Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01. Vương Quốc Cổ Xưa

26/10/201308:40(Xem: 27050)
01. Vương Quốc Cổ Xưa
Mot_Cuoc_Doi_01


002

VƯƠNG QUỐC CỔ XƯA




Vương Quốc Cổ Xưa

Truyền thuyết kể rằng, vào một thuở rất xa xưa, từ miền tây bắc Ấn, có một giống dòng dân tộc cao quý, thành lập một quốc độ hùng mạnh. Vị vua đầu tiên chính là tiền thân Phật Sākya Gotama. Trải qua hằng trăm đời vua, họ sống trong cảnh thanh bình, hạnh phúc.

Đến triều đại Okkāka đệ tam thì bắt đầu nảy sinh biến cố. Số là đức vua này có một hoàng hậu là bà Bhattā và bốn hoàng phi là Cittā, Jantū, Jātinī và Visākhā([1]). Bà chánh hậu Bhattā sanh được năm công chúa là Piyā, Suppiyā, Ānanda, Vijitā, Vijitasena và bốn hoàng tử là Okkāmukha, Karakaṇḍa, Hattthinika, Sīnipura(2). Sau khi bà chánh hậu mất, đức vua Okkāka đệ tam lập bà hoàng phi Jantū lên ngôi vị chánh cung. Bà này sanh hạ được một hoàng tử, đức vua vô cùng yêu mến bèn cho bà thực hiện một sở nguyện. Bà này lại chẳng mong ước ngọc ngà, châu báu, chỉ muốn con mình được kế vị ngôi vương mà thôi.

Đức vua Okkāka đệ tam vô cùng khó nghĩ, vì đã hứa thì không thể nuốt lời, vả, nhân cách và trí tài của các hoàng tử đều vô song, lại chẳng có một khuyết điểm nào về đức hạnh. Lập con nhỏ mà bỏ con lớn là mầm mống của tranh chấp, cốt nhục tương tàn còn lưu lại vệt máu ô nhục trong các triều đại.

Chẳng biết trả lời sao với bà hoàng hậu được cưng chiều, đức vua bèn họp bàn cùng với các con. Sau khi nghe rõ mọi chuyện, vị công chúa lớn tuổi nhất là Piyā, thành thật góp ý:

- Phụ hoàng làm vua một nước, không thể thất tín để thiên hạ chê cười.

Hoàng tử Okkāmukha - người mà đức vua đã nhắm là sẽ cho kế vị trong tương lai - cũng đồng ý với chị, nhưng tiếp lời:

- Nói ra xin vương phụ đừng buồn. Người mà vương phụ sủng ái, có tâm địa sâu xa khó lường. Tuy nhiên, xin vương phụ an tâm, chúng con đã có chủ định.

Đức vua Okkāka đệ tam ngạc nhiên:

- Thế ra các con đã biết rõ cả, và các con đã họp bàn cùng nhau rồi?

Năm công chúa và bốn hoàng tử lặng lẽ gật đầu, nhìn vua cha với những tia mắt buồn rười rượi.

Hoàng tử Okkāmukha vòng tay, cúi đầu, cất giọng điềm đạm:

- Chúng con đều đã lớn mà chưa gánh vác được chuyện sơn hà xã tắc, lẽ nào còn để cho vương phụ canh cánh thêm mối ưu tư bên lòng? Vương phụ hãy hứa khả cho hoàng đệ làm thái tử, chúng con chẳng có mối tị hiềm nào. Tuy nhiên, tất cả chúng con sẽ ra đi để xây dựng một vương quốc mới. Chúng con đã quyết chí và chúng con sẽ làm được việc đó.

Công chúa trưởng Piyā cũng đứng dậy tâu:

- Phụ hoàng chớ khá lo lắng. Tổ tiên, dòng họ chúng ta đều là những bậc anh hùng, và dân tộc chúng ta đã từng lập quốc từ những hiểm nguy và gian khổ. Vậy, ngay ngày mai, chúng con sẽ lên đường; phụ hoàng hãy đổi cái sầu thương mà lấy lại niềm vui của tuổi già mới phải.

