Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

04

09/10/201116:04(Xem: 7649)
04

KRISHNAMURTI
CUỘC ĐỜI TRƯỚC MẶT
Lời dịch: Ông Không

PHẦN II

IV

T

ôi nghĩ, sau khi rời trường học, quả là hiếm hoi khi tìm được hạnh phúc trong phần còn lại thuộc sống của người ta. Khi bạn rời đây, bạn sẽ đối diện những vấn đề lạ lùng, vấn đề của chiến tranh, vấn đề của sự liên hệ cá nhân, vấn đề như những công dân, vấn đề của tôn giáo, và sự xung đột liên tục trong xã hội; và dường như đối với tôi, nó sẽ là một giáo dục sai lầm nếu không chuẩn bị cho bạn đối diện những vấn đề này và sáng tạo một thế giới đúng đắn và hạnh phúc hơn. Chắc chắn, nó là chức năng của giáo dục, đặc biệt trong một trường học nơi bạn có cơ hội của sự diễn tả sáng tạo, để giúp đỡ những học sinh không bị trói buộc trong những ảnh hưởng thuộc môi trường và xã hội đó mà sẽ làm chật hẹp những cái trí của các em và vì vậy giới hạn tầm nhìn của các em và hạnh phúc của các em; và dường như đối với tôi những học sinh sắp vào đại học nên được biết những vấn đề đang đối diện tất cả chúng ta. Nó rất quan trọng, đặc biệt trong thế giới mà bạn sắp sửa đối diện, phải có một thông minh rõ ràng lạ thường, và thông minh đó không được tạo ra bởi bất kỳ ảnh hưởng phía bên ngoài, hay qua những quyển sách. Tôi nghĩ, nó hiện diện khi người ta nhận biết được tất cả những vấn đề này và có thể gặp gỡ chúng, không phải trong bất kỳ ý nghĩa bị giới hạn hay cá nhân nào, không phải như một người Mỹ, hay một người Ấn giáo, hay một người Cộng sản, nhưng như một con người có thể đảm đương trách nhiệm của thấy sự giá trị thực sự của những sự việc như chúng là và không diễn giải chúng tùy theo bất kỳ học thuyết hay khuôn mẫu đặc biệt nào của suy nghĩ.

Cũng rất quan trọng khi giáo dục phải chuẩn bị cho mỗi người chúng ta hiểu rõ và đối diện những vấn đề con người của chúng ta, và không chỉ cho chúng ta sự hiểu biết hay sự đào tạo thuộc công nghệ. Bởi vì, bạn thấy, sống không dễ dàng lắm. Bạn có lẽ đã trải qua một thời gian hạnh phúc, một thời gian sáng tạo, một thời gian trong đó bạn đã chín chắn; nhưng khi bạn rời trường học; những sự việc sẽ bắt đầu xảy ra và vây bủa bạn; bạn sẽ bị giới hạn, không những bởi những liên hệ thuộc cá nhân, nhưng còn bởi những ảnh hưởng xã hội, bởi những sợ hãi riêng của bạn, và bởi tham vọng không thể tránh khỏi để theo đuổi sự thành công.

Tôi nghĩ sự tham vọng rất xấu xa. Tham vọng là một hình thức của tư lợi, tự khép kín, và vì vậy nó nuôi dưỡng sự tầm thường của cái trí. Sống trong một thế giới đầy dẫy tham vọng mà không tham vọng có nghĩa rằng, thực sự, thương yêu cái gì đó vì chính nómà không tìm kiếm một phần thưởng, một kết quả; và điều đó khó khăn lắm, bởi vì, toàn thế giới, tất cả những người bạn của bạn, những người họ hàng của bạn, mọi người đều đang đấu tranh để thành công, đạt được, trở thành người nào đó. Nhưng, muốn hiểu rõ và được tự do khỏi tất cả điều này, và làm việc gì đó mà bạn thực sự thương yêu – không đặt thành vấn đề nó là gì, hoặc cao quý hay thấp hèn – điều đó, tôi nghĩ, thức dậy tinh thần vĩ đại mà không bao giờ tìm kiếm sự ưng thuận, đền bù, mà làm những việc vì lợi ích của chính chúng và vì vậy có sức mạnh và khả năng để không bị trói buộc trong sự ảnh hưởng của tầm thường.

