Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15. Phật Giáo và Vấn Đề Tính Dục

29/12/201112:00(Xem: 5567)
15. Phật Giáo và Vấn Đề Tính Dục
PHẬT GIÁO
TRONG THẾ GIỚI TÂN TIẾN NGÀY NAY
Hoang Phong biên soạn và chuyển ngữ
(ấn bản thứ hai)

PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ TÍNH DỤC
Philippe Cornu
Hoang Phong chuyển ngữ


Lời giới thiệu của ngườidịch

phatgiaovatinhduc-01-contentTạp chí Le Point của Pháp vừa phát hành một số đặc biệt tháng 11 và 12,năm 2010, đưa ra chủ đề TÍNH DỤC VÀ CÁC TÔN GIÁO, quy tụ một số học giả lỗi lạccủa Pháp trình bày quan điểm của các tôn giáo lớn như Thiên chúa giáo, Do tháigiáo, Hồi giáo, Ấn giáo, Phật giáo, Lão giáo, Khổng giáo... về vấn đề này. Phầntrình bày về quan điểm của Phật giáo do một học giả Phật giáo lỗi lạc làPhilippe Cornu đảm trách, ông là Giảng sư và đương kim Viện trưởng Viện Đại họcPhật giáo Âu châu. Có tất cả bốn bài viết của ông : bài thứ nhất trình bày quanđiểm chung của Phật giáo và 3 bài trình bày quan điểm của ba thừa Phật giáo là Nguyênthủy, Đại thừa và Tan-tra thừa. Ngoài ra một số đoản văn tiêu biểu trích từkinh sách cũng được trình bày thêm giúp người đọc tìm hiểu chi tiết hơn nhữnggì được nêu lên trong các bài viết. Người dịch cũng mạn phép đưa ra một vài lờigóp ý thay cho phần kết luận.

Sự sa ngã của người đàn ông và cảnh bị trục xuất ra khỏi thiên đường
Tranh của Michael Angelo, toà thánh Vatican, La-mã

Phật giáo nhìn tính dục dướikhía cạnh của sự thèm khát và đau đớn : đó là một mối hiểm nguy xô đẩy con ngườivào cảnh đọa đày của dục vọng và khổ đau.

1
Phía sau thân xác và giới tính
là sự thèm khát...
Phippe Cornu
Hoang Phong chuyển ngữ


Phật giáo không áp đặt một quyluật nào cho xã hội con người, không hề làm luật cũng không thiết đặt một nềnluân lý mang tính cách tập thể nào cả. Phật giáo hướng vào cá nhân con người, khuyêncon người nên chọn cho mình cách sống như thế nào và cách tu tập ra sao để diệttrừ khổ đau và tự giải thoát khỏi những trói buộc của sự hiện hữu. Vì thế nhữnglời giáo huấn của Đức Phật (thế kỷ thứ V trước Giê-su) có nói đến tính dục, đấylà những lời khuyên bảo mang tính cách cá nhân, tuyệt nhiên không phải những phánlệnh áp đặt cho toàn thể xã hội con người.

Theo giáo lý của Phậtgiáo cổ truyền (nguyên thủy), tính dục cũng như tất cả những gì liên hệ đến thânxác và lạc thú phát sinh từ giác cảm đều được nhìn dưới khía cạnh của sự thèmkhát và bám víu phát sinh từ sự ham muốn, khổ đau sẽ phát sinh từ những thứ xúccảm ấy không tránh khỏi được. Tính dục thường được nêu lên như là một mối nguyhiểm hoặc như mặt đất trơn trợt xô con người rơi vào sự đày đọa của dục vọng vàkhổ đau.

Quyluật vô thường

Đức Phật nêu lên khái niệm về Bốn Sự thật Cao quý (Tứ DiệuĐế) làm nền tảng cho giáo lý của Ngài, giáo lý đó nhấn mạnh trước hết đến bản chấtcủa khổ đau bàng bạc khắp nơi và không thể nào tránh khỏi (sự thật thứ nhất).Sau đó Ngài giải thích nguồn gốc làm phát sinh ra khổ đau (sự thật thứ hai), đấylà sự thèm khát, trong đó có sự ham muốn quá độ các lạc thú tính dục, mong muốntìm được mãi những lạc thú ấy, kể cả sự ham muốn tìm thấy sự hủy-diệt và sựphi-hiện-hữu [tức mong muốn loại bỏ những gì mìnhkhông thích và những gì tệ hại có thể xảy ra]. Tại sao Phật giáo lại kếtán sự thèm khát ? Vì Phật giáo xem đó là sản phẩm của vô minh - có nghĩa làkhông hiểu mình và bản chất của sự hiện hữu của chính mình là gì. Tác động củavô minh mang lại một thứ cảm tính về một "cái ngã" tự tại, cảm tínhđó được củng cố vững chắc thêm dựa vào các kỷ niệm, thói quen, những thứ tình cảmquen thuộc thường xảy ra trong tâm thức và nhất là sự bám víu vào thân xác củamình. Thế nhưng tất cả những thứ ấy thật phù du, vì thế để cưỡng lại sự phù du ấyta càng tìm cách củng cố thêm cảm tính về "cái tôi" trường tồn bằng cáchgia tăng thêm các cảm nhận lạc thú và luôn phóng nhìn vào tương lai. Tiếc thay cáchkéo dài và bảo vệ "cái tôi" ấy chỉ hoài công, bởi vì không thể nàotránh né được quy luật của vô thường. Già nua, bệnh tật và cái chết cho thấy vôthường lúc nào cũng hiển nhiên ra đó.

Tính dục liên hệ trực tiếp đến sự cảm nhận của thân xác.Thế nhưng thân xác lại là sản phẩm phát sinh từ nghiệptrong quá khứ, tứclà hậu quả phát sinh từ các hành động của mình từ trước. Thân xác thường được vínhư một cỗ xe quý giá, một phương tiện đưa đến giác ngộ, thế nhưng thân xác cũngđược mô tả như một gánh nặng hay nguyên nhân làm phát sinh dâm dục và mọi thứ lolắng khác, cản trở đời sống tâm linh của chính mình. Vậy hai cách hình dung ấy cómâu thuẫn với nhau hay không ? Hoàn toàn không ! Bởi vì mọi khó khăn đều phát sinhtừ sự bám víu do chính mình tạo ra cho thân xác nhưng tuyệt nhiên không phảithân xác tự tạo ra những khó khăn ấy cho nó. Thân xác nhờ có ngũ giác nhận biếtđược sự tiếp xúc phát sinh từ sự cảm nhận, dù đấy là sự cảm nhận thích thú, khóchịu hay trung hòa, vì thế tự nó thân xác chỉ đơn giản là một cửa ngõ tiếp nhậncác thứ giác cảm. Trong số đó giác cảm tính dục là một trong những thứ giác cảmthích thú nhất mà thân xác có thể mang lại cho ta. Sự kiện cảm nhận thích thúkhông có gì tệ hại cả..., nếu như sự cảm nhận ấy không gây ra bám víu và thèmkhát quá đáng : tức muốn được thích thú nhiều hơn nữa. Vì thế mọi thứ khó khănxảy ra là do phản ứngcủa ta đối vớisự thích thú, nhưng tuyệt nhiên không phải do chính sự thích thú, tóm lại sự thèm khátthích thú và muốn tiếp tục được cảm nhậnsự thích thúmới chính là nguyên nhân của khổ đau. Sự thèm khát và ham muốn đó làm phát sinhmột loạt đủ mọi thứ dục vọng - chiếm giữ, ghen tuông , tức giận, oán hờn -chúng thay nhau hành hạ ta và khiến ta bị mù quáng. Đấy là các thứ dục vọng gâyra tội lỗi. Thế nhưng tội lỗi phát sinh từ đâu ? Từ trong tâm thức của chính mình.

Điểm then chốt trong giáo lý Phật giáo là thân xác gánh chịusự kiểm soát của tâm thức. Thân xác và lạc thú tính dục không giữ một vai tròchủ động nào cả. Chính sự bám víu của tâm thức là nguyên nhân làm bùng lên đủ mọithứ dục vọng, và dục vọng là nguyên nhân của khổ đau. Sự thèm khát là động cơchủ yếu tạo ra các phản ứng trong tâm thức. Dù cho chữ "ham muốn" (thèm khát, khát vọng, ướcmong : désir - desire) trong ngôn ngữ Tây phương phản ảnh khá trung thực ýnghĩa của chữ Phạn "râga", thếnhưng cũng cần phải hiểu đối với Phật giáo chữ "râga" (ham muốn, thèm khát) không hề mang sắc thái tích cực nhưtrường hợp của chữ "ham muốn" (désir - desire ) trong ngôn ngữ Tâyphương. Kinh sách định nghĩa chữ "râga"như sau : " Đấy là sự ham-muốn-bám-víu,có nghĩa vừa là sự bám-víucực mạnh vàosự hiện hữu và các vật thể chiếm hữu khác vừa là sự thèm-muốndo tất cả các thứ ấy tạo ra. Tác động của nó làm phátsinh mọi thứ khổ đau". Cách định nghĩa trên đây cho thấy tính cách cảnhgiác khía cạnh tiêu cực trong ý nghĩa của chữ ham-muốn. Thế nhưng trong tư tưởngTây phương, ham-muốn (désir - desire) được hiểu như một trạng thái căng thẳngthúc đẩy con người hành động, trạng thái ấy trên một khía cạnh nào đó có thểmang lại sự sáng tạo và những phẩm tính thượng thặng, chẳng hạn như sự "mong-muốn của Trời" hay của người nghệsĩ khi sáng tạo, nhưng đồng thời ham-muốn(désir - desire) cũng có nghĩa là một động lực xô ta vào khổ đau của dục vọng.Vì thế ý nghĩa của chữ ham-muốntrongngôn ngữ Tây phương không được minh bạch, thí dụ như "ham muốn tình yêu" có thể hiểu như một sự khích lệ, dù rằng hậuquả do sự ham-muốnđó mang lại lắmkhi chỉ là sự tàn phá. Giáo lý Phật giáo luôn chú trọng đến phương pháp phân tíchvà cho rằng ham-muốn-bám-víuchỉ là mộtthứ nọc độc của tâm thức, tuy nhiên Phật giáo rất cẩn thận và cũng nghĩ đến mộttrường hợp khác là ham-muốn-khát-vọng tức là một yếu tố tâm thần tương tợ với ý nghĩa ham-muốn-thúc-đẩycủa người Tây phương.

Tính dục tự nó không có gì để chê trách, chính tâm thức mớilà những gì phải lên án khi nó bị lạc thú làm mù quáng và biến nó thành một mảnhđất thuận lợi giúp các thứ nọc độc tâm thần phát sinh. Tính dục là một thể dạngtrao đổi giữa hai con người mang lại cơ hội thuận lợi giúp cho họ đón nhận nhau,chỉ khi nào có sự chiếm hữu, thèm khát quá đáng và ham muốn thỏa mãn xen vào thìkhi đó tính dục mới trở thành ích kỷ và làm phát sinh ra khổ đau. Đấy là thông điệpchính yếu của Phật giáo. Phật giáo không quan tâm đến việc nối dõi tông đường hayhôn phối vì đấy chỉ là các thể dạng trói buộc trong cuộc sống, các mối tương giaogiữa con người và sự khống chế của sinh lý.

Dưới nhãn quan Phật giáo, hôn nhân không mang tính cáchthiêng liêng, không cần đến các lễ nghi ban phép lành. Giáo lý nhà Phật chỉ đòihỏi phải có sự tương kính, hy sinh cho nhau và tránh mọi hung bạo. Phật giáo khônghề xem thân xác và thế giới này là những gì xấu xa, Đức Phật chủ trương con đườngtrung đạo bác bỏ mọi hình thức khổ hạnh và hành xác có nghĩa là giữ đúng vị thếgiữa hai thái cực, một bên là đời sống thế tục một bên là sự khắc nghiệt của khổhạnh, sự khắc nghiệt ấy chỉ đày đọa thêm cho thân xác nhưng không mang lại một sựgiải thoát nào. Ý thức được bổn phận của mình tức là cách giữ gìn đạo đức tínhdục, hôn nhân không phải là một sự chiếm đoạt. Đối với những người chưa thấutriệt đạo lý, đời sống tính dục sẽ biến thành động cơ chính yếu thúc đẩy sự vậnhành của khổ đau trong chu kỳ hiện hữu (thế giới ta-bà), đấy là điều mà Phật giáochủ trương phải ra thoát. Dựa trên quan điểm đó người Phật giáo tại gia phải biếtkính trọng mình và người khác và người tu hành khi đã xa lánh cuộc sống thế tụcphải tuyệt đối tránh các hành vi tính dục. Thế nhưng Phật giáo Đại thừa có vẻ cởimở hơn so với sự khắt khe của Phật giáo Nguyên thủy (Nam tông). Trong học pháiTan-tra thừa tính dục được chuyển thành một hình thức tập luyện Du-già và được xemnhư một phương pháp mang lại Giác ngộ. Nói chung Phật giáo giữ một thái độ rấtphóng khoáng đối với vấn đề tính dục.

2
Con đường xa lìa thế tục
Philippe Cornu
Hoang Phong chuyển ngữ


Vai trò của Phật giáo đối với vấnđề tính dục tùy thuộc bối cảnh và trình độ hiểu biết Đạo Pháp của người Phật tử.Kỷ cương giới luật ghi chép trong kinh sách được xem như trực tiếp xuất phát từnhững lời giáo huấn của Đức Phật, do đó thường được áp dụng chung cho tất cả cáctông phái trừ một vài ngoại lệ đối với Phật giáo Nhật bản. Tại quốc gia này sựgiữ gìn giới luật quy định cho người xuất gia không mấy khi được tôn trọng và ngàynay một số nhà sư có gia đình, họ vừa là người xuất gia vừa là học giả. Trong Luật Tạng(Vinaya) có một phân đoạn mang tên là Pratimoksha(Lời nguyện giảithoát mang tính cách cá nhân) trình bày chi tiết các giới luật quy định chungcho cư sĩ, cho các sa-di, các tỳ-kheo, cả nam lẫn nữ. Phật tử tại gia có thể nguyệngiữ năm giới luật, trong số này có ba giới luật liên quan đến thân xác : khôngtước đoạt sự sống, không tự ý chiếm giữ những gì không phải của mình, không thựcthi những hành động tính dục thiếu hạnh kiểm, nguyên văn giới luật thứ ba nhưsau : "tôi nguyện giữ giới không thựcthi hành vi sai lầm về lạc thú tính dục".

Kính trọng mình và ngườikhác

Bất cứ ai trong xã hội cũng không bị bắt buộc phải tuânthủ giới luật trên đây, thế nhưng khi đã nguyện giữ giới thì phải giữ một cáchnghiêm chỉnh : hành động giữ giới mang tính cách cá nhân, một sự tự nguyện. Phậtgiáo không nêu lên một tác phong tính dục chính xác nào để cấm đoán, nếu có thìđấy là những hành vi sai trái mang lại khổ đau cho người khác. Tại Á châu, giớiluật liên quan đến tính dục được mô tả rõ ràng hơn các nơi khác, chẳng hạn như sựrăn cấm ngoại tình, dầu sao đấy cũng chỉ là cách giới hạn bớt tính cách quá rộngrãi của giới luật về tính dục vì giới luật này chỉ răn dạy sự kính trọng chínhmình và người khác. Giới luật đó không hề ám chỉ sự đồng tính luyến ái, thật vậyđồng tính luyến ái được chấp nhận khá dễ dàng tại các quốc gia Đông nam Á.

