấy hiện 14 thứ định cảnh, dũng xuất trăm ngàn tướng, trí bát nhã phát chiếu tỏ rõ. Thiện Tài được pháp môn “Phổ nhãn xả đắc”, chứng “Chính tâm trụ”. Tán rằng:
Nửa đời đã quá tuổi xuân xanh,
Ngày trọn an nhiên định cảnh sinh.
Thân tự phát ra mười bốn loại,
Đầu lông vọt hiện bách thiên hình.
Một lòng quan sát không ngơi nghỉ,
Sáu tháng tư duy chẳng trở mình.
Trời Ma Lị Già xuân sắc thắm,
Yến oanh ca hát rộn đầu cành.
Lần thứ 8: Thiện Tài đến vườn xứ Hải Triều tham vấn ưu bà di Hưu Xả thấy điện đường lầu gác trang nghiêm trên những bờ ao, người vận dụng trí tuệ từ bi xô ngã hai bờ sinh tử, phát tâm Bồ đề ngộ cứu cánh nguyện. Thiện Tài được pháp môn “Li ưu an ổn tràng”, chứng “Bất thoái trụ”. Tán rằng:
Giữa rừng cây báu dựng bảo tường,
Lưới kim quang minh trải kim sàng.
Nghìn tầng lầu gác nghiêm hoa lệ,
Vạn khúc sông về toả ngát hương.
Cứu cánh nguyện môn trùm pháp giới,
Bồ đề tâm rộng khắp mười phương.
Hà sa chư Phật thường cung kính,
An ổn cờ nêu rợp giảng đường.
Lần thứ 9: Thiện Tài đến nước Na La Tố tham vấn tiên Tì Mục cù Sa, vô số tiên nhân cất tiếng khen, tiên nhân bước xuống sàng tòa nắm tay, tức thì cảnh Phật hiện tiền, ngộ chân tịnh trí vô cùng tự tại. Thiện Tài được pháp môn “Vô thắng tràng”, chứng “Đồng chân trụ”. Tán rằng:
Tì Mục tiên nhân xuống bửu tòa,
Sờ đầu tay dắt chỉ xem qua.
Mười phương Phật cảnh đồng thời hiện,
Muôn tượng tinh thần chợt biến ra.
Vô thắng tràng môn bừng tỏ ngộ,
Linh quang văn tạng hiển Già na.
Muốn về bửu tọa cầu đoan đích,
Tỉnh mộng bình sinh trở lại nhà.
Lần thứ 10: Thiện Tài đến xóm Y Sa tham vấn Bà la môn Thắng Nhiệt, thấy năm thứ nóng chích vào thân lòng sinh nghi hoặc, thấy chư thiên khen ngợi thì hối lỗi mình, thấy thẳng từ núi đao gieo mình vào đống lửa. Thiện Tài được pháp môn “Vô tận luân”, chứng “Vương tử trụ”. Tán rằng:
Chọn bạn tìm thầy khó lắm thay,
Tà chính ai phân được nỗi này.
Nếu khiến toàn thân gieo đống lửa,
Thì lên núi kiếm thử buông tay.
Sáu trời tán thán kìa diệu pháp,
Ngũ nhiệt bừng bừng ngọn lửa quay.
Trong vòng vô tận này Vương tử,
Điện ngọc lầu vàng rõ chốn đây.
Lần thứ 11: Thiện Tài đến thành Sư Tử Phấn Tấn tham vấn đồng nữ Từ Hạnh, thấy ở trong cung điện sư tử mặc áo long thắng thiên y, trong mỗi thứ đồ dùng đều hiện ảnh Phật, chứng được các hạnh, liễu ngộ cảnh trí. Thiện Tài được pháp môn “Bát nhã ba la mật đa”, chứng “Quán đảnh trụ”. Tán rằng:
Cỡi hạc lên mây nhập đế cung,
Trải xem chân cảnh khó vô cùng.
Trong thành Sư Tử hoa lồng bóng,
Trên bệ rồng cao cất tiếng vàng.
Mỗi mỗi vật nào đều cảnh Phật,
Trùng trùng ảnh nấy hiện thần quang.
Muôn ngàn cửa ngõ hôm nay mở,
Ba la hoa tỏa ngát mùi hương.
Lần thứ 12: Thiện Tài đến nước Tam Nhãn tham vấn tì khưu Thiện Kiến, thấy trên đầu (trong bản kinh chép là nơi cổ) có ba vầng hào quang rộng một tầm, nơi ngực có dấu chữ vạn, bàn tay hiện kim luân, thuận cơ thuận pháp, vô niệm vô chiếu, Thiện Tài được pháp môn “Tuỳ thuận đăng”, chứng “Hoan hỷ hạnh”. Tán rằng:
Vào thẳng thành trong ướm hỏi người,
Người người đều chỉ tại rừng khơi.
Mới hay tìm bạn về Tam Nhãn,
Chợt thấy thầy ta ánh sáng ngời.
Ba tám bến sông hành Phật sự,
Trăm ngàn muôn kiếp tiến triều rơi.
Xuất gia chẳng lọ là niên thiếu,
Ngày tháng sa đà mấy thảnh thơi.
