Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

24. Truyền Thống, Phong Tục Và Lễ Hội

01/01/201109:08(Xem: 7723)
24. Truyền Thống, Phong Tục Và Lễ Hội

TRUYỀN THỐNG, 

PHONG TỤC VÀ LỄ HỘI

Phật giáo rất cở mở đối với tất cả những truyền thống và phong tục miễn là chúng không có tác động tai hại đến lợi lạc của tha nhân.

Ðức Phật khuyên chúng ta không nên tin vào những gì chỉ đơn giản bởi vì đó là những phong tục, truyền thống. Tuy nhiên, chúng ta được khuyên không nên đột nhiên gạt bỏ hết tât cả những truyền thống. ‘Các vị nên cố gắng kiểm nghiệm chúng và kiểm tra xem xét kỹ lưỡng chúng. Nếu chúng thích hợp và đưa đến hạnh phúc cho chính bản thân và lợi lạc cho những người khác thì chỉ khi đó các vị nên chấp nhận và thực hành những truyền thống và phong tục này’. (Kinh Kalama)

Chắc chắn đây là một trong những lời tuyên bố khai phóng nhất đã từng được một vị đạo sư tuyên bố. Thái độ khoan dung, cởi mở này đối với những truyền thống và phong tục của những người khác không có trong một số nhà lãnh đạo tôn giáo. Những nhà lãnh đạo tôn giáo này luôn luôn khuyên nhủ những tín đồ mới được giáo hoá của họ từ bỏ tất cả những phong tục, truyền thống và nền văn hoá của riêng họ mà không xem xét liệu chúng là tốt hay xấu. Trong lúc truyền bá chánh pháp, những nhà truyền giáo Phật giáo không bao giờ khuyên nhủ người ta phải từ bỏ những phong tục và truyền thống của họ miễn là chúng thích hợp là được. Nhưng truyền thống và phong tục phải nằm trong khuôn khổ của những nguyên tắc đạo lý. Hay nói cách khác, người ta không nên vi phạm giới luật tôn giáo để mà tôn thờ những truyền thống của mình. Nếu con người rất thiết tha đối với những truyền thống của riêng mình mà những truyền thống đó, ngược lại không mang một giá trị đạo lý nào cả, thì họ cũng có thể làm như thế miễn là họ không thực hành những truyền thống và phong tục này trên danh nghĩa của tôn giáo. Mặc dù vậy, những sự thực hành như thế không nên gây tổn hại đến bản thân và tất cả những loài sinh vật khác.

Lễ nghi và hình thức

Lễ nghi và hình thức được bao hàm trong truyền thống và phong tục. Lễ nghi và hình thức là một sự trang điểm hay trang hoàng để làm tô thêm vẻ đẹp của một tôn giáo nhằm mục đích thu hút sự chú ý của công chúng. Chúng mang lại một sự trợ giúp về mặt tâm lý đối với một số người. Song con người ta có thể hành trì một tôn giáo mà không cần đến bất cứ một hình thức lễ nghi nào. Có một số lễ nghi và hình thức mà người ta xem như phương diện quan trọng nhất của tôn giáo họ để đạt được sự cứu rỗi thì lại không được xem là quan trọng như thế đối với Phật giáo. Theo Ðức Phật, người ta không nên chấp vào những hình thức lễ nghi như thế để đạt được sự phát triển tâm linh hoặc là sự thanh tịnh tâm ý của chính mình.

LỄ HỘI
Người Phật tử chân thành và đúng đắn không tổ chức những lễ hội Phật giáo bằng cách chính bản thân mình hưởng thụ dưới sự tác động của những chất kích thích như rượu và làm lễ bằng hình thức ca hát nhảy múa hoặc là chiêu đãi lễ hội bằng thịt của các loài súc vật. Người Phật tử chân chánh tổ chức lễ hội bằng một hình thức hoàn toàn khác hẳn. Vào những ngày lễ đặc biệt, họ sẽ dành hết thời gian tổ chức lễ hội theo cách không làm hại đến người khác, tránh làm các điều ác. Họ làm thiện, giúp đỡ những người khác xoa dịu nỗi khổ đau trong cuộc sống của họ. Người Phật tử có thể chiêu đãi bạn bè hay họ hàng theo một cách đáng trân trọng.

Những lễ hội thường được kết hợp với tôn giáo đôi khi có thể làm cho nhiễm ô sự thanh tịnh của một tôn giáo. Mặt khác, một tôn giáo không có những hình thức lễ hội có thể trở nên buồn tẻ và không có sức sống đối với nhiều người. Thường thì trẻ con và thanh thiếu niên đến với tôn giáo thông qua những lễ hội tôn giáo. Ðối với họ, sự hấp dẫn của một tôn giáo được căn cứ trên cơ sở những hình thức lễ hội của tôn giáo đó. Tuy nhiên, đối với một hành giả hành thiền định thì những lễ hội có thể trở thành một sự phiền toái.