Nói vậy chứ trước cuộc chia ly không ai giấu được cảm xúc nên nước mắt họ tuôn chảy dầm dề. Năm vị công chúa và bốn vị hoàng tử anh hùng ra đi khi trời đất còn mờ sương, với xe ngựa, binh lính, kẻ hầu người hạ, lương thực, áo quần, tư trang, tư dụng... như là một cuộc thiên di vĩ đại; gần suốt buổi sáng mà toán quân cuối cùng mới khuất cổng hoàng thành.

Đức vua Okkāka đệ tam đứng trên lầu cao, đôi mắt đỏ lệ nhìn theo những vết bụi cuối chân trời xa...

Dưới chân núi Himalaya có khu rừng tên là Hemabāma thâm u, kỳ bí, nổi tiếng là nhiều sư tử, cọp, beo cùng các thú rừng hoang dã khác. Đạo sĩ Kapila dựng một thảo am và ẩn cư ở đây.

Đạo sĩ Kapila đắc bát định và có thần thông. Cả một vùng rừng rộng lớn xanh tươi đầy hoa trái, nước ngọt, cây lành này đều được ngài bảo vệ. Cứ mỗi buổi sáng, trú định..., đi lên, đi xuống từ sơ thiền đến bát thiền, trở lại tứ thiền, xuống tam thiền, nhị thiền, sơ thiền (1); giữ cận định sơ thiền, ngài khởi tâm từ vô lượng, như một làn khí mát mẻ, an lành, đổ đầy tràn ra không gian, bao trùm mọi vật. Các loài thú dữ, lúc rượt đuổi các con thú hiền lành, vào đến ranh giới này, chợt dưng, chúng từ từ dừng lại. Những bản tính hung hăng, dữ tợn, khát máu... bỗng lắng dịu xuống và chúng trở nên hiền lành, thuần hậu. Thế là thời gian sau, khu rừng Hemabāma trở thành một vương quốc an lạc và thanh bình.

Hôm kia, ngồi thiền định trên một tảng đá bằng và cao tại một sườn non, giữa sương mù và khí núi bồng bềnh; lúc đạo sĩ Kapila xả thiền thì sao Mai vừa mọc, vầng trăng hạ tuần lấp ló sau màn mây trắng đục màu sữa; ngài cảm nghe hạnh phúc tuôn tràn thấm đẫm từng chân tơ kẽ tóc, tràn ra cả không gian yên tĩnh. Những cánh chim đêm bình yên qua lại. Một làn gió mát thổi qua, tóc bạc như tuyết trắng của đạo sĩ rung rinh, bay phơ phất. Dường như có cái gì khác lạ. Đạo sĩ Kapila đứng lên, đôi mắt tinh anh, sáng quắc của ngài nhìn xuyên qua sương mù và thấy từ dưới xa chập chờn những ánh lửa. Ánh lửa đứng yên và ánh lửa di động. Chắc là của một đám dân du mục nào? Không phải! Lửa nhiều quá! Lại còn cả những bó đuốc cháy đỏ rực xung quanh những lều vải!

Bỗng, đạo sĩ Kapila ngồi xuống và định tâm. Lát sau, ngài mỉm cười: “Hóa ra là vậy”. Rồi không quản đêm tối, đạo sĩ rời tảng đá, hướng đến phía những đốm lửa, thoăn thoắt bước đi...

Nhắc đến chuyện năm công chúa và bốn hoàng tử cương quyết ra đi lập quốc. Theo lệnh của đại công chúa và hoàng tử Okkāmukkha, họ cứ nhắm ngọn Himalaya mà tiến. Đêm hạ trại, ngày nhổ lều, hơn tháng ròng rã, họ dừng chân nơi một khu rừng xanh thắm, tươi đẹp.

