Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Galileo Galilei

28/12/201011:28(Xem: 7622)
Galileo Galilei

LƯỢC SỬ THỜI GIAN

Nguyên tác: Brief History of Time của Stephen Hawking
Dịch Việt: Cao Chi và Phạm Văn Thiều
Nhà xuất bản: Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội 2000
Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000

GALILEO GALILEI

Có lẽ Galileo hơn ai cả là người có công lớn trong sự ra đời của khoa học hiện đại. Ông đã chống lại Nhà thờ Thiên chúa giáo, sự chống đối này là điểm trung tâm triết học của ông. Galileo là một trong những người khẳng định rằng con người có thể hy vọng hiểu được vũ trụ hoạt động như thế nào, và ngoài ra, chúng ta có thể làm được điều đó bằng cách quan sát vụ trụ thực tại.

Galileo tin vào lý thuyết Copecnicus (cho rằng các hành tinh quay xung quanh mặt trời) từ lâu, nhưng chỉ khi tìm ra được những điều hiển nhiên chứng minh cho lý thuyết đó thì ông mới phát biểu công khai. Galileo viết về lý thuyết của Copecnicus bằng tiếng Italy (không phải bằng tiếng Latinh hàm lâm), và quan điểm của ông được ủng hộ rộng rãi ngoài các trường Đại học. Điều này làm các giáo sư phái Aristotle giận dữ, họ liên minh chống lại Galileo và thuyết phục nhà thờ Thiên chúa triệt bỏ lý thuyết Copecnicus.

Galileo bèn đến Rome yết kiến chính quyền tôn giáo. Ông lý luận rằng Kinh thánh không nhằm mục đích nói với chúng ta mọi điều về các lý thuyết khoa học, và phải giả định rằng, những đoạn mà Kinh thánh trái với lương tri chỉ là những đoạn có tính chất phúng dụ, biểu tượng mà thôi. Nhưng Nhà thờ, lo sợ đến một vụ bê bối có thể làm thất bại cuộc đấu tranh chống đạo Tin lành, nên đã sử dụng những biện pháp đàn áp. Nhà thờ tuyên bố luận thuyết Copecnicus là “giả dối và sai lầm” vào năm 1616 và yêu cầu Galileo đừng bao giờ “bảo vệ và giữ quan điểm” lý thuyết đó. Galileo đã phục tùng.

Năm 1623, một người bạn cố tri của Galileo lên giữ chức Giáo hoàng. Lập tức Galileo tìm cách hoạt động để Nhà thờ thủ tiêu sắc lệnh năm 1616. Ông đã thất bại, tuy vậy cũng được phép viết một cuốn sách bàn luận về hai thuyết Aristotle và Copecnicus dưới hai điều kiện: không được đứng về phái nào và phải kết luận rằng con người không bao giờ xác định được vũ trụ hoạt động như thế nào bởi vì Chúa có khả năng tạo ra những hệ quả bằng cách con người không hình dung được, con người không thể áp đặt giới hạn cho quyền lực vô biên của Chúa.

Cuốn sách “Đối thoại của hai hệ thống chủ yếu của thế giới” được hoàn thành và xuất bản năm 1632. Với sự giúp đỡ triệt để của kiểm duyệt, cuốn sách ngay lập tức được hoan nghênh khắp châu Âu như là một kiệt tác về văn chương và triết học. Liền sau đó, Giáo hoàng hiểu ngay rằng độc giả đã thấy rõ cuốn sách là một tác phẩm đầy thuyết phục của lý thuyết Copecnicus và hối tiếc vì đã cho phép xuất bản. Giáo hoàng lý luận rằng mặc dầu cuốn sách đã được kiểm duyệt, nhưng Galileo vẫn vi phạm sắc lệnh năm 1616. Giáo hoàng đã đưa Galileo ra trước Tòa án dị giáo, tòa án này đã tuyên án quản thúc Galileo tại gia suốt đời và buộc ông công khai tuyên bố từ bỏ thuyết Copecnicus. Lần thứ hai, Galileo phục tùng.