Thế nhưng các hành động tính dục bị cấm đoán triệt để nơichùa chiền, sự cấm đoán đó được quy định tùy thuộc vào hai giai đoạn tu tập : giaiđoạn sa-di và giai đoạn tỳ-kheo đã thụ phong. Người sa-di cả nam lẫn nữ phải tuânthủ mười giới luật, trong số này có giới luật bắt buộc phải giữ gìn sự trong trắng("đoạn dục" - tứckhông được thực thi các hành động dâm dục, tính dục hay dâm ô). Người xuất giasau khi được thụ phong sẽ chính thức được xem như người đã "từ bỏ đời sốnggia đình", người ta còn gọi họ là những người tỳ-kheo (bhikkhu) hay tỳ-kheo-ni (bhikkhuni) tức là các nam hay nữ tu sĩ,họ phải chọn một lối sống đơn giản và đạm bạc. Đó là con đường quyết tâm xa lìathế tục, trên con đường đó người tu hành phải loại bỏ mọi hành vi tiêu cực và chọncho mình một thể dạng tâm thức đạo hạnh, tập trung nghị lực vào việc tu học vàthực thi Đạo Pháp (Dharma - còn gọi là Con Đường). Sự đoạn dục hoàn toàn làmột trong bốn giới luật căn bản mà họ phải tuân thủ, nếu vi phạm vào đấy sẽ bịkhai trừ tức khắc và vĩnh viễn khỏi tập thể tăng đoàn. Tuy nhiên cũng có những giớiluật kém triệt để hơn, chẳng hạn trong số này có mười ba giới cấm nghiêm trọng,nếu phạm vào đấy sẽ bị khai trừ khỏi tăng đoàn nhưng chỉ tạm thời. Trong số mườiba giới cấm ấy có sự thủ dâm, cố ý phóng uế tinh dịch, đụng chạm thân xác hay sờmó phụ nữ, nói những lời lẳng lơ hoặc hàm ý dâm dục, xúi dục người phụ nữ bán dâmhay đứng ra làm mối lái. Tuy nhiên, sự ô nhiễm ban đêm xảy ra lúc đang ngủ khôngphải là một hành động lỗi lầm.

Một người tu hành nếu có những ý tưởng thèm muốn phụ nữphải tức khắc thiền định về sự kinh tởm của thân xác (xem thêm các đoản văn tríchdẫn trong phần đọc thêm). Nếu không kiềm chế được sự ham muốn phải xin hoãn lạicác lời nguyện và hoàn tục trước khi xảy ra tình trạng không hàn gắn được [tức là bị khai trừ vĩnh viễn], xử sự như thế sẽ khôngcó ai chê trách. Ngược lại, [trong chốn chùa chiền]nếu người tu hành không khắc phục được sự cám dỗ sẽ bị khai trừ ngay khỏi tăng đoànđúng theo sự quy định của giới luật. Đối với người nữ tu giới luật cũng tương tợnhư thế không có nhiều khác biệt, tuy nhiên trong trường hợp một người nữ tu bịhãm hiếp tức ngoài sự ưng thuận của mình và không hề phát lộ sự thích thú, thìđấy không phải là một sự vi phạm quan trọng và có thể tha thứ.

Mặc dù Phật giáo Nguyên thủy chủ trương sự cấm đoán khắtkhe về tính dục, thế nhưng đời sống xã hội trong các quốc gia Đông nam Á theoPhật giáo Theravada (Nguyên thủy) lại không quá khắc nghiệt nếu các tác phong tínhdục không mang tính cách hung bạo và ngoại tình gây ra khổ đau cho người khác,(Philippe Cornu).

Các đoản văn đọc thêm

Sự xa lánh thế tục của vị Bồ-táttrước khi thành Phật

Trong khi nghe các nhạc công đàn hát để giải khuây, ngườiBồ-tát [tức là Đức Phật tương lai] ngủ thiếp đi.Cả đoàn hát cũng mệt lả và lăn ra ngủ. Bỗng nhiên người Bồ-tát giật mình thứcgiấc nhìn thấy các nữ nhạc công vẫn còn đấy, họ tựa người vào nhau, quần áo xôlệch để lộ những thân hình tương tợ như những bức tượng gỗ, nước mũi thò lò,hai mắt sưng lên như đang khóc, nước dãi lòng thòng chảy ra từ miệng, đàn và sáovung vãi trên mặt đất. Người Bồ-tát bàng hoàng nhìn thấy toàn thể cung điện chẳngkhác gì một nấm mồ và thốt lên ba lần : "Bất hạnh thay ! Bất hạnh thay! Taphải rời bỏ chốn này ! Trước đây ta vẫn quyến luyến với cung điện nơi vua cha củata đang trú ngụ, thế nhưng hôm nay nó lại hiện ra với ta như thế này đây!".Người Bồ-tát cảm thấy kinh tởm và thốt lên : "Bất hạnh thay !", và từđáy sâu thẳm của lòng người Bồ-tát hiển hiện lên niềm khát vọng được từ bỏ tấtcả.

TríchtrongLuật Tạng của học phái Mahisasaka (một học phái Phật giáo xưa, thành lập vào thế kỷ thứ II trướcTây lịch)do André BAREAUtrích dẫn trong quyển En Suivant Bouddha(Theo vết chân Phật), NXB Philippe Le Beau, 2000.

Suy tư về tính cách ghê tởm củathân xác

Thây ma thật ghê tởm : thân xác của người sống cũng chẳnghơn gì ! Người du-già nên xem thân xác là những gì kinh khiếp và phải luôn nhớđến điều ấy. Có ba mươi hai thứ ghê tởm thuộc màu sắc, hình tướng, mùi hôi, vịtrí và sự phân bố [các đối tượng nhận biết của giác cảm].Vật chất đào thải từ thân xác thật ghê tởm và nhơ nhớp. Các thành phần chống đỡthân xác cũng thế. Giống như một con giòi sinh ra từ một đống uế tạp, thân xácđược hình thành từ sự dơ bẩn. Bên trong thân xác chất chứa những thứ ô uế tươngtợ như một hố phân. Chất ô uế thấm ra ngoài giống như dầu thấm qua một cái bìnhbằng đất. Thân xác là một ổ sâu bọ, không khác gì một đống rác. Thân xác giốngnhư một mụt nhọt, một căn bệnh hay một vết lở loét không chữa lành được, ghê tởmvà bạc nhược chẳng khác gì một xác chết.

ASUBHANUPASSANA[phép Quán bất tịnh : một phép tu tập của Phật giáo cổtruyền (nguyên thủy) hướng vào sự suy tư về 32 thành phần ô tạp của thân xác]do Philippe Cornu trích dẫn và dịch từ bản gốc.

Một vài giới luật về tính dụcdành cho người xuất gia

Parajika thứ nhất[kinh sáchtiếng Hán dịch chữ Parajika là Đại giới có nghĩa là các giới cấm quan trọng nhất]: Không được giao hợp tính dục.

Nếu một tỳ-kheo đưa cơ quan sinh dục của mình vào một cơquan sinh dục, vào hậu môn hay vào miệng của một người khác dù là đàn ông hay đànbà, hoặc đưa cơ quan sinh dục [của người khác]vào miệng mình hay hậu môn của mình, [hoặc đưa cơ quansinh dục của mình vào cơ quan sinh dục, hậu môn hay miệng] của một con thúhay một thây ma, dù chỉ sâu bằng chiều dài của một hạt mè, người tỳ-kheo ấy sẽmất hết cương vị của người tu hành.

Dù cho người tỳ-kheo quấn cơ quan sinh dục của mình bằngbăng vải, trong một cái bao, ăn mặc theo người thế tục, hoặc trần truồng, dù khôngcảm nhận một sự thích thú nào, cũng đều mất hết cương vị của người tu hành.

Mười trường hợp sau đây không phạm tội trọng đại : khingười tỳ-kheo đang ngủ và hoàn toàn không ý thức là mình đang giao hợp khi chuyệnđó xảy ra ; khi mình không đồng lõa ; khi mình bị bất tỉnh hay điên rồ ; trongtrường hợp bị ma quỷ ám ảnh và không chủ động được mình [...] ; hoặc trước khithệ nguyện giữ giới có phạm vào các hành động ấy.

Sanghadisesa thứ nhất[Sanghadisesalà các lỗi lầm phải đưa ra trước hội đồng tăng đoàn để xét xử và bị tạm thờikhai trừ] : Không được cố tình phóng thải tinh dịch.

Nếu người tỳ-kheo thủ dâm hay nhờ người khác thủ dâm đểphóng thải tinh dịch, phải đưa ra hội đồng tăng đoàn. Người tỳ kheo không được cốtình trân quý cơ quan sinh dục của mình, không được sử dụng nó như một công cụ,hoặc để lòng thòng. Nếu phóng thải tinh dịch dù thật vô nghĩa chỉ đủ cho con ruồiuống một ngụm [...] cũng phạm vào lỗi lầm sanghadisesa.

Thế nhưng, xuất tinh khi đang ngủ và đang nằm mơ, không cólỗi lầm gì. Nếu trong khi đại tiện tinh dịch són ra ngoài ý muốn của mình, khôngcó lỗi lầm gì. Khi giữ vệ sinh cơ quan sinh dục hoặc khi bôi thuốc, một chúttinh dịch nhỉ ra và mình không cảm nhận sự thích thú, không có lỗi lầm gì.

Sanghadisesa thứ tư: Không được đề nghị làm tình với mộtngười phụ nữ.

Nếu người tu hành nghĩ đến dâm dục và đề nghị với một ngườiđàn bà một cách sỗ sàng hành động giao cấu - với mình hay với một người khác - sẽbị đưa ra hội đồng tăng đoàn. Nếu người tu hành nói với một phụ nữ là các cô gáinào muốn tái sinh trong các điều kiện thuận lợi phải hiến thân cho mình sẽ phạmvào lỗi lầm sanghadisesa thứ tư.

THE MANUAL OF THE BHIKKHU
(TẬP SÁCHGIÁO KHOA CỦA NGƯỜI TỲ-KHEO), Ven. DHAMMA SAMI, 2002,
Philippe Cornu dịch từbản gốc tiếng Anh.
3
Vị thế của Đại thừa
giữa sự khắt khe và các hành vi phạm giới
Philippe Cornu
Hoang Phong chuyển ngữ

Các giới luật nêu lên trong Phậtgiáo Nguyên thủy vẫn tiếp tục được các tông phái Đại thừa tôn trọng. Người xuấtgia phải tuân thủ giới luật ghi chép trong Luậttạng(Vinaya) và người Phật tử thếtục phải noi theo năm giới luật. Thế nhưng đối với người bồ-tát (boddhisattva)tức là một "sinh linhGiác ngộ" hành động trong tinh thần từ bi vì lợi ích của người khác [người bồ-tát là một khái niệm đặc thù của Phật giáo Đại thừa],nền đạo đức dành cho họ vượt lên trên khuôn khổ quy định cho người xuất gia nơichùa chiền [tức là các giới luật quy định bởi Phật giáoNguyên thủy], và nền đạo đức đó cũng được áp dụng cho người Phật tử tạigia. Kỷ cương đạo đức đó liên hệ mật thiết đến động cơ thúc đẩy từ bên tronghành động hơn là được áp đặt từ bên ngoài, vì thế nó mang tính cách phóngkhoáng hơn tuy rằng vẫn được quy định bởi một số quy tắc rõ rệt nào đó. Tính cáchphóng khoáng của giới luật trong một số trường hợp có thể giúp người bồ-tát hànhđộng hữu hiệu hơn vì lợi ích của chúng sinh. Vì thế các quy tắc của Luật Tạng(Vinaya) cũng trở nên rộng rãi hơn đối với họ.

Tánh không của tính dục

Nói chung thì các điều khoản liên quan đến tính dục quy địnhcho người xuất gia được trước tác và ghi chép trong kinh sách Đại thừa đều nhấtthiết dựa vào Luật Tạng[của Phật giáo Nguyên thủy] tiếp tục tôn trọng lý tưởngcao đẹp của lối sống xa rời thế tục. Thánh thiên (Shantideva) trong tập Nhập bồ đề hành luận(Bodhicaryavatara) bài bác quyết liệt thểdạng quyến rũ trên thân xác người phụ nữ, ông so sánh thân xác người phụ nữ vớimột cái bọc chất chứa những thứ nhơ nhớp và uế tạp (đối với một nữ tu sĩ thì thânxác của một người đàn ông cũng thế).

Đạo đức dành riêngcho người bồ-tát mang tính cách phóng khoáng và tự do tuy vẫn quy định bởi mộtsố quy tắc rõ rệt, sự tự do đó đôi khi cần đến trong một số trường hợp nào đóđể mang lại lợi ích cho chúng sinh.

Tại Trung quốc, trong tập kinh Lưới Trời Bhrama[tức là kinh Bhramajalasutra - Kinh Phạm võng]có ghi chép giới luật bắt buộc người bồ-tát phải đoạn dục, thế nhưng nếu vi phạmsẽ không bị khai trừ khỏi tăng đoàn mà chỉ cần thú nhận và hối cải thành thực. Kinh về sự Tự do Siêu việt[tức kinhVimalakirtidesasutra- Duy-ma-cật sở thuyết kinh] củaDuy-ma-cật kể chuyện một vị bồ-tát thế tục [không phảilà người xuất gia] nêu lên hai tác phong khác nhau đối với thân xác : tránhkhông bám víu vào thân xác ảo giác nhưng cũng có thể sử dụng nó như một phươngtiện giúp người khác nhìn thấy con đường Đạo Pháp, nếu cần có thể lợi dụng cả tínhdục trong mục đích đó. Một phân đoạn khác thuật lại một câu chuyện khá lý thú vềmột vị nữ thần thuyết giảng cho một vị đệ tử của Đức Phật là Xá-lợi-Phất(Shariputra) thế nào là Tánh không của giới tính (xem phần trích dẫn các đoản vănđọc thêm). Tánh không toàn diện giúp người bồ-tát vượt lên trên khuôn khổ giớitính của thân xác, với điều kiện người bồ-tát phải thực hiện được các kết quả tâmlinh đích thực, không phải chỉ là những khái niệm đơn thuần, và nhất là người bồ-tátphải loại bỏ được mọi bám víu vào ảo giác của hiện thực.