Tôi nghĩ, thấy điều này trong khi bạn còn trẻ là rất quan trọng, bởi vì những tạp chí, những nhật báo, máy truyền hình và máy thâu thanh liên tục nhấn mạnh vào sự tôn thờ của thành công, vì vậy khuyến khích tham vọng và ganh đua mà nuôi dưỡng sự tầm thường của cái trí. Khi bạn tham vọng, bạn chỉ đang điều chỉnh đến một khuôn mẫu đặc biệt của xã hội, dù ở Mỹ, Nga, hay ở Ấn độ, và vì vậy bạn đang sống trên một mức độ rất hời hợt.

Khi bạn rời trường học và vào đại học, và sau đó đối diện thế giới, đối với tôi có vẻ rằng điều gì quan trọng là không nhượng bộ, không cúi đầu đối với vô vàn ảnh hưởng, nhưng gặp gỡ và hiểu rõ chúng như chúng là và thấy ý nghĩa thực sự của chúng và giá trị của chúng, trong một tinh thần hòa nhã cùng sức mạnh mãnh liệt phía bên trong mà sẽ không tạo ra sự không-hòa hợp thêm nữa trong thế giới.

Vì vậy tôi nghĩ, qua những học sinh của nó một trường học đúng đắn phải mang lại một hạnh phúc cho thế giới. Bởi vì thế giới cần hạnh phúc, nó đang ở trong một tình trạng khủng khiếp; và hạnh phúc có thể đến chỉ khi nào chúng ta như những cá thể không đang tìm kiếm quyền hành, khi chúng ta không đang cố gắng thành tựu những tham vọng cá nhân của chúng ta, nhưng có một hiểu rõ minh bạch về những vấn đề bao la mà chúng ta phải đối diện. Điều này đòi hỏi thông minh vô cùng, mà có nghĩa, thực sự, một cái trí không suy nghĩ phụ thuộc vào bất kỳ khuôn mẫu đặc biệt nào, nhưng được tự do trong chính nó và vì vậy có thể thấy điều gì là đúng thật và gạt đi điều gì là giả dối.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2011(Xem: 7879)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đức và thiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
19/03/2011(Xem: 4987)
Nhiều người ngày nay đã hỏi, “Có phải sự tích tập nghiệp báo là nguyên nhân của những vấn đề như động đất, thí dụ trận động đất vừa tàn phá Haiti”? Nếu trả lời điều ấy, dần dần nó được giải thích rằng tích lũy nghiệp báo của tất cả những chúng sinh trên hành tinh này chịu trách nhiệm cho những đặc trưng phổ biến của hành tinh này và những yếu tố làm nên nó. Với những nhân tố hiện diện, những định luật khách quan của vật lý đã vận hành. Thí dụ, sức nóng tăng lên và những chuyển động đa dạng làm nên kết quả, thí như những mãng của trái đất trượt lên nhau, và v.v… Một biểu hiện của chuyển động ấy là động đất. Từ quan điểm này, động đất là những kết quả không tránh khỏi của hành tinh chúng ta sinh khởi như thế ấy; và nó đã từng sinh khởi như nó là kết quả của nghiệp báo tích lũy vô cùng rộng lớn của tất cả chúng sinh những kẻ đã từng sinh sống tự bao giờ trên hành tinh này. Ông có bình luận gì về điều này?
18/03/2011(Xem: 5103)
Vì kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến nhiều tôn giáo hoạt động vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế nên chúng tôi nhân đây giới thiệu đến quý Phật tử cái nhìn đơn giản về những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Trong mục này vì phải đưa ra một số dữ kiện lịch sử cho nên mặc dầu luôn cố gắng giữ mình trên cương vị khách quan, trong tinh thần xây dựng, nhưng dầu sao ít nhiều chúng tôi cũng không tránh khỏi sự sai lầm để cho cái bản ngã đáng ghét, chủ quan hẹp hòi thiển cận của mình xuất hiện. Nếu có đoạn nào không hài lòng, xin quý độc giả rộng tình bỏ qua. Chân thành cảm tạ.
19/02/2011(Xem: 5010)
Sau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
11/02/2011(Xem: 33977)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
05/01/2011(Xem: 9511)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
05/01/2011(Xem: 37188)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 52859)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 8603)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
01/01/2011(Xem: 10510)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]