Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

17. Sứ Mệnh Của Người Con Phật

01/01/201108:56(Xem: 7507)
17. Sứ Mệnh Của Người Con Phật

SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI CON PHẬT

Này các Tỳ-kheo, Hãy ra đi vì lợi ích cho số đông, vì hạnh phúc cho số đông, vì lòng thương tưởng cho đời, vì lợi ích, vì sự tốt đẹp, vì an lạc và hạnh phúc cho chư thiên và loài người”. (Ðức Phật)

Khi chúng ta mở ra những trang sử của Phật giáo, chúng ta biết rằng sứ mệnh của những người con Phật là ban phát bức thông điệp từ bi và tình thương của Ðức Phật bằng một phương pháp an hoà và tôn trọng. Một sứ mệnh hoà bình như thế nên được ca ngợi và khiển trách những ai đã thực thi những biện pháp bạo lực trong quá trình truyền bá tôn giáo của mình.

Những phái đoàn truyền giáo của đạo Phật không tranh đấu với những nhà lãnh đạo tôn giáo khác trong quá trình giáo hoá con người ở nơi thị trường. Không có phái đoàn truyền giáo nào hoặc là vị Tăng sĩ nào của Phật giáo suy nghĩ đến việc thuyết giảng những điều xấu để chống lại những người được gọi là ‘không tin tưởng’. Thái độ không khoan dung trong lĩnh vực tôn giáo, văn hoá và dân tộc không phải là thái độ của Phật giáo, không phải là tinh thần của những con người được thấm nhuần với tinh thần Phật giáo thực sự. Sự thù hận không bao giờ được tán thành trong giáo lý của Ðức Phật. Thế giới này đã đẩm máu nhiều và phải chịu nhiều phiền toái như là căn bệnh của chủ nghĩa giáo điều, sự cuồng tín tôn giáo và bất khoan dung, độ lượng trong tôn giáo. Cho dù đó là trong lĩnh vực tôn giáo hay chính trị, con người đã ý thức nỗ lực nhằm mang lại cho nhân loại để giúp họ chấp nhận lối sống của chính mình. Trong khi làm như vậy, đôi khi họ bày tỏ thái độ hiếu khách, hoà nhã của họ đối với tín đồ của những tôn giáo khác.

Ðạo Phật không tranh cãi với những truyền thống dân tộc và phong tục tập quán, nghệ thuật và văn hoá của những con người chấp nhận nó làm lối sống mà để cho chúng tồn tại ngày càng cải thiện tốt hơn. Thông điệp tình thương và từ bi của Ðức Phật mở rộng con tim của nhân loại và họ sẵn sàng chấp nhận những lời dạy của Ngài do vậy, giúp cho Phật giáo trở thành một tôn giáo thế giới. Những nhà truyền giáo của đạo Phật được một số quốc gia độc lập tự chủ mời đến với tinh thần chào đón nồng nhiệt và kính trọng. Phật giáo không bao giờ được truyền bá đến bất kỳ quốc gia nào thông qua sự ảnh hưởng của quá trình chiếm lĩnh thuộc địa hoặc là quyền lực chính trị.

Phật giáo là thế lực tâm linh đầu tiên mà chúng ta biết đến trong lịch sử nhân loại. Tôn giáo này đã thu hút hầu như đại đa số con người thuộc nhiều chủng tộc khác nhau bị chia cách bởi những hàng rào chắn khó khăn nhất như là khoảng cách địa lý, văn hoá, ngôn ngữ và luân lý đạo đức. Ðộng cơ của tôn giáo này không phải là việc thu nhập nền thương mãi quốc tế, xây dựng đế chế hoặc là đặt ách thống trị nhằm xâm chiếm lãnh thổ, thuộc địa. Mục đích của tôn giáo này là để chỉ ra nhân loại làm thế nào có thể đạt được nhiều hạnh phúc và an lạc hơn thông qua việc hành trì giáo Pháp của Ðức Phật.

Một tấm gương rạng rỡ về những phẩm chất và mục tiêu của một người Phật tử truyền giáo là đại đế A dục. Chính trong suốt thời gian trị vì của đại đế mà Phật giáo được truyền bá đến những quốc gia Á châu cũng như phương Tây. Ðại đế A dục phái những phái đoàn truyền giáo đến nhiều nơi trên giới giới để truyền bá thông điệp về hoà bình của Ðức Phật. Nhà vua tôn trọng và hỗ trợ cho những tôn giáo đương thời phát triển. Sự khoan dung, độ lượng của nhà vua đối với những tôn giáo khác thì rất đáng kể. Một trong những bi ký của nhà vua được khắc trên trụ đá A dục và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay tại Ấn Ðộ. Bi ký đó ghi lại rằng:

“Người ta không nên chỉ kính trọng và ngưỡng vọng tôn giáo của chính mình và phê phán tôn giáo cua những người khác, nhưng người ta nên tôn trọng tín ngưỡng của những người khác vì lý do này hoặc vì lý do khác. Khi làm như vậy, người ta giúp tôn giáo mình phát triển và cũng giúp cho tôn giáo của những người khác phát triển. Khi làm trái ngược với tinh thần trên thì người ta tự đào mồ chôn tôn giáo của chính mình và còn làm hại đến những tôn giáo khác. Bất cứ ai tôn trọng tôn giáo của chính mình và phê phán tôn giáo của những người khác, làm như vậy do vì sự tận tuỵ đối với tôn giáo của mình, nghĩ rằng ‘Ta sẽ làm rạng danh tôn giáo của ta’. Nhưng ngược lại, khi làm như vậy, anh ta làm tổn thương đến tôn giáo của mình càng trầm trọng hơn, do vậy, hoà hợp là tốt nhất. Tất cả hãy cùng nhau lắng nghe và sẵn sàng lắng nghe giáo lý của những tôn giáo khác”.

