Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03. Phật giáo và quan niệm về Thượng Ðế

11/02/201112:07(Xem: 15215)
03. Phật giáo và quan niệm về Thượng Ðế

HỎI HAY, ĐÁP ĐÚNG
(GOOD QUESTION, GOOD ANSWER)
Các câu hỏi thông thường của người phương Tây đối với Ðạo Phật
Nguyên tác: Bhikkhu Shravasti Dhammika- Việt dịch: Ðại đức Thích Nguyên Tạng
Tu viện Quảng Ðức, Melbourne, Australia 2000

Phật giáo và quan niệm về Thượng đế

Hỏi: Người Phật tử có tin ở Thượng Ðế không?

Ðáp:Không, chúng tôi không tin. Có nhiều lý do để giải thích điều này. Ðức Phật, như các nhà tâm lý học và xã hội học hiện đại, tin rằng ý niệm đạo lý và nhất là quan điểm về Thượng Ðế có cùng một nguồn gốc là sự sợ hãi. Ðức Phật từng nói:

"Vì sự sợ hãi bất an mà con người thần thánh hóa núi non, cây rừng, lăng miếu." --(Pháp cú 188)

Con người vào thời sơ khai tự thấy mình sống trong một thế giới nguy hiểm và thù địch, sợ hãi loài dã thú, không có khả năng kiếm đủ thực phẩm, lo sợ mình bị thương hay bệnh hoạn và hãi hùng khi những hiện tượng thiên nhiên như sấm chớp, núi lửa luôn đe dọa họ. Họ nhận ra sự bất an và chính họ tự tạo ra những tư tưởng thần thánh để tự an ủi mình trong một hoàn cảnh, và khơi dậy lòng can đảm khi họ lâm nguy và để an ủi họ khi hoàn cảnh trở nên xấu đi. Ðối với thời điểm khủng hoảng hiện nay, bạn sẽ thấy người ta trở về với tín ngưỡng nhiều hơn, bạn sẽ nghe họ nói rằng tin tưởng vào một vị thần, một vị thánh nào đó thì họ sẽ có được sức mạnh để có thể đương đầu với cuộc sống. Bạn sẽ nghe họ giải thích rằng họ tin vào một đấng thiêng liêng đặc biệt, và lời cầu nguyện của họ được Ðáp ứng. Tất cả những điều này đã được Ðức Phật dạy rằng ý niệm về Ðấng thiêng liêng là do sự sợ hãi và thất vọng của con người mà có. Ðức Phật dạy chúng ta nên cố gắng tìm hiểu những nỗi sợ hãi của chúng ta, hãy loại bỏ đi những tham muốn và hãy tiếp nhận những gì không thể đổi thay được trong bình tỉnh và can đảm. Ðức Phật đã thay thế nỗi sợ hãi ấy không phải bằng một niềm tin phi lý mà bởi chánh kiến hợp lý

Lý do thứ hai,Ðức Phật không tin vào thần linh vì ở đó dường như không có một bằng chứng nào để xác tín cho ý tưởng ấy. Có nhiều tôn giáo tuyên bố rằng chỉ có lời dạy của Ðấng giáo chủ của họ là được duy trì, rằng họ hiểu là chỉ có một vị Chúa độc nhất, rằng Ðấng thiêng liêng của họ đang hiện hữu còn những giáo chủ của những tôn giáo khác thì không có. Một số tôn giáo thì tuyên bố Thượng Ðế là nam, nhưng một số khác thì cho rằng Thượng Ðế là nữ, số còn lại thì cho là trung tính. Tất cả họ đều thỏa mãn rằng có nhiều bằng cớ để chứng minh Thượng đế của họĩ hiện hữu nhưng họ lại cười mỉa mai và không tin vào những chứng cứ cho sự có mặt Thượng Ðế của những tôn giáo khác. Thật không có gì ngạc nhiên, vì có quá nhiều tôn giáo đã bỏ ra nhiều thế kỷ để cố gắng chứng minh sự hiện hữu của Thượng Ðế mà vẫn không có thật hoặc không có chứng cớ cụ thể nào được tìm thấy. Ðối với người Phật tử ngưng hết mọi phán quyết ấy cho đến khi những chứng cứ đó được phơi bày.

