Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

V. Ba Cành Chính Của Bình Hoa

13/12/201017:53(Xem: 14714)
V. Ba Cành Chính Của Bình Hoa

 

Khi cắm một bình hoa, chúng ta chọn ba cành chính và những cành phụ. Khi chọn những loại hoa hợp với sở thích, chúng ta xem độ cong của nhánh hoa diễn tả phương hướng, sức mạnh của cành, các chiếc lá và màu sắc của mỗi đóa hoa.

Một bình hoa có được sự thăng bằng và sinh động nhờ các yếu tố hòa hợp. Trong thế giới mê vọng mọi thứ đều phân chia thành hai trạng thái đối nghịch như mạnh yếu cao thấp, già trẻ, sống chết... mà Đông phương đã dùng hai điểm âm, dương trong hình thái cực để tượng trưng cho hai sức mạnh đối nghịch ấy. Âm và dương là hai sức mạnh chống đối nhau nhưng lại thu hút, hấp dẫn lẫn nhau tạo nên một trong các sức mạnh làm chuyển động bộ máy vũ trụ.

Trong nghệ thuật cắm hoa khái niệm âm, dương được chú trọng đến nhiều. Khi cắm một bình hoa, con người đã thuận theo sự chuyển biến của âm (đất) và dương (trời) để bày tỏ niềm hy vọng, sự sống hướng về tương lai.

Trong một bình hoa thường có ba cành chính là thiên (dương), địa (âm) và nhân (con người). Thuận theo âm, dương mà trở về với niềm an vui tự nhiên.

Mỗi cành hoa có chiều cao, độ lớn, sức mạnh và hướng mọc khác nhau, luôn luôn diễn tả sự hòa hợp trong sự chuyển biến không ngừng. Nguyên tắc ba điểm chính ấy bắt nguồn từ giáo lý Phật giáo nói về Tam thân: Ba thân là Pháp thân, Báo thân, Ứng thân của chư Phật. Tuy ba nhưng lại là một. Pháp thân là thân rộng lớn khắp vũ trụ, không ngăn ngại. Báo thân là thân tướng đẹp đẽ, cực kỳ an vui. Ứng thân là thân hóa hiện thành con người sống nơi cõi thế gian này. Ba thân này vốn là một, luôn luôn hòa hợp và cùng hiện hữu nơi một vị Phật. Còn mỗi chúng sinh như chúng ta khi sống tỉnh thức thì kinh nghiệm được chúng ta vừa là con người nhỏ bé, vừa là vũ trụ bao la, vừa đang sống nơi chốn trần ai đầy não loạn mà lại vừa có thể hưởng được nguồn hạnh phúc trong sáng vô biên ngay chính trong cuộc đời này.

Nói một cách giản dị hơn, khi tâm ta ở trạng thái buông xả, thoải mái thì các ý tưởng, các cảm xúc vui buồn dần dần lắng dịu. Cái tôi (ngã), chỉ là sự tiếp nối liên tục của các ý tưởng và tâm tư, cũng dần dần lắng dịu và tan biến. Khi bức tường tự ngã (cái tôi) tan biến thì ta và vũ trụ không còn bị chia cách mà trở thành cái Một bao la. Lúc đó ta trực tiếp có kinh nghiệm về Pháp thân rộng lớn vô cùng của chính mình: tỏa chiếu trong yên tĩnh và bao trùm mọi chốn.

Trong chốn không gian rộng lớn ấy tình thương yêu tràn dâng và sự hiểu biết chân thật hiển bày, đưa ta về với nguồn hạnh phúc tràn đầy. Nguồn an vui hạnh phúc ấy không nương tựa, không lệ thuộc vào gì cả, nó chính là con suối trong mát hiện hữu ngay từ đầu nguồn. Đó chính là Báo thân tự hiển lộ nơi ta.

Nhưng chúng ta vẫn dẫm chân trên mặt đất đầy bụi bặm này mà làm các công việc hằng ngày: nấu cơm, rửa chén, quét nhà, làm việc, học hành, chăm sóc gia đình, phát triển nghề nghiệp... Chúng ta hiện hữu trong cuộc sống rất bình thường và giản dị này dưới nhiều hình thái khác nhau: con cái, cha mẹ, anh em, bạn bè, đàn ông, đàn bà... Nhưng dù trong hình tướng nào, trong ứng thân nào ta cũng có thể kinh nghiệm trực tiếp tánh rỗng lặng rộng lớn vô biên và niềm an lạc vô cùng.

