Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hoằng pháp, trước sự thách đố của thời đại mới

26/02/201211:32(Xem: 5612)
Hoằng pháp, trước sự thách đố của thời đại mới

hoasen1a
HOẰNG PHÁP,

TRƯỚC SỰ THÁCH ĐỐ CỦA THỜI ĐẠI MỚI
Thích Nữ Tịnh Quang


Hiện nay xã hội đang trên đà thay đổi như vũ bão theo tiến trình cách mạng của khoa học và công nghệ thông tin; nhận thức của con người đã không ngừng thay đổisong song với những bước sáng tạo và những phát minh tân tiến của kỹ nghệ hiệnđại; những giá trị truyền thống tâm linh ít nhiều đã bị xao lãng bởi sức hấpdẫn của nó… Vượt thoát sự cố hữu hay theo thời, với căn bản triết học “tùy duyên,” Đạo Phật tượng trưng cho quá trình chuyển đổi và thay đổi để thích ứng vớithời đại và căn cơ của con người nhằm đạt đến mục tiêu duy nhất là chuyển tảithông điệp yêu thương, hòa bình và trí tuệ của Đức Phật đến với nhân loại mộtcách hữu hiệu nhất.

Nonhai mươi sáu thế kỷ truyền bá và phát triển, Đạo Phật thường xuyên chạm trán với những hoàn cảnh không ít cam go khi một thời đại kết thúc và một thời đạimới đang bắt đầu trong sự phát triển của một nền văn hóa, và thông điệpcủa Đức Phật đã không ít lần được hiểu sai hoặc cố tình hiểu sai khi vậnmệnhcủa những quốc gia rơi vào tay những kẻ tham vọng và bạo cuồng. Chúng ta hiện đang sống khoảng giữa giai đoạn cuối của cuộc Cách mạngcông nghiệp và sự khởi đầu của thời đại Kỹthuật và cuộc cách mạng công nghệ thông tin, và chúng tacũng thực sự chưa bước ra khỏi hẳn bóng tối của thời đại thốngtrị của các cường quốc với sự áp đặc và điều động kinhtế, chính trị xã hội, theo sau là sự lấn át về những giá trị vănhóa và tâm linh đã và đang không ngừng thách đố Đạo Phật-một Tôn giáo cóbề dàilịch sử dài lâu đồng hành cùng vận mệnh văn hóa Á châu và các quốc gia Đông namá.

Qua baothế kỷ thăng trầm, Đạo Phật đang ở trong một thời đại mới,thời đại của sự đa nguyên và phân hóa xã hội, các giá trị và kiến ​​thứctrào lưu đã gây cản trở nghiêm trọng đến sự xuất hiện của bất kỳ triết lý thống nhấtcủa văn hóa, lịch sử hay cuộc sống cá nhân; đây cũng chính là thời đại khủnghoảng khi những giá trị tâm linh bị tước mất ý nghĩa, sự vùng vẫy giữa cũ và mới, giữa sự pháttriển kiêu hãnh của kỹ thuật và công nghệ thông tin và niềm tin đối với nhữnggiá trị tâm linh định hướng cho đời sống... Francis Fukuyama đã định nghĩa thời đại này trong nghiên cứu đángchú ý của mình, "The End of History and the Last Man." Với những thách đố lớn của thời đại, ngoài sựcạnh tranh của các tôn giáo có thế lực trong những quốc gia phát triển, những nhàhoằng phápcòn phải đối đầu với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tinquần chúng. Vậy đâu là phương hướng chính để nhữngnhà Hoằng pháp phát huy được vị trí của mình trên thế trường mới?