Lý do thứ ba, Ðức Phật không tin vào Thượng Ðế, vì tin tưởng như thế không cần thiết. Một số người tuyên bố rằng tin tưởng ở Thượng Ðế là cần thiết để lý giải về nguồn gốc của vũ trụ. Nhưng điều này không đúng. Khoa học có một lối giải thích rất thuyết phục về quá trình hình thành của vũ trụ mà không liên hệ gì đến ý niệm của Thượng Ðế. Có một số cho rằng tin tưởng vào Thượng Ðế là cần thiệt để có một cuộc sống ý nghĩa và hạnh phúc. Một lần nữa chúng ta thấy điều đó cũng không đúng. Không kể đến tín đồ Ðạo Phật, có hàng triệu người không theo tôn giáo nào và có tư tưởng tự do, không đặt niềm tin nơi Thượng Ðế mà vẫn có một cuộc sống hạnh phúc, có ý nghĩa và hữu ích. Một số cho rằng tin vào sức mạnh của Thượng Ðế là cần thiết vì con người là những sinh vật yếu đuối không đủ sức để tự cứu lấy mình. Một lần nữa, chứng cớ ấy vẫn đưa đến sự mâu thuẫn. Người ta thường nghe rằng có từng vượt qua bao chướng ngại, bao tai họa, bao xung đột và bao khó khăn bằng nỗ lực nội tâm của họĩ mà không tùy thuộc vào niềm tin nơi Thượng Ðế. Một vài người tuyên bố rằng tin tưởng Thượng Ðế là cần thiết để con người được cứu rỗi. Lý lẽ này chỉ đúng nếu trường hợp bạn là người chấp nhận lý thuyết của cứu rỗi và với người Phật tử không chấp nhận một quan niệm như thế. Dựa vào kinh nghiệm bản thân, Ðức Phật nhìn thấy rằng mỗi chúng sanh đều có khả năng tịnh hóa tâm hồn , phát triển lòng từ bi và hoàn thiện sự hiểu biết. Ngài đã gạt bỏ sự chú ý về thiên đàng và nhắc nhở chúng ta nên tìm kiếm những giải pháp cho những vấn đề của chúng ta qua sự hiểu biết của chính mình.

Hỏi: Nhưng nếu không có Thượng Ðế thì làm sao có được vũ trụ?

Ðáp: Mọi tôn giáo đều có những chuyện huyền bí để giải Ðáp cho câu hỏi này. Ngày xưa, con người ngây ngô chưa biết gì, những chuyện huyền bí như vậy rất phù hợp. Nhưng vào thế kỷ hai mươi này, trong thời đại vật lý, thiên văn học và địa chất học, những điều huyền bí như thế sẽ bị những cơ sở khoa học đẩy lui. Khoa học đã giải thích nguồn gốc của vũ trụ mà không theo ý niệm của Thượng Ðế.

Hỏi: Như vậy thì Ðức Phật đã nói gì về nguồn gốc của vũ trụ?

Ðáp: Thật là thú vị là lời giải thích của Ðức Phật về nguồn gốc của vũ trụ rất phù hợp và gần gũi với quan điểm khoa học. Trong Kinh Trường A-Hàm, Ðức Phật mô tả vũ trụ bị hoại diệt và rồi tái tiến hóa thành hình dạng hiện nay vô số triệu năm. Cuộc sống sơ khai hình thành từ những sinh vật có dạng đơn giảng đến dạng phức hợp trên mặt nước trải qua vô số triệu năm. Tất cả những tiến trình đó không có khởi đầu và kết thúc, và được vận hành theo những nguyên lý tự nhiên.

Hỏi: Bạn nói không có chứng cớ về sự hiện hữu của Thượng đế. Vậy những phép lạ là cái gì?