Lần thứ 13: Thiện Tài đến bến sông Danh Văn tham vấn đồng tử Tự Tại thấy tám bộ trời rồng trên không trung chỉ bảo một ngàn đồng tử vui đùa nghịch cát, nào công xảo phương thuật, bán buôn cày cấy, tính toán in ấn, Thiện Tài được pháp môn “Công xảo đại thần thông trí”, chứng “Nhiêu ích hạnh”. Tán rằng:
Mười ngàn đồng tử mản vui chơi,
Trên bến sông kia nghịch cát bồi.
Không thể đếm, nào bao nhiêu thứ,
Này gò kìa đống khắp nơi nơi.
Kỹ thuật, toán, rồi qua ấn loát,
Y, tướng, nông, thương để giúp đời.
Đại trí quang minh như đạt được,
Sáng soi nhật nguyệt vốn tâm này.
Lần thứ 14: Thiện Tài đến thành Hải Trụ tham vấn ưu bà di Cụ Túc thấy thiết mười ức toà ngồi mời vô số người dự, đặt một vật nhỏ trong đó tuôn ra vô số đồ quí báu, người từ muôn phương đến ai nấy đều được thoả mãn. Thiện Tài được pháp môn “Vô tận phúc đức tàng”, chứng “Vô vi nghịch hạnh”.Tán rằng:
Hải Trụ thành cao khí tốt xông,
Trải xem kỳ diệu lạ vô cùng.
Biết chăng đủ cả muôn ngàn thứ,
Phát xuất từ trong một vật không.
Bốn thánh thụ trì thành quả thánh,
Sáu phàm một bữa thế mà xong.
Thiếu lâm riêng có chân thiền vị,
Hoa quả thơm ngon ửng chín hồng.
Lần thứ 15: Thiện Tài đến thành Đại Hưng tham vấn cư sĩ Minh Trí, ở trên đài cao ngửa trông các thứ báu vật từ không trung rực rỡ rơi xuống, kẻ giàu người nghèo đều được thí tài thí pháp. Thiện Tài được pháp môn “Tuỳ ý xuất sinh tàng”, chứng “Vô khuất náo hạnh”. Tán rằng:
Muôn tượng sáng trong chẳng bợn nào,
Đại Hưng cư sĩ ở đài cao.
Thiếu tiền kẻ khó chen chân đến,
Khát pháp người thanh lũ lượt vào.
Thí của ứng cơ tâm rộng phát,
Xuất sinh tuỳ ý tạng môn trao.
Trăm ngàn muôn thứ từ không xuống,
Vô lượng nhân thiên thoả biết bao.
Lần thứ 16: Thiện Tài đến cung thành Sư Tử tham vấn trưởng giả Bửu Kế, được dắt tay cho xem nhà cửa lầu gác trùng điệp đẹp đẽ, thấy mười giới sinh, thí mười thứ của báu, tu nhân quá khứ, chứa nhóm trí tạng. Thiện Tài được pháp môn “Vô tận tàng”, chứng “Ly (bản kinh chép là Vô) si loạn hạnh”. Tán rằng:
Trưởng giả cầm tay dắt lại nhà,
Thiện Tài trông thấy cảnh nguy nga.
Mười tầng lầu gác cao chon vót,
Tam thế như lai ngự thượng toà.
Ngày nay nhân thế tròn quả diệu,
Năm ấy Phật tiền cúng hương hoa.
Nếu cho việc ấy là huyền hoặc,
Cô phụ lòng người mãi thiết tha.
Lần thứ 17: Thiện Tài đến nước Đằng Căn tham vấn trưởng giả Phổ Nhãn thấy điều chế hương dược, chỉnh đốn thân tâm, vận chí bình đẳng, lợi ích vô lượng, chúng sinh đều độ, Phật Phật đều thấy. Thiện Tài được pháp môn “Phổ kiến chư Phật hoan hỷ”, chứng “Thiện hiện hạnh”. Tán rằng:
Đường đến Đằng Căn muôn dặm khơi,
Phổ Môn Phổ Nhãn gặp đây rồi.
Thân tâm an ổn đều không bệnh,
Y dược điều hoà đã có nơi.
Thiền duyệt no lòng ban bố đủ,
Aùo xiêm sung mãn khắp chia mời.
Muốn xem sinh Phật vi trần số,
Bát nhã ba la mật rạng soi.
Lần thứ 18: Thiện Tài đến nước Đa La Tràng tham vấn vua Vô Yểm Túc, được triệu vào cung điện quan sát thiện ác, thị hiện điều phục, rõ lý sinh như huyễn, hoá huyễn như sinh. Thiện Tài được pháp môn “Như huyễn”, chứng “Vô trước hạnh”. Tán rằng:
Vua nước Đa La triệu nhập cung,
Gác phượng sân rồng lạ quá chừng.
Rừng kiếm núi đao thành diệu dụng,
Vạc dầu lò lửa hiển thần thông.
Aùc ngôn lưỡng thiệt cùng vọng ngữ,
Sát đạo dâm tà cấm chẳng dung.
Đây thật kim luân hoá thiên hạ,
Đại thiên sa giới thái hoà chung.