Galileo vẫn là một người Thiên chúa giáo ngoan đạo, song sự tin tưởng của ông vào tính độc lập của khoa học không bao giờ bị lay chuyển. Bốn năm trước khi chết, năm 1642, trong khi ông vẫn bị quản thúc, một bản thảo của cuốn sách kiệt tác thứ hai của ông đã lọt đến một nhà xuất bản Hà Lan. Đó là cuốn “Hai khoa học mới”, cuốn sách này không chỉ là sự ủng hộ Copecnicus, mà còn là sự hình thành của vật lý hiện đại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4789)
Truyền thông là là một trong những phương tiện biểu đạt tư tưởng thông tin đến cho mọi người, ngày nay nhân loại sử dụng nó như là một công cụ hửu hiệu nhất nhằm phục vụ trong tất cả các lảnh vực khác nhau trong đời sống.
09/04/2013(Xem: 4370)
Hiện nay, trên khắp các châu của địa cầu, Á, Âu, Mỹ, Phi, Úc, chỉ trừ châu Nam cực, ở đâu cũng có đồng bào Việt Nam chúng ta sinh sống. Số đồng bào đó có khoảng 2,3 triệu người, tức là cứ khoảng 100 người Việt, . . .
09/04/2013(Xem: 4526)
Chính vào những giai đoạn xáo trộn như hiện nay, con người phân vân trước cuộc sống bao nhiêu thì nhu cầu xét lại gốc rễ nguồn căn làm cơ sở cho hành vi ứng xử của mình, của xã hội lại càng bức thiết bấy nhiêu.
09/04/2013(Xem: 3771)
Ở đây chúng tôi không có ý định viết một bài thuần túy nghiên cứu. Tôi muốn đặt vấn đề và xác nhận lập trường về một bàn cãi có tính cách thời đại: xét lại mối tương quan giữa Khổng giáo và phát triển. Vấn đề này đã và đang gây sôi nổi trên thế giới cũng như trong giới nghiên cứu Hoa kiều và Việt kiều.
09/04/2013(Xem: 4737)
Trong bài này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ phát triển Phật giáo tại Việt Nam trong mấy thập niên tới, giai đoạn mà Việt nam sẽ được phát triển mạnh về kinh tế, và đời sống dân chúng sẽ được sung túc hơn. Ít nhất đó là những điều mà chúng ta hy vọng.
09/04/2013(Xem: 4908)
Trong các bản văn chữ Phạn thời nguyên thủy, zero được gọi là "sùnya". Theo F. Th. Stcherbatsky, Phật giáo nguyên thủy dùng chữ "sùnya" để gọi tên điểm giới hạn của thế giới thường nghiệm (bhùtakoti). Vậy trên phương diện tục đế, là giới hạn của các số hay tổ hợp số, . . .
09/04/2013(Xem: 5098)
Ở cuối thế kỷ này đời sống con người bị stress làm rối loạn. Stress là tự bất ổn của thời đại văn minh. Ðến ngày nay, trên thế giới, có trên 100.00 tài liệu và trên 200 quyển sách bàn về stress. Những nhà chuyên môn y học tâm thể (psychosomaticien), y học tâm lý (psychophysiologiste), . . .
09/04/2013(Xem: 5285)
Hiện nay thế giới đang đứng trước nhiều sự việc và hiện tượng có tác động toàn cầu. Chúng cũng là những thách thức lớn đối với đạo Phật và Phật tử chúng ta.
09/04/2013(Xem: 6479)
Cuộc tâm tình nổi loạn khởi đầu từ Kierkegaard với đặc tính hoàn toàn tình cảm chủ quan phi hệ thống. Sang tới Nietzsche đã thành ý chí chủ quan phi hệ thống. Cả hai đều lấy bản thân ra để thể nghiệm cho chân lý mà họ tìm kiếm ra được, và do họ chủ xướng.
09/04/2013(Xem: 4864)
Đứng trên thềm năm mới, thường người ta mong ước một tương lai tươi đẹp, nhưng cũng thoáng nỗi lo gặp chuyện không may, và chắc hẳn ý tưởng kép này càng lộ rõ trước ngưỡng cửa bước vào một thế kỷ mới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]