Nói một cách khác, Phật tánh có trong mỗi người chúng ta. Phật tánh ấy biểu lộ, bày tỏ trong trạng thái tâm linh cao vút tuyệt vời, an vui sâu thẳm qua mọi sinh hoạt tôn nghiêm hay thế tục. Ba cành hoa thiên, địa và nhân biểu lộ sự hòa hợp tuyệt đối đó. Và khi chúng ta quay về với sự tĩnh lặng bên trong khi cắm một bình hoa thì điều kỳ diệu có cơ duyên xuất hiện.

Ba cành hoa cắm không cân xứng nơi bình hoa biểu lộ sự hợp nhất của mọi sự đối nghịch trong vũ trụ và nơi mỗi chúng ta: vừa là rỗng rang tuyệt đối mà lại vừa tràn đầy vô cùng; vừa là đầy sức sống vừa là buông xả không dính mắc, vừa là chuyển động mà lại là yên tĩnh, hay nói theo tinh thần Bát-nhã, màu sắc hòa hợp, hình dáng xinh tươi của mỗi đóa hoa, mỗi cành lá hiện hữu rực rỡ trong cái vắng lặng bao la.

Khi cắm một bình hoa, chúng ta tham dự vào sự sáng tạo tuyệt đối và sự hủy diệt tuyệt đối. Các cánh hoa, cành lá, bình hoa, nước nuôi hoa được sắp xếp, phối hợp để tạo thành một vẻ đẹp toàn thể, bày tỏ nguồn sống của vũ trụ nơi hoa lá mong manh. Nét đẹp của Ba ngàn Thế giới ngưng đọng nơi một bình hoa bé nhỏ. Một bình hoa nhỏ bé ấy là vũ trụ mênh mông. Đồng thời khi để tâm vào sự sáng tạo ấy, ta chỉ thuận theo những nguyên tắc tự nhiên của vũ trụ chuyển biến mà sắp xếp cây cành, không còn để ý đến cái tôi (ngã) nhỏ bé của mình nữa. Các ý tưởng khen chê, ưa ghét, phê phán... quấy nhiễu tâm ta hằng ngày cũng tự tan biến đi.