Lần thứ 19: Thiện Tài đến thành Diệu Quang tham vấn vua Đại Quang thấy minh tinh tam muội nhập nhất thiết trí, pháp pháp hiển hiện chư thiên vi nhiễu, chủng tính trang nghiêm chiêm ngưỡng không hết. Thiên Tài được pháp môn “Đại từ tràng”,chứng
“Nan đắc hạnh”. Tán rằng:
Đây Diệu Quang thành thật diễm trang,
Vua ngồi nhập định phóng hào quang.
Cỏ cây sông núi đều luân chuyển,
Điểu thú ngư long thấy rõ ràng.
Lấy pháp trị vì muôn vạn chúng,
Đem lòng hộ pháp mấy trời vang.
Làm vua truyền đạo muôn vàn khó,
Thập địa tam hiền dễ sánh chăng.
Lần thứ 20: Thiện Tài đến thành An Trụ tham vấn ưu bà di Bất Động, ánh sáng chạm vào người liền được mát mẻ, trải số kiếp như cát bụi không sinh lòng dục, đối với các thắng pháp được nhất trí vô ngại. Thiện Tài được pháp môn “Cầu pháp vô yểm”, chứng “Thiện pháp hạnh”. Tán rằng:
Sắc nước hương trời đương độ xuân,
Đây người tiên nữ giáng phàm trần.
Kiếp trước đã thờ Vô Cấu Phật,
Duyên nay dù thụ hữu vi thân.
Biển ái bao đời cơn sóng lặng,
Lòng son một tấm tuyệt vô ngần.
Cầu pháp miệt mài không biếng trễ,
Má hồng dám tiếc tuổi hoa niên.
Lần thứ 21: Thiện Tài đến thành Đô Tát La tham vấn ngoại đạo Biến Hành thấy đang thong thả đi bộ trên đỉnh núi, sắc tướng tròn sáng, mười ngàn người trời, chín mươi sáu chủng loại quán khí quán cơ vô y vô tác. Thiện Tài được pháp môn “Nhất thiết xứ
Bồ tát hạnh”, chứng “Chân thật hạnh”. Tán rằng:
Dạo khắp thành trong bóng xế tà,
Nửa đêm thành ngoại mới tìm ra.
Rực rỡ hồn hoa xanh nét liễu,
Sáng tròn bóng nguyệt ngự mây xa.
Tuỳ loại hiện thân nào phải một,
Đương cơ diễn pháp cõi ta bà.
Đông Tây Nam Bắc vi trần số,
Ngoại đạo thiên ma sạch kiếp ma.
Lần thứ 22: Thiện Tài đến nước Quảng Đại tham vấn trưởng giả Ưu Bát La Hoa thấy đang hái các hương báu hợp thành một vị, biến hoá các điềm lành tốt xông khắp pháp giới, khiến người nghe hương được hương pháp thân. Thiện Tài được pháp môn “Điều hoà hương”, chứng “Ly chúng sinh tướng hồi hướng”. Tán rằng:
Ưu bát la hoa nở rộ rồi,
Đầy trời sực nức toả hương tươi.
Đầu trâu núi Tuyết còn nghe thấu,
Cho đến cung rồng tận núi Voi.
Một nén khắp xông thành vũ lộ,
Mười phương điềm lạ khởi phong lôi.
Nhà ta chẳng phải ra công sức,
Toả ngát hương thơm ngợp chín trời.
Lần thứ 23:Thiện Tài đến thành Lầu Các tham vấn người lái thuyền Bà Thi La thấy các thương nhân cùng nhau bàn luận giá trị các báu vật, lượng đạc độ biển nông sâu, quan sát trăng sao tính toán xa gần đường đi nẻo tới. Thiện Tài được pháp môn “Đại bi tràng”, chứng “Bất hoại hồi hướng”. Tán rằng:
Sinh nhai xuôi ngược ở thành Lầu,
Qua lại người buôn chợ quán cầu.
Lặn lội thân cò nơi bến vắng,
E dè cái vạc lúc đêm thâu.
Trời biếc trăng treo miền viễn phố,
Biển xanh gió lặng hỏi dòng sâu.
Thuyền khách mái chèo khua mặt nước,
Cánh buồm lướt gió nhẹ như ru.
Lần thứ 24: Thiện Tài đến thành Khả Lạc tham vấn trưởng giả Vô Lượng Thắng, người dứt bỏ việc đời vào ở rừng Vô Ưu, nơi đây tám bộ trời rồng cùng người súc đều không tham không giận không tranh không giành. Thiện Tài được pháp môn “Nhất thiếtxứ vô tác thần thông”, chứng “Đẳng nhất thiết Phật hồi hướng”. Tán rằng:
Mười mấy năm rồi dạo bốn châu,
Mà nay tìm đến xứ Vô Ưu.
Bao nhiêu ma súc tham sân dứt,
Tám bộ trời rồng chẳng chống nhau.
Nhất thiết xứ tu Bồ tát hạnh,
Tam thiên thế giới quỉ thần sầu.
Chỉ mong thành tựu nên ra sức,
Hết kiếp này xong phải đáo đầu.
