Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Isaac Newton

28/12/201011:29(Xem: 8095)
Isaac Newton

LƯỢC SỬ THỜI GIAN

Nguyên tác: Brief History of Time của Stephen Hawking
Dịch Việt: Cao Chi và Phạm Văn Thiều
Nhà xuất bản: Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 2000
Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000

ISAAC NEWTON

Isaac Newton không phải là một người dễ chịu. Những mối quan hệ của ông với các học giả khác rất tai tiếng, phần lớn các giai đoạn sau của cuộc đời ông quyện liền với những tranh luận gay gắt. Sau khi cuốn sách Principia Mathematica, cuốn sách uy tín nhất trong vật lý được xuất bản, Newton nhanh chóng chiếm được lòng ngưỡng mộ của công chúng. Ông được chỉ định làm Chủ tịch Hội Hoàng gia và trở thành nhà khoa học đầu tiên được phong tước hầu.

Newton mâu thuẫn với nhà thiên văn Hoàng gia, John Flamsteed, người trước đây đã cung cấp cho Newton nhiều dữ liệu cần thiết cho cuốn Principia Mathematica nhưng giờ đây từ chối không cung cấp các thông tin mà Newton cần. Newton đã không lấy sự bó tay làm câu trả lời, ông đã tự bổ nhiệm mình vào ban giám đốc Đài thiên văn Hoàng gia và tìm cách buộc phải công bố ngay lập tức các dữ liệu. Ông còn bố trí thu giữ công trình của Flamsteed và giao cho Edmond Halley, kẻ tử thù của Flamsteed, chuẩn bị xuất bản công trình đó.

Flamsteed đưa vụ này ra tòa và kịp thời đạt được lệnh tòa án ngăn không cho xuất bản tài liệu bị đánh cắp. Newton tức giận và trả thù bằng cách xóa bỏ mọi tài liệu dẫn về Flamsteed trong các lần tái bản của Principia.

Một cuộc tranh luận nghiêm túc hơn đã xảy ra với nhà triết học Đức, Gottfried Leibniz. Cả Leibniz lẫn Newton đã phát triển, độc lập nhau ngành toán học gọi là Calculus (Giải tích) vốn sẽ là cơ sở cho vật lý hiện đại. Mặc dầu hiện nay chúng ta đều biết Newton đã phát hiện Calculus nhiều năm trước Leibniz, song ông đã công bố các công trình của mình muộn hơn Leibniz. Nảy sinh cuộc tranh cãi om sòm chung quanh việc ai là người đầu tiên tìm ra Calculus giữa các nhà khoa học ủng hộ hai phía. Một điều đáng chú ý, là số lớn các bài báo ủng hộ Newton lại được chính ông viết ra và công bố dưới tên các bạn ông! Khi cuộc cãi vã có quy mô lớn, Leibniz mắc sai lầm lớn là kêu gọi Hội Hoàng gia giải quyết, Newton vốn là Chủ tịch Hội hoàng gia, đã chỉ định một hội đồng “không thiên vị” để tra xét vấn đề, hội đồng này “tình cờ” lại gồm toàn những người bạn của Newton! Song chưa hết: Newton đã đề lên hội đồng một bản báo cáo và Hội Hoàng gia đã công bố bản báo cáo này, trong đó Newton công khai buộc tội Leibniz đánh cắp công trình. Chưa thỏa mãn, Newton còn viết một bài báo nặc danh điểm lại bản báo cáo nói trên và đăng vào tạp chí riêng của Hội Hoàng gia. Sau khi Leibniz chết, người ta còn kể lại rằng Newton đã tuyên bố ông vô cùng thỏa dạ khi “làm vỡ quả tim của Leibniz”.

