Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Thân Và Tâm Liên Hệ Mật Thiết

13/12/201018:33(Xem: 14266)
IV. Thân Và Tâm Liên Hệ Mật Thiết

 

Bác sĩ Dean Ornish là Giám đốc của Viện Y khoa Nghiên cứu phòng bệnh tại California, Hoa Kỳ. Hiện nay ông rất nổi tiếng nhờ có một phương pháp chữa trị bệnh tim rất đặc biệt. Các bệnh nhân đau tim nặng được hướng dẫn thực hành thiền, đi bộ, ăn chay, và được các bác sĩ, y tá chăm sóc với tình thương yêu. Các bệnh nhân cũng được khuyến khích bày tỏ tình thương yêu nhau. Bác sĩ Ornish tin tưởng mãnh liệt rằng bệnh đau tim có nguồn gốc sâu xa từ các cảm xúc cùng sự nhận thức về chính mình trong đời sống hằng ngày. Ông ta không dùng bất cứ phương pháp phẫu thuật nào, điều đó đưa đến sự giàu có nhanh chóng cho ông. Ông nói rất rõ về phương pháp trị liệu đặc biệt này như sau:

“Nếu tôi giải phẫu cho bạn, tôi có thể lấy 10.000 đến 20.000 đô-la. Nhưng nếu tôi chỉ cho bạn toa thuốc làm giảm cholesterol trong máu thì tôi mất rất ít thì giờ, nghĩa là bạn sẽ trả rất ít tiền. Còn nếu bạn không bị bệnh tim và tôi chỉ tư vấn cho bạn cách phòng ngừa bệnh tật thì bạn chẳng tốn kém gì cả.

“Tôi có dịp chữa trị cho một nhóm bệnh nhân nhỏ trong một thời gian rất lâu, do đó tôi biết họ khá tường tận và thấy rằng dù họ khác nhau theo phương cách phân loại thông thường, nhưng thực ra thì họ đều giống nhau. Hầu như tất cả đều có cảm giác cách biệt - cách biệt với chính các cảm xúc của mình, một phần của chính đời sống của họ, cách biệt với những người khác và cách biệt với đời sống tâm linh. Họ có cảm giác xa rời, cách biệt với mọi thứ thay vì thấy mình là một phần có liên hệ trong đó. Và với cảm tưởng như thế thì thái độ của họ phát sinh ra một chuỗi phản ứng tự hủy diệt.”

Ký giả Frank Smith của tờ The Hartford Courant đã tường thuật rõ ràng phương pháp chữa trị rất thành công cửa bác sĩ Ornish. Ông Hank Ginsberg, chủ nhân của một ngân hàng đầu tư, cho biết thân phụ của ông ta cùng bốn người chú đều chết vì bệnh tim vào khoảng 50 tuổi. Còn chính bản thân ông đã bị chứng đau ngực từ 20 năm trước đây. Lúc 58 tuổi, ông phải mổ tim ghép vào sáu đường động mạch, và giờ đây năm đường đã bị nghẽn lại như trước. Các bác sĩ chữa trị cho ông ta trước đây khuyên ông nên về nhà lo chuyện bảo hiểm và đừng mơ tưởng là mình được sống lâu. Nhưng giờ đây ông đã 64 tuổi và vẫn sống khỏe mạnh.

Ông Werner Hebenstreit, 75 tuổi, hầu như không còn bước đi được khi đến xin chữa trị với bác sĩ Ornish. Giờ đây ông ta có thể leo núi. Còn ông Joe Cecena đã xin hưu trí vì bệnh hoạn nằm suốt ngày trên ghế dài, nay đã tự mình sơn hết căn nhà từ trong ra ngoài và rất an vui.

Một người khác là Dwayne Butler trước đây chuyên đi gây gỗ và đánh đập người khác để tìm niềm vui cho mình, đã hoàn toàn thay đổi thái độ khi biết mình bị bệnh tim và đến xin được chữa trị với bác sĩ Ornish.

Bác sĩ Stephen Weiss thuộc Viện Quốc gia Sức khỏe Hoa Kỳ (National Institute of Health) đã cấp cho chương trình của bác sĩ Ornish 1.600.000 đô-la để tiếp tục chương trình chữa trị nói trên trong những năm từ 1991 đến 1994.

Đối với người Phật tử, nhất là những người thực hành tu tập các pháp môn Tịnh độ, Thiền hay Mật tông, những điều nói trên không có gì xa lạ cả, vì chính họ đã có những kinh nghiệm tâm linh quý báu trong đời sống hằng ngày. Họ sống với một kinh nghiệm chân thật quý báu của thân và tâm là một khối trong sáng, bén nhạy, linh động và tràn đầy một nguồn an vui kỳ diệu. Chúng ta thấy các yếu tố tích cực trong chương trình chữa trị bệnh tật nói trên của bác sĩ Ornish rất rõ ràng: Sự khai mở cõi lòng, tu tập thiền quán, ăn chay, sống với lòng buông xả, tình thương yêu đón nhận từ các bác sĩ, y tá và các người đồng bệnh, cùng sự đáp ứng tích cực của họ đã là các yếu tố rất quan trọng trong sự chữa trị các bệnh tật hiểm nghèo. Đó là một khám phá hữu ích và mới mẻ hiện nay của y học, nhưng vốn đã rất quen thuộc trong giáo lý và sự hành trì của Phật giáo.

Thực hành đạo Phật trong đời sống hằng ngày là để lòng ta tràn đầy tình thương yêu trong sáng bao la, trí thuần sự hiểu biết chân thật, thân và tâm tỏa đầy niềm an vui, hạnh phúc nồng ấm vô cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 110024)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12699)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 6200)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
03/06/2018(Xem: 25008)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11665)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
13/03/2018(Xem: 12611)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 27447)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/02/2018(Xem: 16574)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9451)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
05/01/2018(Xem: 12027)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]