Ngày nay sự sợ hãi về sự tấn công văn hoá tâm linh là một trong nhữngsự cố về tâm lý và xã hội hơn là cuộc xâm lược từ bên ngoài, tuy nhiên những khó khăn này lại làcơ hội tốt cho những người hoằng pháp hiện đại trong một xã hội mới để hướngdẫn những thành phần trẻ, dẫu rằng chúng ta không thể tránhkhỏi các kết quả từ sự thay đổi đa dạng này bởi vì mọi thứdường như là sự đảo ngược vai trò; thí dụ, trong thời đại nông nghiệp, người trẻ luôn luôn học hỏi kinh nghiệm từcác vị thâm niên để có kết quả thu hoạch tốt, trẻ em học hỏi từ cha mẹ và người lớn tuổi… Tuy nhiên, vớinhữngtiến bộ công nghệ, đôi khi những người làmcha mẹ phải học hỏi từ con em của họ về hệ thốngđiện toán và thông tin trên mạng lưới toàn cầu.

Trongthời đại kinh tế toàn cầu hóa, Đạo Phật đang ở một giao lộ ngã tư phươngTây; chúng takhông thể nhắm mắt để cầu nguyện; chúng ta phải có những biểuđồ cụ thể trên những con đường mới trong thời đại mới. Lập trình căn bảncủachúng ta là tiếp cận và khuyến khích giới trẻ-những tâm hồnmới, là những chiếc cầu nối liền giữa quá khứ và hiện tại, giữa tâm linhvà vậtchất, giữa sự tĩnh lặng an bình và sự quay cuồng hối hả. Thời đại mới không phải là ngoại giáo; nó là một hiện tượng hiện đại (hoặc thậm chí là một hậuhiện đại), nó cũng là một triệu chứng của sự lai căng -không có gốc rễ (rootlessness) hơn là sự mất gốc (uprooted); do đó thành phần trẻ có thể dễ dàng hấp thụ truyền thống Phật giáo như là nguồn sinh lực cho kinh nghiệm cánhânnếu những người hoằng pháp hiện đại biết cách thổi mới tư tưởng Giáo pháp vàotrong đời sống thực tiễn. Hiện nay đạo Phật ở phương Tây được xem như làmộttruyền thống mới nhờ công lao hoằng pháp của Đức Dalai Lama, thiền sư Nhất Hạnh…và các Cư sĩ hoằng pháp mới biết cách vận dụng Phật pháp thích ứng vào đời sốngthiết thực.

Thiếtnghĩ, để nắm lấy cơ hôị, những ai có tâm nguyện hoằng pháp phải bước vàothời đại thông tin với tư tưởng vô hạn của Đạo Phật, vượt thoát khỏi sựkhác biệt giới hạn về dân tộc và ngôn ngữ; đạo Phật phải trở thành một hệ thống giáo dục khai mở tâm linh với các thành viên trẻ tiếp nối có trình độ và ý chí khithâm nhập trong thế giới mới, và biết cách tiếp ứng với thời đại bằng phương tiện kỹ thuật truyền thông hiện đại để chuyển tải đạo lý (chúng ta đừng quên rằng nhữngtôn giáo sống trong quốc gia phát triển kỹ thuật và công nghệ thông tin sớm đã biếtcách tận dụng lợi thế để chinh phục và hấp dẫn các quốc gia đang phát triển). Tăng Ni và những Cư sĩ Hộ pháp của chúng ta phải sử dụng với đầyđủ những tính năng của thời đại mới cóthể làm sâu sắc thêm sự hiểu biết để cung ứng cho sự truyền đạt: mở rộngtiếp cận với hệ thống thông tin Phật giáo toàn cầu,chuyển tải giáo lý phù hợp với thế hệ,không những chỉ quảng bá Phật giáo mà là sự thể hiện nó xuyên quanhững sinh hoạt có tổ chức mang tính cộng đồng để củng cố sức mạnh và những lợi ích thiết thực nhằm đáp ứng những thách thức gây áp lực và tấncông vào đời sống hàng ngày đối với Phật tử chúng ta.