Truyền thuyết thuậtlại nhiều giai thoại về các nhà sư "điên rồ" vượt qua ranh giới củacác giới luật quy định cho họ

Phật giáo truyền sang Trung quốc vào thế kỷ thứ I thoáng chothấy một khúc quanh mới, nhất là trong Thiền học (Chan). Thiền nhắm vào việc tutập thực hiện bản chất không thực của dục vọng thay vì chỉ biết dựa vào các giớiluật cứng nhắc. Tuy nhiên đấy không có nghĩa là gạt bỏ Luật Tạng(Vinaya) mà chỉmuốn nêu lên sự vận hành của tâm thức quan trọng hơn sự gò bó của chữ nghĩa. Truyềnthuyết kể lại nhiều giai thoại về các nhà sư "điên rồ" vuợt qua ranhgiới của các giới luật quy định cho họ. Xin kể ra trường hợp của nhà sư Jigong(khoảng 1127-1209), tên ông có nghĩa là "con người đích thực" (zhenren), người đương thời xem ông là mộtnhà sư thích say sưa và dâm đãng. Một nhà sư khác người Triều tiên là Whonhyo(617-686) là một học giả uyên thâm, trước tác rất nhiều tập luận và bình giảikinh điển su-tra, thế nhưng ông không giữ được giới luật và lui tới các khu"ăn chơi", về sau ông hoàn tục cưới một công chúa và sinh được một đứacon trai. Cuối đời ông lang thang rày đây mai đó và truyền bá Phật giáo Tịnh độcủa Đức Phật A-Di-Đà. Tại Nhật bản, các điều khoản trong Luật Tạng(Vinaya) quy địnhcho người xuất gia không mấy khi được hoàn toàn tôn trọng. Vào thế kỷ thứ IX đạisư Tối Trừng (Saichô, 767-822) người sáng lập ra tông phái Thiên Thai (Tendai)thay thế các điều khoản trong Luật Tạngquy định cho người xuất gia bằng các lời nguyện của người bồ-tát. Và từ đó cácnhà sư trong tông phái này không còn tôn trọng chặt chẽ các giới luật trong Luật Tạng nữa. Trong Thiền học Zen, một hình thức của Thiền học ChanTrung hoa, Đạo Nguyên (Dogen, thế kỷXIII) khuyên nên đơn giản hóa mười giới luật quy định cho người xuất gia nhưng tuyệtđối phải giữ giới luật đoạn dục như một kỷ cương nơi chùa chiền. Thế nhưng điềukhoản ấy không cấm được nhà sư Nhất Hưu (Ikkyu, 1394-1481) hoàn tục, ông là mộtvị thiền sư rất phóng khoáng, trước tác nhiều bài thơ hài hước mang tính cáchdâm đãng đả kích sự kiện đồng tính luyến ái trong các tu viện [dù chỉ là một chi tiết và cũng chẳng làm thay đổi gì nhiều thếnhưng cũng xin nói rõ thêm là Nhất Hưu thuộc học phái Lâm Tế, không thuộc họcphái Tào Động của Đạo Nguyên - ghi chú thêm của người dịch]. Trong tôngphái Tịnh độ, Pháp Nhiên (Honen, 1133-1212) là một nhà sư chân chính nhưng đệ tửcủa ông là Thân Loan (Shinran, 173-1263) lại là người có gia đình và lập ra mộthọc phái mới là Tịnh độ chân tông (Jodoshin) và các nhà sư trong học phái này đềucó gia đình, [có thể xem đấy là các cư sĩ có gia đìnhđúng hơn là các nhà sư lập gia đình, ghi chú thêm của người dịch]. Sau cùngdưới triều đại Meiji (1868-1912), các nhà sư bắt buộc phải chọn cuộc sống cố định,do đó họ phải lập gia đình để có người nối dõi gìn giữ chùa chiền do dòng họ xâydựng, (Philippe Cornu).

Cácđoản văn đọc thêm

"Người bồ-tát câu bằng miếng mồicủa sự thèm khát"

Khổ đau của dâm ô

Bạn tìm kiếm lạc thú dâm dục và thụ hưởng như một thứ hạnhphúc, bệnh dâm ô theo đó sẽ trở nên trầm trọng hơn. Bạn tìm kiếm những gì bênngoài [có nghĩa là thân xác] của người đàn bà,thế nhưng càng tìm kiếm khổ đau càng trở nên nặng nề hơn cho bạn. Tương tợ như mộtngười bị bệnh ghẻ ngứa : người này hơ tay gần ngọn lửa, hay gãi cho đỡ ngứa [thế nhưng] đấy chỉ là cách làm cho tay thêm nóng bỏng.Trong lúc đó [lúc gãi hay đưa tay gần lửa] cóthể tìm thấy một chút thích thú [nhẹ nhõm, đỡ ngứa],thế nhưng về lâu dài, cái đau ăn sâu thêm [vào da].Lạc thú nhỏ nhoi ấy [của sự dâm dục] cũng thế,cũng chỉ là nguyên nhân của một thứ bệnh [ghẻ ngứa ănsâu thêm vào da] : đấy không phải là hạnh phúc thật sự cũng không phải làcách xóa bỏ bệnh tật. Bất cứ ai trông thấy một người bị bệnh ghẻ ngứa chữa chạytheo phương cách đó đều thương xót họ. Một người biết từ bỏ lạc thú cũng sẽ phảnứng như thế đối với sự dâm ô : khi người này trông thấy một tên điên rồ đang bịsự thèm khát nung nấu sẽ thương hại hắn, vì càng chạy theo lạc thú hắn càng khổđau nhiều hơn. Căn cứ vào những lý do vừa nêu lên, phải hiểu rằng thân xác mangbản chất của khổ đau và cũng là nguồn gốc của khổ đau.

LongThụ (Nagarjuna), trích trong TẬP LUẬN ĐẠIPHẨM HẠNH CỦA TRÍ TUỆ,
quyển III, dịch giả Étienne LAMOTTE, InstitutOrientaliste
[Viện Đông phương học Louvin - nước Bỉ],1970.

Tâm thức không có giới tính

Xá-lợi-phất hỏi vị nữ thần như sau :

- Này nữ Thần tại sao không đổi giới tính đi, [vì] bà chỉ là một người nữ ?

- Từ mười hai năm nay ta ra sức tìm kiếm các thuộc tính củamột người đàn bà thế nhưng ta chưa nhìn thấy chúng một cách minh bạch. Vậy thìta phải thay đổi cái gì đây ? Thí dụ như một ảo thuật gia tạo ra một người đànbà ảo giác và hỏi người đàn bà này sao không thay đổi giới tính, thế thì sự đòihỏi ấy đúng hay sai ?

Xá-lợi-phất đáp lại :

- Quả là sai. Một sáng tạo ảo thuật không mang những thuộctính được xác định rõ rệt giúp nó có thể biến đổi thật sự.

Vị nữ thần liền cất lời như sau :

- Chính như thế, tất cả mọi hiện tượng đều không có thuộctính xác định rõ rệt. Vậy tại sao ngươi lại hỏi ta sao không thay đổi thân xác?

Tức khắc vị nữ thần sử dụng uy lực của mình chuyển đổi hìnhtướng của mình sang cho Xá-lợi-phất và đồng thời biến mình thành hình tướng củaXá-lợi-phất, sau đó cất lời hỏi Xá-lợi-phất đang mang hình tướng của mình nhưsau :

- Này sao không thay đổi giới tính đi ?

Xá-lợi-phất nhìn thấy hình dáng lố lăng của mình liền thétlên :

- Không biết sự thay đổi có thật sự xảy ra hay không, thếnhưng trước mắt ta đang hóa thành một người đàn bà đây này !

Vị nữ thần đáp lại :

- Này Xá-lợi-phất, nếu ngươi có khả năng thay đổi được giớitính, thì tất cả đàn bà cũng làm được việc ấy. Này Xá-lợi-phất nếu ngươi khôngphải là đàn bà nhưng chỉ mang hình tướng bên ngoài của người đàn bà, thì tất cảđàn bà cũng thế thôi [chỉ mang hình tướng bên ngoài củangười đàn ông]. Vì thế mà Đức Phật bảo rằng tất cả mọi hiện tượng đều khôngmang giới tính đực hay cái.

Sau đó vị nữ thần lại dùng uy lực của mình trả lại hình tướngcho Xá-lợi-phất và cất lời hỏi :

- Thế vẻ duyên dáng của người phụ nữ của ngươi đâu rồi ?

- Nào tôi có cái vẻ duyên dáng phụ nữ nào đâu, nó cũng chẳngcó ở bất cứ nơi nào khác ?

- Đối với tất cả mọi hiện tượng cũng tương tợ như thế : chúngchẳng có ở bất cứ nơi nào và cũng chẳng nơi nào có chúng. Đấy là những gì ĐứcPhật giảng dạy.

KINH VỀ SỰ TỰ DO SIÊU VIỆT
[tức là kinh Vimalakirtidesasutra - Duy-ma-cật Sở thuyết Kinh]
theo bảndịch tiếng Pháp của Patrick CARRÉ, Fayard, 2000.

Người Bồ-tát

Người bồ-tát rất nhạy cảm trước các đối tượng của giác quan.
Thế nhưng người bồ-tát cũng vô cùng thành thạo trong nghệ thuật tập trung tâm thức :
Nhờ thế mà người bồ-tát làm cho bọn Ma vương (Mara) phải lúng túng,
Ngăn chận không cho chúng tác oai tác quái.
Thật tuyệt vời khi
Làm cho hoa sen mọc lên trong lửa đỏ.
Thế nhưng lại còn tuyệt vời hơn nữa
Khi tập trung được tâm thức trước sự bủa vây của thèm khát.
Đối với một số người, vị bồ-tát hiển hiện như một cô gái điếm,
Chỉ vì vị ấy muốn quyến rũ những ai bị thu hút bởi dâm dục.
Người bồ-tát lôi cuốn những người ấy bằng miếng mồi của sự thèm khát,
Trước khi đưa họ trở về với trí tuệ của chư Phật.

Tríchdẫn như trên đây, id.

4
Tan-tra thừa và tính dục
Philippe Cornu
Hoang Phong chuyển ngữ


Từ lâu nay đã có không biếtbao nhiêu sự hiểu lầm và thành kiến đối với Tan-tra thừa. Trước hết là người Tâyphương quá hấp tấp khi xem Tan-tra thừa đơn thuần như là một thứ kỹ thuật áp dụngtrên đường tu tập. Thật ra thì Tan-tra thừa Phật giáo còn gọi là Kim cương thừaxuất phát trực tiếp từ Đại thừa, là một con đường toàn vẹn mang lại thể dạng củaPhật. Tan-tra thừa hoàn toàn không đơn giản như một thứ kỹ thuật giúp giải thoátkhỏi tính dục. Biểu tượng của tính dục nêu lên trong Tan-tra thừa mang mục đíchtrình bày sự kết hợp bất khả phân giữa các cựcđối nghịch(polarités - polarities)trong tâm thức, trong vũ trụ và trong thực tế. Do đó các thần linh nam tính trongTan-tra thừa tượng trưng cho các phương tiện thiện xảo (upaya) trên đường tu tập và các thần linh nữ tính mang tính cách đối nghịchtượng trưngcho trí tuệ (prajna) hay là sự hiểubiết Tánh không, giữ vai trò chứng nhận kết quả do phương pháp (upaya) mang lại. Trong lãnh vực tâm linhtính chất phân cực tính dục cho thấy phương pháp (nam tính) nếu không hướng vàomột sự mở rộng (nữ tính) sẽ trở nên vô cùng nguy hiểm. Cũng tương tự như thế, cáchiện tượng trong vũ trụ (phân cực nam tính) chỉ có thể triển khai được trong môitrường không gian mở rộng (phân cực nữ tính) làm nền tảng (matrice - matrix) tiếpnhận hiện tượng.

phatgiaovatinhduc-03-content

Cakrasamvara (Hộ thần Hung tợn) và Vajravarahi (Nữ thần tượngtrưng cho trí tuệ)
tranh Tây tạng (chi tiết) thế kỷ XVI

Tinh khiết hóa các hậu quả

Tâm thức mang bản chất giác ngộ tức là không gian mở rộng(thể dạng nữ tính) đón nhận và phối hợp với sự sáng tỏ (thể dạng nam tính). Cácbiểu tượng chủ yếu của Kim cương thừa gồm có vajra một cây gậy kim cương[kim cương chùy] tượng trưng cho nam tính và ghantamột cái chuông nhỏ tượng trưngcho nữ tính hay phân cực vũ trụ. Các biểu tượng của chư Phật được trình bày bằngsự kết hợp nam và nữ tính không hề hàm chứa tính cách truy hoan dù cho cố tình gánthêm cho chúng tính cách thiêng liêng !

Vậy đối với vấn đề tính dục xác thịt thì sao ? Tại Nhật bản,các học phái Chân ngôn tông (Shingon) và Thiên thai tông (Tendai) chính thống [Chân ngôn tông và Thiên thai tông là các tông phái xuất pháttừ Tan-tra thừa] hoàn toàn loại bỏ các kinh sách tan-tra mang các biểutượng có tính cách diễn đạt cụ thể. Trong các tông Chân ngôn và Thiên thai cácbiểu tượng tính dục được trình bày thật kín đáo, thần linh thuộc hai phái tínhđược xếp bên cạnh nhau và các biểu tượng đó được sử dụng như một kỹ thuật tinh khiếthóa các tác động của hậu quả và các cảm nhận ô nhiễm về hiện thực. Thế nhưng vàothế kỷ XII cũng có một chi phái Chân ngôn tông mang tính cách lệch lạc gọi làTachikawa-ryu. Chi phái này chủ trương sử dụng thể dạng phúc hạnh của sựphối hợptính dục trong mục đích mang lại sự giác ngộ. Thật ra Lão giáo chịu ảnh hưởng nặngnề hơn hết trước các dị giáo diễn đạt lệch lạc về Tan-tra thừa. Nhờ vào các ảnhhưởng lệch lạc đó Lão giáo thu hút được nhiều tín đồ và phát triển rất mạnh. Cácnhà sư Phật giáo thuộc nhiều tông phái khác nhau phản đối tính cách "dị giáo"đó trong Lão giáo khiến Lão giáo bị cấm đoán ở Nhật vào thế kỷ XIV và các kinhsách Lão giáo bị đốt sạch.

Tại Ấn độ và Tây tạng kỹ thuật tu tập Tan-tra mang tính cáchhoàn toàn nội tâm, do đó các biểu tượng tính dục thường được trình bày lộ liễuhơn. Tuy nhiên sự kết hợp với người phối ngẫu (mudra) chỉ có thể được xem là một phép tu tập giác ngộ khi nào ngườidu-già đã đạt được một cấp bậc thật cao, phải có căn bản vững chắc về sự hiểubiết Tánh không, phát huy được lòng từ bi, chủ động được sự quán tưởng và cácphép tụng niệm man-tra, cũng như các phương pháp luyện tập du-già về khí lực. Nếuxem cách sử dụng tính dục là một kỹ thuật loại bỏ sự bám víu vào thế tục thì hoàntoàn không hiểu gì cả về sự tu tập Tan-tra. Do đó cũng không nên ngạc nhiên khithấy tính dục được sử dụng như một phương tiện biến cải : Tan-tra thừa là conđường chủ trương cách tu tập dựa trên sự biến cải giúp người tu tập biến đổi cácthứ nọc độc tâm thần thành trí tuệ nhờ vào các phương pháp cực mạnh của du-già.Trong khi tính dục tầm thường của thế tục biểu hiện sự thèm-khát-bám-víu và lạcthú, thì Tan-tra biến thể dạng ấy trở thành thiêng liêng và xem đó là cơ hội giúpcảm nhận thể dạng phúc hạnh, xóa bỏ hoàn toàn thể dạng tâm thức thô thiển để thayvào đó bằng thể dạng tâm thức tinh khiết của ánh sáng trong suốt. Thông thường ánhsáng trong suốt chỉ thể hiện khi chết, thế nhưng khi chủ động được sự phối hợptính dục sẽ tạo ra một thể dạng tương tợ như thể dạng tâm thức khi rời bỏ thânxác. Nhờ vào du-già "cái chết ngắn ngủi" và "u tối" của khoáilạc sẽ nhường chỗ cho các tia sáng rạng đông của ánh sáng trong suốt, khi thựchiện được thể dạng đó người du-già và người phối ngẫu đạt được sự tỉnh thức phátsinh trong lúc chết. Đây là một trong nhiều thí dụ nêu lên xung năng dục tính(eros) đi đôi với xung năng của cái chết (thanatos)..., (Philippe Cornu).

Vài lời góp ý của người dịch

Phật giáo sử dụng phương pháp phân giải để tiếp cận vớihiện thực. Sự phân giải đó hướng vào hai chiều khác nhau, một chiều sử dụng sựphân cắt các hiện tượng đến cùng cực, đến chỗ không còn lại gì cả tức là tánhkhông của chúng. Chiều thứ hai hướng vào cách nhìn thật rộng lớn bao gồm tất cảmọi hiện tượng giúp quán thấy bản chất và các quy luật toàn cầu chi phối sự vậnhành của chúng, chẳng hạn như nguyên lý tương liên giữa các hiện tượng (lý duyênkhởi), nguyên lý vô thường, quy luật nguyên nhân hậu quả... Các bài viết trên đâyđưa ra một số kết quả rút tỉa từ các phương pháp phân giải và cho thấy Phật giáokhông tìm cách trực tiếp "xử lý" những tác động tai hại của tính dục,cũng không quy lỗi cho thân xác như là cơ sở làm phát sinh ra dâm dục. Trái lạiPhật giáo phân tích xa hơn để chứng minh cho thấy mọi thứ khổ đau và thác loạn làhậu quả phát sinh từ sự bám víu trong tâm thức.