Suốt quãng đường xa xôi, tuy vẫn nghe theo lời chị và anh, nhưng các hoàng tử trẻ không ngớt càu nhàu. Họ nói:

- Với cái trí và cái tài của chín đầu óc chúng ta, với mười tám cánh tay trẻ trung, sức lực, với số quân tình nguyện mấy ngàn nhân mã thiện chiến, với những viên kiện tướng và dũng tướng vô địch như thế này thì đánh bất kỳ quốc độ nào trong cõi Diêm-phù-đề, chúng ta cũng thắng cả! Vậy tội gì không chiếm một nước giàu mạnh nào mà sinh sống, mà phát triển bản lãnh tài cao; lại đi vào non sâu, tuyết lãnh để đuổi thỏ, bắt chồn?

Đại công chúa Piyā ôn tồn nói:

- Này em! Chúng ta chưa mất giang sơn mà đã đau khổ như thế này, huống hồ là kẻ bị đánh chiếm sơn hà xã tắc? Hãy đặt mình trong hoàn cảnh của họ, thì em sẽ hiểu tại sao không nên làm việc thất nhân đức ấy.

Hoàng tử Okkāmukha tiếp ý chị, cười cười nói:

- Các em có biết người anh hùng là thế nào chăng?

Hoàng tử trẻ nhất đáp:

- Anh hùng phải là người có chí lấp biển vá trời, với hai bàn tay không mà làm nên sự nghiệp.

Hoàng tử Okkāmukha gật đầu tán đồng:

- Đúng thế! Các em đều là những bậc anh hùng. Lẽ nào bậc anh hùng lại đi đánh cướp của người khác? Bậc anh hùng lại ngồi trên đống sự nghiệp mà người ta đã gầy dựng sẵn cho mình hay sao?

Các hoàng tử trẻ hiếu thắng, hiếu chiến nín lặng, nghẹn họng! Bây giờ thì họ hoàn toàn tín phục sự hiểu biết của chị và của anh rồi.

Hôm ấy, vừa hạ trại xong, họ cảm thấy như đã trút hết mọi mệt mỏi đường xa, vì nơi họ tìm được, cảnh trí xinh đẹp quá, tốt tươi quá.

Hoàng tử Okkāmukha lấy gươm xắn một miếng đất, nếm, ngửi rồi nói:

- Đất đai như tươm rỉ mật và chất béo. Còn khắp nơi thì trái cây đủ loại chín mọng, lủng lẳng trên cành. Vậy sự sống của chúng ta khỏi phải lo rồi.

Ai cũng hớn hở vui cười.

Đêm xuống, cả chín người quây quần bên đống lửa trại, vừa ăn uống vừa chuyện trò say sưa cho đến gần sáng, không ngủ được. Cái chí lập quốc như nung chín bầu máu nóng của họ. Sau rốt, hoàng tử Okkāmukha kết luận:

- Chắc chắn chúng ta sẽ khai sinh được một quốc độ hùng cường và giàu mạnh ở tại đây, ngay tại khu rừng mênh mông và trù mật này.

Chợt một tiếng nói vẳng lại sau lưng họ:

- Đúng vậy! Nhất định các cháu sẽ làm được điều kỳ diệu và phi thường ấy.

Mọi người quay lại. Một đạo sĩ già như núi tuyết, gầy guộc, xương kính như lão mai; rắn chắc và vững chãi như tòng bách; y áo kết bằng vỏ và lá cây; đôi mắt sáng lấp lánh như hai vì sao; dung nghi tiêu sái, thoát trần dường như đã đứng đó từ lâu lắm, đang nhìn họ, tủm tỉm cười. Không hẹn mà cả bọn cùng cúi đầu, chấp tay:

- Chúng con kính chào tiên nhơn lão trượng!

Người ấy là đạo sĩ Kapila. Ngài thân mật ngồi xuống bên đống lửa trại, vui vẻ nói:

- Ừ! Các cháu gọi ta bằng tiên nhơn là đúng, vì sau khi từ bỏ xác phàm ở đây, ta sẽ hóa sanh lên một tầng trời cao nhất, cao hơn hết thảy mọi loài trong tam giới. Thế không là tối thắng tiên nhơn là gì!