Lần thứ 25: Thiện Tài đến nước Luân Na tham vấn tì khưu ni Sư Tử Tần Thân thấy như diệu thắng quang vương chiếu ánh sáng khắp vườn, suối nước có tám công đức chảy reo, trăm loài cây quí đơm hoa, làu làu ảnh chiếu, mỗi mỗi hiện thân. Thiện Tài được pháp môn “Thành tựu nhất thiết trí”, chứng “Nhất thiết xứ hồi hướng”. Tán rằng:
Thân thầy đã được ý sinh thân,
Chỉ dạy người, đi khắp cõi trần.
Suối khe tám đức dòng reo chảy,
Rừng nở trăm hoa rộ sắc xuân.
Làu làu ảnh hiện soi tâm cảnh,
Mỗi mỗi tuỳ nghi chuyển pháp luân.
Nhiều kiếp đã làm sư tử rống,
Đến nay sư tử hiện Tần Thân.
Lần thứ 26: Thiện Tài đến nước Hiểm Nạn tham vấn thiếu nữ Bà Tu Mật thấy thân như vàng đúc chiếu ánh sáng ngời, hoặc hiện sự chạm xúc mà không hề nhiễm trước, liễu sạch tính dục là không, đắc thành đạo quả. Thiện Tài được pháp môn “Ly tham dục tế”, chứng “Công đức tạng hồi hướng”. Tán rằng:
Tương phùng tương kiến có duyên chi,
Cao hạnh như lai có khác gì.
Vuốt ve ôm ấp lòng không động,
Chạm lưỡi kề môi giới chẳng suy.
Thân nữ là thân tuỳ lúc hiện,
Dáng tiên là dáng ứng duyên này.
Ba đức đã tròn tham dục hết,
Tửu lầu hoa động mặc ai say.
Lần thứ 27: Thiện Tài đến thành Thiện Độ tham vấn cư sĩ Tì Sắt Chi La thấy mở bửu toà bằng gỗ chiên đàn nơi tháp như lai, trăm ngàn chư Phật đều ngự trên bửu toà đó, chỉ vì điều phục không có Phật nào nhập Niết bàn. Thiện Tài được pháp môn “Bất Niết bàn tế”, chứng “Thiện căn hồi hướng”. Tán rằng:
Núi sông trùng điệp bước gian nan,
Thoả ước bình sinh dạ ngập tràn.
Tì Sắt Chi La tròn bóng nguyệt,
Chiên đàn Phật tháp hiện dung nhan.
Chỉ xem chủng loại mà điều phục,
Chẳng có như lai nhập Niết bàn.
Tam muội cảnh tuỳ thành chính giác,
Mười phương trần sát rõ muôn vàn.
Lần thứ 28: Thiện Tài đến núi Bổ (bản kinh chép là Đát) Đà Lạc Ca tham vấn bồ tát QuánTự Tại thấy chư Bồ tát chúng đều ngồi trên đá quí, rạng rỡ như trăng rằm, tất cả đều diễn nói tiếng từ bi, thoát ly sợ hãi tuỳ nghi nhiếp hoá. Thiện Tài được pháp môn “Đại bi hạnh”, chứng “Tuỳ thuận chúng sinh hồi hướng”. Tán rằng:
Lạc Ca dưới núi dạo tìm cầu,
Kim cương bảo thạch dáng trăng thu.
Thiện Tài đồng tử đinh ninh hỏi,
Xin đức Quan Âm chỉ phép tu.
Tất cả chúng sinh lìa sợ hãi,
Trăm loài ngàn giống hoá thân mau.
Văn tư tu nhập tam ma địa,
Tiếng chó canh gà lọ hết đâu.
Lần thứ 29: Thiện Tài ngay nơi không trung tham vấn Bồ tát Chính Thú thấy phóng đại quang minh chiếu sáng khắp cả, bấm ngón chân xuống đất làm sáu thứ rung động, đi qua nhiều nước số như vi trần phụng sự vô lượng Phật. Thiên Tài được pháp môn “Phổ môn tốc tật hạnh”, chứng “Chân như tướng hồi hướng”. Tán rằng:
Đường đường cõi ấy giữa hư không,
Thân phóng hào quang mọi nẻo thông.
Chói cả ngàn sao cùng nhật nguyệt,
Trời người rồng quỉ thảy nhờ mong.
Xưa nay cõi nước nào hơn thế,
Qua cửa nhà thầy, ấy cửa chung.
Tốc tật hạnh môn xin ưowms hỏi,
Am thanh mây phủ mặt trời Đông.
Lần thứ 30: Thiện Tài đến thành Đoạ La Bát Để tham vấn thần Đại Thiên thấy duỗi bốn tay dài lấy nước bốn biển tắm gội, thị hiện các đồ trân bảo cúng dường như lai khiến lìa các dục. Thiện Tài được pháp môn “Vân võng”, chứng “Phúc đức tàng hồi hướng”. Tán rằng:
Bốn tay vói bốn biển mênh mông,
Lấy nước đem về tắm gội xong.
Trở xem mặt mũi thân tâm sạch,
Lại thấy càn khôn chiếu sáng trong.
Vân võng như cờ tuôn lớp lớp,
Hương hoa trân bảo phủ trùng trùng.
Thử nêu một vật xem cơ yếu,
Mọn mạy côn trùng đạo tự thông.