Vào năm 268 trước Tây lịch, nhà vua đã vận dụng giáo lý đạo Phật và biến những lời dạy này thành một thế lực sống tại Ấn Ðộ. Nhiều bệnh viện, trường học, cơ sở hoạt động xã hội, trường đại học cho cả nam lẫn nữ, giếng nước công cộng và nhiều trung tâm vui chơi giải trí được mọc lên và phát triển nhanh chóng trong chính quyền mới này và người dân trong nước từ đó nhận ra được sự tàn nhẫn của những cuộc chiến tranh vô nghĩa. 

Kỷ nguyên vàng son trong lịch sử Ấn Ðộ và những quốc gia khác-thời kỳ khi mà nghệ thuật, văn hoá, giáo dục và văn minh đạt đến tột đỉnh của nó-diễn ra tại một thời điểm khi mà sự ảnh hưởng của Phật giáo tác động mạnh mẽ nhất ở những quốc gia này. Những cuộc thánh chiến, những cuộc Thập tự chinh, sự hành quyết và tệ phân biệt tôn giáo không làm hại đến trang biên niên sử của những quốc gia Phật giáo. Ðây là một lịch sử cao thượng mà nhân loại có thể lấy làm tự hào. Trường đại học lớn Nalanda tại Ấn Ðộ phát triển thịnh hành từ thế kỷ thứ hai đến thế kỷ thứ chín là một thành phẩm của Phật giáo. Ðó chính là trường đại học đầu tiên mà chúng ta biết đến và được mở rộng ra cho tất cả giới sinh viên trên khắp các nước trên thế giới.

Trong quá khứ, Phật giáo có thể tự phát triển tại nhiều vùng trong khu vực Á đông mặc dù phương tiện giao thông và thông tin liên lạc khó khăn và dân chúng phải vượt đồi núi và sa mạc. Cho dù những hàng rào cản trở khó khăn này, Phật giáo đã phát triển trên bình diện xa và rộng. Ngày nay, bức thông điệp hoà bình này đang được lan truyền rộng rãi tại phương Tây. Người phương Tây được thu hút đến với đạo Phật và tin rằng Phật giáo là tôn giáo duy nhất hài hoà với khoa học hiện đại.

Những nhà truyền giáo Phật giáo không cần hoặc không có ham muốn giáo hoá những ai đã đi theo một tôn giáo đúng đắn. Nếu người ta thoả mãn, bằng lòng với tín ngưỡng của chính họ, thì người Phật tử không cần thiết phải giáo hoá họ và buộc họ đổi đạo. Họ hỗ trợ hết mình cho những phái đoàn truyền giáo của những tôn giáo khác nếu ý tưởng của họ là muốn được giáo hoá những tầng lớp người yếu đuối, hèn nhát, tội lỗi và thất học và hướng dẫn họ sống theo lối sống đạo lý. Người Phật tử vô cùng hạnh phúc khi nhìn thấy sự tiến bộ của những tôn giáo khác miễn là họ thực sự giúp đỡ nhân loại hướng đến một đời sống đạo lý thánh thiện phù hợp với niềm tin của họ và hưởng được sự an lạc, hạnh phúc, hoà hợp và hiểu biết. Ngược lại, những nhà truyền giáo Phật giáo lên án thái độ của những nhà truyền giáo làm tổn hại đến niềm tin của tín đồ những tôn giáo khác bởi vì không có lý do nào để họ phải tạo ra một bầu không khí không lành mạnh của sự tranh đấu trong việc giáo hoá nếu mục đích của họ không gì khác ngoài việc dạy con người sống đời sống đạo lý.

Khi giới thiệu Pháp cho người khác, những nhà truyền giáo Phật giáo không bao giờ cố sử dụng đến những sự cường điệu tưởng tượng phát hoạ một cuộc sống thiên đường để mà thu hút những ước muốn và khơi dậy lòng tham của con người. Thay vì, họ đã cố giải thích bản chất chân thật của con người và cuộc sống hạnh phúc an lạc như Ðức Phật đã dạy. 



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2010(Xem: 16118)
"Lược sử thời gian" (A Brief History of Time), một cuốn sách tuyệt diệu, được viết bởi một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta: nhà toán học và vật lý lý thuyết người Anh Stephen Hawking.
28/12/2010(Xem: 13272)
Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay.
24/12/2010(Xem: 4598)
Đức Phật Thích Ca được tôn kính như bậc Thầy vĩ đại, một Thiện hữu, một vị Gương mẫu Toàn giác. Pháp hay giáo lý của Ngài chứa đựng những nguyên tắc căn bản, bất biến của Công bằng và Chân lý.
24/12/2010(Xem: 7246)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
24/12/2010(Xem: 8141)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
17/12/2010(Xem: 23171)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
17/12/2010(Xem: 3335)
Giá cả, ít nhất là một phần ba thấp hơn mức trung bình, được liệt kê rõ ràng trên trang web của công ty. Giảm giá 10 phần trăm cho các thành viên. “Chúng tôi thậm chí còn đưa ra biên lai,” ông Hayashi nói.
15/12/2010(Xem: 8614)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
14/12/2010(Xem: 11577)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
13/12/2010(Xem: 24270)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]