Phật giáo Nguyên thủy tìm cách ngăn chận các tác động taihại của tính dục bằng các giới luật khắt khe và các liều thuốc hóa giải. Phậtgiáo Đại thừa cũng sử dụng giới luật để hạn chế tác động của tính dục nhưng đồngthời cũng tìm cách vượt lên trên tính dục để mang lại một chút phóng khoáng trongkỷ cương đạo đức của người bồ-tát xuất gia hay tại gia giúp họ hành động hữu hiệuhơn. Phật giáo Tan-tra dựa vào một cách tiếp cận khác hẳn, đó là cách trực tiếplợi dụng xung năng của tính dục hướng thẳng vào sự giác ngộ.

Ngày nay nhờ vàokhoa học, triết học, xã hội học... chúng ta được thừa hưởng một sự hiểu biếtphong phú hơn, vậy những hiểu biết đó có góp phần gì thêm cho Phật giáo trong mụcđích hướng dẫn chúng ta tìm hiểu sâu xa hơn về tính dục và những tác động của nóhầu giới hạn những hậu quả tai hại và thác loạn do nó gây ra trong xã hội vàcho mỗi con người chúng ta hay không ? Để trả lời cho câu hỏi trên chúng ta thửphân tích nguyên nhân của xung động tính dục dưới một khía cạnh khác, xa hơn cấpbậc thân xác và tâm thức bằng cách dựa vào khái niệm về bản năngxem sao.

Thật vậy chúng ta thường xuyên bị thúc đẩy bởi bản năng đủloại. Trong số đó có ba thứ bản năng gây ra tác động mạnh nhất đó là muốn ăn, muốn dâm và sợ chết. Muốn ăn làbiểu hiện của bản năng sinh tồnlàmphát sinh ra sự bảo vệ miếng ăn, ngân hàng, tiền bạc, của cải, tranh dành, biểnlận, tham lam, keo kiệt, súng đạn, chiến tranh, cướp giật, giàu sang, nghèo đói,dư thừa... Muốn dâm là bản năng dục tínhhay truyền giống, đó là bản năng làmphát sinh sự ghen tuông, si mê, thất tình, "hạnh phúc", buồn khổ, mặccảm, đâm chém, tự tử, tù tội..., bản năng đó biểu hiện dưới muôn ngàn thể dạng nhưphấn son, quần áo, nước hoa, thi phú ướt át, nhạc trữ tình, phim ảnh dâm ô, tiểuthuyết tình cảm... Sợ chết là bản năng tựvệhay bảo tồn sự sốngcủa chínhmình, làm phát sinh ra triết học, tôn giáo đủ loại, y khoa, thuốc men, phù phép,luyện đan bất tử, sáng chế ra mọi cảnh giới cực lạc... với mục đích được sống mãidưới bất cứ hình thức nào.

Tóm lại thế giới của hiện tượng vô cùng phức tạp, thế nhưngnếu suy ngược về nguyên nhân làm phát sinh ra các hiện tượng thì cõi ta-bà đầybiến động này cũng không phải là phức tạp lắm. Bản năng muốn ăn, muốn dâmsợ chếttác động, khống chế và điều khiểntất cả mọi sinh vật từ con người, muôn thú cho đến côn trùng và các sinh vật nhỏbé, một cách vắn tắt là tất cả chúng sinh. Tác động của bản năng tạo ra sự bámvíu và trói buộc mang lại khổ đau. Bản năng đó do đâu mà ra ? Do vô minh căn bảncòn gọi là vô minh nguyên thủybuộc chặt chúng sinhvào chu kỳ hiện hữu. Sinh ra làm người, chúng ta mang bản năng của con người,sinh ra dưới thể dạng một con thú, chúng ta mang bản năng của một con thú. Nghiệpcá nhân tác động thêm vào đó tạo ra sự đa dạng của tất cả chúng sinh.

Khi ý thức được bản năng đang điều khiển và khống chế chúngta, đương nhiên chúng ta phải tìm cách giới hạn tác động của chúng để tìm lấy tựdo và giải thoát cho mình. Một cách đơn giản, nếu đủ ăn thì không cần phải thamlam, cướp giật, gây ra chiến tranh để bảo vệ của cải hay làm giàu thêm, nếu muốntruyền giống thì hãy nhìn vào gần bảy tỉ người đang đau khổ trên hành tinh này,nếu sợ chết thì thật là hoài công vì không thể tránh khỏi.

Riêng đối với bản năng tính dục thì giáo lý Phật giáo đãdự trù trước các giới luật ngăn chận và các phương thuốc hóa giải. Giới luậttrong Phật giáo Nguyên thủy nêu lên trường hợp cố ý hay vô tình phóng thải tinhdịch chẳng hạn, đấy chỉ là tình trạng lạc vào chi tiết hay ít ra cũng chỉ là mộthình thức câu nệ và bám víu. Phật giáo Đại thừa tỏ ra phóng khoáng hơn đối vớingười bồ-tát, thế nhưng muốn được hưởng tính cách phóng khoáng trong giới luậtthì phải là một người bồ-tát trước đã. Sự bành trướng của tông phái Tan-tra thậtgiới hạn so với các tông phái khác, số người tu tập cao thâm có thể lợi dụng đượcsức mạnh của tính dục trên đường giác ngộ quả thật vô cùng hiếm hoi. Người tu tậpcó thể nhìn vào tấm gương của Đức Đạt-lai Lạt-ma, Ngài là một người tu tập theoPhật giáo Tan-tra thế nhưng Ngài là một nhà sư hoàn toàn đoạn dục.

Bures-Sur-Yvette, 02.12.10

Hoang Phongchuyển ngữ

CHUẨN BỊ NHƯ THẾ NÀO
CHO CÁI CHẾT CỦA MÌNH
Dagpo Rimpoché
(Hoang Phong chuyển ngữ)

DagpoRinpoche-02Lời giới thiệu của người dịch :

Khi vừa mới một tuổi thì Dagpo Rimpoché đã được Đức Đạt-Lai Lạt-Mathứ XIII xác nhận là vị hóa thân (toulku) của Ngài Mã-nhĩ-ba (Marpa, 1012-1097)một vị Đại sư của Tây tạng và là thầy của Đại sư Mật-lặc Nhật-ba (Milarepa, 1052-1135).Dagpo Rimpoché sinh năm 1932, vào chùa từ lúc sáu tuổi, học tại các tu viện đạihọc danh tiếng nhất ở Tây tạng, tốt nghiệp tiến sĩ Phật học. Ngài rời Tây Tạngvượt sang Ấn vào năm 1959 và sau đó thì lưu trú tại Pháp từ năm 1960. Hiện nayDagpo Rimpoché là một gương mặt lớn của Phật giáo Tây tạng tại Âu châu.

Bài chuyển ngữ dưới đây được trích từ một tài liệu ghi chép lạibuổi thuyết trình của ông ngày 19 tháng 9 năm 2003 tại một ngôi chùa Tây tạngtrên đất Pháp. Thông dịch viên : Marie-StelleBoussemart. Ghi chép : LaurenceHarié, Michel Langlois, Cathérine Baguet, Marie-Stella Boussemart.

Trong số quý vị đến đây hôm nay tôinhận ra một vài người đã đến nghe tôi thuyết giảng tại Genève cách đây khoảng haihay ba năm. Các vị khác thì có lẽ mới đến nghe lần đầu. Ngoài ra tôi cũng được gặplại vài người bạn cũ mà từ nhiều năm nay tôi chưa có dịp gặp lại. Thật vô cùngvui sướng cho tôi được tiếp xúc tối nay với từng vị một.

Thật là một niềm hân hoan khi đượctiếp xúc với quý vị. Tuy nhiên nếu tôi chỉ biết hân hoan khi gặp lại bạn cũ và đượcquen thêm bạn mới thì e rằng điều đó chưa tương xứng với tầm quan trọng của buổihội ngộ hôm nay. Tất nhiên là quý vị đã phải cố gắng rất nhiều để đến đây thamdự, như vậy để có thể bù đắp được phần nào cho sự cố gắng ấy thì tôi phải làm gìđây để mang lại một chút gì thiết thực mà quý vị có thể đem ra áp dụng vào đờisống thường nhật, hoặc biết đâu cũng có thể áp dụng được ngay tối nay.

Chúng ta sẽ bàn luận với nhau về mộtvài quan điểm. Tuy nhiên điều quan trọng hơn hết vẫn là niềm ước mong quý vị cóthể rút tỉa được từ cuộc bàn luận này một vài ứng dụng trong đời sống gia đình,trong sự giao tiếp với bè bạn, đồng nghiệp... Nếu những quan điểm mà chúng ta sắptrao đổi rồi đây sẽ có thể góp phần tích cực để cải thiện phần nào cuộc sống hằngngày giúp cho quý vị giao tiếp dễ dàng hơn với những người chung quanh thì thậtlà không có gì mong mỏi hơn.

Muốn thực hiện được những mong mỏinày thì chúng ta phải hội đủ một số điều kiện cần thiết nào đó. Tuy nhiên dùcho chúng ta có khả năng hội đủ được những điều kiện tất yếu ấy đi nữa thì trướchết và ngay trong lúc này quý vị và cả tôi phải tạo ra một "thể dạng tâm thức lợi ích". (état d'esprit bénéfique)

Vậy thì thế nào là một " thể dạng tâm thức lợi ích" ?Thể dạng tâm thức đó không nhất thiết phải được thực hiện trong khuôn khổ của mộttôn giáo hay một tín ngưỡng nào cả. Tuy nhiên nếu có thể hình dung được trong lãnhvực của một tín ngưỡng thì vẫn tốt hơn, mặc dầu cũng có thể đặt thể dạng tâm thứcđó vào một bối cảnh tổng quát và toàn cầu hơn. Trong trường hợp có thể giới hạnnó trong khuôn khổ của một tôn giáo thì một người Phật tử đương nhiên sẽ phải hiểurằng tạo ra một thể dạng tâm thức đúng như mong muốn có nghĩa là tạo ra một dòngtư duy thật minh bạch. Những người Phật giáo đang ngồi trong gian phòng này tấtnhiên sẽ hiểu tôi muốn nói đến điều gì. Các vị khác có thể là người Thiên Chúagiáo hoặc cũng có thể không theo một tôn giáo nào cả, nhưng dù trong bất cứ trườnghợp nào thì tất cả đều có thể tự tạo ra cho mình một thể dạng tâm thức lợi ích,tức là một tâm thức biết quan tâm đến hạnh phúc của mọi người và của cả ta nữa.Chúng ta tự nhủ rằng : "Trong lúc này đây tôi đang được hưởng mọi sự an lành,vì thế trong lúc mà những điều kiện tốt đẹp đang hội đủ thì tôi cũng muốn nhânđấy mà làm được một điều gì ích lợi cho thật nhiều người và cả cho tôi". Mộtngười Phật giáo sẽ phải nghĩ rằng : "Tôi vẫn hằng ước mơ giúp đỡ người khácmột cách thiết thực vì thế mà tối hôm nay tôi cố gắng đến đây nghe giảng để biếtđâu nhờ đó mà tôi sẽ thực hiện được những gì tôi ước mơ". Suy nghĩ như thếtức là biết tự đặt mình vào một thể dạng tâm thức lợi ích. Thể dạng tâm thức ấysẽ mang lại những thành quả cụ thể và hết sức lớn lao cho quý vị.

Vậy thì mỗi người trong chúng ta trướchết nên tạo ra cho riêng mình một thể dạng tâm thức lợi ích. Sau đó thì chúngta sẽ cố gắng tìm hiểu nhau, vì nếu tôi chỉ biết nhắm mắt thuyết giảng những điềutối mịt rồi chẳng ai hiểu gì cả thì thật là hoài công cho quý vị và cho cả tôi.Vì thế chúng ta nên thảo luận với nhau như thế nào để mỗi vị đều có thể hiểu đượcmột cách minh bạch từng điểm một, vì sẽ thật đáng tiếc là nếu ngày mai đây khi quývị gặp bạn bè và nói với họ rằng : "Tôi hôm qua tôi có đi dự một buổi diễnthuyết, người ta giới thiệu diễn giả là một vị lạt-ma Tây tạng, nhưng thật ra thìsuốt một tiếng hay một tiếng rưỡi đồng hồ ông ta nói cho có nói vậy thôi. Xin đừnghỏi tôi rằng ông ấy nói gì vì tôi chẳng nhớ gì hết. Chỉ toàn là những chuyện mơhồ chẳng có ai hiểu gì cả". Nếu đúng như thế thì quý vị đã đánh mất thì giờmột cách vô ích.

Tôi xin đề nghị ngay với quý vị các phươngpháp giúp chúng có thể bàn thảo với nhau một cách hiệu quả. Trước hết chúng tanên tìm cách tránh bớt những tình trạng bất lợi, chẳng hạn như tôi cứ nói, ngườithông dịch cứ dịch, quý vị thì cứ nghe, nhưng thật ra thì chẳng có gì lọt vàotai quý vị. Như thế thật đáng tiếc, và để khỏi rơi vào tình trạng đó, trước hếttôi sẽ trình bày một số quan điểm và sau đó thì xin quý vị cứ mạnh dạn phát biểuvà nêu lên các thắc mắc. Nếu đủ sức trả lời thì tôi sẽ rất vui mà trả lời ngay.Nếu các thắc mắc của quý vị vượt quá tầm hiểu biết của tôi thì tôi cũng sẽ xinthành thật thú nhận. Ngoài ra hôm nay cũng thật may mắn cho chúng ta là có mộtvài người Tây tạng cùng tham dự trong gian phòng này nếu cần thì tôi cũng có thểnhờ họ giúp được.

Ngoài ra tôi cũng muốn nói rõ thêm lànếu như quý vị không có câu hỏi nào để đặt ra thì tôi cũng sẽ có nhiều câu hỏiđể nêu lên với quý vị đấy.

Vậy thì chúng ta hãy đi thẳng vào vấnđề : ta phải chuẩn bị cho cái chết củachính mình như thế nào?Thật ra thì chuẩn bị cho cái chết lại có nghĩa là phảitập sống thế nào để tạo ra cho kiếp nhân sinh này được tốt đẹp hơn và để kiếp sausẽ tái sinh trong những hoàn cảnh hạnh phúc hơn. Thiết nghĩ rằng nếu muốn trìnhbày thỏa đáng một chủ đề bao quát như thế thì bắt buộc chúng ta phải tìm hiểu cặnkẽ toàn bộ những lời giảng huấn của Đức Phật. Vì thế trong phạm vi một buổi nóichuyện như hôm nay chúng ta đành phải tóm lược và đơn giản vấn đề đi rất nhiều.

Nếu vậy thì chúng ta hãy đặt lại câuhỏi ngắn gọn hơn : tại sao người ta lạichết ? Câu trả lời thật là đơn giản : chỉvì người ta đã được sinh ra, chỉ có thế thôi. Nói một cách khác và bằng nhữngthuật ngữ khác thì sẽ là : chúng sẽ phảichết bởi vì chúng ta là những hiện tượng cấu hợp, tạo ra từ sự kết hợp của nhiềuthành phần, sự kết hợp ấy liên hệ đến một số nguyên nhân và điều kiện nào đó. Trong từng giây phút một, các cấu hợp biếnđổi không ngừng, và các biến đổi ấy một lúc nào đó sẽ kết thúc bằng một hiện tượngmà người ta gọi là cái chết.

