Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyển Hóa Tâm Thức Vấn Đề Thời Đại.

09/04/201317:11(Xem: 4291)
Chuyển Hóa Tâm Thức Vấn Đề Thời Đại.


Chuyển Hóa Tâm Thức Vấn Đề Thời Đại

Thích Phước Đạt

Thiết nghĩ, tất cả những vấn đề nan giải phức tạp của cuộc sống hiện đại hôm nay có thể giải quyết tận gốc rễ bằng con đường chuyển hóa tâm thức của từng cá nhân trong từng xã hội.

Thật ra, con đường chuyển hóa này đã được Đức Phật và các bậc Thánh kinh qua, thực chứng và tuyên thuyết cách đây hơn 2.500 năm:

"Khó nắm giữ, khinh động

Theo các dục quay cuồng

Lành thay, điều phục tâm

Tâm điều, an lạc đến".

(Pháp Cú số 35)

Vấn đề đặt ra là bạn phải hiểu rõ cơ chế hoạt động của tâm. Bởi lẽ, từ ngàn xưa, trong tâm tưởng vẫn còn đó những bức tường vọng kiến xây dựng trên tòa nhà sa mạc hoang vu. Khi bạn khám phá ra được cách thức đập vỡ bức tường vọng kiến chính là lúc bạn bắt đầu tạo ra sự chuyển biến của thân và tâm. Tại đây, tâm ý được tẩy rửa hay được tống sạch mọi yếu tố có thể gây nhiễu loạn, dẫn đến thanh tịnh thân tâm, sự thanh thản nội tại tâm hồn:

"Nếu với ý thanh tịnh

Nói lên hay hành động

An lạc được theo sau

Như bóng không rời hình".

(Pháp Cú số 2)

Thật là niềm hạnh phúc vô biên khi tâm thức bạn bước ra ngoài những tâm lý thường tình: lòng tham dục, khát ái, chấp thủ từng ăn sâu vào tâm thức. Tham muốn, khao khát, đam mê, say đắm là những biểu hiện của ái dục thường xuyên có mặt trong tâm thức bạn. Thật quá tế nhị đến nỗi bạn khó nhận ra khi lòng tham muốn dẫn dắt tâm thức mình đam mê một đối tượng bên ngoài có hình dáng, hương vị hấp dẫn. Trong những tình huống, môi trường như vậy, sự chuyển hóa tâm thức cần phải được khởi động bắt nguồn từ sự chánh niệm tỉnh giác. Tại đây, sự quán sát đối tượng quán niệm sẽ chuyển hóa nguồn năng lực ham muốn thành đối tượng để chánh niệm và phòng hộ:

"Tâm khó thấy, tế nhị,

Theo các dục quay cuồng

Người trí phòng hộ tâm

Tâm hộ, an lạc đến"

(Pháp Cú số 36)

Hẳn nhiên, sự thiết lập trật tự mới của tâm thức được bắt đầu bằng chánh niệm. Đó là điều chỉnh toàn bộ hoạt động suy nghĩ, tư tưởng từ bên trong cho đến biểu lộ hành vi bên ngoài của bạn. Trong đó, tỉnh giác là sức mạnh giúp bạn vượt qua ngoài thế giới mộng tưởng đầy ắp đam mê cuồng nhiệt, hay những cơn lốc xoáy xung đột tâm lý của tư tưởng. Bấy giờ, nội tâm được an trú vào đối tượng bằng sự tĩnh lặng, không còn phân biệt giữa những cái được yêu thích và những cái không được yêu thích, giữa lòng khao khát muốn nắm giữ chiếm đoạt hay khước từ, lo âu đầy sợ hãi.

