Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

IV. Phương Tiện Thiện Xảo

13/12/201018:25(Xem: 13348)
IV. Phương Tiện Thiện Xảo

 

Thiện xảo là lành và khéo. Đạo Phật chú trọng đến những phương pháp lành và khéo để giúp cho con người thoát khỏi những sự khổ đau. Mỗi người có thể tùy theo căn cơ và mức độ tiến bộ về tâm linh của mình mà chọn lấy những phương thức thích hợp để sống an vui hạnh phúc nơi cõi đời này cũng như mãi mãi về sau. Các nghi thức tang lễ được áp dụng chung cho đa số Phật tử để giúp họ thích nghi dần với sự mất mát người thân yêu.

Nghi thức cầu siêu có thể được thay đổi đôi chút về thời gian cũng như cách thức cho phù hợp với sinh hoạt ngày nay. Trong vòng 49 ngày sau khi thân nhân qua đời, những người trong gia đình đến chùa vào ngày Chủ nhật hay ngày thường mỗi tuần một lần để làm lễ cầu siêu và tiến cúng người qua đời. Trước đây, những ngày lễ cúng được tính kể từ ngày người thân qua đời, cứ 7 ngày một lần, gọi là tuần thất.

Qua bảy lần cầu siêu chính thức ở chùa và thêm nhiều lần khác tự tổ chức ở nhà, những người trong gia đình đã có nhiều dịp để bày tỏ lòng thương yêu nhớ tiếc một cách công khai. Họ cũng cầu nguyện cho người quá vãng trở về thế giới an lành và hạnh phúc miên viễn nơi Tịnh độ. Qua những lần cầu nguyện ấy, nỗi khổ đau trong lòng họ vơi dần, giúp họ vượt qua giai đoạn khủng hoảng nguy hiểm ban đầu và tiến dần đến sự hồi phục đời sống bình thường.

Sau 49 ngày, gia đình không đến chùa làm lễ cầu siêu nhưng có thể để băng kinh cầu siêu phát ra lời tụng đọc của lễ cầu siêu trước đây và tiếp tục cầu nguyện cho thân nhân. Sau một trăm ngày kể từ ngày thân nhân qua đời, gia đình đến chùa xin quý thầy làm lễ cầu siêu cho người thân đã qua đời.

Sau đó, mỗi năm đến ngày giỗ của người quá cố, gia đình lại làm lễ cầu siêu và cúng linh. Những dịp đó, mọi người lại có dịp bày tỏ lòng thương tiếc cùng nâng đỡ tinh thần nhau. Theo đạo Phật, tổ chức những buổi cầu siêu như thế cũng rất tốt cho người qua đời. Dù đã đầu thai và có đời sống khác, họ cũng nhận được năng lượng tốt lành của những lời cầu nguyện chân thành đó.

Phương tiện lành và khéo của cầu siêu và cúng hương linh người qua đời đã được thực hành từ hơn ngàn năm nay tại những nước theo đạo Phật. Giờ đây, giá trị tinh thần của những nghi lễ đó đã được khoa tâm lý học hiện đại xác nhận.

Nhiều người theo Tây học cho rằng cầu siêu và cúng linh như thế là mê tín, vì họ chưa hiểu được ý nghĩa sâu xa của tính cách chữa trị tâm lý cùng nâng đỡ tinh thần người sống trong giai đoạn khủng hoảng sau cái chết đột ngột của người thân.

