Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thử luận về sự tồn tại và phát triển của PG.

09/04/201317:16(Xem: 3657)
Thử luận về sự tồn tại và phát triển của PG.


THỬ LUẬN VỀ SỰ TỔN TẠI
VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO

GS.NGÔ GIA HY

---o0o---

Sự sống và sự chết luôn luôn là một ám ảnh của con người. Vừa mới lọt lòng ra đã bắt đầu chết rồi, mà chết sẽ ra sao và đi về đâu? Đức Phật Thích Ca hơn 2500 năm về trước cũng đã tự đặt câu hỏi này. Ngài đã dày công đi tìm sự giải đáp qua những nhà hiền triết, ẩn dật và tu hành, nhưng không có kết quả. Sau cùng chính Đức Phật đã tự tìm thấy lời giải đáp. Sống và chết, tồn tại và mất đi chỉ là những dạng biến hoá của sự vật theo quy luật duyên sinh, nhân quả và luân hồi .

Người đã đi tìm sự vật ở ngoài bản thân và không biết rằng nó đã có sẵn ở nội tại con người. Không có một siêu lực nào định đoạt vận mạng của con người, trong kiếp này cũng như trong kiếp sau. Chính con người là chủ vận mạng của mình .

Phật pháp như vậy đã trả lại cho người một quyền lực tối hậu và một địa vị cao quý nhất trong hoàn vũ. Không những thế mỗi người đều có tâm Phật, còn lại là làm thế nào để giữ nó và phát huy nó. Phật không những đã chỉ cho ta lối đi mà còn dạy cho ta cách đi, nhưng đi tới hay không thì mỗi cá nhân phải tự bản thân mình làm việc này. Thiết nghĩ đây là một lý do chính của sự tồn tại và phát triển Phật pháp .

Phật pháp còn đem lại cho con người một nếp sống lạc quan, và tự tin mà không phải dựa vào một thế lực nào với điều kiện là thể hiện được tâm Bát nhã ba la mật tức vô phân biệt, tự tại an nhiên. Đạt được điều này sẽ hết lo và sợ, hết hận thù và chám giết. Tâm sẽ bình thì thiên hạ sẽ bình. Phật giáo không truyền giáo bằng gươm giáo, quyền hành, tiền bạc mà bằng tự sự giác ngộ và giác tha. Phật pháp như vậy là hiện thân của hoà bình. Trên thế gian này có bao nhiêu người không chuộng hoà bình, ngoại trừ những kẻ lấy chiến tranh và chém giết làm lẽ sống .

Một nguyên nhân thứ ba của sự tồn tại và phát triển Phật giáo, là Phật giáo không phải là một tôn giáo theo ý nghĩa thông thường mà là một Đạo, một con đường sống, một vũ trụ quan và nhân sinh quan mà bất kể ai và ở đâu, lúc nào cũng có thể theo được. Kinh kệ, cơ sở thờ phượng, tổ chức chỉ là những phương tiện chứ không phải là những yếu tố định đoạt. Nói một cách khác, đạo Phật là của mọi người chứ không phải là một độc quyền của một dân tộc, một quốc gia hay một vùng lãnh thổ nào. Phật giáo cũng không tranh giành ưu thế với các tôn giáo khác. Vạn sự đã là sắc –không nữa là địa vị và ưu thế .

Ở thời nhà Trần, Phật giáo được coi như quốc giáo vì chính vua là người thấm nhuần Phật pháp. Còn các vị tu hành đâu có màng tới chức vị trong triều đình và ngoài thế gian .

Sau cùng, chính vì những tính chất trình bày ở trên mà Phật giáo không hề có tham vọng chiếm địa vị độc tôn trong một con người cũng như một xã hội, một quốc gia …Một hành giả vẫn có thể đến nhà thờ Ki Tô giáo, một người theo đạo Ki Tô vẫn có thể theo Phật pháp. Phật chưa bao giờ đòi hỏi một người phải từ bỏ sự tín ngưỡng gốc của mình hay người Việt Nam phải dẹp bàn thờ tổ tiên.

Đấy là những lý do để Phật giáo tồn tại và phát triển trong các nền văn hoá .

(Nguyện san Giác Ngộ số 54 / 2000)

---o0o---
Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2014(Xem: 10391)
Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch.
20/12/2013(Xem: 30081)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 14784)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 12712)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 15851)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 12610)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
14/12/2013(Xem: 30559)
Năm 2006, khi tôi viết thư xin phép Thiền sư Bhante H. Gunaratana để dịch quyển tự truyện cuộc đời ngài, Hành Trình Đến Chánh Niệm (Journey To Mindfulness), Thiền sư không những đã từ bi hoan hỷ cho phép, mà còn giới thiệu về quyển sách mới của ngài, Eight Mindful Steps To Happiness. Do duyên lành đó hôm nay bản dịch của quyển sách trên được đến tay độc giả với tựa Bát Chánh Đạo: Con Đường Đến Hạnh Phúc.
14/12/2013(Xem: 9437)
Nói đến tu hành là nói đến tội phước, nếu không rõ tội phước tức là không rõ sự tu hành. Nếu người tu mà cứ lao mình trong tội lỗi, ấy là người tạo tội cho không phải là người tu hành. Mọi sự an vui và đau khổ gốc từ tội phước mà sanh ra. Vì thế muốn thấu hiểu sự tu hành chúng ta phải thấu hiểu tội phước. Tội phước là những hành động thiết thực trong cuộc sống nầy, không phải là chuyện siêu huyền mờ ảo đâu đâu. Thế nên người tu hành phải thấu đáo, phải phân rành vấn đề tội phước.
11/12/2013(Xem: 19319)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
11/12/2013(Xem: 17665)
Đi tu không có nghĩa là phải vào chùa, cạo bỏ râu tóc mà phải được hiểu rộng rãi hơn nhiều! Đi tu là một quá trình khám phá tâm linh. Chúng ta học ứng dụng những lời Phật dạy trong đời sống hàng ngày của mình. Tu là chuyển hóa bản thân, từ vô minh đến trí tuệ, là tìm kiếm, khám phá con đường đưa đến hạnh phúc và an lạc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567