Gần đây, tại Hội đồng Quốc gia BCA, một nhà lýthuyết vật lý-Tiến sĩ Michio Kaku, kêugọi đạoPhật nên mở rộng chân trời tâm linh của mình. Ông khẳng định vượt ra ngoài thế giới ba chiều củachúng ta, có thể là chiều thứ tư trong mười phương pháp giới, phóng chiếu tầm nhìn củaĐạo Phật về vũ trụ và khoa học tâm linh trước thời đại mới. Mặc dù khoahọc có thể đi một chặng đường dài hướng tớisự hiểu biết nguồn gốc và bản chất của vũ trụ, nó vẫn luôn luôn ởđiểm tương đối, không thể giải quyết những vấn đề cơ bảncủa conngười như những giá trị tâm linh muôn thuở. Chúng ta đừng quên rằng các nhà khoa học phát minh ra vũ khí tối tân, bom nguyên tử, và rồi pháttriển các nhà máy hạt nhân… ngoài sự đổ nát của chiến tranh và hận thù dai dẳng, nhân loại vẫn chưa xích lại gần nhau, sự nghèo đói và thất học vẫn cònlây lấtđâu đó trên quả địa cầu này. Lợi điểm của Phật giáo là lòng từ bi và trítuệ. Chúng ta cần đem tình thương đến cho thời đại với hành động thực tiễnxuyên qua hai đạo lộ là Tài thí và Pháp thí, được quảng bá sâu rộng qua truyềnthông hiện đại.

Bước vào kỷnguyên mới, truyền thông toàn cầu đều nằm trong một máy laptop xách tay,hoặc chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay như máyIphone, Ipad… đây là cơ hội vô hạn chochúng ta để chuyển tải thông điệp yêu thương của đức Từ Phụ. Trong kinh Di Đàdiễn tả hình ảnh tướng lưỡi rộng dài của Đức Phật phóng đến ba nghìn Đạithiênthế giới và ánh sáng của Ngài chiếu soi tất cả ngằn mé của cõi giới vô biên. Nhữnghình ảnh trong kinh bây giờ đã trở thành thực tế ảo, chỉ cần nhấn một vài phímtrên máy tính hoặc Iphone, chúng ta ngay lập tức có thể tiếp cận với hàng triệu các thông tin trên toàn thế giới. Gần đây, một cuộc khảo sát Internet về thông tin về Phật giáo cho thấy rằng,Đạo Phật có nguồn tài nguyên phong phú với sự đa dạng thông tin và nhân sự hùng hậu xuyên qua các trang web và cácmạng lưới xã hội.

ĐạoPhật chúng ta đang có một cơ hội rất lớn đểtiếp cận với thế giới trong một cách mà chúng ta không bao giờ có thể thấy được trong thời gian trước đó. Nếu chúng ta không tận dụng lợithế của phương tiện này để kết nối với đền thờ tâm linh của chúng ta trong mạng lưới giao tiếp với thế giới, chúng ta sẽ đánh mất tinh thần Đại nguyện cứu độ chúng sinh vô biên trong vũ trụ vô cùng. Vận dụng kiếnthức thời đại, nắm vững giáo lý, đầy đủ niềm tin, nguyện lực và sự can đảm đểbước vào một thế giới mới, chúng ta sẽ phải đối mặt với những vấn nạn của nhân loại liên quan đến thế giới như kinh tế, chủ nghĩaphân biệt chủng tộc, chiến tranh, sự phá hủy văn hóa, nhân quyền, sinh thái ,ly dị và tình trạng phá thai v.v… đây cũng là chủ đề chính mà những nhàhoằng pháp hiện đại phải đối mặt và trình bày những phương pháp cụ thể để giảiquyết vấn đề một cách thích ứng khi thâm nhập vào một thế giới mới.