Sự tỉnh thức sẽ làm tăng trưởng khả năng hiểu biết sự thật vô thường, vô ngã của cuộc đời. Ý thức và an trú thường xuyên trạng thái an lạc này, bạn sẽ có cơ hội để sống hạnh phúc. Bởi lẽ, hạnh phúc chỉ có mặt khi bạn hiểu rõ: "Cái này không phải là ta, là tự ngã của ta". Suy nghĩ thường xuyên về câu kinh trên sẽ giúp bạn điều chỉnh toàn bộ mọi suy nghĩ, tư tưởng, việc làm của bản thân:

Tâm không đầy tràn dục

Tâm không hận công phá

Đoạn tuyệt mọi thiện - ác

Kẻ tỉnh không sợ hãi"

(Pháp Cú số 39)

Thế nên, sống trong thế giới đầy khổ đau này, bạn không thể không thực nghiệm một đời sống chuyển hóa tâm thức hướng thượng. Trong mỗi cá nhân, có một xu thế nội tại luôn luôn đòi hỏi phải lớn lên, phát triển mở rộng. Tuy nhiên, tất cả những thành tựu của nhiều lãnh vực khác nhau như văn hóa, kinh tế, khoa học, kỹ thuật, công nghệ... đều bắt nguồn từ sự tỉnh giác nội tâm. Hơn ai hết, nếu bạn là một người Phật tử chân chính, chắc bạn sẽ hiểu rõ ý nghĩa lời Đức Phật dạy: Tâm làm chủ các pháp. Điều này có nghĩa rằng hễ cá nhân nào làm chủ được tâm mình, thì người đó hẳn nhiên bước vào thế giới an lạc vĩnh hằng. Chìa khóa để mở cánh cửa tự do, tự chủ chính là sự chuyển hóa tâm thức trong quá trình tu tập thực nghiệm tâm linh của đời sống hiện tại.

Cuộc sống thì luôn luôn vận động vào mọi lúc, mọi nơi. Trong dòng biến chuyển liên tục ấy, tâm thức con người phải được an trụ trong giây phút hiện tại đầy sinh động bằng cách gạt bỏ những hoài niệm về quá khứ, hay mơ tưởng về một tương lai mờ mịt. Một cái tâm tinh tế, bén nhạy, tỉnh lặng, giác tỉnh được phối hợp một trái tim hiền hòa giàu tình thương sẽ chuyển hóa toàn bộ thực trạng khổ đau thành viễn cảnh hạnh phúc. Dù khoa học kỹ thuật thành tựu nhảy vọt, công nghệ thông tin - tin học bùng nổ đã và đang cung cấp cho con người hết tiện nghi này đến tiện nghi khác cũng không đem lại chân hạnh phúc cho con người. Chuyển hóa tâm thức thực sự trở thành giai trình thực nghiệm tâm linh. Nó giúp bạn tiếp xúc hòa nhập với bản thể thực tại vốn là cơ sở của mọi sự vật hiện hữu giữa trần thế này.

Xem ra, chân lý tối hậu cuộc đời này thật đơn giản, bạn chỉ cần chuyển hóa tâm thức để tự thân tu tập, tự thân hành trì, tự thân thực nghiệm để tự thân chứng ngộ giải thoát an lạc trong dòng sống của thông điệp tình người:

"Không làm các điều ác

Thành tựu các hạnh lành

Giữ tâm ý trong sạch

Là lời chư Phật dạy"

(Pháp Cú số 138)