Cách nay khoảng 2700 năm, Đức PhậtThích-ca Mâu-ni đã giảng rằng bất cứ một hiện tượng cấu hợp nào cũng đều là vôthường. Đức Phật đã khám phá ra quy luật đó nhờ vào sự suy nghiệm trong tri thứccủa Ngài, căn cứ vào những gì Ngài quan sát được và các kết quả suy tư của Ngài.Ngày nay thì khoa học và kỹ thuật có thể sử dụng các phương pháp thực nghiệm đểchứng minh điều đó một cách dễ dàng.

Chúngta không thể làm gì khác hơn là phải chết bởi vì chúng ta đã được sinh ra. Như vậy đối với Phật giáo thì sinh đươcđịnh nghĩa như thế nào ? Sinh có nghĩa là giây phút xảy ra thụ thai : đó là lúchai tế bào của cha và của mẹ kết hợp lại và đồng thời thâm nhập vào đó một dòngtiếp nối liên tục tâm thần (continuum mental) hay tri thức (conscience-conciousness).Tóm lại thụ thai hay sự sinh xảy ra khi dòng tiếp nối liên tục tâm thần thâm nhậpvào sự kết hợp giữa hai tế bào của cha và của mẹ.

Theo quan điểm Phật giáo thì bất cứ mộtvật thể nào cũng đều được cấu tạo bởi vô số các thành phần kết hợp lại vớinhau. Đúng vào giây phút thụ thai tức là giây phút mà bào thai được cấu tạo thìnăm thứ cấu hợp (1) cũng xuất hiện và dựa vào đó một cá thể cũng được hình thành.Từ sự kết hợp đó phát sinh ra sáu cơ sở hiểu biết (2) và bốn thành phần (3). Tấtcả gồm có hai mươi bốn chất liệu vật chất tạo ra cơ sở chuyển tải dòng lưu chuyểncủa tri thức, và dòng tri thức lại bám víu vào cơ sở chuyển tải ấy và xem đấy làcủa nó. Đấy là căn bản sơ khởi tạo ra một cá thể. Cái cá thể ấy lại tiếp tục biếndạng, lớn lên và phát triển thêm. Nhờ vào cơ sở vật chất dòng tiếp nối liên tụccủa tri thức cũng phát triển theo để đảm trách những sinh hoạt ngày càng phức tạphơn. Đấy là gì mà người ta gọi là sự sống, nó tương ứng với khoảng thời gian màdòng tiếp nối liên tục tâm thần còn sử dụng một cơ sở vật chất để chuyển tải nó.

Tuy nhiên các thành phần vật chất cũnglà những cấu hợp, vì thế không những chúng biến đổi trong từng giây phút một màchúng còn phải gánh chịu hiện tượng già nua và hao mòn. Sau một khoảng thờigian nào đó có thể dài hay ngắn thì các thành phần kết hợp lúc thụ thai sau khiđã phát triển trong suốt cuộc sống sẽ bắt đầu suy thoái. Các thành phần vật chấtsuy thoái dần và khả năng chuyển tải dòng tiếp nối liên tục tâm thần của chúngcũng theo đó mà suy giảm đi. Dòng tiếp nối liên tục tâm thần vì thế cũng trở nên"thu hẹp" hơn và mất đi một số tính năng, và các tính năng này cũng sẽtiếp tục tan biến dần. Cuối cùng thì đến một lúc nào đó cơ sở vật chất sẽ suythoái đến độ không còn đủ sức chuyển tải dòng tiếp nối liên tục tâm thần nữa.Dòng tiếp nối tâm thần bắt buộc phải rời bỏ cơ sở vật chất của nó, và chính vàothời điểm ấy thì cái chết sẽ đến với sự sống hiện tại này.

Vậy thì cái chết là sự tách rời giữatri thức (hay dòng tiếp nối liên tục tâm thần) và cơ sở vật chất. Theo quan điểmPhật giáo thì dòng tiếp nối liên tục đó không chấm dứt. Dù nó không thể tiếp tụclưu trú trong cơ sở vật chất thô thiển nữa nhưng nó vẫn tiếp tục tồn tại. Tùytheo trường hợp, nó có thể chuyển sang một thể dạng trung gian gọi là bardo(trung ấm) hay là không. Dầu sao đi nữa thì nó sẽ hướng vào một sự tái sinh mới.Nó hướng vào một cơ sở vật chất mới, thâm nhập vào đấy và làm phát sinh ra mộtsự thụ thai mới, tức là điểm khởi đầu của một cuộc sống mới. Cuộc sống mới ấy sẽkéo dài một thời gian nào đó và rồi cũng sẽ chấm dứt, và cứ tiếp tục như thế.Người ta gọi đấy là chu kỳ của những sự hiện hữu phát sinh do điều kiện, nghĩalà do nghiệp mà ra (4). Thật ra thì nhữnggì xui khiến dòng tiếp nối liên tục của tri thức hướng vào một cơ sở vật chất cábiệt nào đó không tùy thuộc vào quyết tâm của một cá thể - ít ra thì đây cũng làtrường hợp của những cá thể bình thường - mà duy nhất do sự tác động của nghiệp mà cá thể ấy đã tích lũy từ trước.

Đối với một người chấp nhận sự táisinh thì khi cái chết gần kề sẽ hiểu rằng tâm thức của mình sẽ rời bỏ cơ sở vậtchất của nó. Dòng tiếp nối liên tục tâm thần của mình sẽ tiếp tục tồn tại, vậytrong giây phút đó những gì quan trọng hơn hết ? Có phải là thân xác mình, củacải, gia đình, danh vọng hay uy quyền...? Tất cả những thứ ấy không có một giátrị nào cả, vì người sắp ra đi sẽ bỏ lại tất cả những thứ ấy.

Chỉcó dòng tiếp nối liên tục tâm thần là tồn tại và những gì mà nó có thể mangtheo là những vết hằn (của nghiệp) đã in sâu vào nó. Những gì tiếp tục tồn tạivà kéo dài từ kiếp sống này sang kiếp sống khác trên dòng liên tục tâm thần chínhlà nghiệp của chúng ta. Dù đấy là nghiệp tốt hay nghiệp xấu thì cũng đều gomlại thành một tổng hợp các vết hằn hay là các tiềm năng hay xu hướng mà dòng tiếpnối tâm thần sẽ mang theo với nó. Đối với quý vị nào trước đây chưa hề hiểu nghiệplà gì thì cũng xin giải thích thêm đấy là những xu hướng tích tụ trên dòng tiếp nối liên tục tâm thần. Những xuhướng ấy mang tính cách "tích cực" khi chúng có khả năng mang lại nhữnggiác cảm hạnh phúc, những cảm nhận về hạnh phúc. Ngược lại thì những nghiệp"tiêu cực" là những vết hằnhay những tiềm năng lắng đọng trong tâm thức mà chúng sẽ mang lại những cảm nhậnkhổ đau.

Chủ đề buổi nói chuyện tối nay là"Chuẩn bị cho cái chết". Vậychúng ta hãy đi thẳng vào chủ đề đó. Chúng ta hãy xét xem điều gì có thể giúpích cho chúng ta khi hấp hối và khi phải hướng vào một sự tái sinh mới. Có rấtnhiều phương pháp kể cả một lô các phương pháp đặc thù của Phật giáo. Tuy nhiênkhông cần bắt buộc phải là một người Phật giáo mà chỉ cần tin có sự tái sinh thìcũng đủ để hiểu rằng cái chết không phải là một sự chấm dứt vĩnh viễn vì sau đósẽ còn phải hướng vào một sự tái sinh mới, và trong trường hợp đó thì bất cứ aicũng đều hiểu rằng cái thể dạng tâm thức cuối cùng đúng vào lúc sắp chết sẽ giữmột vai trò vô cùng quan trọng. Nếu vào giây phút đó ta tạo ra cho mình một thểdạng tâm thức tốt thì nó sẽ giúp ta hướng vào một sự tái sinh thuận lợi.

Nói một cách khác là ta phải làm thếnào để gợi lên cho ta một thể dạng tâm thức lợi ích đúng vào lúc mà ta sắp chết.Phương pháp ấy có thể áp dụng cho bất cứ ai, không nhất thiết phải là người Phậtgiáo mới làm được. Bất cứ ai cũng có thể là một người tốt được, dù cho họ theomột tín ngưỡng nào cũng vậy. Dù đứng trên quan điểm nào thì bất cứ ai cũng đềucó thể tạo ra cho mình một thể dạng tâm thức đầy yêu thương và từ bi hay đứctin vào lúc hấp hối. Vậy đối với Phật giáo thì ý nghĩa của tình thương là gì ? Tìnhthương hiểu theo Phật giáo là mong cầu hạnh phúc cho người khác. Nếu trong lúchấp hối mà ta đủ sức gợi lên trong tâm trí mình một lời nguyện cầu đơn giản nhưsau : "Tôi chỉ cầu mong sao cho tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc!", tức là " Tôi chỉ ước mong làm sao để giúp cho tất cả chúng sinh đạtđược hạnh phúc", thì lời nguyện cầu đó sẽ hướng ta vào một sự tái sinh tốtđẹp. Từ bi chính là ước vọng tất cả chúng sinh loại bỏ được khổ đau. Chẳng hạnnhư những ước vọng như sau đây : "Tôi cầu mong tất cả chúng sinh vượtthoát khỏi khổ đau, cầu xin cho họ đạt được một tâm thức luôn luôn an bình khôngcòn phải chiến đấu với khổ đau". Bất cứ một thể dạng tâm thức đạo hạnh nàocũng thế, dù đấy là đức tin hướng vào một vị Trời, vào Đức Phật hay là một vịThầy tâm linh, thì cũng đều mang lại hiệu quả. Mọi thể dạng tâm thức lợi ích đềugiúp cho cái chết được thanh thản và hướng vào một sự tái sinh thuận lợi. Một thểdạng tâm thức lợi ích không nhất thiết phải được quy định trong một khuôn khổhay một giới hạn nào cả mà có thể mở ra thật rộng lớn, chẳng hạn như ta có thểnguyện cầu như sau : "Tôi cầu mong cho hòa bình sẽ tỏa rộng và bao trùm lêncả thế gian này. Cầu mong sao cho tất cả nhân loại trên địa cầu đều được an bình.Ước mong sao cho tất cả mọi xung đột dù đang tác hại ở bất cứ nơi nào trên hànhtinh này cũng đều sẽ chấm dứt". Ta cũng có thể ước mong như sau : "Nếutrong kiếp sống này tôi không thể giúp được nhiều chúng sinh như tôi hằng nguyệncầu thì xin cho tôi được tái sinh trong một kiếp sống thuận lợi hơn để có thể giúpđược nhiều chúng sinh hơn nữa".

Ngoài ra cũng không nên quên rằng chúngta phải làm sao để thể dạng tâm thức lợi ích đó được hiển hiện khi mà chúng tavẫn còn thì giờ, tức là không nên chờ đợi đến giây phút chót khi quá trình củacái chết đã bắt đầu xảy ra . Cái chết sẽ xảy ra khi cơ sở vật chất trở nên quá suyyếu hoặc rơi vào một tình trạng quá tệ hại không còn đủ sức chuyển tải được tâmthức nữa. Tuy nhiên thì trước đó cũng sẽ qua một giai đoạn mà cơ sở vật chất trởnên suy thoái thật nặng nề và tâm thức không còn sử dụng được các khả năng củanó một cách bình thường như trước, thì trong tình trạng đó tâm thức sẽ rơi vàomột trạng thái trung hòa (mê man). Vì thế phải hành động ngay để tạo ra một thểdạng tâm thức tích cực và lợi ích trước khi nó rơi vào tình trạng trung hòa nhưtrên đây. Phải làm hiển hiện thể dạng tâm thức lợi ích trước khi đến giai đoạn suythoái nặng nề thì thể dạng lợi ích ấy mới có thể tác động và ảnh hưởng đến tìnhtrạng tâm thức trung hòa khi đã gần kề cái chết. Thể dạng tâm thức lợi ích sẽgiúp tăng cường thêm sức mạnh cho các nghiệp tích cực và cũng từ đó sẽ hướng vàomột sự tái sinh thuận lợi.

Những điều vừa được trình bày trên đâycó thể xem là kết quả mang lại từ một sự chuẩn bị thật lâu dài, có nghĩa là từ khimà ta còn đang khoẻ mạnh. Không phải chờ đến lúc hấp hối ta mới bắt đầu tập thươngyêu người khác và làm hiển hiện lên trong ta lòng từ bi. Tình thương và lòng từbi chỉ có thể hiển hiện lên trong lúc nguy kịch khi mà chúng đã được thấm nhuầntừ trước bằng những cố gắng lâu dài. Nói một cách khác là ta nên tập luyện ngaybây giờ để quen dần với thể dạng tâm thức đó dù đấy là tình thương yêu, lòng từbi, đạo đức, hay đức tin cũng thế. Phải tập thế nào để tất cả những thứ ấy trởthành thói quen và chúng sẽ tự động hiển hiện lên vào giây phút mà ta sắp ra đi.

Khi phải đối đầu với những thử tháchkhó khăn tức vào những lúc sắp gặp nguy cấp thì các phản ứng dưới các thể dạngtâm thức quen thuộc nhất thường sẽ được biểu lộ. Phản ứng của một đứa bé là mộtthí dụ điển hình hơn cả. Khi đứa bé cảmthấy nguy hiểm thì tiếng kêu cứu đầu tiên phát ra từ miệng nó là tiếng gọi :"Mẹ ơi !". Đơn giản chỉ vì mẹ là người thân thiết nhất của nó, gầngũi nhất với nó, luôn hiện hữu trong tâm thức nó. Chỉ cần vấp ngã hay va đầuvào vật gì làm cho nó đau đớn thì nó khóc và kêu lên : "Mẹ ơi !".

Phải chọn lựa một thể dạng thích hợpnhất với bản tính của mình để làm hiển hiện ra trong tâm thức - chẳng hạn như tìnhnhân ái, tình thương yêu người khác, v.v... - phải luyện tập thường xuyên để giúpchúng ngày càng vững mạnh hơn. Tập nhưthế cho đến khi nào thể dạng tâm thức đó trở thành một phản ứng tự nhiên và độtphát khi ta phải bất thần đối đầu với những tình huống đang xảy ra. Ta có thể tậpluyện để phát huy tâm thức ấy, dù cho trên thực tế ta không thể giúp đỡ ngườikhác một cách cụ thể đi nữa. Chỉ cần tạo được thói quen trong tâm thức luôn luônnghĩ đến người khác, lúc nào cũng cảm thấy gần gũi với người khác và trực tiếpliên đới với hạnh phúc của người khác. Như thế đến khi hấp hối thì những ý nghĩvà xúc cảm đó sẽ hiển hiện lên một cách tự nhiên trong tâm thức ta.