Trong thời kỳ hai cuộc tranh luận, Newton đã rời Cambridge và trường Đại học. Ông là người tích cực tham gia phong trào chính trị chống Thiên chúa giáo ở Cambridge và sau này tại Nghị viện và được bổ nhiệm vào chức vụ rất hời là Thống đốc Sở đúc tiền Hoàng gia. Ở cương vị này Newton đã sử dụng tài năng của mình để gian dối và cay độc theo cách dễ được xã hội chấp nhận hơn, ông cũng đã thành công trong một chiến dịch lớn chống làm bạc giả và thậm chí cũng đưa nhiều kẻ lên giá treo cổ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2011(Xem: 7796)
Chắc chắn Đức Phật đã thiết lập nhiều quy luật đạo đức và thiền quán. Những điều này hỗ trợ cho ân cần tử tế, từ bi, bao dung, yêu thương, tế nhị cũng như tuệ trí, tập trung, và can đảm.
19/03/2011(Xem: 4949)
Nhiều người ngày nay đã hỏi, “Có phải sự tích tập nghiệp báo là nguyên nhân của những vấn đề như động đất, thí dụ trận động đất vừa tàn phá Haiti”? Nếu trả lời điều ấy, dần dần nó được giải thích rằng tích lũy nghiệp báo của tất cả những chúng sinh trên hành tinh này chịu trách nhiệm cho những đặc trưng phổ biến của hành tinh này và những yếu tố làm nên nó. Với những nhân tố hiện diện, những định luật khách quan của vật lý đã vận hành. Thí dụ, sức nóng tăng lên và những chuyển động đa dạng làm nên kết quả, thí như những mãng của trái đất trượt lên nhau, và v.v… Một biểu hiện của chuyển động ấy là động đất. Từ quan điểm này, động đất là những kết quả không tránh khỏi của hành tinh chúng ta sinh khởi như thế ấy; và nó đã từng sinh khởi như nó là kết quả của nghiệp báo tích lũy vô cùng rộng lớn của tất cả chúng sinh những kẻ đã từng sinh sống tự bao giờ trên hành tinh này. Ông có bình luận gì về điều này?
18/03/2011(Xem: 5060)
Vì kinh Thủ Lăng Nghiêm có đề cập đến nhiều tôn giáo hoạt động vào thời Đức Phật Thích Ca còn tại thế nên chúng tôi nhân đây giới thiệu đến quý Phật tử cái nhìn đơn giản về những tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay. Trong mục này vì phải đưa ra một số dữ kiện lịch sử cho nên mặc dầu luôn cố gắng giữ mình trên cương vị khách quan, trong tinh thần xây dựng, nhưng dầu sao ít nhiều chúng tôi cũng không tránh khỏi sự sai lầm để cho cái bản ngã đáng ghét, chủ quan hẹp hòi thiển cận của mình xuất hiện. Nếu có đoạn nào không hài lòng, xin quý độc giả rộng tình bỏ qua. Chân thành cảm tạ.
19/02/2011(Xem: 4943)
Sau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
11/02/2011(Xem: 33689)
Danh từ Ðạo Phật (Buddhism) xuất phát từ chữ "Budhi" nghĩa là "tỉnh thức" và như vậy Ðạo Phật là triết học của sự tỉnh thức. Nền triết học này khởi nguyên từ một kinh nghiệm thực chứng...
05/01/2011(Xem: 9451)
Hiện đại hoá đạo Phật không có nghĩa là thế tục hóa đạo Phật. Đạo Phật đi vào cuộc đời nhưng không bị cuộc đời làm giảm mất đi những đặc tính siêu việt của nó.
05/01/2011(Xem: 36550)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 51653)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
02/01/2011(Xem: 8499)
Người xưa nói: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Con người có mặt trong cuộc sống, ngoài việc phải nắm bắt thời gian, giành lấy thời gian, tận dụng thời gian, làm nhiều việc mang lại lợi ích cho xã hội, ngoài mục đích kéo dài tuổi thọ về mặt thời gian ra, còn cần phải mở rộng phạm vi đời sống, mở mang không gian tâm linh, để bản thân có thể hòa nhập vào nhân quần, hướng về cộng đồng thế giới.
01/01/2011(Xem: 10405)
Ðức Phật là một chúng sanh duy nhất, đặc biệt Ngài là nhà tư tưởng uyên thâm nhất trong các tư tưởng gia, là người phát ngôn thuyết phục nhất trong các phát ngôn viên...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]