Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát triển kinh tế

16/11/201016:09(Xem: 11681)
Phát triển kinh tế


PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Trong phạm vi cơ cấu tổ chức của người Phật tử, khả năng phát triển kinh tế trên căn bản tích cực và hiệu quả nhận được sự chú ý đặc biệt của các quốc gia giàu có cũng như các quốc gia đang phát triển. Lý thuyết phát triển kinh tế hiện đại đã thất bại trong việc kìm hãm mức gia tăng các vấn đề môi sinh và xã hội trong hầu hết các xã hội phát triển thì Phật Giáo có lối thoát khỏi bế tắc này.

Kinh Cakkavatti Sihananda (Ca Diếp Sư Tử Hống) trong Digha Nikaya (Trường bộ kinh) nêu rõ rằng nghèo khổ là nguyên nhân của tội ác và vô luân. Đức Phật và các đệ tử Ngài dạy dân chúng giá trị của cải kiếm được và sự quan trọng của sự phát triển kinh tế cho đời sống hạnh phúc của họ. Trong kinh Kutadanta (Cửu La Đàn Đầu) trong tập Digha Nikaya Đức Phật cũng bày tỏ tội ác như cướp bóc không thể ngăn được bằng hình phạt. Để có thể kiểm soát được hữu hiệu và ngăn chận được những tội ác,phải tạo cơ hội cho họ có công ăn việc làm để họ có được một đời sống thoải mái.

-An ninh kinh tế (atthi Sukha)

-Vui trong sung túc (bhoga-sukha)

-Không mắc nợ (anana-sukha)

-Sống cuộc đời không tội lỗi (anavajja-sukha)

Trên đây là bốn hạnh phúc cho người cư sĩ. Khả năng trong nghề nghiệp(uthana sampada ), gìn giữ được của cải, thân hữu với bạn tốt(kalyana mittata), chi tiêu trong khuôn khổ lợi tức(samajivikata) là bốn điều đem lại hạnh phúc cho dân chúng trên thế giới.

Nhiều ý tưởng mẫu mực cho một xã hội tiến bộ, cũng như nhiệm vụ, bổn phận cho gia đình lẫn xã hội, vì lợi ích qua lại của cả hai, được ghi trong các bài giảng trong kinh Sigalavoda (Thi Ca La Việt), Parabhava (Tác Hữu) và Vasala (Tỳ Xá Li).

Bằng chứng hiển nhiên, từ lời nhận định trong kinh Dhammapada (Pháp Cú) cho thấy Đức Phật chú ý thẳng đến những vấn đề khó khăn của chính phủ với lòng từ bi và một quan điểm khuyến khích một hình thức pháp lý không làm tổn thương đau khổ cho người dân. Pháp lý phải ngăn ngừa đau khổ dưới ách chuyên chế , sưu cao thuế nặng đặt ra bởi các nhà cầm quyền bất chính.

Phật Giáo dạy một nước phải cai trị theo đúng 10 nhiệm vụ của một vị vua theo đúng chánh pháp (dasan raja dharma) :

-Tự do tư tưởng (dana)

-Luân lý (sila)

-Cho tất cả những gì lợi ích cho dân (pariccaga)

-Trung thực và liêm chính (ajjava)

-Ân cần và hoà nhã (maddava)

-Mộc mạc chân phương trong thói quen (tapa)

-Xa lánh oán ghét, ác ý, căm thù (akkadha)

-Bất bạo động (avihimsa)

-Kiên nhẫn, chịu đựng, khoan dung, thông cảm (khanti)

-Không chống đối, không che dấu, nghĩa là không bao che, cản trở bất cứ biện pháp gì mang lại hạnh phúc cho dân (avirodha)

Theo đường lối này, Đức Phật và các đệ tử dạy dân chúng các ý niệm quan trọng liên quan đến sức khoẻ, vệ sinh, kiếm tiền cho đời sống, giao tế hỗ tương, hạnh phúc xã hội và một chính quyền công bằng- tất cả vì lợi ích cho người dân.