Lần thứ 31: Thiện Tài đến Bồ đề Trường tham vấn thần An Trụ Địa, thấy tất cả đều phóng hào
quang, báu vật nhiều như số a tăng kỳ vọt hiện, nhớ lại thiện căn lực xưa đã được Phật thụ ký Thiện Tài được pháp môn “Trí tuệ tàng”, chứng “Pháp giới vô lượng hồi hướng”. Tán rằng:
Về đến Diêm Phù Ma Kiệt Đà,
Địa thần trăm vạn tựa sao sa.
Luận bàn Phật ký tâm còn nhớ,
Chân bấm mười phương báu hiện ra.
Được pháp môn này thường xuất nhập,
Lại xem tiền kiếp chẳng sai ngoa.
Xin đem pháp giới đồng hồi hướng,
Khắp phóng hào quang thấy dã ma.
Lần thứ 32: Thiện Tài đến thành Ca Tì La tham vấn dạ thần Bà San Bà Diễn Đế Chủ thấy tinh tú các trời nguyên vị long lanh, trong cảnh mây mù tăm tối hiện mặt trời mặt trăng chiếu sáng, đường đi gập ghềnh hoá làm cầu cống. Thiện Tài được pháp
Môn “Phá ngại ám quang minh”, chứng “Hoan hỷ địa”. Tán rằng:
Vầng ô vừa lặn, phóng hào quang,
Ca Tì La Vệ chợt huy hoàng.
Mây nặng sương mù thành bửu địa,
Mưa gào gió thét hoá đoan trang.
Trong cảnh tối tăm bừng nhật nguyệt,
Đường ghềnh hiểm hóc tự hiền lương.
Biết chăng bao kiếp làm phương tiện,
Vui gặp ngày nay chốn đạo tràng.
Lần thứ 33: Thiện Tài đến Bồ đề Trường tham vấn dạ thần Phổ Đức Tịnh Quang Chủ thấy mười thứ thánh trí, bốn thiền định tâm, ba bửu uy quang, năm đình thức quán, mở cửa xuất gia chỉ đường chính đạo Thiện Tài được pháp môn “Phổ du bộ”, chứng “Ly cấu địa”. Tán rằng:
Cầu thầy lọ phải kiếm đâu xa,
Triều âm vang vọng tự trường ra.
Nhớ chăng ngày trước từ kim khẩu,
Mường tượng đêm nay thấy bửu toà.
Mười thứ pháp môn tròn thánh trí,
Năm đình thức quán, bốn thiền qua.
Du bộ môn này thường vắng lặng,
Thì Ly cấu địa mới khai hoa.
Lần thứ 34: Thiện Tài không rời Bồ đề Trường tham vấn dạ thần Hỷ Mục Quan Sát Chúng Sinh Chủ thấy mỗi chân lông người từ trong thân phát ra mây, hiện tướng tuỳ cơ diễn bày trí tha tâm, vào biển giải thoát thật chưa từng thấy Thiện Tài được pháp môn “Đại thế lực phổ hỷ tràng”, chứng “Phát quang địa”.
Tán rằng:
Mười phương qui tụ lại nơi đây,
Xem kỹ hình dung chẳng giống thầy.
Niệm niệm xuất sinh thành bọt biển,
Thân thân hiện tướng tựa ngàn mây.
Tha tâm diệu trí, trí phi trí,
Thiên nhĩ nghe hay, hay chẳng hay.
Bao kiếp ân cần cầu đại dụng,
Đến nay thần lực chẳng ai tày.
Lần thứ 35: Thiện Tài ngay trong chúng hội tham vấn dạ thần Phổ Cứu Chúng Sinh Diệu Đức Chủ thấy hai chân mày phóng hào quang trùm khắp châu thân đại nhân cảnh giới biết Phật Phổ Diệm hiện đang xuất thế, phát tâm diệu nhãn Thiện Tài được pháp môn “Điều phục chúng sinh”, chứng “Diệm tuệ địa”. Tán rằng:
Hàng mi quán đảnh phóng quang minh,
Tam muội tịnh luân hợp lại thành.
Bàn tâm cảnh giới trùng trùng hiện,
Luận Phật quang minh lớp lớp sinh.
Diệu nhãn thân ta nào có khác,
Bửu vương Từ thị ấy rành rành.
Phổ Diệm, Phổ Hiền nay đâu tá?
Tuyết rơi hoa chợt nở đầy cành.
Lần thứ 36: Thiện Tài ngay trong đạo tràng tham vấn dạ thần Tịch Tĩnh Âm Hải Chủ, mỗi niệm mỗi niệm sinh xuất lòng hoan hỷ vô biên, phát khởi đại bi pháp tạng, pháp nghĩa không lường như mây như biển, Thiện Tài được pháp môn “Xuất sinh quảng đại hỷ trang nghiêm”, chứng “Hiện tiền địa”. Tán rằng:
Trăm ngàn vạn chúng nhiễu quanh thân,
Ma ni tràng toạ ánh sen tân.
Từng hồi niệm niệm sinh hoan hỷ,
Mấy đợt tâm tâm chạm cõi chân.
Ta nay chiêm ngưỡng vô lường cảnh,
Như biển như mây có túc nhân.