Mọi người không hiểu, lộ vẻ ngơ ngác. Đạo sĩ Kapila không giải thích, lại nói sang chuyện khác:

- Còn một việc rất lạ lùng. Ta chính là tằng tổ của hằng chục, hằng trăm tằng tằng tổ tổ của các cháu. Ta là vị vua đầu tiên, lập ra quốc độ đầu tiên, truyền thừa cho đến những đứa cháu chắt không biết bao nhiêu đời mới đến vua Okkāka(1)đệ tam, là phụ hoàng của các cháu bây giờ đấy!

Ai cũng mở lớn đôi mắt. Thương hại, đạo sĩ Kapila bèn kể cho bọn công chúa và hoàng tử nghe kết quả của khả năng thần thông có thể thấy biết rõ ràng các kiếp sống quá khứ ra sao. Lại còn kể sơ các tiền kiếp của chính đạo sĩ nữa. Ngài mở hé cánh cửa bí mật về các kiếp sống của chúng sanh trong vòng trôi lăn sinh tử nghiệp báo giữa ba cõi sáu đường. Ôi, biết ra thì thật là đáng hổ thẹn. Trong vòng trầm luân sinh tử ấy, chúng sanh đã từng làm chồng, làm cha, làm vợ, làm anh, làm em... của nhau, rồi lại tái đi, diễn lại mãi mãi như thế! Ôi! Cái dòng sinh tử ấy thật là vô luân, bậy bạ hết sức. Ai không đủ định tâm, định lực, chắc sẽ vì hổ thẹn phải tá hỏa tam tinh mà chết mất thôi!

Bọn công chúa, hoàng tử kính cẩn cúi đầu lắng nghe. Ôi! Quả là những điều quá mới lạ. Họ rùng mình, lạnh gáy. Họ cảm thấy chán nản sự sống, chán nản mọi chuyện được mất, hơn thua, thành bại trong cuộc đời. Chúng chỉ là những cuộc chơi ảo mộng và bi tráng! Lại mang kịch tính dở khóc dở cười...

Vị hoàng tử lớn tuổi nhất, là Okkāmukha chợt quỳ xuống:

- Thưa tiên nhơn! Hãy cho cháu xuất gia làm đạo sĩ. Hãy cho cháu bước ra khỏi vòng tử sinh vô luân kinh khiếp ấy.

Đạo sĩ ái ngại, lắc đầu:

- Vô ích thôi, cháu ạ!

- Tại sao?

- Tại sao ư? Tại vì xuất gia đạo sĩ như ta cũng chưa được kết quả như ý nguyện. Nhờ công phu thiền định, hết kiếp này, ta sẽ hóa sanh lên cõi trời cao nhất. Nhưng khi hết phước báu thiền định rồi, ta cũng phải rơi xuống trở lại thôi. Vẫn còn bị sinh tử, sinh tử mãi mãi. Ta chưa tìm ra con đường thoát ra luân hồi sinh tử, các cháu ạ!

Hoàng tử Okkāmukha ngạc nhiên:

- Vậy ai là người đã vượt thoát ra được?

- Ồ, ta cũng không biết. Vả chăng, đấy cũng là con đường mà ta đang thao thức, trăn trở. Ta đã tìm kiếm rất lâu, đã trải qua vô lượng vô biên kiếp sống. Nhưng khó khăn như mò kim đáy biển, xem ra, còn dễ dàng hơn là tìm kiếm con đường thoát khổ, các cháu có biết thế không?

Họ lắc đầu thiểu não. Rồi họ thở dài. Chợt đạo sĩ Kapila cười lớn:

- Nhưng đấy là bổn phận của ta, chứ không phải là trách nhiệm của các cháu. Công việc trước mắt của các cháu là phải hăng say mà lập quốc, các cháu có hiểu thế không?

Hoàng tử Okkāmukha nhíu mày:

- Dạ thưa, không hiểu ạ!

Đạo sĩ Kapila lại phải ân cần giải thích:

- Thật khó cho các cháu hiểu ngọn ngành, nhân quả được. Nhưng mà này, không biết các cháu có tin không, ta biết rõ dòng tâm và dòng nghiệp của các cháu. Ta còn biết, các cháu chưa xuất gia được, nhưng các cháu sẽ tạo nên được một dòng tộc anh hùng, mãi còn lưu thanh danh trong lịch sử, ngay tại đây, tại mảnh đất này. Các cháu không thể làm khác được.