Ðáp:Nhiều người tin rằng những phép lạ là bằng chứng về sự hiện hữu của Thượng Ðế. Chúng ta từng nghe những lời tuyên bố bừa bãi về cách dùng phép lạ để chữa khỏi bệnh, tuy nhiên chúng ta chưa bao giờ có được một chứng cứ nào từ văn phòng y khoa hay của một bác sĩ xác nhận về việc đó. Chúng ta đã nghe những tin đồn rằng có một số người được cứu sống khỏi những thiên tai một cách kỳ lạ nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy có được một lần chứng kiến giải thích về việc ấy. Chúng ta đã nghe đồn đoán rằng lời cầu nguyện có thể đi thẳng vào thân thể hay đến với tứ chi què quặc của bệnh nhân, nhưng chúng ta chưa bao giờ thấy chụp quang tuyến hay có một lời nhận xét đúng đắn của những bác sĩ và y sĩ. Thật hiếm khi những phép lạ có bằng chứng rõ ràng và những bằng chứng này lại không thay thế được những lời tuyên bố bừa bãi, những bản báo cáo và tin đồn nhãm. Tuy nhiên, đôi khi những trường hợp không thể giải thích cũng có xảy ra, những sự kiện không chờ đợi đã xảy đến. Chúng ta phải thừa nhận sự bất lực của con người không thể giải thích được những bằng chứng về sự hiện hữu của Thượng Ðế. Ðiều đó chứng minh rằng kiến thức của chúng ta còn giới hạn. Trước thời kỳ nền y học hiện đại phát triển, người ta không biết đâu là nguyên nhân gây ra bệnh và tin rằng Thần linh hay Thượng đế tạo ra bệnh tật để trừng phạt con người. Ngày nay chúng ta đã biết được lý do nào gây ra bệnh và khi đau bệnh chúng ta uống thuốc. Ðã đến lúc kiến thức của chúng ta về thế giới ngày càng hoàn thiện hơn, chúng ta có thể hiểu cái gì tạo ra những hiện tượng không giải thích được, cũng như những nguyên do gây ra bệnh.

Hỏi: Nhưng có quá nhiều người tin vào một vài hình thức của Thượng Ðế, điều đó chắc là đúng?

Ðáp: Không hẳn. Ðã có lúc người ta tin rằng trái đất này là bằng phẳng. Nhưng họ đã sai. Số người đã tin vào tư tưởng mà họ không dựa trên sự thật thường hay sai lầm. Chúng ta có thể nói việc ấy đúng hay sai chỉ bằng cách quan sát các sự kiện và kiểm tra lại chứng cớ.

Hỏi: Như thế, nếu như người Phật tử không tin vào Thượng Ðế thì họ tin vào cái gì?

Ðáp: Chúng tôi không tin vào Thượng Ðế vì chúng tôi tin ở con người. Chúng tôi tin rằng mỗi con người là cao quý và quan trọng, rằng tất cả đều có một tiềm lực để thành một vị Phật - một con người toàn hảo. Chúng tôi tin rằng con người có thể vượt thoát được vô minh, những điều phi lý và thấy được mọi sự vật đúng như thật. Chúng tôi tin rằng ghen ghét, giận dữ, ganh tkhinh khi có thể thay thế bằng lòng yêu thương, nhẫn nhục, rộng lượng và tử tế. Chúng tôi tin rằng tất cả những điều này đang có sẳn ở trong mọi người, nếu họ nỗ lực và được hướng dẫn , được những Phật tử thuần thành hỗ trợ và được hấp thụ giáo lý của Ðức Phật.

Như lời Phật dạy:

"Không ai có thể cứu giúp được ta ngoại trừ chính ta.
Không ai có thể và không ai có thể làm được.
Chính ta phải bước vào con đường này.
Chư Phật chỉ là người dẫn đường." -- Kinh Pháp Cú, 165