Tất nhiên, có một số người sẽ không hài lòng với những sự tổ chức lễ hội mang tính tôn giáo thuần tuý trong suốt cuộc lễ. Tất nhiên, họ thích có một loại hình thức ca múa, nhảy hát để làm lễ và những buổi trình diễn bên ngoài. Hình thức bên ngoài, lễ nghi, đám xá, đám rước, diễu hành và hội được tổ chức nhằm đáp ứng sự khát khao để thoả mãn nhu cầu tình cảm thông qua tôn giáo. Không một ai có thể nói rằng những việc làm như thế là sai trái, nhưng những tín đồ thuần thành nên tổ chức những buổi lễ này theo một cách có văn hoá mà không gây phiền hà cho những người khác.

MÊ TÍN DỊ ÐOAN VÀ GIÁO ÐIỀU

Người ta chế giễu sự mê tín dị đoan của những người khác, trong khi đó lại nuôi dưỡng cái của chính mình.

Tất cả các căn bệnh đều có cách chữa trị ngoại trừ căn bệnh mê tín dị đoan. Và nếu vì lý do này hay lý do khác, bất cứ hình thức mê tín dị đoan nào kết tinh thành một tôn giáo thì nó dễ dàng trở thành một căn bệnh hầu như không thể chữa trị được. Trong quá trình thực thi một số chức năng của tôn giáo, thậm chí những người có học thức hiện nay lại quên đi chân giá trị con người của họ để chấp nhận những tín ngưỡng lố bịch và mê tín dị đoan.

Niềm tin vào những điều mang tính mê tín dị đoan và những lễ nghi được chấp nhận nhằm trang hoàng bề ngoài của một tôn giáo để mà có thể thu hút được đám đông. Nhưng sau một thời gian, cây leo được trồng để trang hoàng án thờ, vì phát triển theo đúng quy luật của nó, phát triển và sáng chói hơn án thờ, với kết quả là nguyên lý cơ bản của đức tin tôn giáo đó bị loại bỏ đi điều cơ bản và niềm tin mê tín dị đoan và hình thức lễ nghi trở nên ngự trị. Dây leo làm lu mờ đi án thờ.

Cũng giống như mê tín dị đoan, niềm tin giáo điều cũng kìm hãm sự phát triển khoẻ mạnh của tôn giáo. Niềm tin giáo điều và thái độ không khoan dung đi cùng với nhau. Người ta được nhắc lại thời kỳ Trung cổ với những hình thức hành quyết đáng thương, tệ cướp tàn nhẫn, bạo lực, hành vi xấu xa, sự tra trấn dã man và thiêu đốt nhiều người dân vô tội. Người ta cũng được nhắc đến những cuộc thập tự chinh man rợ và tàn bạo. Tất cả những sự kiện này được kích thích bởi những niềm tin giáo điều dựa trên thẩm quyền tôn giáo và thái độ không khoan dung xuất phát từ đó.

Trước khi tri thức khoa học phát triển, những con người vô minh mang trong mình nhiều niềm tin mê tín dị đoan. Chẳng hạn, có rất nhiều người tin rằng sự nhật thực, nguyệt thực đã mang lại những điều không may và căn bệnh dịch hạch. Ngày nay chúng ta biết rằng những sự tin tưởng như thế thì không đúng. Vả lại, có một số nhà lãnh đạo tôn giáo vô đạo đức khích lệ người ta tin vào những điều mê tín dị đoan để mà họ có thể lợi dụng những tín đồ của họ để làm tư lợi. Khi mà con người thực sự tẩy sạch những vô minh trong tâm mình họ sẽ thấy được chân bản chất của vũ trụ và không còn lệ thuộc vào niềm tin mê tín dị đoan và giáo điều. Ðây là sự cứu cánh mà người Phật tử khao khát có được.

Thật vô cùng khó khăn cho chúng ta chấm dứt cái cảm xúc tình cảm gắn liền với niềm tin mê tín dị đoan và giáo điều. Ngay cả ánh sáng của tri thức khoa học cũng không đủ mạnh để khiến chúng ta từ bỏ những quan niệm sai lầm. Chẳng hạn, chúng ta biết rằng trong nhiều thế hệ, con người cho rằng trái đất quay xung quanh mặt trời; nhưng bằng thực nghiệm chúng ta vẫn cho rằng mặt trời mọc lên, chuyển động xung quanh bầu trời và lặn vào ban đêm. Chúng ta vẫn phải làm một cú vượt nhanh trong lĩnh vực tri thức để tưởng tượng rằng chúng ta, trên thực tế, đang chuyển động ở một tốc độ lớn xung quanh mặt trời.

Chúng ta nên hiểu rằng những hiểm nguy của giáo điều và mê tín dị đoan đi cùng với tôn giáo. Ðã đến lúc cho những con người có trí tách tôn giáo ra khỏi giáo điều và mê tín dị đoan. Kẻo không, danh thơm của tôn giáo sẽ bị làm ô uế và số người không còn tin tưởng vào tôn giáo sẽ tăng nhanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 110051)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12712)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 6206)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
03/06/2018(Xem: 25022)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11676)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
13/03/2018(Xem: 12624)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 27462)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/02/2018(Xem: 16582)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9459)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
05/01/2018(Xem: 12037)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]