Bà H.P Blavatsky, chủ tịch hội Thần học vào cuối thế kỷ 18 đã tuyên bố như sau :”Đức Phật là người đầu tiên biểu hiện đạo đức cao thượng ấy trong giáo lý của Ngài cho đại chúng và đã làm cho quần chúng trở thành nền tảng cốt yếu nhất của giáo pháp đại chúng của Ngài. Điều này cho thấy sự cách biệt lớn lao giữa Phật Giáo đại chúng và bất cứ tôn giáo nào khác. Trong khi các tôn giáo khác, nghi thức và giáo điều nắm giữ trước nhất và nằm chỗ quan trọng nhất nhưng trong Phật Giáo đạo đức bao giờ cũng là điều được nhấn mạnh nhất”.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/01/2019(Xem: 111811)
“Hiểu về trái tim” là một cuốn sách khá đặc biệt, sách do một thiền sư tên là Minh Niệm viết. Với phong thái và lối hành văn gần gũi với những sinh hoạt của người Việt, Minh Niệm đã thật sự thổi hồn Việt vào cuốn sách nhỏ này. Xuyên suốt cuốn sách, tác giả đã đưa ra 50 khái niệm trong cuộc sống vốn dĩ rất đời thường nhưng nếu suy ngẫm một chút chúng ta sẽ thấy thật sâu sắc như khổ đau là gì? Hạnh phúc là gì? Thành công, thất bại là gì?…. Đúng như tựa đề sách, sách sẽ giúp ta hiểu về trái tim, hiểu về những tâm trạng, tính cách sâu thẳm trong trái tim ta.
26/11/2018(Xem: 12896)
Chúng tôi đến thăm Việt Nam một vài lần, tôi nhớ có lần chúng tôi đang ở Hà Nội. Lúc đó là Đại hội Phật Giáo, tôi cũng có buổi thuyết trình cùng với những vị khác nữa. Hôm đó đang ngồi đợi, thì có một vị Thầy trẻ người Việt đến chào, sau khi hỏi từ đâu đến, tôi nói tôi đến từ Australia. Thầy ấy nói, oh… woh… vậy Thầy có biết vị Tăng tên Ajahn Brahm không? … (cả Thiền đường cười). Tôi trả lời: Tôi là Ajahn Brahm đây. Thế là Thầy ấy tỏ ra rất hào hứng, tôi cũng hào hứng... Tôi thích Việt Nam. Tôi thích người Việt.
25/11/2018(Xem: 6253)
Tứ Ân hay là Tứ Trọng Ân, bốn ơn nặng mà người Phật tử phải cố gắng đền đáp, cho vuông tròn. Đó là: 1) Ơn Cha Mẹ: Chín tháng cưu mang, sinh thành dưỡng dục. Cha mẹ luôn vì con mà phải mất ăn mất ngủ, suốt đời làm lụng vất vả, chịu đủ thứ lao tâm khổ trí, có thể đến hy sinh tất cả, để nuôi nấng và dạy dỗ con cho nên người. Ơn nầy, thật là như biển rộng trời cao. Nên ca dao ta có câu: "Ơn cha như núi Thái sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu, mới là đạo con"
03/06/2018(Xem: 25297)
CHÁNH PHÁP Số 79, tháng 06.2018 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3  THÁNG SÁU EM VỀ HẠ CHỨA CHAN (thơ Tiểu Lục Thần Phong), trang 7  CÚNG DƯỜNG CHÁNH PHÁP (Sa môn Thích Tín Nghĩa), trang 8
17/03/2018(Xem: 11808)
Con người càng ngày càng đông đảo trên thế gian nhưng từ trước đến nay có được bao người giác ngộ, giải thoát khỏi nghiệp chướng, khổ đau? Cho dù, Phật Pháp có đơn giản, dễ dạy đến đâu nhưng khi mà nhân duyên chưa tới với những kẻ độn căn thì cho dù bồ tát có tái sinh, cố tâm chỉ độ pháp Phật cao siêu vi diệu cho nhân sinh còn đầy vô minh cũng chỉ tốn công vô ích, chẳng khác gì đem đàn gảy cho trâu nghe. Một trong những pháp môn đơn giản nhứt của Phật Pháp đó là thiền định (Zen). Zen khả dĩ có thể giúp cho hành giả giảm bớt căn thẳng tâm thần. Nếu luyện tập chuyên cần, Zen có khả năng giúp thân tâm có đủ sức mạnh lẫn nghị lực tinh thần để chuẩn bị đối phó với trở ngại xãy ra. Zen có thể giúp ta hóa giải tâm lý lúc mà đau khổ tái phát làm khổ tâm thân trong cuộc sống thay vì mong tu hành giác ngộ, giải thoát, thành Phật quá xa vời. Cũng như những pháp môn khác, Zen có mục đích giúp ta lúc “đa tâm bấn lo