Vì tin tưởng đạo sĩ, mọi người quyết tâm cùng xây dựng quốc độ. Tuy nhiên, đạo sĩ lưu ý rằng:

- Nơi đây rất nhiều thú dữ. Ta sẽ cố gắng bảo vệ an toàn cho các cháu, nhưng các cháu phải hứa khả với ta một điều.

- Xin cho nghe!

- Các cháu không được giết bất cứ một con thú nào trong khu rừng Hemabāma này. Chỉ một niệm sát khởi lên trong tâm các cháu, là các cháu đã tự giết hại mình rồi.

Họ không hiểu. Đạo sĩ Kapila, chính là tiền thân Phật Sākya Gotama, bèn bảo mọi người hãy yên lặng, kể cả quân lính, cả những thuộc hạ tùy tùng, phục dịch. Rồi đạo sĩ nhắm mắt, ngồi kiết già, nhiếp tâm, trú định từ vô lượng. Lát sau, một làn khí sung mãn do từ vô lượng định tỏa ra, tràn đầy châu thân, tràn đầy ra bên ngoài, bao trùm cả không gian lớn rộng. Thế rồi, làn khí tâm từ ấy còn len lỏi, thấm nhập cả từng mảy chân lông, tế bào của mọi người; lan đến cả đầu cây, ngọn cỏ, sinh vật muôn loài...

Lâu lắm, đạo sĩ xả định, mở mắt nhìn mọi người, tủm tỉm cười:

- Các cháu cảm nhận được điều gì đó chứ?

Họ đáp:

- Thưa, có cái gì đó rất mát mẻ, rất an lành, tẩm mát khắp mọi nơi, mọi chỗ.

Đạo sĩ gật đầu:

- Đúng vậy! Cái đó là định của tâm từ. Cái làn khí mát mẻ, an lành ấy là do tâm từ tỏa ra. Ta đã tu tập rất lâu cái tâm từ vô lượng định ấy, các cháu ạ! Bây giờ các cháu hãy lắng nghe ta hỏi đây.

- Thưa vâng!

- Khi nào làn khí từ tâm mát mẻ, an lành ấy len thấm vào trong tâm các cháu rồi thì những trạng thái như nóng nảy, bứt rứt, khó chịu, hung dữ, độc ác... có khởi lên ở trong tâm các cháu không?

- Thưa không!

Đạo sĩ đưa mắt nhìn ra xa:

- Trước đây, khu rừng này nổi tiếng là nhiều thú dữ, nên ta phải tu tập định tâm từ, làm cho tâm từ ấy sung mãn, bao trùm mọi loài, mọi vật. Các loài thú dữ ấy sống ở đây lần hồi được làn khí mát mẻ, an lành ấy nhiếp phục, cảm hóa mà trở nên hiền lành, không còn khởi tâm giết hại nhau nữa. Vì đói quá nên chúng phải đi thật xa nơi này, các cháu có hiểu điều đó không?

- Thưa hiểu ạ!

- Vậy thì khi mà các cháu khởi niệm sân, niệm sát... có phải là các cháu đã làm dấy động niệm sân, niệm sát ở trong tâm các loài thú dữ không?

- Đúng vậy!

- Các cháu giết chúng thì chúng sẽ giết các cháu lại, có đúng thế không?

- Hoàn toàn đúng.

- Vậy thì muốn cho thú dữ đừng giết hại mình, các cháu phải làm sao? Làm sao để các cháu có thể tự bảo vệ mình?

Hoàng tử Okkāmukha nói:

- Thưa, thứ nhất là đừng khởi tâm giết hại, thứ hai là phải tu tập từ tâm như tiên nhơn đạo sĩ đã từng tu tập.

