Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

08. Ăn chay

11/02/201112:07(Xem: 18090)
08. Ăn chay

HỎI HAY, ĐÁP ĐÚNG
(GOOD QUESTION, GOOD ANSWER)
Các câu hỏi thông thường của người phương Tây đối với Ðạo Phật
Nguyên tác: Bhikkhu Shravasti Dhammika- Việt dịch: Ðại đức Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Ðức, Melbourne, Australia 2000

Ăn Chay

Hỏi: Phật tử có phải là người ăn chay không?

Ðáp: Không nhất thiết như thế. Ðức Phật không phải là người ăn chay. Ngài cũng không dạy đệ tử mình ăn chay, thậm chí ngày nay có nhiều Phật tử danh tiếng cũng không phải là người ăn chay.

Hỏi: Nhưng nếu bạn ăn thịt thì bạn gián tiếp chịu trách nhiệm với cái chết của thú vật. Không phải là phạm giới thứ nhất sao?

Ðáp: Ðúng là khi ta ăn thịt, ta gián tiếp hay có một phần trách nhiệm trong việc giết hại thú vật nhưng điều này cũng giống như việc bạn ăn rau cải. Người nông dân phải phun thuốc diệt sâu bọ trong vụ mùa của ho,ĩ vì thế khi rau quả trong bữa ăn của bạn được tươi tốt. Lại nữa, những sinh vật bị giết để lấy da làm túi sách, dây nịt, lấy mỡ làm xà phòng và hàng ngàn sản phẩm khác cho bạn sử dụng. Dù sao, trong một vài hình thức nào đó trong cuộc sống không thể nào tránh được việc gián tiếp chịu trách nhiệm đến cái chết của những loại vật khác, và đây chỉ là một dẫn chứng khác của Chân Lý Thứ Nhất, đó là sự hiện hữu thường tình của khổ đau và không như ý. Khi bạn giữ giới thứ nhất, bạn cố gắng loại bỏ nguyên nhân trực tiếp sát sinh.

Hỏi: Phật tử theo tông phái Ðại thừa không ăn thịt chứ?

Ðáp:Ðiều này không đúng. Phật giáo Ðại thừa ở Trung Hoa đặt nặng việc ăn chay nhưng cả tu sĩ và cư sĩ theo truyền thống Ðại thừa của Nhật Bản và Tây Tạng lại thường ăn thịt.

Hỏi: Nhưng tôi vẫn nghĩ Phật tử phải là người ăn chay.

Ðáp: Nếu có người ăn chay nghiêm chỉnh nhưng lại ích kỷ, dối trá, keo kiệt và một người khác không ăn chay nhưng hay quan tâm đến người khác, thành thật, rộng lượng, và tử tế. Ai là người Phật tử tốt hơn trong số hai người này?

Hỏi: Người thành thật và tử tế

Ðáp:Tại sao?

Hỏi: Vì những người như vậy rõ ràng là có lòng tốt.

Ðáp:Ðúng thế. Một người ăn thịt có thể có một tấm lòng trong sạch, cũng vậy một người không ăn thịt có thể có tâm u tối. Theo lời dạy của Phật, điều quan trọng là phẩm chất ở tấm lòng, chứ không phải là vấn đề ăn uống kiêng cử. Nhiều Phật tử rất quan tâm đến việc không bao giờ ăn thịt, nhưng họ lại không quan tâm gì đến bản tính ích kỷ, dối trá, độc ác hay ganh tị. Họ thay đổi cách ăn uống, điều này dễ thực hiện, trong khi họ lại quên đi sự cải đổi tâm tánh của họ, điều này thật khó làm. Vì vậy cho dù bạn là người có ăn chay hay không, hãy nhớ rằng việc quan trọng nhất trong Phật giáo là bản tâm phải thanh tịnh.








Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2010(Xem: 16117)
"Lược sử thời gian" (A Brief History of Time), một cuốn sách tuyệt diệu, được viết bởi một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta: nhà toán học và vật lý lý thuyết người Anh Stephen Hawking.
28/12/2010(Xem: 13272)
Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay.
24/12/2010(Xem: 4598)
Đức Phật Thích Ca được tôn kính như bậc Thầy vĩ đại, một Thiện hữu, một vị Gương mẫu Toàn giác. Pháp hay giáo lý của Ngài chứa đựng những nguyên tắc căn bản, bất biến của Công bằng và Chân lý.
24/12/2010(Xem: 7246)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
24/12/2010(Xem: 8140)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
17/12/2010(Xem: 23170)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
17/12/2010(Xem: 3335)
Giá cả, ít nhất là một phần ba thấp hơn mức trung bình, được liệt kê rõ ràng trên trang web của công ty. Giảm giá 10 phần trăm cho các thành viên. “Chúng tôi thậm chí còn đưa ra biên lai,” ông Hayashi nói.
15/12/2010(Xem: 8612)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
14/12/2010(Xem: 11576)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
13/12/2010(Xem: 24270)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]