Ít nhiều thầy bạn duyên từng gặp,
Nhị sát như lai ấy cố nhân.
Lần thứ 37: Thiện Tài đến trong hội như lai tham vấn dạ thần Thủ Hộ Nhất Thiết Thành Chủ thấy hiện thân diễn thuyết Phật pháp, đem văn tư tu tuệ đến cho mọi căn cơ, khiến chúng sinh gìn giữ tâm như gìn giữ thành trì, Thiện Tài được pháp môn “Thậm thâm tự tại diệu âm”, chứng “Nan thắng địa”. Tán rằng:
Bảo toạ nguy nga phổ hiện thân,
Lại khai Phật tạng độ sinh dân.
Ta xem pháp giới không biên giới,
Liễu nghĩa đà la lợi chúng nhân.
Theo cơ diễn pháp tuỳ thời nói,
Văn tuệ tư tu rộng dạy truyền.
Pháp âm tuy mượn lời quê kịch,
Mà lạ lùng thay ngộ nhập thiền.
Lần thứ 38: Thiện Tài vào trong hội Phật tham vấn dạ thần Khai Phu Mộc (bản kinh chép là Thụ) Hoa Chủ, vị này tuỳ tâm hiện thân khiến khắp thấy biết, làm hoa sen che chở đường hiểm nạn, cứu độ hữu tình cắt đứt lưới ái, Thiện Tài được pháp môn “Xuất sinh quảng đại hỷ quang minh”, chứng “Viễn hành địa”. Tán rằng:
Trong tối sinh hoa nguyện hộ trì,
Chẳng cho đường hiểm gặp gian nguy.
Ngu mê vướng lưới đưa dao cắt,
Tham dục rừng sâu bứng gốc đi.
Trí tuệ sơn vương ngày đắc đạo,
Bửu quang minh nữ phát tâm khi.
Tính ra đã trải bao nhiêu kiếp,
Hội ngộ ngày nay mới thật kỳ.
Lần thứ 39: Thiện Tài vào trong đạo tràng tham vấn dạ thần Đại Nguyện Tinh Tiến Lực Cứu Hộ Chúng Sinh Chủ. Vị này tuỳ căn cơ tuỳ đối tượng, một thân nhiều thân, diệu sắc diệu trí như mặt trời mặt trăng, cứu khắp tội nhân được tâm nhãn tịnh. Thiện Tài được pháp môn “Giáo hoá chúng sinh linh sinh thiện căn”, chứng “Bất động địa”. Tán rằng:
Thái tử đang khi cứu tội nhân,
Đến nay hiện đã bấy nhiêu thân.
Mười ngàn tín sĩ tâm ly cấu,
Trăm ức na do nhãn tuyệt trần.
Diệu sắc như trời thu sắc tĩnh,
Trí luân khác thể mặt trời lên.
Bửu quang Phật ngự ra rừng ấy,
Lại thấy hoa đàm mấy độ xuân.
Lần thứ 40: Thiện Tài đến vườn Tì Lam tham vấn dạ thần Diệu Đức Viên Mãn Chủ, khắp xem mười phương tất cả Phật giáng thế nhiều kiếp làm nhũ mẫu nay là chủ vườn này, ngộ Thụ sinh tạng sinh vào nhà như lai, Thiện Tài được pháp môn “Thụ sinh tự tại”, chứng “Thiện tuệ địa”. Tán rằng:
Gặp người người nói thụ sinh nhân,
Nhà như lai ấy, ấy gia nhân.
Một niệm khắp xem trần số Phật,
Mười phương đều thấy giáng oai thần.
Ngày nay muốn biết ai là chủ,
Tức thị năm xưa nhũ mẫu thân.
Riêng một đất trời từng dễ thấy,
Mỗi bước đi là một hoa xuân.
Lần thứ 41: Thiện Tài đến Pháp Giới giảng đường tham vấn nàng Cù Ba dòng họ Thích thấy một vạn cung thần đều đến cung nghinh, tán thán hiện tiền pháp nhĩ là quá khứ nhân duyên Hương Nha Viên Phật được Bồ đề chủng trí. Thiện Tài được pháp môn “Quán sát tam muội hải”, chứng “Pháp vân địa”.Tán rằng:
Nhân qua Pháp Giới giảng đường trông,
Thấy ả Cù Ba, Thích nữ dòng.
Nói hết nhãn tiền muôn thứ chuyện,
Cho nghe trần kiếp biết bao công.
Mây pháp khắp che muôn đỉnh núi,
Giăng trùm lưới đạo mãn thiên không.
Tính lại cõi đời như chuyện bỡn,
Vườn Hương Nha, hoa hạnh nở hồng.
Lần thứ 42: Thiện Tài đến thế giới này tham vấn Phật mẫu Ma Gia thánh hậu thấy ngự trên toà sen báu nơi lầu quán lớn, sắc tướng đoan nghiêm oai quang rực rỡ, mỗi niệm mỗi niệm Phật xuất thế, đời đời làm Phật mẫu. Thiện Tài được pháp môn “Đại nguyện trí huyễn sinh”. Tán rằng:
Ta lại vì đâu đến hỏi han,
Giữ nhà la sát, mãi nài van.
