Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tiểu sử tác giả

16/11/201015:50(Xem: 11737)
Tiểu sử tác giả
TIỂU SỬ TÁC GIẢ
Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda Maha Nayaka Thera, Trưởng Lão Tăng Già Mã Lai Á, sanh ngày 18 - 03 -1919 tại làng Kirinde, Matara phía nam Sri Lanka (Tích Lan ). Khi ngài 12 tuổi, Ngài thọ giới Sa Di và tiếp tục chương trình tu học 10 năm trước khi thọ đại giới tỳ kheo ( bikkhu ) vào năm 1940. Sau 10 năm tu học chuyên về giáo lý của Đức Phật tại các Tu viện Sri Dhammarama, Privena, Ratmalana, Vidyawardhana, tại Colombo, Vidyalankara Pirivenatại Peliyagoda, Kelaniya, một Đại học Phật Giáo rất có uy tín, năm 26 tuổi Ngài tốt nghiệp văn bằng Ngôn ngữ học, Triết lý và Qui tắc Pali.

Năm 1949, Ngài tốt nghiệp cao học triết lý Ấn Độ sau bốn năm học tập tại Đại học Ba La Nại ( Benares ) tại Ấn Độ.

Tại Kotawila (Sri Lanka), Ngài thiết lập viện “Sudharma” huấn luyện giáo dục, an sinh và nhu cầu tôn giáo xã hội cho quần chúng. Ngài cũng phát hành tam-cá-nguyệt tạp chí bằng tiếng Tích Lan (Singhalese).

Năm 1952, trong số 400 Thầy tu trẻ tại Viyalanka Pirivina, Ngài được tuyển chọn đi phục vụ Mã Lai Á vì nơi đây cần một nhà hoằng pháp Giáo Lý Phật Đà.

Nhờ có sự cố gắng hoằng pháp của Ngài, nhiều người Hoa trong nước nhận thức được giáo lý chân thật của Đức Phật, Ngài nhận được rất nhiều thư của các người Hoa trẻ có học thức rành Anh ngữ trên khắp cả Mã Lai tán dương Ngài vì đây là lần đầu tiên trong đời họ đã hiểu được sự thật giáo lý Phật Đà. Rồi Ngài khai sáng tờ báo “ Tiếng Nói Của Phật Giáo” cho đến bây giờ vẫn đều đặn xuất bản một năm hai kỳ bởi Hội Truyền Giáo. Ngài là tác giả của những cuốn sách rất phổ thông như “ Người Phật Tử Tin Gì “, “ Làm Thế Nào Để Sống Khỏi Sợ Hãi Và Lo Lắng “ ,“ Hạnh Phúc Lứa Đôi “, “ Nhân Loại Tiến Về Đâu”, và “ Thiền Định – Con Đường Duy Nhất “.

Do những thành quả của các hoạt động hoằng pháp và giáo dục của Ngài, Ngài được suy tôn “ Tăng Thống “ Giáo Hội Siam Maha Nikaya, Malwatta, tại Mã Lai năm 1965 và được tặng cấp bằng Tiến Sĩ Danh Dự của các Đại học Dharma Realm, Đại học Đông Phương (Hoa Kỳ), Đại học Nalanda, Đại học Ba La Nại ( Benares), và Đại học Pali của Tích Lan. Ngài cũng được ân thưởng tước vị Hoàng gia Johan Setta Mahkota bởi Hoàng đế Mã Lai.

Kết quả tốt đẹp của Hòa thượng trong việc phục vụ cho cộng đồng Phật giáo không những trong phạm vi Mã Lai mà cũng cho tất cả thế giới bởi những ai cảm nhận được sự nhiệt thành không chút vị kỷ của Ngài để hoằng dương Phật Pháp.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2012(Xem: 5693)
Trong suốt dòng lịch sử tư tưởng của nhân loại, cách riêng, của Tây phương, chưa có tư tưởng gia nào gây ra nhiều tranh luận, mâu thuẫn, ngờ vực và nhất là ngộ nhận như Friedrich Nietzsche (1844-1900).
15/02/2012(Xem: 6174)
Quan điểm phủ nhận về một đấng Toàn năng và Vĩnh cửu đã được thể hiện trong kinh tạng Phật giáo Pali cũng như kinh tạng Phật giáo Mahayana. Thái độ của Phật giáo đối với các khái niệm và ý tưởng về đấng sáng thế và các vị thần được cho là ý niệm hão huyền, không mang lại hạnh phúc thực sự cho con người, không phù hợp với giáo lý của Đức Phật vốn lấy con người làm đối tượng cao nhất trong việc giải quyết những nỗi khổ đau đang hiện hữu.
25/01/2012(Xem: 4055)
Sau một loạt bài khẳng định vai trò của truyền thông hiện đạiđối với hoạt động hoằng pháp của Phật giáo, người viết thấy cần thiết phải có bài viết này, để mang đến cho người đọc một cái nhìn đầy đủ và toàn diện đối với truyền thông hiện đại.
25/01/2012(Xem: 4339)
Truyền thông hiện đại được xem là phương tiện mới để đưa Phật pháp đến với đông đảo Tăng Ni Phật tử và nhân sanh. Nhưng truyền thông không chỉ đơn thuần là một phương tiện. Phương tiện không phải tách rời hoàn toàn nội dung mà nó chuyên chở. Phương tiện có tác dụng nhất định đối với nội dung mà nó truyền tải. Trường hợp truyền thông hiện đại đối với đạo Phật đang được tìm hiểu ở đây cũng thế. Khả năng lớn lao của truyền thông hiện đại trong việc quảng bá tư tưởng vừa đóng góp, đồng thời, cũng vừa tạo ra những vấn đề lớn đối với sự phát triển của tư tưởng Phật giáo.
07/01/2012(Xem: 7566)
Chúng ta hãy đừng lừa dối chính mình, điều này tưởng chừng như không khó khăn nhưng thật sự đó là điều khó nhất trong tất cả các trạng thái mà chúng ta có thể đạt được. Bằng cách "Không lừa dối chính mình", nghĩa là tôi muốn nói chúng ta hãy ngưng vẽ một bức tranh của thế giới ngày nay bằng những sai lầm với các màu sắc khoái lạc, vì tiện nghi và an toàn cho riêng mình. Chúng ta, toàn thế giới, phải đương đầu với sự sai lầm này, thật là tệ. Chúng ta phải thật sự lưu tâm đến hoàn cảnh của chúng ta đang sống. Chúng ta cần phải truy nguyên tận căn để của tất cả các mối nghi ngờ và hiểu lầm của mình, và chúng ta có thể bắt đầu như thế nào để loại trừ nó một cách tốt nhất. Và chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng, nếu chúng ta không thực hiện điều này, chúng ta phải đối đầu với các trở ngại đó.
31/12/2011(Xem: 7098)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
30/12/2011(Xem: 7332)
Trên đời này có hai thứ cao quý nhất đó là bảy thứ: vàng, bạc, ngọc lưu ly, pha lê, xa cừ, xích châu, mã não còn được gọi là thất bảo và phật pháp tăng. Các thứ cao quý ấy được xuất phát từ thế gian. Các loại ngọc và vàng bạc được có trong lòng đất với thời gian cả ngàn năm, tỷ năm do môi trường của đất tạo nên. Các thứ ngọc gọi là đá quý, còn vàng bạc gọi là kim loại quý.
24/12/2011(Xem: 6682)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
29/10/2011(Xem: 21405)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
09/10/2011(Xem: 12476)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]