Không phải cứ chuyên cần tập luyệntheo các giờ giấc đều đặn trong ngày là đủ mà đúng hơn phải cố gắng hơn thế nữađể theo dõi tư duy hiển hiện ra trong tâm thức mình vào bất cứ lúc nào. Chúng takhông ngừng múa may tay chân, nói năng huyên thiên, đàm thoại với hết người nàyđến người khác, đi tới rồi lại đi lui... Nên cố gắng nhìn lại chính mình gầnhơn để nhận thấy mình và thốt lên : "À thì ra không ngờ trong đầu lại có lắmthứ tư duy đến thế, thật là nhiều và đủ loại và chúng đang bộc phát ra trongtâm thức ta. Một số thì tốt, một số thì kém hơn, hoặc có thể rõ ràng vô phươngchối cãi là rất tệ hại, hoặc một số khác thì chỉ có tính cách trung hòa". Khita có thể nhận biết và phân loại được chúng thì đó là lúc mà ta đã đạt được mộtbước tiến bộ rồi đấy. Cả ba thể loại tư duy ấy đều là những gì thật tự nhiên,tuy thế nếu khi nào đã đủ sức phân loại được tư duy nào là tốt, xấu hay trung hòa,thì cũng nhân đó mà so sánh tỷ lệ xuất hiện của chúng trong đầu ta ra sao để xácđịnh xem ta có xu hướng tốt một cách tự nhiên, hay ngược lại ta chỉ là một ngườicó xu hướng xấu hoặc trung hòa. Sau khi xác định được như thế ta phải cố cảnhgiác trong từng giây phút một trong cuộc sống để chủ động tâm thức mình, kiểm soátnhững tư duy của mình. Cuộc sống thường nhật buộc ta phải nói năng với người khác,dù những lời đàm thoại đó mang nội dung như thế nào thì ta cũng nên tự hỏi tạisao ta lại thốt lên những lời như thế. Nếu nhận thấy rằng những lời mà ta thốt ramang chủ đích mong muốn người đối thoại được hạnh phúc và trong lòng ta cầumong cho họ gặp được những điều tốt đẹp, như thế thật không còn gì để nói thêm! Nếu trong trường hợp ta phải nói một cách máy móc vì nghề nghiệp để thực hiệnmột công việc nào đó, thì chủ đích những lời nói ấy chỉ mang tính cách trung hòa.Tuy nhiên nếu ta ngỏ lời với một người nào đó mà lại chỉ cầu cho họ gặp những điềubất hạnh và trong thâm tâm ta chỉ muốn làm hại người ấy, thì đấy thật rõ ràng làkhông tốt. Nếu nhận biết được như thế thì dần dần về sau chúng ta cũng sẽ khôngphát ra những ngôn từ thuộc vào loại đó nữa, tức là những ngôn từ bề ngoài khôngnhất thiết là xấu, nhưng bên trong thì lại tiềm ẩn những ý đồ tiêu cực.

Khi đã quen với sự cảnh giác để luônluôn tự hỏi chủ đích của mình là gì, thì đến một lúc nào đó ta sẽ có thể chủ độnghoàn toàn được tâm thức của mình và cả những hành động phát sinh từ thân xác củamình nữa.

Phải thú nhận rằng hầu hết chúng ta khôngmấy ai có thể tự cho rằng mình hoàn toàn được tự do, bởi vì chưa ai có thể bảo đảmrằng mình có thể hành động theo đúng như ý mình muốn. Thật sự mà nói là ta vẫn thườngxuyên bị tâm thức khống chế, nó chỉ huy và ra lệnh cho ta phải hành động theonhững quyết định của nó. Nhưng nếu nghĩ kỹ thì chính tâm thức ta cũng lại bị nôlệ bởi sự khống chế của những yếu tố bấn loạn, sự yếu đuối và các thứ dục vọngcủa chính nó. Chính đấy là những gì đã đứng ra điều khiển nó ! Hãy lấy thí dụ vềsự giận dữ, và tiếc thay đôi khi chúng ta vẫn còn giận dữ, và khi đã giận dữthì ta sẽ hoàn toàn bị nó khống chế. Khi cơn giận đã bộc phát ra rồi thì takhông thể cưỡng lại được nữa. Nó kiềm tỏa tất cả và chỉ huy mọi tư duy của ta, xúidục ta phạm vào những hành động mà chính ta không muốn. Kích động bởi sự giận dữ,ta sẽ phát ra những ngôn từ làm mếch lòng người khác, chỉ trích và nguyền rủangười khác, thế rồi ta không còn tự chủ lấy mình được nữa.

Đừng nghĩ rằng trong thoáng chốc làta có thể loại bỏ được sự giận dữ vì giận dữ là một thành phần của tâm thức, tiềmẩn trong tâm thức và đã quen tác oai tác quái quá lâu đời. Ta đâu có thể loại bỏchúng dễ dàng như thế được.

Trước hết ta phải tập khám phá thậtsớm sự xuất hiện của giận dữ. Nếu thấy nó vừa ló dạng thì tức thời ta phải tự cảnhgiác ngay vì biết rằng sự bực bội đang tìm cách xâm chiếm ta và nếu cứ để cho nóbùng lên thì ta sẽ không còn cưỡng lại được nữa. Ý thức được điều đó có nghĩa làta đã đạt được một bước tiến đáng kể. Nếu tiếp tục tập luyện theo cách đó thì dầndần ta cũng sẽ loại bỏ được các yếu tố bấn loạn, chẳng hạn như sự giận dữ, đồngthời lại phát huy được các phẩm tính tốt của mình, và rồi ta sẽ cảm thấy hạnhphúc hơn.

Một người dễ nổi nóng sẽ thường xuyêngây ra tình trạng căng thẳng và xung đột với những người chung quanh, suốt ngàyhọ cãi vã trong gia đình, với đồng nghiệp và họ hàng, họ chẳng bao giờ biết an vuilà gì. Đối với trường hợp như thế thì cách tập luyện trên đây sẽ giúp họ làm giảmbớt sự nóng giận. Sự giao tiếp với người chung quanh do đó cũng sẽ được cải thiệnhơn và cuộc sống hằng ngày cũng sẽ thay đổi tốt hơn: họ cảm thấy an vui hơn, côngviệc mang lại nhiều kết quả hơn...

Nói một cách khác, nếu muốn chuẩn bịcho cái chết thì ngay lúc này trong cuộc sống thường nhật ta cũng nên bắt đầu tậpcho quen dần với các thể dạng tâm thức lợi ích, và các thể dạng lợi ích ấy cũngsẽ mang lại cho ta nhiều điều cải thiện trong cuộc sống hằng ngày của ta. Tanên sống như thế nào để đến lúc lâm chung thì thể dạng tâm thức thuận lợi sẽ đếnvới ta một cách tự nhiên. Nếu không đủ sức tạo cho mình một cuộc sống như thế,thì ít ra cũng cố tránh không để cho tâm thức bị dao động và tràn ngập bởi sự giậndữ hay bám víu. Một tâm thức an bình sẽ trợ giúp cho ta hay cho bất cứ ai tronggiây phút hấp hối. Vì thế, khi đang ở cạnh người sắp ra đi thì ta phải tránh tấtcả những gì có thể làm cho người ấy bị rối loạn hay dao động tức là tránh tạora cho họ một thể dạng tâm thức tiêu cực. Cố gắng giúp họ tạo ra một thể dạng tâmthức lợi ích và tích cực. Nếu biết được họ theo tôn giáo nào thì cứ nhắc đến tínngưỡng của họ, giúp họ phát lộ đức tin. Dù trong bất cứ trường hợp nào thì cũngcố gắng giúp người hấp hối yên lòng, nhắc cho họ biết là họ đã sống một cuộc sốngtrọn vẹn, đã làm được nhiều điều tốt đẹp, mục đích là giúp cho họ ra đi trongan bình và mãn nguyện, dù cho những lời khuyên nhủ của ta có đúng với sự thậthay không. Ngay cả trong trường hợp mà ta biết là người ấy có một cuộc sống khôngmấy tốt lành đi nữa thì ta cũng không nên nhắc đến những gì kém tốt đẹp trongcuộc sống trước đây của họ. Trái lại phải an ủi họ, nói với họ là họ đã từng làmhết sức mình, đã thực hiện được nhiều điều tích cực trong đời họ và giờ đây thìhọ có thể yên lòng ra đi. Phải cố gắng giúp họ ra đi thật thanh thản và êm ả.

Ta cũng phải cẩn thận trong từng cửchỉ, phải chú ý đến sự dịu dàng trong từng lời nói để cho người hấp hối vữngtâm . Không nên tỏ ra bồn chồn hay khóc lóc, không nên nói lớn tiếng, cũng khôngnên lay người hấp hối. Tiếc thay đó lại là phản ứng rất thường thấy của nhữngngười thân thuộc chung quanh. Đôi khi người thân ôm người hấp hối vào lòng. Mộtsố người thường có những cử chỉ như thế, họ ôm người hấp hối và thốt lên :"Không, đừng ra đi, hãy ở lại với chúng tôi...". Nên tránh những cửchỉ thô bạo như thế. Trái lại phải làm thế nào để tạo ra một bầu không khí êm dịu,thanh thản và an bình chung quanh người sắp ra đi, bằng một giọng thật thấp hãynói với người hấp hối những lời lẽ ngọt ngào.

Tóm lại, tất cả chúng ta đều ướcmong đạt được hạnh phúc và thoát khỏi khổ đau. Vậy nếu muốn thực hiện được điềuđó thì phải tìm hiểu chính mình, theo dõi được những gì đang diễn biến trong tâmthức của mình. Dù ta đang hạnh phúc hay khổ đau thì cả hai thể dạng ấy đều phátsinh từ rất nhiều nguyên nhân và điều kiện, và những nguyên nhân và điều kiệnchính yếu hơn hết tạo ra các thể dạng ấy lại tùy thuộc vào tâm thức của chính mình,phát sinh từ tâm thức của chính mình. Tạo ra những thể dạng tâm thức tích cực sẽmang lại cho ta sự thư giãn và hạnh phúc và cũng sẽ giúp cho ta làm giảm bớt tácđộng của những thể dạng tâm thức tiêu cực mang lại khổ đau. Thực hiện được như thế là cách giúp cho ta chuẩnbị cho lúc lâm chung và đồng thời cũng tạo ra những tác động tích cực ngaytrong cuộc sống thường nhật của ta trong lúc này.

Cách tập luyện vừa trình bày trên đâykhông nhất thiết là những gì đặc thù dành riêng cho Phật giáo, mà bất cứ ai cũngcó thể tập được, không cần phải tin vào một tôn giáo nào cả. Bất cứ một sinh linhnào hàm chứa một tâm thức đều nên tìm hiểu chính mình để chủ động lấy tâm thứccủa mình.

Thật vậy, không phải chỉ cần vơ vétcủa cải vật chất cho thật nhiều là có thể tìm thấy hạnh phúc. Không phải nhữngngười giàu sụ đương nhiên là những người hạnh phúc. Hạnh phúc không nhất thiết lệthuộc vào của cải và những gì ta chiếm hữu, mà tùy thuộc vào những tư duy đangdiễn biến trong tâm thức của mình. Dù thật giàu có nhưng ta lại không đủ sức tạora cho mình một khả năng cảm nhận đúng đắn về mọi sự vật thì của cải của tacũng sẽ không thể cứu ta thoát khỏi những khổ đau khủng khiếp. Có những ngườigiàu có nhưng lại vô cùng khổ sở không đủ nghị lực để vượt lên những hành động tuyệtvọng, như tự tử chẳng hạn. Những chuyện đại loại như thế vẫn thường xuyên đượcbáo chí đưa tin. Ngược lại, có nhiều người phải đối đầu với những khó khăn vậtchất, sống trong hoàn cảnh khiêm tốn, nhưng lại tỏ ra hết sức hạnh phúc, chẳngqua đấy là vì họ biết nhìn mọi sự một cách khác hơn.

Chủ đề nêu lên được trình bày khábao quát và có phần vắn tắt. Vậy có quí vị nào cần hỏi thêm hay chăng ?

Phần Hỏi - Đáp

- Một thính giả(người ghi chép có thể không nghe rõ nhưng người thuyết giảng theo dõi đượccâu hỏi, có lẽ vì ban tổ chức không dự trù "micro" cho người hỏi ngồibên dưới - ghi chú thêm của người dịch): [...lời phát biểu quá nhỏ không nghe rõ... ]

- Rimpoché: Như đã được trình bày trong bài thuyết trình, cái chết là một hiện tượng xảyra vào lúc mà cơ sở vật chất dùng để chống đỡ tâm thức bị thoái hóa, và sựthoái hóa đó có thể xảy ra vào bất cứ giai đoạn nào trong cuộc sống. Không nhấtthiết là phải xảy ra khi già nua, mà cả lúc còn trẻ, chẳng hạn các trường hợp bịtai nạn. Trong trường hợp tai nạn xe cộ hay bất cứ một tai nạn vì một nguyên nhânnào khác, thì cơ sở vật chất đang trong thể dạng hoạt động đột nhiên mất hết nhữngkhả năng bình thường của nó và không còn chuyển tải tâm thức được nữa.

- Một thính giả: Tôi không phân biệt được thế nào là hạnh phúc và thế nào là sung sướng. Có thểdùng chữ "hài hòa" thì có lẽ thích hợp hơn chăng ?

- Rimpoché: Khi nói đến hạnh phúc thì đấy cũng chỉ là quy ước mà thôi, chẳng qua cũng làmột cách phát biểu dựa vào ngôn từ, dầu sao thì đấy cũng chỉ là một sự cảm nhậntrong thế giới ta-bà, và ta-bà có nghĩa là chu kỳ của sự hiện hữu mà ta phải gánhchịu. Dù phát biểu rằng đấy là sự hài hòa nội tâm hay hạnh phúc nội tâm hay mộtthứ gì khác nữa thì tất cả cũng không phải là hạnh phúc thật sự, không phải làmột thể dạng hân hoan tuyệt đối và trường tồn. Dầu sao thì tất cả cũng chỉ là quy ước,chỉ đơn giản là một cách chọn chữ, nếu muốn thay chữ hạnh phúc bằng chữ hài hòanội tâm thì cũng không có vấn đề gì cả.

- Một thính giả: Tôi không có ý muốn nói là có một sựkhác biệt giữa hai chữ !

- Rimpoché:Vậy thì bạn có thể giải thích minh bạch hơn hay không ? Bạn có thể hình dung đượcmột người đang thụ hưởng hạnh phúc theo đúng với ý nghĩa thông thường của nó màlại không có sự hài hòa nội tâm hay chăng ?

- Một thính giả: Nếu biểu lộ sự thương cảm đối với thế giới này, đối với con người và muôn thúthì đến một lúc nào đó người ta sẽ nhận ra sự bất hạnh của người khác, theo tôithì một thứ tình cảm hiện lên [...nghe không rõ...]. Tôi chỉ thấy đấy là lãnh vựccủa sự hài hòa hơn là một sự thán phục [...nghe không rõ...]

- Rimpoché: Bạn đưa ra một số các thể dạng tâm thức khác biệt nhau và đề cập đến lòng thươngcảm và cả các phản ứng có thể xảy ra khi nhìn thấy sự đau khổ của người khác. Cólẽ bạn muốn nêu lên lòng từ bi, và nhất là những gì bạn vừa nêu lên lại thuộc vàomột thể dạng tâm thức khá chuyên biệt. Nhất định là không thể phát biểu đấy làmột một sự thán phục. Hơn nữa còn có thể xem đấy là một cách phát biểu lạc đề. Đúnghơn thì đấy chỉ là một thể dạng hài hòa nội tâm giúp cho mình cảm nhận được ngườikhác đang phải gánh chịu khổ đau. Thật hiển nhiên là bạn đang mở rộng sự suy tưtheo một chiều hướng nào đó.

- Một thính giả: Xin nêu lên một câu hỏi liên quan đến dòng tiếp nối liên tục tâm thần. Nhữnggì tôi không hiểu được là tại sao [...không nghe rõ...] lại không phát sinh từcác kiếp trước của mình ?

- Rimpoché:Đề cập đến dòng tiếp nối liên tục tâm thần không nhất thiết phải liên kết vớihiện tượng chuyển tiếp từ kiếp sống này sang kiếp sống khác. Ngay cả trong kiếpsống hiện tại, từ lúc mà chúng ta bước vào gian phòng này cho đến giây phút này,tâm thức chúng ta hoạt động không ngưng nghỉ. Vậy theo bạn thì tâm thức của chúng ta đang trong tình trạng hoạt động ngaytrong giây phút này có giống với tình trạng tâm thức của chúng ta khi chúng ta vừabước vào gian phòng này hay không ?