Đạo sĩ Kapila mỉm cười:

- Đúng vậy! Rồi ngài giải thích thêm - Chính sự không giết hại đã là thành trì thứ nhất bảo vệ sanh mạng cho các cháu. Tuy nhiên, thành trì thứ nhất ấy chưa được an toàn, các cháu phải xây dựng thêm thành lũy thứ hai: ấy là tu tập định của tâm từ rồi ban rải làn khí an lành, mát mẻ ấy ra xung quanh! Nếu mọi người ai cũng không giết hại, ai cũng tu tập định từ tâm, ai cũng làm cho lan tỏa sự an lành, mát mẻ... thì nó sẽ tạo nên một cộng lực vĩ đại, một năng lực vĩ đại bao trùm mọi loài, mọi vật. Và chính đấy mới là thành trì kiên cố, vững chắc nhất bảo vệ sanh mạng an toàn cho tất thảy mọi người.

Đám đông quan và lính ở xung quanh lao nhao:

- Khó quá! Khó quá!

- Thế là không được ăn thịt rừng rồi!

- Cả gia súc nữa!

- Cả lươn, chạch, cua, cá... cũng cấm luôn!

Đại công chúa Piyā và hoàng tử Okkāmukha cảm thấy rất khó xử. Lời của tiên nhơn đạo sĩ là sự thật, mà ý kiến phần đông cũng là sự thật. Tất cả họ không phải đạo sĩ xuất gia mà là những chiến sĩ can trường nơi trận mạc, vừa quen đời sống chém giết vừa quen ăn thịt, uống rượu...

Đạo sĩ Kapila dĩ nhiên hiểu tâm sự ấy, nên ngài mở lối thoát:

- Ở đây sẽ có một số ít người thọ trì được điều ấy, còn phần đông thì không thọ trì được. Ta hiểu vậy. Nhưng có còn hơn không! Nếu một số ít trong chư vị kiên trì tu tập thì năng lực ấy từ từ sẽ lan tỏa ra xung quanh...

Hoàng tử Okkāmukha gật đầu:

- Vâng! Cháu sẽ là người thứ nhất ấy!

Đại công chúa Piyā cũng đáp:

- Và cháu sẽ là người thứ hai!

Rồi lần lượt có một vài công chúa và hoàng tử khác tự nguyện noi gương anh và chị. Một thanh niên dũng tướng to cao, cất giọng ồm ồm:

- Tôi có một đề nghị. Tất cả tướng lãnh quân sĩ nếu muốn săn thịt thú rừng thì hãy đi cho thật xa khu rừng Hemabāma này. Ấy cũng là một biện pháp nhỏ đóng góp vào sự bảo vệ an toàn sanh mạng chung cho mọi người.

Đạo sĩ Kapila mỉm cười:

- Được vậy là tốt! Được vậy cũng là quý rồi!

Mấy ngày hôm sau, đạo sĩ Kapila tận tình dẫn bọn công chúa, hoàng tử đi xem một vòng khắp các khu rừng. Do khả năng trí nhớ tiền kiếp, đạo sĩ chỉ bày, giảng nói cặn kẽ cho họ nghe về từng thế núi, từng cuộc đất. Nơi nào nên làm ruộng, làm rẫy, lập vườn. Nơi nào nên xây dựng nhà cửa, làng mạc. Nơi nào nên thiết lập các công xưởng, kho, trạm... Nơi nào hợp phong thủy để xây dựng kinh đô. Ngài lại còn chỉ cách lấy các nguồn nước để ăn uống, sinh hoạt, tăng gia sản xuất... Nguồn thức ăn vô tận của họ là trái cây nên các khu rừng được giữ gìn và bảo vệ chu đáo.

Lương thực của hằng ngàn người mang theo được sử dụng trong sáu tháng, lại có trái cây và thịt thú rừng săn bắt các miền xa nên thời hạn này được kéo dài hơn. Nhờ đất đai màu mỡ, nguồn nước tưới tiêu vô tận... nên mùa màng bội thu; các loại nông sản, thực phẩm, rau trái... sung mãn, dư thừa. Chỉ cần làm một vụ là ăn trọn năm.

Thế rồi, từng xóm nhà, từng thôn làng cứ lần lượt hiện ra. Các cánh đồng, những khu vườn, những con đường, những cây cầu... được tiếp nối từ thung lũng này sang bình nguyên nọ.