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/08/2010(Xem: 12445)
Mặc dù được xem như là một tôn giáo, thì Phật giáo vẫn là một trong các truyền thống tri kiến vĩ đại nhất của thế giới, được dựa trên cơ sở về trải nghiệm và lập luận hơn là việc tin tưởng không điều kiện vào thần quyền. Trong nhiều thế kỷ, đạo Phật đã đối thoại với các truyền thống khác ở châu Á như là Ấn giáo, Khổng giáo và Lão giáo, đó là các truyền thống vốn có các luận điểm riêng về thực tại. Nhưng đến kỷ nguyên mới này, thì sự thống trị lại thuộc về khoa học hiện đại vốn là một hệ thống truy cứu và tri kiến về thế giới tự nhiên một cách có lập luận, cho nên nếu muốn duy trì vị thế sẵn có như là một truyền thống thực nghiệm và tập luận truy cứu nghiêm cẩn, thì Phật giáo phải đối mặt với khoa học.
22/07/2010(Xem: 12204)
Tôi phải thú nhận rằng hình như có điều gì không ổn khi một người suốt đời sống trong thế tục như tôi lại viết lời giới thiệu cho một quyển sách về giáo lý của Đức Phật về sự thành đạt, trí tuệ và bình an nội tâm. Quan điểm của tôi về tôn giáo đã bị chỉ trích nhiều, vì tôi tin rằng hầu hết các tôn giáo đều là một hình thức tâm bị nhiễm vi-rút (virus) làm lây nhiễm chúng sanh bình thường mạnh khỏe –và thường là có tri thức. Chỉ có Phật giáo dường như tách biệt với các tôn giáo khác vì tính chất cởi mở, uyển chuyển và thực dụng. Do đã sống hơn nữa thể kỷ ở Sri Lanka, tôi đã nhìn thấy giáo lý của Đức Phật đã được áp dụng như thế nào bởi nhiều thành phần xã hội, bằng nhiều phương cách khác nhau. Dầu nghe có vẻ lạ, nhưng những người hoàn toàn có lý trí và những kẻ bảo thủ một cách điên cuống đều cho rằng niềm tin và thái độ củ
20/07/2010(Xem: 15231)
Với quyển Phật Pháp Cho Mọi Người, chúng tôi tương đối đã đạt được phần nào kết quả khi có thể mang những bài pháp thoại của nhiều tác giả đến với người đọc, nhất là những người sơ cơ như chúng tôi. Cũng đã ba năm kể từ quyển sách đó được phát hành, cũng đã có thêm nhiều bài pháp được chúng tôi chuyển ngữ. Theo sự gợi ý của một số thân hữu, lần này chúng tôi cũng xin tổng hợp các bài dịch rải rác đó đây để mang đến cho quý độc giả xa gần một luồng gió mát của chân Pháp. Mong là chúng tôi không phụ lòng mong đợi của quý độc giả. Dầu đã hết sức cố gắng, nhưng chúng tôi chắc rằng sẽ khó thể tránh những thiếu sót trong phần dịch thuật và biên tập, mong quý tôn sư, quý độc giả hoan hỷ chỉ bày. Lần nữa chúng tôi xin cảm tạ quý đạo hữu luôn chung tay với chúng tôi trong Phật sự này, để một số sách luôn đến tay quý độc giả dưới dạng ấn tống. Nguyện cho phước báu trong Pháp thí này được chia sẻ đến chư thiên, quý ân sư, quý ân nhân, đạo hữu, thân quyến và mọi chúng sanh. Na
18/07/2010(Xem: 12780)
Bất cứ người nào có nghiên cứu Phật học, có kiến thức về giáo lý đạo Phật như được ghi trong ba tạng kinh điển, đều thừa nhận đang có một khoảng cách lớn, phân biệt đạo Phật trong kinh điển (mà tôi tạm gọi là đạo Phật lý thuyết) với đạo Phật ở ngoài đời, trong cuộc sống thực tế. Đạo Phật lý thuyết là đạo Phật lý tưởng. Khoảng cách giữa lý tưởng và thực tế là chuyện tất nhiên và tất yếu. Bởi lẽ nếu không có khoảng cách đó giữa đạo Phật lý tưởng và đạo Phật thực tế thì mọi người chúng ta đều thành Phật cả rồi, và cõi đất này là cõi Phật rồi.
18/07/2010(Xem: 13144)
Chúng ta không ai không hấp thụ một nền giáo dục, hay ít ra tiếp nhận một hình thức giáo dục. Thế nhưng chắc chúng ta không khỏi lúng túng khi gặp câu hỏi bất ngờ như trên và khó trả lời ngay một cách vắn tắt trọn nghĩa và trôi chảy.
04/03/2010(Xem: 4001)
Sau khi đức Phật qua đời, nền tảng đạo đức và triết lý cao siêu của ngài đã được hiểu và thực hành theo từng bối cảnh văn hoá khác nhau. Từ đó, Phật giáo có hai trường phái triết học lớn, trường phái Thượng toạ, thường được mệnh danh là Phật giáo Nam tông hay còn gọi là Nam truyền hoặc Phật giáo Nguyên thuỷ, và trường phái Đại thừa, hay còn gọi là Bắc truyền hoặc Phật giáo phát triển hoặc Phật giáo cách tân
03/03/2010(Xem: 9878)
Cách đây hơn 25 thế kỷ, vào khoảng 560 năm trước "thời đại hoang mang" (560 BC): từ của LLoyd M. Graham trong cuốn Deceptions and Myths of the Bible), một nhân vật lịch sử với một tiểu sử rõ ràng đã sinh ra đời để mở đường cho chúng sinh thấy, giác ngộ và hội nhập cái biết và thấy của Phật (Khai, Thị, Ngộ, Nhập Phật tri kiến). Nhân vật lịch sử này chính là Thái Tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn ở miền Nam Népal ngày nay.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567