Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Lịch Sử Cắm Hoa

13/12/201017:48(Xem: 15569)
I. Lịch Sử Cắm Hoa

Nhân loại từ lâu đã dùng hoa trong các cuộc lễ lạt để tăng phần long trọng. Trong Phật giáo, lịch sử cắm hoa khởi đầu bởi các vị Thánh Tăng. Những bậc đệ tử của đức Phật khi nhìn thấy những cánh hoa rơi rụng trong cơn bão tố đã động lòng trắc ẩn, đi góp nhặt chúng lại và bỏ vào chậu nước để hoa sống được lâu hơn. Sau đó, các vị tăng sĩ thường dâng hoa cúng Phật vào các dịp lễ tiết, vì hoa vốn tinh khiết, đẹp đẽ, trong sáng, tự tại, rực rỡ như tâm của những người giác ngộ.

Đạo vốn không nhan sắc
Mà ngày thêm gấm hoa
Trong ba ngàn cõi ấy
Đâu chẳng phải là nhà.

Thật ra, việc dâng hoa cúng dường đã xảy ra ngay khi đức Phật còn tại thế. Đức Phật nhận một cành hoa dâng cho Ngài và đưa lên trước đại chúng. Mọi người đều im lặng, duy chỉ có ngài Ca-diếp, vị đại đệ tử của đức Phật, mỉm cười. Đức Phật thấy rõ tâm ngài Ca-diếp chỉ tràn đầy niềm thanh tịnh, an vui, đầy tình thương yêu và sự hiểu biết chân thật, nên Ngài xác nhận cái thấy biết của ngài Ca-diếp: “Ta có pháp môn vi diệu không thể dùng lời mà diễn tả được. Nay ta trao cho ông Ca-diếp.” Cái vi diệu mà đức Phật trao cho ngài Ca-diếp vốn đã sẵn có nơi ông và nơi mỗi chúng ta, và sự tích nói trên được gọi là “Niêm hoa vi tiếu”: Đức Phật đưa một cành hoa lên và ngài Ca-diếp mỉm cười.

Các chùa chiền ở Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản... đều đã có tập quán chưng hoa trên bàn Phật từ cả ngàn năm nay. Nghệ thuật cắm hoa và chế tạo các bình hoa phát triển cao độ vào thời kỳ nhà Đường và nhà Tống ở Trung Hoa. Sau đó, người Mông Cổ chiếm nước này và lập nên nhà Nguyên. Nhiều hoa trái của nền văn minh Trung Hoa bị tiêu diệt tại nước này nhưng được bảo tồn và phát triển tại Nhật Bản.

Vào thế kỷ thứ bảy, Thánh Đức Thái tử, nhiếp chánh cho Suy Cổ Thiên hoàng, cử một phái bộ ngoại giao Nhật Bản sang Trung Hoa. Trưởng phái bộ ngoại giao này là Ono-no Komoto đến Trung Hoa học được rất nhiều điều về đồ sành sứ, đồ đồng và các bộ môn nghệ thuật cùng Thiền tông Phật giáo. Về sau, thiền được người dân Nhật đón tiếp nồng hậu và phát triển nhanh chóng thành thiền Nhật Bản (Zen) nhờ có các vị đại sư Thiền tông Trung Hoa trực tiếp đến Nhật Bản giảng dạy và tổ chức tu tập. Sau đó được nhiều thiền sư Nhật Bản tiếp tục tô điểm thêm cho hợp với truyền thống địa phương.

Người dân Nhật vốn ưa thích thiên nhiên, đắm mình trong sự hòa hợp giữa con người và vũ trụ. Phật giáo, qua giáo lý về sự đồng nhất giữa bản thể vũ trụ và tự tánh con người (Phật tánh), nhất là kinh nghiệm từ sự tu tập của Thiền tông giúp họ trực tiếp sống với sự mầu nhiệm của Phật tánh, của tâm giải thoát với niềm an vui trong sáng bao la vốn có sẵn nơi mỗi chúng ta.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/12/2010(Xem: 16107)
"Lược sử thời gian" (A Brief History of Time), một cuốn sách tuyệt diệu, được viết bởi một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất của thời đại chúng ta: nhà toán học và vật lý lý thuyết người Anh Stephen Hawking.
28/12/2010(Xem: 13263)
Bằng một lối trình bày sáng sủa, giọng văn hài hước, hơi nhuốm màu bi quan, Stephen Hawking đã dẫn dắt người đọc phiêu lưu suốt lịch sử vũ trụ, từ khi nó còn là một điểm kỳ dị với năng lượng vô cùng lớn, cho tới ngày nay.
24/12/2010(Xem: 4595)
Đức Phật Thích Ca được tôn kính như bậc Thầy vĩ đại, một Thiện hữu, một vị Gương mẫu Toàn giác. Pháp hay giáo lý của Ngài chứa đựng những nguyên tắc căn bản, bất biến của Công bằng và Chân lý.
24/12/2010(Xem: 7230)
"Vị Trú Trì có một vai trò rất quan trọng, bởi lẽ Chùa và Niệm Phật Đường là nơi quy tụ quần chúng Phật tử, gắn bó với mọi hoạt động của con người xã hội. Sự thịnh suy của ngôi Chùa, của Niệm Phật Đường chính là sự thịnh suy của Đạo Phật tại địa phương ấy và góp phần vào sự thịnh suy chung của Phật Giáo Việt Nam..."
24/12/2010(Xem: 8121)
Đối với Phật giáo, sự sinh tồn của con người và môi trường là bình đẳng, không tách rời; Giáo dục Phật giáo đưa con người gần với môi trường tự nhiên, cùng sinh tồn, coi yếu tố môi trường là một, gần gũi thân thiện chứ không phải là đối tượng để con người lợi dụng.
17/12/2010(Xem: 23145)
Ý thức được cái chết là điều hệ trọng: phải hiểu rằng ta không ở lâu trên địa cầu này. Không ý thức được cái chết, ta sẽ không thể tận dụng toàn vẹn cuộc sống của ta.
17/12/2010(Xem: 3332)
Giá cả, ít nhất là một phần ba thấp hơn mức trung bình, được liệt kê rõ ràng trên trang web của công ty. Giảm giá 10 phần trăm cho các thành viên. “Chúng tôi thậm chí còn đưa ra biên lai,” ông Hayashi nói.
15/12/2010(Xem: 8604)
Trong tâm của chúng ta, nước là do ái mà hiện tướng. Nước là thứ đi xuống, chảy xuống, chứ không bao giờ chảy lên. Hễ có sân, ghét, bực bội thì có lửa, phực lửa bật ra...
14/12/2010(Xem: 11558)
Vào ngày trăng tròn tháng năm năm 623 trước Tây lịch, một hoàng tử thuộc bộ tộc Thích Ca (1) của Ấn Ðô, tên là Tất Ðạt Ða (Siddhattha) họ Cồ Ðàm (Gotama) đã ra đời...
13/12/2010(Xem: 24249)
Văn hóa như hơi thở của sự sống. Chính vì vậy mà qua bao thăng trầm nghiệt ngã của lịch sử, Đạo Phật như một sức sống văn hóa ấy vẫn còn đó, như một sinh chất nuôi dưỡng nếp sống tâm linh cho con người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]