Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Bài Học Về Vườn

05/11/201321:03(Xem: 29976)
12. Bài Học Về Vườn
mot_cuoc_doi_bia_3



Bài Học Về Vườn





Lâu quá, đức Phật chưa ghé thăm khu vườn xoài của Jīvaka và núi Linh Thứu. Hôm ấy, sau khi đi trì bình khất thực ở Vương Xá, đức Phật chậm rãi bộ hành nhắm theo hướng nam, đi mãi ra ngoại ô, đến vườn xoài của thánh y Jīvaka. Rải rác đây đó có một số cốc liêu mà trước đây thánh y Jīvaka đã dâng cúng. Chư tăngi nơi này thấy đức Phật đột ngột xuất hiện, họ đến tiếp bát, dâng nước rửa tay và chân, dọn dẹp và sắp xếp một chỗ tươm tất và sạch sẽ nhất để ngài an tọa.

Độ thực xong, đức Phật lựa tìm một gốc cây để tĩnh chỉ vào buổi trưa. Đến giờ phải lẽ, đức Phật bước ra ngoài vườn thuốc, đứng nhìn ngắm hằng trăm loại cây loại lá mà thánh y Jīvaka đã thuê người chăm sóc, tưới tắm, vun quén công phu. Đức Phật ngồi xuống nơi một bụi cây, thò tay nắm và nâng lên một cành, hỏi vu vơ:

- Ai biết cây thuốc này chữa bệnh gì?

Có vị tỳ-khưu đáp:

- Đốt lên và xông khói, nó trị bệnh viêm xoan mũi, bạch đức Thế Tôn!

Đức Phật đưa tay chỉ cây khác, nằm trong luống khác:

- Cây kia dường như trị cảm, phải chăng?

- Tâu vâng!

Rồi tuần tự, đức Phật bước đi quanh một vòng vườn thuốc, tay sờ lá này, tay đụng nhành kia... để hỏi chữa bệnh gì, chữa bệnh gì... Trong số chư vị tỳ-khưu đi theo, có người biết về thuốc nên họ lần lượt trả lời, nào là trị ho, tiêu đờm, ngăn tả lỵ, chữa chứng đầy hơi, sáng mắt, trị đau bụng quặn...

Trở về chỗ ngồi đã được soạn sẵn, đức Phật nói:

- Này các thầy tỳ-khưu! Giáo pháp Như Lai cũng là một vườn thuốc như vườn thuốc của Jīvaka vậy. Các thầy hãy nghe để Như Lai giảng nói.

Thế rồi, đức Phật đã thuyết với đại ý như sau:

- Này các thầy tỳ-khưu! Khu vườn này thật là đẹp. Cây lá tươi xanh, các lối đi, quanh các gốc cây đều được dọn dẹp sạch cỏ và rác; những cành khô, nhánh yếu, nhánh gầy đều được cắt tỉa thông thoáng, công phu. Hoa nở rộ, lác đác những chùm trái bắt đầu xuất hiện; hứa hẹn một mùa trái bội thu! Các thầy có biết tại sao được như thế không?

Một số vị đã trả lời:

- Nhờ đất tốt.

- Nhờ giống tốt do đã được chọn lựa kỹ càng.

- Nhờ phân nước và công chăm sóc.

- Nhờ thời tiết nắng mưa thuận lợi

- Nhờ biết cách cắt tỉa nhánh cành, sạch cỏ, sạch rác...

Một vị tỳ-khưu trước đây là người làm vườn, từng chăm sóc khu vườn này cho thánh y Jīvaka, mỉm cười nói:

- Cộng lại tất cả những điều kiện ấy là chúng ta đã có một khu vườn xoài tươi tốt. Tuy nhiên, có một yếu tố quyết định làm cho ngôi vườn này sây quả, vượt trội các nơi khác, ấy là yếu tố tâm, là tấm lòng, là có cái tâm thương yêu, cảm ứng vào đấy nữa, bạch đức Thế Tôn!

- Hay thay là yếu tố tâm! Đức Phật khen ngợi, đưa mắt một vòng, ngài nói tiếp - Vậy, ai có ý kiến gì về khu vườn của mình nữa không?