Thích Phước Đạt


---o0o---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/12/2011(Xem: 5754)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
29/10/2011(Xem: 18119)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
09/10/2011(Xem: 11122)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
15/07/2011(Xem: 3171)
Chúng tôi hi vọng con đường tương lai sau này đạt được thành công, trước tiên phải nuôi dưỡng thành một tư tưởng: “Từ sự kính dâng mà trong lòng được vui vẻ.” Chúng ta và Thanh niên nhân sĩ trong xã hội không giống nhau, do tham muốn mới tìm cầu sự vui vẻ, từ lòng ích kỷ của mình mà chiếm giữ nó, từ chỗ hưởng thụ vật chất mới đi tìm cầu niềm vui; phương pháp tìm cầu niềm vui của Thanh niên Phật giáo chúng ta, là phải “biết hiến trọn đời mình cho đạo pháp, cho dân tộc đây mới là niềm vui thật sự.”
23/06/2011(Xem: 15122)
BỘ SÁCH PHẬT HỌC ỨNG DỤNG Hồng Quang sưu tầm và biên soạn Nhà xuất bản Phương Đông TP. Hồ Chí Minh 2011 GIỚI THIỆU BỘ SÁCH "PHẬT HỌC ỨNG DỤNG" Nguyên Định MỤC LỤC TỔNG QUÁT Cuốn 1: Nghi lễ, Thiền và Tịnh độ Cuốn 2: Giáo lý căn bản Cuốn 3: Bước đầu học đạo Cuốn 4: Bảy tôn giáo ngoài Phật giáo Cuốn 5: Áp dụng lời Phật dạy vào cuộc sống Cuốn 6: Dưỡng sinh Cuốn 7: Khoa học và Phật giáo Cuốn 8: Những vấn đề kiếp sau Cuốn 9: Đạo Phật trong vùng ruộng lúa Cuốn 10: Nghệ thuật diễn giảng và tầm quan trọng của văn nghệ.
20/06/2011(Xem: 10843)
Người đời thường nói: “Đời không Đạo, Đời vô liêm sĩ” nghĩa là: “Nếu cuộc đời mà thiếu Đạo Đức thì con người sẽ dã man độc ác không còn nhân cách”. Để giải thích và chứng minh câu này hôm nay tôi xin trình bày đề tài: “Phật Giáo với Đạo Đức”.
11/06/2011(Xem: 2975)
Phật giáo Việt Nam vẫn chưa phát triển xứng với tiềm năng của mình, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời đại mới và chưa đáp ứng được lòng kỳ vọng của quần chúng Phật tử, đòi hỏi của dân tộc Việt Nam.
30/05/2011(Xem: 18511)
Phật Và Thánh Chúng The Buddha and His Sacred Disciples Chương 1: Đức Phật—The Buddha Chương 2: Đạo Phật—Buddhism Chương 3: Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Phật Giáo Buddhist Points of view on Human Life and Buddhist Cosmology Chương 4: Chuyển Pháp Luân và Năm Đệ Tử Đầu Tiên Turning The Wheel of Dharma and The First Five Disciples Chương 5: Kết Tập Kinh Điển—Buddhist Councils Chương 6: Tam Bảo và Tam Tạng Kinh Điển Triple Jewels and Three Buddhist Canon Baskets Chương 7: Kinh và Những Kinh Quan Trọng—Luật—Luận Sutras and Important Sutras-Rules-Commentaries Chương 8: Đạo và Trung Đạo—Path and Middle Path Chương 9: Vi Diệu Pháp—Abhidharma Chương 10: Tam Thời Pháp—Three Periods of The Buddha’s Teachings Chương 11: Thân Quyến—The Buddha’s Relatives Chương 12: Thập Đại Đệ Tử—Ten Great Disciples Chương 13: Những Đệ Tử Nổi Tiếng Khác—Other Famous Disciples Chương 14: Giáo Đoàn Tăng và Giáo Đoàn Ni—Monk and Nun Orders Chương 15: Tứ Động Tâm—Four Buddhis
18/05/2011(Xem: 9768)
(Lời giới thiệu: Bài viết dưới đây là của Tỳ Kheo Bodhi. Theo từ điển điện tử Wikipedia, Tỳ Kheo Bodhi (Bhikkhu Bodhi) thế danh là Jeffrey Block, sinh ngày 10 tháng 12 năm 1944 tại New York. Xuất gia tại Sri Lanka theo truyền thống Nam Truyền Phật Giáo. Ngài hiện dạy tại New York và New Jersey. Ngài được mời làm chủ tịch thứ 2 của Hội the Buddhist Publication Society và đã xuất bản nhiều tác phẩm Phật học. Sau đây là phần Việt dịch từ bài viết “Aims of Buddhist Education” của Tỳ Kheo Bodhi.)
16/05/2011(Xem: 5588)
Ngày 30-4-2011 vừa qua, Thời Đại Mới có mở một cuộc đàm thoại nội bộ về nhu cầu nghiên cứu các phong trào tranh đấu ở các đô thị miền Nam trước đây. Sau buổi đàm thoại, chúng tôi có yêu cầu anh Ngô Vĩnh Long viết lại những ý kiến của anh thành bài và yêu cầu anh Cao Huy Thuần tóm tắt quan điểm mà anh đã phát biểu. Dưới đây là tóm tắt đàm thoại của anh Cao Huy Thuần.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567