Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vài suy nghĩ về sự phát triển của Đạo Phật.

09/04/201317:30(Xem: 4251)
Vài suy nghĩ về sự phát triển của Đạo Phật.


MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ PHÁT TRIỂN ÐẠO PHẬT TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ÐOẠN PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Khương quang Ðồng
Tiến sĩ Khoa học

---o0o---

Trong bài này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ phát triển Phật giáo tại Việt Nam trong mấy thập niên tới, giai đoạn mà Việt nam sẽ được phát triển mạnh về kinh tế, và đời sống dân chúng sẽ được sung túc hơn. Ít nhất đó là những điều mà chúng ta hy vọng. Không những hy vọng mà chúng ta còn có bổn phận đóng góp.

Ðể phát triển kinh tế, trong tình hình chính trị trên thế giới hiện tại, Việt Nam không có đường nào khác là phải hợp tác với các nước tư bản, làm ăn với các công ty xuyên quốc gia, để họ bỏ vốn đầu tư và sản xuất ở trong nước. Trong công tác này, xã hội sẽ ảnh hưởng về nếp sống và lề lối làm việc của các nước tư bản. Nghĩa là tinh thần cạnh tranh sẽ là động cơ chính của xã hội, người sẽ cạnh tranh với người trong cuộc sống, trong làm việc; xí nghiệp sẽ cạnh tranh với xí nghiệp trên thị trường quốc gia và quốc tế. Ðể tăng thêm tinh thần cạnh tranh, người ta đã đẻ ra lý thuyết là nếu muốn tiến con người phải sống với stress. Dĩ nhiên là các xí nghiệp đã áp dụng với lý thuyết này từ lâu. Họ sẽ áp dụng tại Việt Nam nếu họ bỏ vốn làm ăn tại đó. Có thể còn nhiều nguyên nhân khác.

Ðặc điểm thứ hai là thành công được coi như giá trị quan trọng nhất để đánh giá con người. Xã hội dành nhiều ưu đãi cho những người thành công và thải bỏ những người không theo kịp xã hội. Một văn sĩ Mỹ đã viết: Xã hội tư bản chỉ có chỗ đứng hạng nhất và bỏ rơi những người không được xếp hạng.

Trong bối cảnh xã hội như vậy, làm sao Phật giáo có thể phát triển được ?

Có nhiều người nghĩ rằng rất khó vì đạo Phật quá bi quan và tiêu cực.

Những người Phật tử thông hiểu giáo lý không đồng ý với nhận định này , nhận định cho rằng Phật giáo bi quan và tiêu cực. Trong khuôn khổ bài này, tôi không đặt vấn đề đúng hay sai; vấn đề dặt ra là tại sao người ta lại có những nhận định như vậy ? Có nhiều nguyên nhân:

-Có thể là hậu quả của mấy chục năm Pháp thuộc.

-Có thể là ngôn ngữ dùng và cách diễn dịch giáo lý Phật giáo được truyền bá làm người ta có nhận định như vậy.

-Có thể là phong trào Phật giáo Việt Nam không có một tổ chức năng động, không tham gia tích cực vào đời sống xã hội.

Muốn phát triển Phật giáo, điều đầu tiên là chúng ta phải thay đổi hình ảnh đó trong dân chúng.

Nếu chúng ta không sửa được văn học Việt Nam, chúng ta không viết lại được truyện Kiều, và cũng không thay đổi được lịch sử, chúng ta có thể thay đổi ngôn ngữ và lối diễn dịch giáo lý. Ðể làm sáng tỏ ý này, tôi xin đưa ra hai thí dụ .

Nếu chúng ta truyền bá trong dân chúng đế thứ nhất của tứ diệu đế qua câu “Ðời là khổ” thì đúng là đạo Phật bi quan. Chữ khổ dùng đây không biết có đúng nghĩa của Dukkha không ? Thật ra, đời không chỉ có khổ mà cũng có nhiều lúc rất đáng sống, và bổn phận của tất cả mọi người là phải làm sao để dài ra những lúc đáng sống này. Lúc khỏe mạnh, không bệnh tật là lúc đáng sống, như vậy phải làm sao cho y học tiến lên, lúc ăn no mặc ấm là lúc đáng sống như vậy phải làm sao để kinh tế phát triển.

Nếu chúng ta truyền bá đế thứ ba của tứ diệu đế qua ý “Sống phải diệt khổ, diệt ham muốn”, thì đúng là đạo Phật tiêu cực. Ham muốn có thể là nguyên nhân của khổ. Nó là nguyên nhân của khổ, nhưng nó cũng là động cơ của cuộc sống, động cơ của tiến bộ. Có gì cao quý hơn ham muốn tìm hiểu của người làm khoa học. Bà Marie Curie đã đóng góp rất nhiều cho tiến bộ xã hội nhưng cái ham muốn tìm hiểu đã làm bà ta khổ vì bệnh tật và rồi bị chết. Cuộc sống của bà có phải là gương sống của chúng ta không ?