Hoàng tử Okkāmukha và đại công chúa đúng là những tay lãnh đạo tài ba, thông suốt và quán xuyến nhiều lãnh vực. Họ bắt đầu lên bản vẽ để xây dựng kinh đô. Ba hoàng tử và bốn công chúa còn lại dẫn tướng sĩ, quân lính thuộc hạ và người thân tín của mình đi xa hơn, thành lập bảy ấp tụ lạc bao quanh kinh đô, tạo nên thế liên hoàn rất thuận lợi trong việc phòng thủ, ứng cứu lẫn nhau.

Hôm kia, vào lúc rảnh rỗi, khi mà các công việc đã đi vào nề nếp, đại công chúa nói chuyện với hoàng tử Okkāmukha:

- Huyết thống anh hùng của chúng ta cần phải được gìn giữ. Chị là chị trưởng nên có quyền hành quyết định như cha, như mẹ. Các em, nam nữ tám người phải kết hôn với nhau, thành lập gia đình để bảo vệ dòng máu. Chị phải tuyên triệu một cuộc họp để thông báo về điều ấy. Chị nói trước cho em hay để chuẩn bị tâm lý!

Hoàng tử Okkāmukha phản đối:

- Anh em cô cậu lấy nhau thì em đã có nghe, có thấy, nhưng anh em ruột thì ai mà làm thế được? Em nhất định chống đối đến cùng!

Đại công chúa Piyā cảm thấy rất khó xử. Nhưng huyết thống anh hùng không thể để cho chảy loãng sang dòng họ khác; nên đại công chúa đến hỏi ý kiến đạo sĩ Kapila.

Ngài nói:

- Việc này ta không xen vào được.

Đại công chúa Piyā hỏi khó đạo sĩ:

- Nhưng tiên nhơn có bảo, là trong vòng trôi lăn sinh tử, chúng sanh khi làm chồng, làm cha, làm mẹ, làm vợ, hoặc làm con cái của nhau... chẳng có tuân theo một thứ luân lý nào cả?

Đạo sĩ đáp:

- Đúng vậy!

Đại công chúa Piyā bèn họp các em lại nói chuyện rồi cao giọng kết luận:

- Có nghe sự thật ấy không? Luân lý thế gian chỉ là trò áp đặt của con người. Vậy từ rày về sau, ở quốc độ này, chúng ta đưa ra một thứ luân lý mới, cho anh em ruột, được quyền lấy nhau để bảo vệ huyết thống. Chúng ta sống, làm việc, lập gia đình không phải cho cá nhân mình mà là cho cả dòng họ. Tổ tiên chúng ta quyết định điều ấy chứ không phải chúng ta lựa chọn.

Lý luận lạ đời của đại công chúa không ai cãi lại được. Đại công chúa làm những quẻ thăm để tác hợp tám em trai và gái thành bốn cặp vợ chồng. Uy quyền của đại công chúa như uy quyền của một bà mẹ độc đoán, nên mọi người đành phải cúi đầu tuân thủ.

Thế rồi, mấy chục năm sau, một vương quốc mới được thành lập dưới chân núi Himalaya, lấy tên là Kapilavatthu để nhớ ơn đạo sĩ Kapila! Quốc độ ấy càng ngày càng lớn mạnh, danh tiếng lan xa đến các nước xung quanh. Đức vua Okkāka đệ tam nghe tin như thế, hoan hỷ quá, thốt lên:

- Đúng là những đứa trẻ anh hùng! Các con của ta quả thật là những lõi cây sồi!(1)

Những “lõi cây sồi”, sau này được mang thêm nghĩa “dòng dõi anh hùng” do nghĩa Phạn ngữ là “Sākya”, nên về sau, chủng tộc ấy được lấy tên là Sākya rồi được truyền ngôi từ đời này sang đời khác. Nếu tính từ đời Okkāmukha đến đời vua Jayasena là trải qua nhiều hậu duệ truyền ngôi. Sau đức vua Jayasena là đức vua Sīhahanu, rồi đến Suddhodana là phụ vương của hoàng tử Siddhattha vậy.