Như vừa trình bày trên đây, ít ra thìchúng ta cũng đồng ý với nhau trên một điểm là tâm thức biến đổi liên tục, do đódùng cụm từ "dòng tiếp nối liên tụctâm thần"(continuum mental) có lẽ thích nghi hơn là dùng chữ "tâm thức" (esprit- mind - spirit) vì chữ tâm thức hàm chứa ý nghĩa quá tĩnh lặng hoặc quá bao quát.Mặt khác, dòng tiếp nối liên tục tâm thần còn hàm chứa một ý nghĩa khác nữa đólà thể dạng tâm thức vào một thời điểm nhất định nào đó không phải tự nhiên mà vụtxuất hiện ra như thế một cách vô cớ mà đúng hơn chỉ là một sự tiếp nối của mộthiện tượng cùng một bản chất với nó đã xuất hiện trước nó, bản chất chung ấy làbản chất tâm thần. Hơn nữa bạn có nói là bạn nhớ lại được những sự kiện xảy ra đốivới bạn và những gì mà tâm thức của bạn đã suy nghĩ vào lúc mà chúng ta cùng bướcvào gian phòng này. Sở dĩ bạn có được những ký ức đó là chính nhờ vào dòng tiếpnối liên tục tâm thần của riêng bạn, và cũng chính vì thế mà những ký ức của bạnkhông giống với những ký ức của tôi.

Bạn nói rằng điều đó làm cho bạn mơước được biết về các kiếp trước của bạn, bởi vì bạn không còn nhớ gì cả. Thế thìbạn còn nhớ được tất cả các tư duy của bạn khi còn nhỏ hay không, bởi vì sau mộtthời gian dài thì vô số những sinh hoạt và tư duy khác dồn dập hiện ra làm chomột số tư duy trước đây phải bị gạt sang một bên. Tình trạng đó tạo ra sự quênlãng tức là không còn nhớ được một số sự kiện nào đó ngay cả trong kiếp sống này.

- Một thính giả: Vậy thì dòng tiếp nối liên tục còn có ích lợigì nếu tôi không còn nhớ lại những gì trong kiếp trước của tôi. Nếu ngày mai tôichết và tái sinh, tôi sẽ trở thành một đứa bé và tôi sẽ có một não bộ của một đứabé. Vậy thì tôi chất chứa được những gì từ các kiếp trước ?

- Rimpoché: Theo cách nhìn của Phật giáo thì vào đúng giây phút tái sinh dòng tiếp nối tâmthần thâm nhập vào tế bào của cha và của mẹ thuộc trong kiếp sống sắp tới, dòngtiếp nối đó không phải là một dòng tiếpnối hoàn toàn mới mẻ. Thực ra thì nó chuyên chở theo nó vô số những vết hằn tíchlũy từ các kiếp trước. Có phải điều đó có nghĩa là bào thai bắt buộc phải ghinhớ tất cả các thứ ấy hay không ? Nhất định là không. Bào thai có sẵn một số vốnnhưng nó lại còn đang trong tình trạng vô thức. Nếu muốn bào thai có đủ khả năngý thức thì bào thai phải là một cá thể đã được tập luyện tích cực trên phươngdiện tinh thần. Nếu dùng thuật ngữ thông thường để nói thì cá thể ấy phải biếtsuy tư thật mãnh liệt, tóm lại chỉ bằng cách đó thì bào thai mới có thể nhớ lạimột cách hiển nhiên và minh bạch những gì mà nó đã từng làm trong các kiếp trước.

- Một thính giả: Vậy cái vốn liếng đó sẽ phát hiện như thế nào ?

- Rimpoché: Nhiều trường hợp có thể xảy ra, tất cảtùy thuộc vào sức mạnh của các tiềm năng. Nếu tiềm năng cực mạnh thì ngay tuổi ấuthơ chỉ cần một chút gì đó khơi động cũng đủ mang lại cho đứa bé mọi thứ hiểubiết, giúp nó hiểu được những chủ đề thật sâu sắc làm ngạc nhiên người lớn chungquanh. Nếu những vết hằn tương đối mạnh nhưng vẫn còn thiếu cường lực, thì đứabé chỉ cần học qua loa là đủ khơi động lại cho nó những gì mà nó có từ trước vàtừ đó nó sẽ suy luận để biết được nhiều hơn. Đối với những người mang những vếthằn kém cường lực thì phải cố gắng thật nhiều để tập tành và tiến bộ.

- Một thính giả: [...nghe không rõ...]

- Rimpoché: Đối với những người bị bệnh tâm thần thì trong khoảng thời gian trước khi chếthọ không còn kiểm soát được tư duy của mình nữa thì việc gì sẽ xảy ra ? Tất nhiênlúc đó họ không còn khả năng nào để phát huy một tâm thức lợi ích nữa. Tuy nhiêntrước khi bị bệnh nếu họ đã từng tập luyện thì đến lúc hấp hối các điều kiệnthuận lợi sẽ hội đủ (5), dù cho vào thời điểm đó tình trạng tâm thần của họ đãsa sút. Trong trường hợp một người từng tích lũy được nhiều nghiệp thật thuận lợitừ trước thì đến khi hấp hối tình thương hay lòng từ bi cũng có thể tự nhiên hiểnhiện ra trong tâm thức họ đúng theo những gì mà họ đã tập luyện được trước khi ngãbệnh.

- Một thính giả: Sự giúp đỡ của một người khác có thể ích lợi hay không ?

- Rimpoché: Nhất định là có. Sự giúp đỡ từ bên ngoài có thể giúp ích được, với điều kiệnlà sự giúp đỡ đó phải được thực hiện thật đúng. Vai trò của những người thânchung quanh thật quan trọng, những người đang hiện diện bên cạnh người hấp hốiphải ân cần và tránh cho người hấp hối mọi dao động, nói lên với họ những lời thậtthích nghi. Tuy nhiên những gì tối cần thiết là người bên cạnh họ phải tràn đầylòng nhân từ và tình thương đối với họ, bởi vì người hấp hối sẽ cảm nhận được điềuđó. Nếu như người giúp đỡ thành thực, thì sự giúp đỡ sẽ hữu ích.

- Một thính giả: Người bên cạnh có thể trấn an người hấp hối, nói với họ là trước đây họ đã từngcó một cuộc sống trọn vẹn. Tuy nhiên tôi tự hỏi có nên nhắc nhở họ một cách thẳngthắn và không có ý kết án họ, những lỗi lầm trong những hành động tiêu cực củahọ trước đây hay không ? Sự hối hận có phải là một thể dạng thuận lợi hay không?

- Rimpoché: Trong hoàn cảnh bìnhthường thì tất nhiên là có lợi, cảm thấy sự hối tiếc vì một hành động tiêu cựclà một thể dạng tâm thức tích cực. Tuy nhiên trong trường hợp được đề cập lạilà một trường hợp quá sức đặc biệt, nó liên quan đến giây phút đang xảy ra cáichết. Thông thường rất khó cho một người hấp hối cảm thấy ân hận về những lỗi lầmcủa mình và chuyển sự ân hận ấy thành một thể dạng tâm thức ích lợi. Nhắc nhở ngườihấp hối những chuyện sai lầm của họ có thể phạm vào nguy cơ mang lại một tâm thứctiêu cực cho người sắp ra đi. Ngược lại, một người nào đó từng phạm nhiều hànhđộng tiêu cực vô cùng tệ hại trong cuộc sống của mình, nhưng vẫn có thể vụt thayđổi hẳn và làm được những việc thiện. Nếu trước đây người giúp đỡ có quen biết đôichút với người hấp hối thì hãy cố nhớ lại xem người này đã từng làm được nhữnggì tốt lành để thuật lại với họ, dù đó chỉ là những việc nhỏ nhoi đi nữa.

- Một thính giả: Có phải dòng tiếp nối liên tục đồng nghĩa với tri thức hay không... ?

- Rimpochésự tiếp nối liên tục tâm thầncontinuum mental) và tri thứcconscience - consciousness), riêng tri thức cũng có một sự tiếp nốiliên tục của nó. Tri thức mang bản thể tâm thần, do đó có thể hình dung nó nhưlà một sự tiếp nối liên tục và trong trường hợp này thì lại gọi đấy là sự tiếpnối liên tục của tri thức. Có một phần trùng hợp giữa hai thứ, tuy nhiên hai thứkhông hoàn toàn giống nhau. Để trả lời cho phần câu hỏi là dòng tiếp nối liên tụctâm thần và tri thức có phải là những hiện tượng cá biệt riêng cho mỗi cá thểhay không, câu trả lời là đúng như thế ! : Nhất định là có một sự liên hệ giữa cái mà người ta gọi là ( (

- Một thính giả: Riêng đối với tôi thì tôi có thể bịa ra mọi chuyện chẳng hạn như tưởng tượngra mọi sự tốt đẹp để hướng vào tất cả chúng sinh, ước mong tất cả chúng sinh đềuthoát khỏi khổ đau và các nguyên nhân mang lại khổ đau. Nhất định là phải ngungốc lắm mới có thể tin vào đấy để ra đi trong những điều kiện thuận lợi, đạtđược một cuộc sống tốt đẹp trong tương lai. Vậy làm thế nào để biết được nhữngước vọng ấy là đích thực ?

- Rimpoché: Bạn hoàn toàn có lý, chính vì thế nên phải tập cho quen dần với một số tư duynào đó. Tuy nhiên không nên hiểu đấy là một thứ phản ứng có mục đích lập đi lậplại một câu nói hay một công thức rỗng tuếch, mà đúng hơn là phải tự đặt mìnhtrong một thể dạng tâm thức thành thực và tự nhiên mà mình đã quen thuộc. Nếuchỉ biết lập đi lập lại như một câu kinh cầu nguyện hay làm phát hiện những tưduy giả tạo thì sẽ chẳng mang lại một kết quả nào cả. Chính vì thế mà phải luyệntập lâu dài từ trước. Phải tập luyện như thế nào để làm hiển hiện trong ta nhữngphẩm tính thật sự chẳng hạn như tình thương và lòng từ bi.

- Một thính giả: Vào ngày hôm trước thì tôi cảm thấy phát lộ trong lòng một chút từ bi, một ýtốt nào đó, sang ngày hôm sau bỗng nhiên, đùng một cái.... Thế thì phải làm saođể có thể thẩm định được sự tiến bộ ?

- Rimpoché: Bạn hoàn toàn có lý. Bất cứ ai không cần tập luyện gì cả vẫn có thể một hôm nàođó vụt phát lộ được lòng từ bi, nhưng sang hôm sau thì lại rơi vào một thể dạngtâm thức hoàn toàn khác hẳn. Đó là dấu hiệu cho thấy ta chưa hoàn toàn quen thuộcvới loại tâm thức lợi ích, chưa hội đủ được sự bền vững và kiên trì. Trên một bình diện khác thì sự tập luyện để cải thiệnchính mình thuộc vào lãnh vực tâm linh, vì thế phải cần đến một số phương phápthích nghi, do đó khó mà tự mình có thể khám phá ra được. Vì vậy phải cần nhờ đếnmột người nhiều kinh nghiệm chỉ dẫn. Tuy nhiên nếu chỉ biết nghe theo những lờichỉ dẫn thì quả thật không đủ, phải đem chúng ra để áp dụng, để suy tư cho đếnkhi nào tất cả đều hiển hiện ra một cách tự nhiên.

- Một thính giả: [...không nghe rõ...]

- Rimpochémột: Nhất định là như thế, cùng một câu hỏi nhưng có thể hình dung dưới nhiều khíacạnh khác nhau. Theo quan điểm của Phật giáo thì dòng tiếp nối liên tục tâm thầnchính là tri thức (conscience - consciousness) khi hình dung nó liên hệ với chuỗidài lôi kéo của những khoảnh khắc nối tiếp nhau, không hơn không kém. Tuy nhiênkhông thể đồng hóa một cá thể (individu - individual) với dòng tiếp nối liên tụctâm thần (continuum mental), mà đúng hơn là một cá thể được tạo dựng bởi dòngtiếp nối liên tục tâm thần. Cá thể ấy hiện hữu dựa vào nền tảng của dòng tiếp nốiliên tục tâm thần, nhưng không phải hai thứ (cá thể và dòng tiếp nối liên tục tâmthần) kết hợp với nhau để trở thành ra thứ.

- Một thính giả: [...nghe không rõ...]

- Rimpoché: Trước hết cũng phải công nhận là không phải ai cũng chết trong sự đau khổ. Cónhững người nhắm mắt hoàn toàn trong sự an bình, không hề cảm nhận một chút khổđau nào. Đó là trường hợp của những người biết suy tư và hiểu cái chết là gì, họý thức được cái chết là một quá trình tự nhiên, một sự chuyển tiếp như bất cứ mọisự chuyển tiếp nào khác, từ một cơ sở vật chất này sang một cơ sở vật chất khác.Họ cũng hiểu rằng những gì mà họ đã chuẩn bị từ trước sẽ giúp cho họ tiếp tụcbước theo con đường mà họ đã chọn, mọi sự sẽ xảy ra một cách tốt đẹp. Họ khôngcó một lý do nào để đau khổ khi hấp hối.

Trong trường hợp một người sắp lìa đờivà phải chịu đựng sự đau đớn thể xác quá mức thì hai trường hợp có thể xảy ra. Nếumột người đã tu tập tinh thông, thường xuyên thiền định và đã chuẩn bị sẵn thểdạng tâm thức mà mình muốn có khi hấp hối, thì trong trường hợp đó không nên dùngcác loại thuốc (chống đau đớn, như morphine...) có thể làm phương hại đến việcthiền định của họ, tốt hơn cứ để cho họ trực tiếp chống chỏi với sự đau đớn thểxác vì đấy cũng là một cách tập luyện nội tâm.

Ngược lại, nếu là một người không đượcchuẩn bị từ trước để đối diện với cái chết gần kề và không biết phải làm sao đểtạo ra cho mình một thể dạng tâm thức lợi ích trong lúc quá sức đau đớn, thì trongtrường hợp đó nếu có cho họ dùng thuốc để giảm bớt đau đớn thì cũng không làmcho tình thế thay đổi bao nhiêu. Vì thế cứ tìm cách giúp cho người ấy tránh khỏisự đau đớn quá mức.

Trở lại trường hợp của một người tutập tinh thông đã hoàn toàn kiểm soát được tâm thức của mình, thì sự đau đớn thểxác quá mức không hẳn là một trở ngại. Nhờ vào sự tu tập tâm linh từ trước, ngườinày sẽ biết nhìn vào những đau đớn mà mình đang chịu đựng để nghĩ đến người kháccũng phải chịu như thế và từ đó phát động lòng từ bi cầu mong cho sự đau đớn củachính mình sẽ hóa giải được hết sự đau đớn của người khác. Trong trường hợp nhậnchịu sự đau đớn như thế sẽ phát huy được những thể dạng tâm thức vô cùng lợi ích.

Xin một câu hỏi chót trước khi chiatay ?

- Một thính giả: [...nghe không rõ...]

- Rimpoché: Chu kỳ về sự sinh và cái chết mà chúng ta vừa đề cập lệ thuộc vào nghiệp củachúng ta và nhất là các yếu tố bấn loạn, các thứ dục vọng và khiếm khuyết củachúng ta. Đúng thế, có thể làm cho chu kỳ ấy chấm dứt được và người ta gọi sựchấm dứt ấy là sự giải thoát khỏi thế giới ta-bà (6) : tức là không còn phải nhậnchịu sự tái sinh và cái chết ngoài ý muốn của mình.

Hãy lấy thí dụ trường hợp của mộtngười đã được giải thoát khỏi ta-bà. Tuy đã được giải thoát nhưng người này vẫntiếp tục hiện hữu, sự khác biệt là người này có thể chọn lựa sự tái sinh mới trong những điều kiện mới đúngvới ý muốn của mình. Tuy nhiên người ấy cũng có thể chấm dứt chuỗi dài tái sinhđể nhập vào một thứ gì khác và đấy cũng hoàn toàn do sự quyết định của người ấy.Tóm lại người ấy có thể tiếp tục sinh ra và chết đi nhưng không phải vì bắt buộcvà cũng sẽ không hề gánh chịu khổ đau.