13/03/2018(Xem: 12754)
Từ lúc sinh ra, tất cả chúng ta muốn sống một đời sống hạnh phúc và đó là quyền của chúng ta. Tuy nhiên, nhiều người cùng chia sẻ quan điểm rằng hệ thốn giáo dục hiện hữu của chúng ta là không đầy đủ khi đi đến việc chuẩn bị cho con người yêu thương hơn – một trong những điều kiện để hạnh phúc. Như một người anh em nhân loại, tôi nguyện làm cho mọi người biết rằng tất cả chúng ta cùng sở hữu những hạt giống của từ ái và bi mẫn. Có một bộ não thông minh chưa đủ; vì chúng ta cũng cần một trái tim nhiệt tình
03/03/2018(Xem: 27940)
CHÁNH PHÁP Số 76, tháng 03.2018 Hình bìa của Google Images NỘI DUNG SỐ NÀY: ¨ THƯ TÒA SOẠN, trang 2 ¨ TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 ¨ VU VƠ, CAFÉ PALOMA (thơ Nguyễn Bá Trạc), trang 8 ¨ NỘI DUNG KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9 ¨ ĐIỂM HẸN, MƯỢN TỪ ĐÂU (thơ NT Khánh Minh), trang 12 ¨ CŨNG LẠI LÀ TIM SEN (ĐNT Tín Nghĩa), trang 13 ¨ XUÂN ĐẠO, HƯƠNG XUÂN (thơ Chúc Hiền), trang 15 ¨ THƯ MỜI THAM DỰ LỄ HÚY NHẬT ĐLHT. THÍCH TRÍ CHƠN (TT. Thích Hải Chánh), trang 16 ¨ TÂM THƯ VẬN ĐỘNG MUA CƠ SỞ MỚI LÀM CHÙA BÁT NHà (HT. Thích Nguyên Trí) 17 ¨ ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (Tuệ Uyển dịch), trang 18 ¨ MÙA XUÂN & CỎ HOA (thơ Mặc Phương Tử), trang 21 ¨ Ở ĐỜI VUI ĐẠO (Nguyễn Thế Đăng), trang 22 ¨ ĐÊM NGHE CHUÔNG VỌNG (thơ Huệ Trân), trang 23 ¨ MÙA XUÂN, THI CA VÀ THIỀN ĐẠO (Sakya Minh Quang), trang 24 ¨ TA ÚP MẶT (thơ Quách Thoại), trang 27 ¨ FRANCIS STORY (1910 – 1971) (H
03/02/2018(Xem: 16755)
Tương quan là có quan hệ qua lại với nhau, tương cận là mối tương quan gần gủi nhất. Vấn đề này, mang tính tương tác mà trong Phật giáo gọi là: “cái này có thì cái kia có, cái này sinh thi cái kia sinh, cái này diệt thì cái kia diệt…”
22/01/2018(Xem: 9574)
Tôi nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma giảng lần đầu tiên vào năm 1972. Chỉ ba ngày sau khi tôi đến Dharamsala ở miền bắc Ấn, ngài đã bắt đầu khóa thuyết giảng 16 ngày, bốn đến sáu tiếng mỗi ngày về những giai đoạn của con đường Giác Ngộ. Tôi đã bắt đầu học Tạng ngữ và thực tập Phật giáo Tây Tạng vào năm 1962, và những vị thầy của tôi, đặc biệt chỉ bảo về những sự phức tạp của các luận điển Tây Tạng, đã chuẩn bị cho tôi việc học hỏi với những học giả du già Tây Tạng tị nạn ở Ấn Độ. Nhưng thật tình mà nói, tôi không nghĩ rằng một vị tái sanh được chỉ định nắm quyền sinh ra ở đông bắc Tây Tạng năm 1935 và được nhìn nhận qua những sự tiên đoán, các giấc mộng, những biến cố cực kỳ phi thường, và các thử nghiệm như Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 vào lúc 2 tuổi – có thể đảm đương nhiệm vụ quan trọng như vậy.
05/01/2018(Xem: 12153)
Sau bài giới thiệu “Đọc Trúc Lâm Thiền Phái tại Huế của Thích Tín Nghĩa” phổ biến tới bạn đọc ngày 7/12/2017, Hòa Thượng Thích Tín Nghĩa lại gửi biếu tôi thêm hai cuốn sách : - Trúc Lâm Thiền Phái Thi Tập tái bản lần thứ nhất 2013. - Đạt Ma và Huyền Trang tái bản lần thứ ba 1998.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]