- Dạ thưa có, bạch đức Thế Tôn! Mảnh đất tốt chính là đức tin, có đức tin vững vàng rồi ta sẽ trồng cây giống tốt lên trên ấy. Cây giống tốt chính là tất cả mọi thiện pháp. Phân và nước chính là những công phu hành trì để tưới tắm thêm cho những thiện pháp ấy. Công chăm sóc chính là nỗ lực, tinh cần, cố gắng, chăm chuyên tu tập đừng có lười biếng, dễ duôi, giải đãi. Thời tiết nắng mưa thuận lợi chính là tạo thêm những duyên lành; duyên lành ấy có thể là nghe pháp, có thể là lựa chọn bạn lành, tìm trú xứ thích hợp như núi rừng, hang động, xa chốn thị thành huyên náo; gần gũi thiện hữu trí thức, tu tập tứ vô lượng tâm... Biết cắt tỉa những cành nhánh vô dụng, khô cỗi chính là trí tuệ; bởi trí tuệ có khả năng cắt bỏ, đốn bỏ, đoạn lìa những gai chướng, những trở ngại; biết dọn sạch cỏ rác ở trong tâm. Đấy chính là khu vườn của những tỳ-khưu biết tu tập, bạch đức Thế Tôn!

- Khá lắm! Đức Phật khen ngợi - Ai có thể nghe được khu vườn này nói với chúng ta điều gì nữa không?

Mọi người im lặng. Đức Phật dạy tiếp:

- Một vị tỳ-khưu tu tập trong giáo pháp của Như Lai cũng phải biết cách săn sóc một khu vườn xoài tương tợ như thế mới đạt được thành tựu cuối cùng: cứu cánh của sa-môn hạnh. Nếu khu vườn cho ta thâu hái một mùa bội thu thì thầy tỳ-khưu cũng thâu hái được tứ quả và tứ thánh! Vậy thì các thầy hãy chú tâm lắng nghe, Như Lai sẽ thuyết giảng thêm chút nữa, cũng về ngôi vườn ấy nhưng được nói theo hình tượng khác, ngữ nghĩa khác.

Này các thầy tỳ-khưu! Đức Phật nói tiếp - Giáo pháp của Như Lai có mặt giữa cuộc đời là giáo pháp của trí tuệ và từ bi; nói cách khác là một giáo pháp y cứ trên sự thật, sự thấy biết sáng suốt minh nhiên mà nói ra, mà giảng thuyết. Giảng thuyết cho ai? Cho bất cứ ai có tai để nghe, có trí để tìm hiểu. Giáo pháp ấy được quảng bá nơi này và nơi kia là bởi tấm lòng đối với cuộc đời, bởi tình thương quảng đại, vô vị lợi, là bởi những tâm từ vô lượng mong cho tất thảy chúng sanh đều được nghe pháp, biết tu tập để lắng dịu khổ đau, phiền não, đem hạnh phúc, an vui đến cho mình. Và quả thật đấy là mảnh đất rất tốt. Tuy nhiên, mảnh đất tốt thì phải có hạt giống tốt được chọn lựa kỹ càng. Cái giống tốt ấy chính là những người hữu duyên với giáo pháp, có căn cơ sâu dày sẵn ví như những con trai của Như Lai! Còn nữa, ở đây có những vị tỳ-khưu có mầm giống tốt, tức là có căn duyên từ nhiều đời kiếp, gặp được mảnh đất tốt, được xuất gia trong giáo pháp này. Nhưng người mới được xuất gia ấy, phải làm như thế nào để cho lộ trình phạm hạnh của mình được thông suốt, sự tu tập mau tiến bộ, phát triển và thăng hoa? Đấy có phải là phân và nước cho cái cây kia không?

Một người đáp:

- Thưa phải! Như vậy, phân nước theo nghĩa rộng, chính là đức tin, có giới hạnh, biết nghe pháp, biết học hỏi, biết chiêm nghiệm...

Một người bổ túc:

- Ừ, đúng đấy! Nhưng còn thiếu! Nếu có tín, giới, văn, tư mà không có pháp để hành trì, không có đề mục tu tập phù hợp với căn duyên, tâm tánh mình thì làm sao mà thành tựu được?

- Đúng vậy! Một người thêm ý kiến - Nói chung là tất thảy mọi thiện pháp...

Đức Phật thuyết giảng tiếp:

- Mảnh đất tốt, cây giống tốt cũng có nghĩa là những cây cỏ, những lùm bụi cũng theo đó mà mọc lên, những cành nhánh ăn theo cũng theo đó mà phát triển. Vậy, người có trí phải biết đốn bỏ những cây si, cây sân, cành tham, lùm bụi gai độc chúng cũng cộng cư, hỗn cư ở đấy nữa! Tất cả mọi duyên lành hỗ trợ từ bạn lành, trú xứ, tri túc trong vật thực, y áo, sàng tọa, thuốc men sẽ làm cho các bất thiện pháp khó phát sanh.