Mỗingười Phật tử là một hạt chuỗi vàng trong xâu chuỗi từ bi và trí tuệ của ĐứcPhật, bất kỳ ai cũng có cơ hội để mang lại ánhsáng của Đức Phật đi vào thế giới mới. Chỉ cần chúngta phát khởi bồ đề tâm và lập đại nguyện kiên cố thì chúng ta có thể vượt qua mọithách đố của thời đại để phát huy vai trò tối thắng của Đạo phật trước sự khủnghoảng trầm trọng của con người hơn bao giờ hết.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2014(Xem: 20206)
Chiều hôm nay, tôi đang ở trong cốc thì Thầy Viện Trưởng đến, Thầy gọi tôi và đưa cho tôi quyển sách này, Thầy nói: "Thầy thấy Từ Đức thích dịch sách của ngài Đạt Lai Lạt Ma nên Thầy mua quyển sách này, con đọc rồi dịch, khi nào xong thì đưa cho Thầy!" Tôi thích quá, thật khó tả. Tôi chỉ mĩm cười, khẻ nói "Dạ" và cầm lấy quyển sách. Thế là ngay hôm ấy tôi liền bắt tay vào dịch những dòng đầu tiên của quyển sách để lấy ngày, 20 – 11 – 2010.
10/02/2014(Xem: 22940)
Lama Thubten Yeshe sinh năm 1935 tại Tây Tạng. Mới sáu tuổi, Ngài đã vào học tại Sera Monastic University ở Lhasa, một trong những tu viện lớn và nổi tiếng của Tây Tạng. Ngài học tại đây tới năm 1959
05/02/2014(Xem: 21028)
Bất cứ ai sinh ra trong thế gian này đều nghĩ rằng trong ta phải có một cái linh thiêng, làm chủ mạng sống của mình và gọi đó là “Cái Tôi” tức là bản Ngã. Từ đó những vật sở hữu của họ thì gọi là “Cái Của Tôi”. Khi cảm tính về “Cái Tôi” hiện lên thì tính ích kỷ, tính tư lợi hay là tự xem ta là trung tâm (self-centered) cũng bắt đầu bùng phát.
30/01/2014(Xem: 17248)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
12/01/2014(Xem: 11782)
Johan Galtung là Giáo sư Đại học Hawaii và được mời thỉnh giảng trên 30 Đại học nổi tiếng khắp thế giới. Ông còn là Giám Đốc của Transcend và Peace Research Institute, Olso. Với trên 50 ấn phẩm và 1000 công trình nghiên cứu khoa học về Hoà Binh ông đã nổi danh là người sáng lập cho lĩnh vực Peace Studies. Với những đóng góp to lớn này ông được nhiều giải thưỏng cao qúy. Tác phẩm chính trong lĩnh vực Phật học là „Buddhism: A Quest for Unity and Peace” (1993). Các tiểu tựa là của người dịch.
20/12/2013(Xem: 37361)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
17/12/2013(Xem: 16436)
Khi mới thành đạo, đức Phật đã nói: “Lạ thay tất cả chúng sanh đều có đức tính trí huệ của Như Lai mà bị vô minh che lấp nên không phát hiện ra được”. Và bản nguyện của Phật là muốn khai thị cho chúng sanh ngộ nhập được tri kiến Phật của
17/12/2013(Xem: 15467)
Xã hội ngày nay, lòng người ác độc; cho nên bị thiên tai, nhân họa thường xuyên giáng xuống. Khi tai họa ập đến không ai lường trước được, không thể trốn tránh và đề phòng không kịp.
16/12/2013(Xem: 18396)
Dân tộc ta thừa hưởng nhiều tư tưởng triết lý tôn giáo cũng như chính trị và văn học của nhân loại; khởi đầu là tư tưởng Nho gia, Đạo giáo rồi đến Phật học. Suốt thời kỳ dài, "Tam giáo đồng nguyên" đã hòa hợp khá nhuần nhuyễn để dân tộc ta có một nếp sống hài hòa từ văn hóa đến kiến trúc, nghi lễ, chính trị, giáo dục, giao tế... Vì thế, những di tích còn để lại ngày nay ở các tỉnh phía Bắc và miền Trung, mỗi làng đều có Đình, Miếu và chùa trong một quần thể mỗi xã, huyện.
16/12/2013(Xem: 14254)
Giới là sự khác biệt căn bản giữa người nam và người nữ, liên quan đến giới tính, đến vai trò và vị trí xã hội của họ. Vấn đề bình đẳng giới được nêu lên nhằm giải quyết sự thiệt thòi của phụ nữ vì bị đối xử phân biệt
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]