Xa trông lầu ngọc bao trùng điệp,
Chợt thấy đài sen một dáng xuân.
Niệm niệm nguyện làm chư Phật mẫu,
Đời đời thị hiện nữ hoàng thân.
Cho hay tâm phúc bao dung quá,
Ôm trọn vi trần số thế gian.
Lần thứ 43: Thiện Tài lên trời thứ ba mươi ba tham vấn Thiên Nữ Chủ Quang, vị này trải qua số kiếp như vi trần thừa sự chư Phật số như vi trần, thụ trì pháp ngữ không hề quên, hữu ích bi trí đều hiện tiền. Thiện Tài được pháp môn “Vô ngại niệm thanh tịnh tang nghiêm”. Tán rằng:
Trời ba mươi ba Thiên Chủ thiên,
Nào ngờ kiếp trước kết nhân duyên.
Sen xanh cõi ấy hoa lòng nở,
Ánh nguyệt nhiệm mầu thuở mới nguyên.
Cần khổ đã từng vô số kiếp,
Tu trì tinh tiến đã nhiều niên.
Trong cõi Diêm Phù ai có hỏi,
Các pháp ngày nay đã hiện tiền.
Lần thứ 44: Thiện Tài đến thành Ca Tì La tham vấn đồng tử Sư Biến Hữu, liền chỉ đi không nói một lời, làm rõ lý không pháp mới là thật pháp, không được mới thật được, không qua khỏi chỗ này không thể tiến bước. Xưa nghe tiếng nay mới gặp mặt. Tán rằng:
Muôn dặm tìm nhau không nói năng,
Nếu cho rằng được, được gì chăng?
Tìm người mà gặp người như thế,
Thì cũng là duyên, chớ nói nhăng.
Truyền đạo bạn bè thành dối láo,
Ai hay thầy chú chỉ trò xằng.
Đã đành đấm ngực tìm tri thức,
Không khỏi phen này hoá dở dang.
Lần thứ 45: Thiện Tài không rời nơi ấy, tham vấn đồng tử Thiện Tri Chúng Nghệ. Vị này đem hết trí vô ngại hiểu hết các nghề ở thế gian, xướng các mẫu tự, vào các pháp môn, nghe được âm thanh các loài cầm thú, biết thiên văn khí tượng. Thiện Tài được pháp môn “Thiện tri chúng nghệ Bồ tát tự trí”.
Tán rẳng:
Nghe tiếng thầy ta bách nghệ toàn,
Lẽ nào tương kiến chẳng hỏi han.
A đa ba lời vanh vách kể,
Sa la ca đà chữ chữ ban.
Bốn mươi hai cửa còn lưu bố,
Ba ngàn thế giới cổ kim truyền.
Đại minh nhất trí là gì nhỉ?
Mây tạnh trời quang bóng nguyệt tròn.
Lần thứ 46: Thiện Tài đến thành Ba Trớ Na
tham vấn ưu bà di Hiền Thắng. Vị này tâm tự khai mở lợi lạc chúng sinh, nhãn nhĩ tĩ thiệt thân ý trí tính xuất sinh công đức, phổ hiện quang minh. Thiện Tà được pháp môn “Vô y xứ đạo tràng”. Tán rằng:
Tâm khai tâm mở cũng do mình,
Đem tâm hoá độ khắp quần sinh.
Mắt mũi tai đều công đức nhóm,
Lưỡi thân ý hiện trí quang minh.
Năng sinh năng xuất tâm thường lặng,
Vô tận vô y cảnh giới thanh.
Gặp được đạo tràng viên mãn xứ,
Một thân giải thoát nhẹ thênh thênh.
Lần thứ 47: Thiện Tài đến thành Ốc Điền tham vấn trưởng giả Kiên Cố Giải Thoát. Vị này trải trăm ngàn muôn kiếp cần cầu chính pháp khắp mười phương Phật chưa bao giờ thôi nghỉ, đại sư tử hống, đại phúc trí tụ. Thiện Tài được pháp môn “Vô trước niệm thanh tịnh trang nghiêm”. Tán rằng:
Siêng năng thì ít biếng lười nhiều,
Riêng thầy tinh tiến hợp lòng nhau.
Mười phương cõi Phật không thôi nghỉ,
Trăm kiếp thân tâm gắng sức tu.
Núi nhọn chọc trời mây đi vắng,
Tùng cao vút ngọn hạc qua mau.
Pháp môn vô trước tâm thanh tịnh,
Sân quạnh hoa rơi sỏi phủ rêu.
Lần thứ 48: Thiện Tài ngay trong thành này tham vấn trưởng giả Diệu Nguyệt. Vị này không bàn nói pháp nghĩa, chỉ trình bày sơ lược danh tự làm sáng tỏ lý “trong cái không được, lại không có cái để mà được, tức cái không được này cũng không được. Nhưvậy mới là thật được”. Thiện Tài được pháp môn
“Tịnh trí quang minh”. Tán rằng:
Diệu Nguyệt cao nhân lại chỉ bày,
Được chăng chẳng được được gì đây?
Lý luận nói phô nên ít ít,
Dông dài văn tự có chi hay.