Đưa mắt nhìn một vòng, đức Phật cất giọng từ hòa:

- Các thầy lựa chọn trú xứ ở nơi này, với những hiểu biết, liên tưởng về khu vườn như vậy là đúng đắn, là chánh đáng. Hãy học những đức tính của khu vườn! Hãy nỗ lực, tinh cần để khu vườn kia được xanh tươi cây lá, sum suê hoa quả Tứ Thánh!




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/03/2018(Xem: 10606)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
13/03/2018(Xem: 11421)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 23393)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/02/2018(Xem: 14408)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 7882)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
05/01/2018(Xem: 10486)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
21/12/2017(Xem: 7658)
Hôm nay là ngày 9/10/Đinh Dậu, tức ngày 26/11/2017, tại chùa Quang Sơn, xã An Hiệp, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, thay mặt chư Tôn Đức Tăng hiện tiền, cũng như chư Tôn Đức Tăng Ni Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, các Phật tử của Âu Châu hảo tâm, các nhà mạnh thường quân tại Âu Châu, phái đoàn chúng tôi xin gửi lời thăm hỏi chân tình nhất đến bà con hiện diện hôm nay.
18/12/2017(Xem: 8766)
Thuyết Nhân Duyên_Tuệ Thiền Nguyễn Tối Thiện-2017, Để diễn tả sự liên hệ giữa hai sự vật trong vũ trụ, triết học Trung hoa đưa ra nguyên lý Ngũ Hành bao gồm 5 yếu tố tượng trưng cho năm cơ quan tạng phủ hay năm năng lực khí hóa : Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy. Nguyên lý Ngũ Hành có thể được phát biểu như sau : « phàm cái gì hiện hữu đều có cái sinh ra nó, cái khắc nó, cái nó sinh ra và cái nó khắc, tạo thành một toàn thể 5 yếu tố liên hệ chặc chẻ. » Nguyên lý này áp dụng cho các phần tử (éléments) vật chất hoặc các năng lực khí hóa nhưng nó bị giới hạn trong một đơn vị thời gian nào đó tùy theo sự vận hành của yếu tố vật chất nầy.
15/12/2017(Xem: 77160)
Trải hơn 25 thế kỷ, Chánh Pháp của Phật vẫn được tuyên dương và lưu truyền bởi hàng đệ tử xuất gia lẫn tại gia, đem lại giải thoát và giác ngộ cho những ai học hỏi và thực hành đúng đắn. Chánh Pháp ấy là thuốc hay, nhưng bệnh mà không uống thì chẳng phải là lỗi của thuốc. Trong kinh Di Giáo, đức Phật cũng ân cần huấn thị lần chót bằng những lời cảm động như sau: “Thể hiện lòng đại bi, Như Lai đã nói Chánh Pháp ích lợi một cách cứu cánh. Các thầy chỉ còn nỗ lực mà thực hành… Hãy tự cố gắng một cách thường trực, tinh tiến mà tu tập, đừng để đời mình trôi qua một cách vô ích, và sau này sẽ phải lo sợ hối hận.” Báo Chánh Pháp có mặt để góp phần giới thiệu đạo Phật đến với mọi người. Ước mong giáo pháp của Phật sẽ được lưu chuyển qua những trang báo nhỏ này, mỗi người sẽ tùy theo căn tánh và nhân duyên mà tiếp nhận hương vị.
15/12/2017(Xem: 121648)
Văn Hóa Phật Giáo, số 242, ngày 01-02-2016 (Xuân Bính Thân) Văn Hóa Phật Giáo, số 244, ngày 01-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 245, ngày 15-03-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 246, ngày 01-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 247, ngày 15-04-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 248, ngày 01-05-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 249, ngày 15-05-2016 (Phật Đản PL 2560) Văn Hóa Phật Giáo, số 250, ngày 01-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 251, ngày 15-06-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 252, ngày 01-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 253, ngày 15-07-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 254, ngày 01-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 255, ngày 15-08-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 256, ngày 01-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 257, ngày 15-09-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 258, ngày 01-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 259, ngày 15-10-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 260, ngày 01-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 261, ngày 15-11-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 262, ngày 01-12-2016 Văn Hóa Phật Giáo, số 263, ngày 15-12-2016
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567