Phương pháp mà Đức Phật Thích-ca Mâu-niđưa ra giúp giải thoát khỏi mọi khổ đau trong thế giới ta-bà là trước hết phải nhậnbiết những thứ gì đang trói buộc ta trong cái thế giới ấy, những thứ ấy là cộirễ của ta-bà. Sau khi đã hoàn toàn nhận biết được các mối dây buộc ta vào thếgiới ta-bà thì sau đó ta mới có thể xác định được các phương pháp hữu hiệu để loạibỏ chúng. Kết quả nghiên cứu của Phậtgiáo cho biết những gì buộc ta vào thế giới ta-bà chính là sự nắm bắt cái tôi.Phương cách đơn giản để hóa giải sự nắm bắt ấy là sự vắng mặt của một cái tôi(Tánh không). Đạt được sự hiểu biết đó tức là một sự hiểu biết gọi là trí tuệ, làcách giúp cho ta thoát ra khỏi chu kỳ lệ thuộc vào vô số điều kiện tức là cáichu kỳ mang lại khổ đau.

- Một thính giả: Có một cấp bậc cao hơn gọi là niết-bàn [...không nghe rõ...]

- Rimpoché: Niết-bàn (Nirvana) là một tiếng Phạn. Đó là một thuật ngữ gồm có hai cách hiểukhác nhau. Cách hiểu thứ nhất là chữ niết-bàn chỉ đơn giản có nghĩa là "giảithoát khỏi ta-bà", tức đạt được một cấp bậc nào đó cao hơn nhưng chưa phảilà tối hậu, dù sao thì ý nghĩa này không phải là ý nghĩa chính yếu của chữ niết-bàn.Cách hiểu thứ hai là niết-bàn hàm chứa một tính cách tối thượng có nghĩa là tươngđương với thể dạng của Phật.

- Một thính giả: Trên bình diện một con người như trường hợp của tôi đây thì sự bám víu vàogia đình, vào bạn hữu có vẻ hàm chứa một khía cạnh tích cực. Nhưng khi nghe nhữngngười Phật giáo nói chuyện thì tôi hiểu sự bám víu mang tính cách tiêu cực.

- Rimpoché: Thật ra đấy chỉ đơn giản là một vấn đề thuộc lãnh vực ngôn từ. Đối với Phậtgiáo thì "bám víu" có nghĩa là biểu lộ sự quan tâm đến người khác, nhưnglại không nhất thiết có nghĩa là âu lo cho hạnh phúc của người khác, chính thựcthì đấy chỉ có mục đích tìm kiếm quyền lợi cho riêng mình xuyên qua những ngườikhác. Thái độ đó được xem như mang tính cách thật ích kỷ và tiêu cực. Ngược lạinếu sự bám víu thực sự hướng lòng yêu thương, sự trìu mến, sự thân thiện vào ngườikhác, thì đấy là một thái độ không có gì tích cực hơn.

Chúng ta có dịp hội họp đông đảo nhưhôm nay để cùng nhau tìm hiểu thể dạng tâm thức tích cực. Chúng ta bàn thảo vớinhau để cùng suy tư trong mục đích đào sâu thêm một số khái niệm. Điều đó giúpchúng ta thực hiện được một chút gì tốt đẹp. Thuật ngữ Phật giáo gọi đấy là sựtích lũy những nghiệp lành. Chúng ta đây đều mang thân xác của con người, hàmchứa đủ loại cảm nhận, từ hạnh phúc cho đến bất hạnh. Nếu chúng ta tiếp tục cốgắng suy tư để tìm cách nắm bắt được cội nguồn của mọi sự vật, thì chúng ta sẽthấy rằng những cảm nhận của chúng ta lệ thuộc vào những yếu tố nằm bên ngoài chúngta, nhưng thật ra thì từ nguyên thủy chúng bắt nguồn từ những gì xảy ra bêntrong tâm thức của chính mình. Vì thế dù chúng ta là người Phật giáo hay khôngphải Phật giáo, dù có chấp nhận hiện tượng tái sinh hay không thì tất cả chúngta cũng đều là những chúng sinh có giác cảm, hàm chứa một tâm thức, biết cảm nhậnkhổ đau và hạnh phúc, luôn ước vọng được khoẻ mạnh và tạo ra những tác động thuậnlợi đối với người khác. Phương pháp để giúp thực hiện những điều đó có lẽ là sựtập luyện để cải thiện lấy chính chúng ta, bất kể mục đích tối hậu của sự luyệntập ấy là gì, chỉ cần biết là nó có thể giúp chúng ta đạt được một cách nhanhchóng một số lợi ích nào đó cho chúng ta và cho người khác.

Tôi chỉ biết khuyên quý vị hãy cố gắngthêm một chút theo chiều hướng trên đây. Sự kiện quý vị đến dự buổi nói chuyện hômnay cho thấy quý vị có thể đã quan tâm một chút nào đó đến nền văn hóa Tây tạng.Đối với những người Tây tạng đang hiện diện hôm nay, tôi xin được nhân danh họ vớitư cách là những người đồng hương và cùng với tất cả những ngưởi đồng hương củatôi trong gian phòng này, chúng tôi cùng nhau xin nhân danh tất cả những ngườiTây tạng trên quê hương chúng tôi để xin được cám ơn quý vị.

Nếu chúng ta cùng nhau được hưởng mộtbuổi tối an bình, với mọi tiện nghi như thế này, ấy là nhờ một số người trongchúng ta đã đứng ra tổ chức. Tôi không nhìn thấy họ trong gian phòng này, nhưngtôi vẫn xin được cám ơn họ.

Bởi vì chúng ta cùng nhau trải qua mộtbuổi tối trong sự cố gắng chung, do đó chúng ta cũng tích lũy được một chútnghiệp tích cực. Để giúp cho những nghiệp tích cực đó được vững chắc và cường lựchơn, chúng ta hãy mang chúng ra để hồi hướng. Vậy hồi hướng có nghĩa là gì ? Đấy là cách biến những gì tốt đẹp mà chúng ta đãthực hiện được trở thành kết quả. Vậy chúng ta hồi hướng cho ai tất cả những điềuxứng đáng mà chúng ta vừa thực hiện được tối hôm nay ? Chúng ta thật đông, vậyhãy lợi dụng ngay lợi điểm đó : ấy là sự đoàn kết sẽ tạo ra sức mạnh. Chúng tanhận thấy hầu hết chúng sinh đang gặp phải khó khăn, đấy chỉ vì họ đang bị nhữngthể dạng tâm thức kém tốt đẹp chi phối. Chúng ta hãy hồi hướng tất cả nhữngnghiệp tích cực của chúng ta cho tất cả chúng sinh không phân biệt một chúngsinh nào, để giúp họ làm bớt đi mọi cảm nhận sai lầm và những suy tư tiêu cực,và để cầu mong cho tất cả chúng sinh phát huy được những thể dạng tâm thức vànhững sự cảm nhận đúng đắn và tốt đẹp.

Vì lẽ người ta gán cho tôi cái tướchiệu lạt-ma cho nên tôi đành phải xin phép quý vị mang cái tước hiệu đó ra đểnguyện cầu và ước vọng cho từng quý vị hôm nay tất cả đều thực hiện được bất cứhoài bão nào hay ước vọng nào của quý vị. Về phần quý vị cũng thế nếu muốn thựchiện được ước vọng của mình thì cũng phải cố gắng, bởi vì nếu tôi có cầu nguyệncho quý vị nhiều cách mấy đi nữa mà quý vị không động đậy gì cả thì cũng không manglại một hiệu quả nào...

Vài lời góp ý của người dịch :

Bàithuyết giảng trên đây mang tính cách khá đại chúng, thính giả gồm những ngườiPhật giáo và không Phật giáo. Vì thế những gì ngài Dagpo Rimpoché thuyết giảngmang tính cách rất thực tế giúp người hấp hối phản ứng một cách thuận lợi và đồngthời cũng giúp cải thiện được cuộc sống thường nhật của mỗi người chúng ta.

Mộttrong những đặc tính đặc thù của Phật giáo Tậy tạng là tính cách thực tế và tíchcực, đi thẳng vào áp dụng. Đối với Phật giáo Tây tạng tu tập phải đi đôi với cứucánh tức là phải mang lại kết quả. Từ bi phải mang lại trí tuệ. Nếu không có kếtquả và không thấy trí tuệ ở đâu cả thì sự tu tập cũng chỉ vô ích mà thôi.

Cácnhà sư Tây tạng cao thâm thường xuyên thiền định về cái chết, hội nhập vào quátrình diễn biến của cái chết. Đức Đạt-lai Lạt-ma cho biết là Ngài thiền định vềquá trình của cái chết từ 6 đến 7 lần mỗi ngày và Ngài tuyên bố thật khiêm tốn làtrên nguyên tắc thì Ngài đã thuộc lòng những gì sẽ xảy ra sau khi chết, nhưng đến lúc đó thì mới biết được là Ngài có chủ độngđược hay không.

Khicái chết xảy ra thì tứ đại tuần tự thoái hóa, tâm thức cũng thoái hóa, dòng tiếpnối liên tục tâm thần khi loại bỏ được các cấu hợp thô thiển trên đây cũng dầndần trở nên tinh khiết hơn và đạt được thể dạng gọi là "ánh sáng trong suốtcủa cái chết" trước khi quay trở lại trạng thái thô thiển của sự tái sinh haythụ thai, tức là giai đoạn hình thành. Người tu tập cao thâm có thể dừng lạitrong thể dạng ánh sáng trong suốtvàkhông tái sinh nữa, hoặc quyết định tái sinh nhưng sẽ tái sinh trong những điềukiện vô cùng thuận lợi để có thể giúp đỡ người khác.

Bàithuyết giảng của ngài Dagpo Rimpoché chỉ nêu lên giai đoạn khởi đầu của quá trìnhcái chết và khuyên chúng ta phải chuẩn bị như thế nào để tái sinh trong một kiếpsống thuận lợi. Thật vậy nếu tái sinh trong một môi trường mà chung quanh khôngai biết đến Đạo Pháp là gì thì sẽ khó cho ta tiếp tục tu tập trong kiếp sau. Vìthế ngoài những điều chỉ dạy của ngài Dagpo Rimpoché chúng ta cũng nên hằng nhắcnhở với mình ước vọng sẽ được tái sinh trong một môi trường có thể giúp cho mìnhbiết được Đạo Pháp để tiếp tục tu nữa, vì chắc chắn là còn lâu lắm ánh sáng củatrí tuệ mới hé lộ ra trong tâm thức đầy dục vọng, hận thù và bấn loạn của chúngta.

(ĐứcĐạt-lai Lạt-ma có thuyết giảng về vấn đề này và các lời giảng của Ngài đã đượcin thành sách. Ấn bản tiếng Anh: Advice on Dying, and Living a betterlife,Vaincre la mort et vivreune vie meilleure, nhà xuất bản Plon, 2003. Hoang Phong chuyển ngữ dưới tựađề : Chủ động cái chết để tái sinh trongmột kiếp sống tốt đẹp hơn, hiện được lưu trữ tại các trang web Thư Viện HoaSen, Quảng Đức, v.v...) nhà xuất bản Atria Books, 2002. Ấnbản tiếng Pháp :

Ghi chú :

1-Tức là ngũ uẩn, gồm có: hình tướng,giác cảm, sự nhận biết, sự diễn đạt và tri thức, tức là những gì tạo ra thân xácvà tâm thức của một cá thể.

2-Sáu cơ sở hiểu biết là : thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác vàtri thức.

3-Bốn thành phần là : đất, nước, lửa và khí.

4-Chữ nghiệp "karma" bao gồmnhiều nghĩa, các nghĩa chính là :

a)"yếu tố" hay "tác nhân" tâm thần đảm trách sự linh động củatri thức hướng vào một vật thể.

b)"một vết hằn" hay một "tiềm năng" hay "một "xu hướng"tàng ẩn trong tâm thức.

5-Nếu một người biết tập luyện và phát huy một tâm thức an bình và lợi ích thì rấtcó thể họ sẽ không bị bệnh tâm thần. Tuy nhiên trên phương diện y học cũng phảichấp nhận là các loại bệnh tâm thần có nhiều nguyên nhân khác nhau và theo quanđiểm Phật giáo thì các nguyên nhân ấy là do nghiệp mà ra. Phát huy một tâm thứcan bình và lợi ích cũng có thể là một cách trực tiếp hóa giải các nguyên nhân ấy.

6-Ta-bà có nghĩa là phải sinh ra và phải chết đi ngoài ý muốn của mình, lệ thuộcvà chi phối bởi tác động của nghiệp và các yếu tố bấn loạn của tâm thức. Yếu tốbấn loạn chính yếu và quan trọng hơn hết là vô minh (sự hiểu biết sai lầm).

Bures-Sur-Yvette, 20.10.10

Hoang Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/08/2010(Xem: 61286)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 7343)
Văn hóa và giáo dục Phật giáo là phương tiện để ươm mầm và nuôi dưỡng hạt giống bồ đề tâm trong từng cá thể xã hội. Khi những hạt mầm lớn lên sẽ là những con người đi vào cuộc đời bằng tâm bồ đề, bằng trí giác ngộ, bằng trái tim từ bi để không những thắp sáng lý tưởng cao cả của Phật Đạo, mà còn là những nhân tố hữu ích để góp phần xây dựng và phát triển xã hội.
28/08/2010(Xem: 58015)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
08/08/2010(Xem: 3710)
Làm sao để mọi người đều có thể áp dụng lối sống lành mạnh? Làm sao để xã hội phát triển bền vững, hài hòa? Làm sao để mỗi người được sống hạnh phúc? Tại sao nhiều người đã biết rằng hút thuốc, uống rượu và sử dụng các chất gây nghiện là có hại cho sức khỏe mà họ vẫn không từ bỏ nó? Tại sao nhiều người biết rằng khí hậu toàn cầu đang biến đổi theo chiều hướng bất lợi đối với trái đất nhưng hàng ngày vẫn có những hành động trực tiếp, gián tiếp làm tổn hại đến môi trường sống?...
03/08/2010(Xem: 13981)
Mặc dù được xem như là một tôn giáo, thì Phật giáo vẫn là một trong các truyền thống tri kiến vĩ đại nhất của thế giới, được dựa trên cơ sở về trải nghiệm và lập luận hơn là việc tin tưởng không điều kiện vào thần quyền. Trong nhiều thế kỷ, đạo Phật đã đối thoại với các truyền thống khác ở châu Á như là Ấn giáo, Khổng giáo và Lão giáo, đó là các truyền thống vốn có các luận điểm riêng về thực tại. Nhưng đến kỷ nguyên mới này, thì sự thống trị lại thuộc về khoa học hiện đại vốn là một hệ thống truy cứu và tri kiến về thế giới tự nhiên một cách có lập luận, cho nên nếu muốn duy trì vị thế sẵn có như là một truyền thống thực nghiệm và tập luận truy cứu nghiêm cẩn, thì Phật giáo phải đối mặt với khoa học.
22/07/2010(Xem: 13192)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 16870)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 13963)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 14388)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
04/03/2010(Xem: 4362)
Sau khi đức Phật qua đời, nền tảng đạo đức và triết lý cao siêu của ngài đã được hiểu và thực hành theo từng bối cảnh văn hoá khác nhau. Từ đó, Phật giáo có hai trường phái triết học lớn, trường phái Thượng toạ, thường được mệnh danh là Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Nam truyền hoặc Phật giáo Nguyên thuỷ, và trường phái Đại thừa, hay còn gọi là Bắc truyền hoặc Phật giáo phát triển hoặc Phật giáo cách tân
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]