Bi trí đâu cần gì phải nói,
Trí quang giải thoát mới không sai.
Bảo phi ngôn ngữ làm sao hiểu,
Ngọc không tì vết đợi chi mài.
Lần thứ 49: Thiện Tài đến thành Xuất Sinh tham vấn trưởng giả Vô Thắng Quân, được chỉ thị hai pháp để khai dụ, thấy vô lượng Phật, được vô tận tạng, ngộ sở do như đi con đường tắt, Thiện Tài được pháp môn “Vô tận tướng”. Tán rằng:
Viễn phương tìm đến Xuất Sinh thành,
Luận đạo rần rần chợ nhóm quanh.
Đa tạ lời thầy trao nhị pháp,
Sâu xa nhường ấy dạ đinh ninh.
Được vô tận tạng, nhân từ đó,
Ngộ thấy cao nhân trí tuệ sinh.
Thu mộng giường thiền tan giấc điệp,
Một trời tinh tú chiếu hư minh.
Lần thứ 50: Thiện Tài ngay nơi xóm phía Nam thành này tham vấn Bà la môn Tối Tịch Tĩnh. Vị này phát tâm Bồ đề không thoái chuyển, quá khứ hiện tại vị lai đã không thoái chuyển, đang hay sẽ không thoái chuyển đều tuỳ ý được tự tại. Thiện Tài được pháp môn “Thành nguyện ngữ”. Tán rằng:
Thành Nam xóm ấy pháp môn trao,
Nghe được lời nguyền thoả biết bao.
Quá khứ đã cầu chân giải thoát,
Mai sau nguyện ngữ ngộ ngôi cao.
Tuỳ tâm tuỳ xứ ta làm chủ,
Dù đã hay chưa chẳng chuyển nào.
Cảnh trí đất trời riêng một cõi,
Trăm hoa đua nở tiếng chim reo.
Lần thứ 51: Thiện Tài đến thành Diệu Ý Hoa tham vấn đồng tử Đức Sinh, đồng nữ Hữu Đức. Các vị này huyễn sinh trí bi, duyên tướng tri kiến vô minh phiền não, quốc độ chúng sinh y báo chính báo đềukhông, tất cả đều như huyễn. Thiện Tài được pháp môn “Bồ tát huyễn trụ”. Tán rằng:
Đức Sinh, Hữu Đức sáng gương trong,
Đồng huyễn đồng sinh, ý chẳng cùng.
Đồng ở đồng tu thành giải thoát,
Đồng bi đồng trí hiển linh công.
Đồng duyên đồng tưởng duyên thầm hợp,
Đồng thấy đồng hay đạo chuyển thông.
Nếu muốn một đời thành Phật quả,
Tì Lô lầu ấy hướng về trông.
Lần thứ 52: Thiện Tài đến lầu Tì Lô Tạng tham vấn Bồ tát Di Lặc, từ xa đến đứng chờ trước cửa, đảnh lễ vào xem cảnh nhiệm màu, trùng trùng ảnh hiện, Phật Phật rõ ràng, ra xong cửa đóng lại, không thể nghĩ bàn. Thiện Tài được pháp môn “Nhất sinh Phật quả tam thế cảnh giới”. Tán rằng:
Trước cửa lầu son đứng đợi ai,
Long Hoa sư chủ đã về đây.
Chỉ trong khoảnh khắc xem mầu nhiệm,
Nghe giọng từ âm tiếng tế vi.
Lý trí hành vi thân nhật nguyệt,
Bồ đề đạo cả chính tâm này.
Bao nhiêu cảnh giới không hay có,
Muôn dặm bên trời cánh nhạn bay.
Lần thứ 53: Thiện Tài đến trong hội Phật tham vấn Bồ tát Phổ Hiền thấy cỡi voi trắng ngồi trên toà sen hồng, nhất tâm thân cận cầu pháp yếu, bi trí viên mãn, hạnh nguyện công thành, liền được Phật đức như biển. Thiện Tài được pháp môn “Nhất thiết Phật sát vi trần số tam muội”. Tán rằng:
Trăm lẻ do tuần nhẹ duỗi tay,
Xoa đầu mong gặp Phổ Hiền thầy.
Đường đường an vị toà sen đỏ,
Voi trắng hiền hoà nhẹ bước mây.
Nhiều kiếp trí bi bừng mặt nhật,
Bao đời hạnh nguyện độ tròn đầy.
Phật công đức hải trùng tuyên nói,
Sầu thấy ba đào lớp lớp xoay.
Phật Quốc thiền sư xưa ở chùa Qui, nay ở Phượng Thành thấy đồng tử Thiện Tài tham vấn các tri thức chưa bao giờ thôi nghỉ, rồi trực hạ thừa đương, rổng thông tỏ ngộ, đại dụng hiện tiền. Tán rằng:
Thời gian nào phải cứ dần dà,
Một đời cầu đạo đã đi qua.
Năm mươi mấy vị từng tham hỏi,
Lặn lội từ gần đến chốn xa.
Đến nay mới hết đường phân biệt,
Trực hạ thừa đương ấy dã ma.
Nếu ai có hỏi Nam hay Bắc,
Thì bảo từ Kê Lãnh truyền ra.
---o0o---