(1) Theo Dictionnary of Pāli Proper Names, Vol-1 trang 461- by G.P. Malalasekera - Motilal Banarsidass Publishers Private Limited - Delhi.

(2) Như chú thích trên.

(1)Bốn tâm từ, bi, hỷ, xả tương ứng vơi 4 tầng thiền. Ví dụ, sơ thiền không thể có xả vô lương được.

(1)Theo Mahāvaṃsa - thì hậu duệ của vua Okkāka là Nipuṇa, Candamukha, Sivisañjaya, Vessantara, Jāli, Sīhavāhana và Sīhasena...

(1)Nguyên văn: “Sākya vata bho kumārā, paramasakyā vata bho rājakumārā!”







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2013(Xem: 6133)
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài trả lời phỏng vấn của Paul F. Knitter, Giáo sư thần học về các Tôn giáo Thế giới và Văn hóa tại Chủng viện Union ở Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách “Không Học Phật, Tôi Đã Không Thể Là Một Con Chiên- Without Buddha I Could Not Be A Christian”.
21/01/2013(Xem: 5974)
Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội.
21/01/2013(Xem: 5774)
Tiến sĩ Thupten Jinpa chuyển vai trò thông dịch sang thuyết trình. Ông bắt đầu với lý thuyết Phật giáo thời kỳ sơ khởi về nguyên tử và đề cập đến các xu hướng giản hóa luận trong thời kỳ này. Ông cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ quan điểm giản hóa luận nào của các nhà tư tưởng Phật giáo đã quy giản tâm thức về vật chất thuần túy. Nhà hiền triết Aryadeva, đệ tử của đạo sư Long Thọ, đã viết các tranh biện với các luận thuyết thời kỳ sơ khởi là ở trong khía cạnh các quan điểm về tính rời rạc và về lý nhân quả. Trong khuôn khổ của Hai Chân lý thì tất cả các trường phái tư tưởng Phật giáo đều đồng quan điểm về chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng nếu Cơ học Lượng tử được luận giải trong bối cảnh này, thì sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
28/12/2012(Xem: 10259)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
17/12/2012(Xem: 4095)
Nhu cầu cần thiết để tổ chức khóa tu dưỡng giảng sư là để tạo điều kiện cho Tăng Ni và trụ trì các Tự Viện có đủ năng lực phục vụ Đạo Pháp, mở ra và định hướng cho thế hệ trẻ tương lai, đem Đạo Phật vào tận các nơi xa không có hình bóng chư tăng hoằng pháp.
10/10/2012(Xem: 9384)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
03/10/2012(Xem: 3086)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính. Đây là sự thật, không cần phải tìm hiểu lý do. Động vật cũng thế. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc, không muốn đau đớn và bất hạnh. Ta cũng không cần phải chứng minh điều này. Trên cơ bản này, ta có thể nói rằng mọi người đều có quyền lợi để có một đời sống hạnh phúc và khắc phục khổ đau.
25/08/2012(Xem: 9207)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
15/08/2012(Xem: 11831)
Cuốn sách này ghi lại những lời phỏng vấncủa Hội Phật Học Đuốc Tuệ với Thầy Thích Nhật Từ, nhân dịp Thầy hoằng pháp ởHoa Kỳ năm 2004. Người Phật tử hải ngoại hôm nay, tronghoàn cảnh “một chốn đôi quê” đang ấp ủ những nỗi niềm cần được giải đáp. Niềmriêng là đối với đạo pháp và dân tộc. Niềm chung là với Phật giáo và thế giới. Chúng ta đang đi vào thế kỷ XXI và cũnglà những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3. Thời gian cứ trôi đi, trôi mãi chẳngchờ đợi ai! Cuộc đời cũng cứ chảy theo dòng sông không hề ngừng nghỉ. Vấn đề đặtra là, chúng ta đã làm được gì cho cuộc sống hôm nay và ngày mai? Nghĩ xa hơn nữathì đạo Phật đã chuyển hóa được những gì trên địa cầu này và đã đóng góp đượcnhững gì cho nhân loại hôm nay cùng tất cả chúng sinh mai sau?
02/08/2012(Xem: 16831)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]