Giáo sư Wolfelt của trường Đại học Y khoa Colorado nhấn mạnh, chính sự thiếu hiểu biết về sự cần thiết của việc bày tỏ lòng thương tiếc đã tạo ra rất nhiều nguy hiểm tinh thần cho những người còn sống. Sự thật là, nếu bỏ đi các nghi thức tế lễ, cúng kính trong tang lễ, người ta sẽ dễ có cảm giác sai lầm là làm đám tang cho chóng rồi quên đi. Giáo sư Wolfelt nói về thái độ này: “Khi có thân nhân qua đời, những người ấy nghĩ rằng cách hay nhất là làm đám tang cho xong và quên hẳn kẻ qua đời đi.” Đó là một sai lầm tai hại, một sự tin tưởng mù quáng (một kiểu mê tín) về sự lãng quên có thể xảy ra dễ dàng cũng như khả năng xóa bỏ dễ dàng hình ảnh người thân của mình vừa mất trong tâm thức để khỏi khổ đau. Họ không biết rằng làm như thế là tạo ra những điều nguy hại cho đời sống tinh thần của mình cùng gia đình mình trong thời gian lâu dài.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 4736)
Truyền thông là là một trong những phương tiện biểu đạt tư tưởng thông tin đến cho mọi người, ngày nay nhân loại sử dụng nó như là một công cụ hửu hiệu nhất nhằm phục vụ trong tất cả các lảnh vực khác nhau trong đời sống.
09/04/2013(Xem: 4331)
Hiện nay, trên khắp các châu của địa cầu, Á, Âu, Mỹ, Phi, Úc, chỉ trừ châu Nam cực, ở đâu cũng có đồng bào Việt Nam chúng ta sinh sống. Số đồng bào đó có khoảng 2,3 triệu người, tức là cứ khoảng 100 người Việt, . . .
09/04/2013(Xem: 4484)
Chính vào những giai đoạn xáo trộn như hiện nay, con người phân vân trước cuộc sống bao nhiêu thì nhu cầu xét lại gốc rễ nguồn căn làm cơ sở cho hành vi ứng xử của mình, của xã hội lại càng bức thiết bấy nhiêu.
09/04/2013(Xem: 3734)
Ở đây chúng tôi không có ý định viết một bài thuần túy nghiên cứu. Tôi muốn đặt vấn đề và xác nhận lập trường về một bàn cãi có tính cách thời đại: xét lại mối tương quan giữa Khổng giáo và phát triển. Vấn đề này đã và đang gây sôi nổi trên thế giới cũng như trong giới nghiên cứu Hoa kiều và Việt kiều.
09/04/2013(Xem: 4693)
Trong bài này, tôi xin trình bày một vài suy nghĩ phát triển Phật giáo tại Việt Nam trong mấy thập niên tới, giai đoạn mà Việt nam sẽ được phát triển mạnh về kinh tế, và đời sống dân chúng sẽ được sung túc hơn. Ít nhất đó là những điều mà chúng ta hy vọng.
09/04/2013(Xem: 4882)
Trong các bản văn chữ Phạn thời nguyên thủy, zero được gọi là "sùnya". Theo F. Th. Stcherbatsky, Phật giáo nguyên thủy dùng chữ "sùnya" để gọi tên điểm giới hạn của thế giới thường nghiệm (bhùtakoti). Vậy trên phương diện tục đế, là giới hạn của các số hay tổ hợp số, . . .
09/04/2013(Xem: 5072)
Ở cuối thế kỷ này đời sống con người bị stress làm rối loạn. Stress là tự bất ổn của thời đại văn minh. Ðến ngày nay, trên thế giới, có trên 100.00 tài liệu và trên 200 quyển sách bàn về stress. Những nhà chuyên môn y học tâm thể (psychosomaticien), y học tâm lý (psychophysiologiste), . . .
09/04/2013(Xem: 5260)
Hiện nay thế giới đang đứng trước nhiều sự việc và hiện tượng có tác động toàn cầu. Chúng cũng là những thách thức lớn đối với đạo Phật và Phật tử chúng ta.
09/04/2013(Xem: 6446)
Cuộc tâm tình nổi loạn khởi đầu từ Kierkegaard với đặc tính hoàn toàn tình cảm chủ quan phi hệ thống. Sang tới Nietzsche đã thành ý chí chủ quan phi hệ thống. Cả hai đều lấy bản thân ra để thể nghiệm cho chân lý mà họ tìm kiếm ra được, và do họ chủ xướng.
09/04/2013(Xem: 4820)
Đứng trên thềm năm mới, thường người ta mong ước một tương lai tươi đẹp, nhưng cũng thoáng nỗi lo gặp chuyện không may, và chắc hẳn ý tưởng kép này càng lộ rõ trước ngưỡng cửa bước vào một thế kỷ mới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]