Có gì thú vị hơn ham muốn đạt đỉnh cao nghệ thuật của người nghệ sĩ.

Có gì ích lợi hơn ham muốn thành công của người làm kinh tế, khoa học kỹ thuật.

Tôi không hiểu những điều trên có hợp với giáo lý Phật giáo không. Ðó là điều phải tìm hiểu và bàn cãi. Nhưng tôi nghĩ đó là những quan niệm sống và phát triển ở Việt Nam nếu chúng ta muốn Việt Nam có một nền kinh tế phát triển, đời sống dân chúng Việt Nam được sung túc.

Tôi xin có một đề nghị về phương pháp làm việc, không áp dụng được cho công việc nghiên cứu, nhưng có thể áp dụng được cho công việc truyền bá đạo Phật. Thay vì từ giáo lý đi xuống, chúng ta tìm hiểu nhu cầu của xã hội rồi từ đó chúng ta áp dụng uyển chuyển giáo lý vào đời sống để cho đáp ứng được nhu cầu xã hội.

Khương Quang Ðồng


---o0o---

Vi tính: Nguyệt Cung Diệu Thanh
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 3771)
Giữa cơn biến động xã hội đầy kịch tính của thế kỷ 20, "tự biết mình" chính là điều tiên quyết để "con người hiện đại" đạt được sự bình an nội tại, giải thoát mọi khổ đau đang đè nặng lên thân phận con người.
09/04/2013(Xem: 4318)
Thiết nghĩ, tất cả những vấn đề nan giải phức tạp của cuộc sống hiện đại hôm nay có thể giải quyết tận gốc rễ bằng con đường chuyển hóa tâm thức của từng cá nhân trong từng xã hội.
09/04/2013(Xem: 3709)
"Có kiến thức học vấn giỏi. Trình độ ngoại ngữ lưu loát. Thông thạo vi tính. Bản tánh vui vẻ". Đây là tiêu chuẩn chọn nhân viên cho các tổ chức.
09/04/2013(Xem: 4937)
Hiện nay, có ý kiến cho rằng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật và sự lớn mạnh không ngừng của tinh thần duy lý, lãnh vực của tôn giáo - hiểu như một hình thái đặc biệt của ý thức xã hội - sẽ dần dần thu hẹp lại.
09/04/2013(Xem: 4014)
Ngày nay, nói đến Phật giáo, người ta thường xem như một tôn giáo nặng phần cúng bái, cầu nguyện. Thiết nghĩ việc cúng lễ, cầu nguyện là điều đương nhiên không thể thiếu đối với tôn giáo.
09/04/2013(Xem: 4239)
Vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người, đó là mục tiêu đức Phật xuất hiện trên cuộc đời. thể hiện mục tiêu ấy, Ngài vào đời độ sanh, trao cho người những gì họ cần. Vì vậy, Ngài được tôn danh là đấng Vô thựơng sĩ, tức người thành công nhất bậc nhất, không ai bằng được Ngài.
09/04/2013(Xem: 3991)
Ô nhiễm môi sinh là điều đe dọa nghiêm trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại trên hành tinh này. Nếu chúng ta không có những biện pháp giải quyết cụ thể và tức khắc thì hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi sinh và sức tác động của tia tử ngoại do tầng ozone bị bào mòn sẽ mang đến một thảm họa . . .
09/04/2013(Xem: 4554)
Vào tháng 2 năm 1993, nhà viết phim Pháp Jean Claude Carrière đến Dharamsala, Ấn Độ, để nói chuyện cởi mở với Đức Đạt lai Lạt ma về những vấn đề mà thế giới hiện tại đang phải đối đầu.
09/04/2013(Xem: 3849)
Đứng trước thềm thế kỷ XXI, chúng tôi có một vài giả thuyết có lẽ hơi táo bạo và khiêu khích về chiều hướng phát triển của đạo Phật. Tuy nhiên, chúng tôi cũng thấy nên đưa chúng lên diễn đàn như một đề tài mới để cùng nhau suy nghĩ và thảo luận.
09/04/2013(Xem: 4227)
Hòa Thượng P.A. Payutto được coi như là một trong những tu sĩ Phật giáo uyên bác nhất ở Thái Lan. Ngài thuyết giảng về nhiều đề tài, từ xã hội, chính trị, kinh tế đến khoa học...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567