Khi ta hoàn toàn chú tâm vào việc cắm hoa thì cái tôi nhỏ bé với những mâu thuẫn, xung đột, khổ đau hằng ngày của nó bỗng nhiên tan biến, để ta nhập vào vũ trụ mênh mông của thể tánh, cái rỗng lặng nồng ấm bao la của dòng suối trong mát đầu nguồn. Đó là sự hủy diệt toàn diện của tâm mê mờ để niềm an vui vô cùng (Phật tánh) tự nó xuất hiện.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/02/2013(Xem: 5984)
Chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài trả lời phỏng vấn của Paul F. Knitter, Giáo sư thần học về các Tôn giáo Thế giới và Văn hóa tại Chủng viện Union ở Hoa Kỳ và là tác giả cuốn sách “Không Học Phật, Tôi Đã Không Thể Là Một Con Chiên- Without Buddha I Could Not Be A Christian”.
21/01/2013(Xem: 5904)
Sự nhận thức quan trọng này gợi ý cho chúng ta rằng nếu có thể dạy cho trẻ em thực hành kỷ luật khi còn nhỏ, thì sẽ đem lại lợi ích cho bản thân các em khi trưởng thành và cho xã hội.
21/01/2013(Xem: 5709)
Tiến sĩ Thupten Jinpa chuyển vai trò thông dịch sang thuyết trình. Ông bắt đầu với lý thuyết Phật giáo thời kỳ sơ khởi về nguyên tử và đề cập đến các xu hướng giản hóa luận trong thời kỳ này. Ông cũng chỉ ra rằng không có bất kỳ quan điểm giản hóa luận nào của các nhà tư tưởng Phật giáo đã quy giản tâm thức về vật chất thuần túy. Nhà hiền triết Aryadeva, đệ tử của đạo sư Long Thọ, đã viết các tranh biện với các luận thuyết thời kỳ sơ khởi là ở trong khía cạnh các quan điểm về tính rời rạc và về lý nhân quả. Trong khuôn khổ của Hai Chân lý thì tất cả các trường phái tư tưởng Phật giáo đều đồng quan điểm về chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng nếu Cơ học Lượng tử được luận giải trong bối cảnh này, thì sẽ dễ dàng nắm bắt hơn.
28/12/2012(Xem: 10169)
Trong bầu không khí trang nghiêm, hòa hợp, thắp sáng niềm tin vào nền giáo dục nhân bản Phật giáo của ngày Hội thảo Giáo dục Phật giáo toàn quốc nhiệm kỳ VI (2007 -2012) của Ban Giáo dục Tăng Ni Trung ương với chuyên đề “Giáo dục Phật giáo Việt Nam định hướng và phát triển”, tôi xin phát biểu một số ý kiến chung quanh vấn đề Giáo dục Phật giáo như sau:
17/12/2012(Xem: 4053)
Nhu cầu cần thiết để tổ chức khóa tu dưỡng giảng sư là để tạo điều kiện cho Tăng Ni và trụ trì các Tự Viện có đủ năng lực phục vụ Đạo Pháp, mở ra và định hướng cho thế hệ trẻ tương lai, đem Đạo Phật vào tận các nơi xa không có hình bóng chư tăng hoằng pháp.
10/10/2012(Xem: 9018)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
03/10/2012(Xem: 3045)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính. Đây là sự thật, không cần phải tìm hiểu lý do. Động vật cũng thế. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc, không muốn đau đớn và bất hạnh. Ta cũng không cần phải chứng minh điều này. Trên cơ bản này, ta có thể nói rằng mọi người đều có quyền lợi để có một đời sống hạnh phúc và khắc phục khổ đau.
25/08/2012(Xem: 9084)
Đây là bài nói chuyện của Tỳ Kheo Bodhi trong chương trình Google Techtalks vào ngày 3 /11/2010. Trong phần mở đầu, Tỳ Kheo Bodhi nói rằng Ngài biết anh bạn Quản lý chương trình Techtalks là người thích hài hước, nên Ngài phải chọn một nhan đề mang tính hài hước cho bài nói chuyện này là:“ Cần Có Hai Người Để Nhảy Điệu Tango ”,( vì Ngài e ngại bài nói chuyện của Ngài sẽ tẻ nhạt đối với thính giả). Nhưng nếu nói một cách nghiêm túc, thì đề tài của buổi nói chuyện này sẽ là: “Tương Lai Nhân Loại và Tương Lai Phật Giáo ”.
15/08/2012(Xem: 11697)
Cuốn sách này ghi lại những lời phỏng vấncủa Hội Phật Học Đuốc Tuệ với Thầy Thích Nhật Từ, nhân dịp Thầy hoằng pháp ởHoa Kỳ năm 2004. Người Phật tử hải ngoại hôm nay, tronghoàn cảnh “một chốn đôi quê” đang ấp ủ những nỗi niềm cần được giải đáp. Niềmriêng là đối với đạo pháp và dân tộc. Niềm chung là với Phật giáo và thế giới. Chúng ta đang đi vào thế kỷ XXI và cũnglà những năm đầu của thiên niên kỷ thứ 3. Thời gian cứ trôi đi, trôi mãi chẳngchờ đợi ai! Cuộc đời cũng cứ chảy theo dòng sông không hề ngừng nghỉ. Vấn đề đặtra là, chúng ta đã làm được gì cho cuộc sống hôm nay và ngày mai? Nghĩ xa hơn nữathì đạo Phật đã chuyển hóa được những gì trên địa cầu này và đã đóng góp đượcnhững gì cho nhân loại hôm nay cùng tất cả chúng sinh mai sau?
02/08/2012(Xem: 16546)
Phước thiện thuộc về danh pháp (nāmadhamma) hay thuộc về thiện tâm, không phải vật chất, nên khó thấy, khó biết, chỉ có bậc có trí tuệ, có thần thông mới có thể biết người nào có phước thiện.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]